Chuyên viên FDA: Người Mỹ nên xem virus Vũ Hán như cảm cúm mùa
Một số quan chức cao cấp của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA (Food and Drug Administration) cho biết, bây giờ người Mỹ nên đối xử với virus Vũ Hán giống như bệnh cảm cúm.
Trong bài viết cho Tạp chí của Hội Y khoa Mỹ (JAMA), các chuyên gia của FDA gồm Califf, Phó Chủ Tịch Janet Woodcock và Giám đốc cao cấp về vaccine Peter Marks đã cho biết, tương lai virus Vũ Hán vẫn sẽ thường xuyên xuất hiện, đồng thời đề xuất cần phải có vaccine hàng năm chống lại các biến thể đe dọa. [Đọc tiếp]
Ngày Chiến Thắng 09/05: Putin kêu gọi Quân đội bảo vệ “đất mẹ” ở Ukraina
Lời người post: Mấy ngày nay, báo chí và đài phát thanh tốn không biết bao nhiêu giấy mực dự đoán ngày 09/05 lễ mừng chiến thắng quân Phát Xít Đức thứ 77 tại Nga thì Putin sẽ tuyên bố chuyện gì lạ đối với cuộc chiến xâm lăng Ukraine. Nào là đánh lớn hơn dứt điểm mừng chiến thắng, nào là dứt điểm vùng Donbass để tuyên bố chiến thắng “bảo vệ quê hương” vân vân… Có lẽ Putin chắc cũng không còn mặt mũi nào nữa mà lên tiếng lớn giọng khi bị sa lầy nhục nhã trước một quân đội Ukraine nhỏ bé và càng ngày càng bị quân đội Ukraine đẩy lùi trên nhiều mặt trận. Soái hạm Moscow bị hoả tiễn Ukraine bắn cháy chìm xuống Biển Đen, nhiều tàu chuyển quân cao tốc lén phén gần bờ là bị quân Ukraine bắn cháy, 12 tướng tử trận và bị thương tại chiến trường Ukraine trong vòng hai tháng, Putin đưa một tướng đồ tể làm tư lệnh quân Nga xâm lược Ukraine, một tuần sau thành bại tướng cụt chân, trở về trên đôi nạng gỗ. [Đọc tiếp]
Con trai Marcos trúng cử Tổng Thống, Philippines sẽ theo Trung Cộng…
Hôm 09/05/2022 ngày người dân Philippines đi bầu cử Tổng Thống. Sáu năm qua, TT Rodrigo Duterte, biệt danh Digong chạy theo Bắc Kinh, chính quyền Phi thân Bắc Kinh dù không dứt bỏ mà né tránh Mỹ, đôi lúc làm cho Washington lúng túng. Theo luật pháp Philippines thì Tổng Thống chỉ làm một nhiệm kỳ 6 năm (2016-2022). Do đó Duterte không được tái tranh cử.
Theo tin ABS-CBN News tối 9/05, một đài truyền hình tại Philippines truy cập vào máy chủ bầu cử lấy được tin sơ bộ vào lúc 10 giờ tối Manila tức vào khoảng 10 sáng Washington DC hôm nay, thì ông Ferdinand Marcos Jr. (Marcos con) có 23 triệu phiếu, bỏ xa người đứng thứ nhì là bà Leni Robredo Duterte – Phó Tổng Thống Philippines và là con gái của Tổng Thống Rodrigo Duterte, và nhiều hơn gấp 4 lần người về thứ ba Thượng nghị sĩ Francis Pangilinan chỉ có 6 triệu phiếu.
Lúc 2:04 sáng thư Ba ngày 10/05 (giờ Philippine) tức vào 2:04 PM chiều 09/05 ở Washington DC, ông Ferdinand Marcos con vẫn dẫn đầu 28,564,900 phiếu. Gấp đôi số phiều của ứng cử viên thứ nhì là bà Leni Robredo Duterte có 13,637,697 phiếu…
[Đọc tiếp]
Tình báo CIA: chiến tranh Ukraine làm Trung Cộng tính toán tấn công Đài Loan
Giám đốc Cơ quan Tình Báo CIA Hoa Kỳ, ông William Burns nhận định Trung Cộng đang theo sát chiến tranh Ukraine vì những diễn biến tại đây gây ảnh hưởng cho sự tính toán của Trung Cộng tấn công Đài Loan.
Phát biểu tại Washington DC do báo Financial Times của Anh tổ chức hôm qua (07/05), Giám đốc tình báo CIA Hoa Kỳ, William Burns cho rằng Trung Cộng đang quan sát cặn kẽ tình hình chiến tranh tại Ukraine, gồm sự chống trả quyết liệt của chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky và dân Ukraine cùng sự tổn thất về kinh tế mà Nga đang gánh chịu do lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước tây Phương. [Đọc tiếp]
Trên báo Pháp: Hiểm họa Thế Chiến III, Mỹ và Nga sẽ đụng độ trực tiếp?
“Mỹ, Nga có nguy cơ đụng độ trực tiếp không” là chủ đề trang nhất của tuần san Courrier International, trên nền hình ảnh Biden và Putin, mặt giáp mặt, ở giữa hai lãnh đạo Mỹ, Nga là phi cơ, thiết giáp, xe tăng, hoả tiễn. Tuần san Courrier International đặc biệt chú ý đến phản ứng của tổng thống Nga, hứa hẹn sẽ đáp lại “các đe dọa không thể chấp nhận được về an ninh chiến lược” với các đòn trả đũa “nhanh chóng và kinh hoàng”, “phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả mà các vị chưa bao giờ phải hứng chịu trong lịch sử”. Tuyên bố của lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm 27/4 trước Quốc Hội Nga “làm lạnh sống lưng”. [Đọc tiếp]
Nga đang thua chiến tranh điện tử trên chiến trường Ukraine
Trong số những sai lầm phải trả giá đắt nhất của Nga khi xâm lược Ukraine là đặt kỳ vọng vào ưu thế chiến tranh điện tử. Thay vào đó, Nga đã bị thua sát ván và lạc lối trong lĩnh vực đánh chặn và phá sóng thông tin liên lạc về chiến tranh điện tử… đây là những yếu tố sinh tử của các cuộc chiến ngày nay.
Sự thất bại của Nga về chiến tranh điện tử cung cấp một số cho các nhà nghiên cứu điển hình về những gì đã xảy ra với Moscow kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Người Nga đã đánh giá quá cao khả năng của chính họ, cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” loài người, trong khi đó đánh giá thấp Ukraine – và không coi trọng sự hỗ trợ quân sự của khối NATO dành cho Ukraine. Những thất bại này khiến các lực lượng của Nga – và thậm chí cả một số tướng lãnh cấp sư đoàn và quân đoàn bị hạ sát. [Đọc tiếp]
EPISODE # 19 VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927 – 1954
Việt-Dân Hoàng Văn Đào Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử.
Trung Cộng là nguy hiểm nhất cho nền an ninh của Hoa Kỳ – Mỹ đối phó như thế nào?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Nhiều nhân vật hàng đầu trong ngành tình báo Mỹ từ hành pháp, lập pháp đến tướng lãnh quân đội Hoa Kỳ đều lên tiếng báo động rằng Trung Cộng là mối hoạ nguy hiểm cho tương lai nền an ninh Hoa Kỳ. Sự báo động này càng ngày càng cao, càng cấp bách. Nhưng chính quyền Mỹ hiện nay đang làm gì để đối phó?
1) Giám Đốc FBI: tuyên bố: Mối đe dọa của Trung Cộng “chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ”
Trên truyền hình vào 24/04 ông Christopher Wray, Giám Đốc FBI, trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes” (1): cho rằng “Trung Cộng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề phản gián và an ninh mạng. Ông cũng từng cảnh báo, Trung Cộng đang nhắm vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ”. [Đọc tiếp]
Chi tiêu quá mức của chính phủ đang kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống
Vào tháng 3 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã đứng đầu các cuộc thăm dò với tỷ lệ ủng hộ 59% khi vừa ký xong “Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ” hay ARP (American Rescue Plan), một cứu trợ tài chánh kích thích mà chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ “cung cấp cứu trợ trực tiếp cho người Mỹ, bao gồm đại dịch virus Vũ Hán và giải cứu nền kinh tế”
Một năm sau, sau khi thông qua kế hoạch chi tiêu ARP 1900 tỷ USD và 1 ngàn tỷ USD chi tiêu khác cho cơ sở hạ tầng, nền kinh tế Mỹ bị lung lay, lạm phát tăng cao và tăng trưởng thấp, trong tỉ lệ thăm dò về tín nhiệm của ông Biden xuống rất thấp. [Đọc tiếp]
Chuyên gia thế giới: Hoa Kỳ và đồng minh nên phản ứng mạnh mẽ về thỏa thuận an ninh Trung Cộng-Solomon
Theo các chuyên gia, Trung Cộng đã cố đạt được một thỏa thuận an ninh gây tranh cãi với Quần đảo Solomon bằng cách khai thác tình hình chính trị ở quốc đảo Thái Bình Dương này. Các chuyên gia cho biết thêm rằng Hoa Kỳ và các đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giờ đây cần phải nỗ lực gấp đôi để đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Bắc Kinh trong khu vực.
Được ký kết hồi đầu tuần này, theo thỏa thuận này Solomon sẽ cho phép Trung Cộng điều động cảnh sát, quân đội, vũ khí, và thậm chí cả tàu hải quân để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Cộng và các dự án lớn của Trung Cộng tại Quần đảo Solomon”, dựa trên các tin tức bị lộ ra của hãng tin Reuters về nội dung văn bản ký kết này. [Đọc tiếp]
Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?
Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?
Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết thúc. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến Tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những thời khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. [Đọc tiếp]
Ba mươi ngày ấy tháng Tư – thơ Như Thương
BA MƯƠI NGÀY ẤY THÁNG TƯ…
Ba mươi ngày ấy Tháng Tư
Buộc khăn tang lại sao như nghẹn lòng
Núi non sông biếc mênh mông
Tiễn đoàn trai trẻ xuôi dòng ra đi
Các Anh xanh tuổi xuân thì
Đạn bom nghiệt ngã còn gì mộ xiêu
Rừng buông sương lạnh hắt hiu
Về đâu Anh hỡi đã chiều hoàng hôn
Hoả châu rực sáng gọi hồn
Đêm nay sống chết ai chôn ai giờ …
Hùng thiêng máu thẫm sắc cờ
Gươm Mê Linh thuở dựng bờ nước non
Tiếc cho giấc mộng chưa tròn
Dọc ngang cung kiếm vẫn còn cưu mang
Cỏ hoa xưa cũng bàng hoàng
Trường ca lẫm liệt chào hàng quân đâu
Còn gì sau cuộc bể dâu
Thẻ bài, xương mục bên cầu tử sinh
Chỉ còn tên tuổi hiển linh
Theo trời mây của vô tình thoảng qua
Tiếng ru đất tổ quê cha
Quê hương thắp nén xót xa sơn hà
Như Thương
EPISODE # 18 VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927 – 1954
Việt-Dân Hoàng Văn Đào Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử.
Nga không thể tiến hành một cuộc chiến khác sau tổn thất ở Ukraine
Hôm thứ Hai (25/4), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tiết lộ, Hoa Kỳ muốn nhìn thấy Nga “suy yếu” đến mức nước này không thể hỗ trợ một cuộc chiến khác giống như cuộc chiến mà họ đã phát động ở Ukraine.
Hiện tại, các nhà phân tích cho rằng, Moscow có thể đã đi đến mức đó.
Trong một bài báo phát hành hôm 27/4, các nhà phân tích nói với The Times, họ tin rằng Nga đã tiêu tốn quá nhiều sức mạnh quân sự của họ trong hai tháng chiến tranh vừa qua ở Ukraine đến mức có thể phải mất “nhiều năm” trước khi Điện Kremlin có thể ra lệnh tiến hành xâm lược một nước láng giềng khác giống như vậy. [Đọc tiếp]