Trung Cộng quậy phá lung tung, Mỹ kêu gọi đàm phán!!!
The Economist nhận định “Trung Cộng không thể muốn làm gì thì làm” tại Biển Đông, trong lúc các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng lo sợ về người láng giềng khổng lồ hung hăng. Tại đảo quốc cộng sản Cuba, Bắc Kinh đóng vai trò chủ chốt trong việc cắt internet để dập tắt biểu tình, trong khi Joe Biden thì ú ớ…không có quyết định.
Tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã có từ nhiều thập niên, nhưng chỉ mười năm qua, khi Trung Cộng tham lam yêu sách hầu hết vùng biển này, tình hình trở nên căng thẳng. Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, sau đó đào đắp một cách quy mô các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa tạo nên những đảo nhân tạo đã và đang được quân sự hóa.
Tình báo Chệt chui vào Quốc Hội Anh
Một điệp viên chìm người Hoa đã xâm nhập vào Quốc Hội Anh nhằm can thiệp vào chính trị nước này, cơ quan tình báo Anh MI5 vừa tiết lộ (MI5 là Cơ Quan An Ninh chống Tình Báo Nội Địa của nước Anh, tương tự như FBI ở Mỹ). Theo MI5 cho biết bà Christine Ching Kui Lee (Lý Trinh Câu) “đã thiết lập mối liên hệ” với các nghị sĩ quốc hội đương nhiệm Anh, hoạt động hướng tới có lợi cho Trung Cộng.
Christine Ching Kui Lee là ai mà uốn cong nền Lập Pháp của Anh theo hướng Tàu Cộng?
Christine Ching Kui Lee là một luật sư quen thuộc ở Anh. Bà có 2 văn phòng luật một ở thủ độ Luân Đôn và một thành phố Birmingham (phía Tây Bắc Luân Đôn chừng 117 miles). [Đọc tiếp]
Mỹ phải chuẩn bị cho cuộc chiến chống Nga xâm lăng Ukraine
Tác giả: Tiến sĩ Evelyn N. Farkas
– Cựu Phụ Tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đặc trách về Nga, Ukraine, Âu-Á dưới thời TT Barack Obama, Cựu cố vấn cao cấp của Tư Lệnh Đồng Minh Tối Cao khối NATO.
Tổng thống Vladimir Putin có nhiều khả năng sẽ xâm lược Ukraine trong những ngày tới. Tôi là người đã giúp Tổng thống Barack Obama điều hợp phản ứng của Hoa Kỳ và quốc tế đối với cuộc xâm lược đầu tiên của Nga vào Ukraine năm 2014 và nỗ lực của chúng tôi để ngăn Moscow chiếm đóng toàn bộ đất nước Ukraine vào năm 2015. Với những kinh nghiệm đó, cho tôi có cảm giác mạnh mẽ Nga sẽ xâm lăng Ukraine trong tương lai không xa. [Đọc tiếp]
Olympic Bắc Kinh 2022: Cá lội ngược giòng, chuyện khó tin mà có thật! Bởi đâu, vì đâu?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Nam Hàn rầm rộ cử phái đoàn tham dự Olympic Bắc Kinh 2022, trong khi Bắc Hàn lại tẩy chay!
Hãng tin Reuters đưa tin: “Bắc Hàn không tham gia Olympic Bắc Kinh 2022, tuy nhiên các vận động viên Bắc Hàn đủ điều kiện vẫn có thể thi đấu với tư cách cá nhân”. Lời tuyên bố này y hệt những lời tuyên bố của Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật và nhiều nước khác trên thế giới tẩy chay ngoại giao Olympic 2022 tại Bắc Kinh.
Bắc Kinh nổi giận tuyên bố Bắc Hàn bị cấm tham dự Olympic 2022.
Theo nội dung bản tin Reuters đưa ra, trong thư Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong-un từ chối tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2022 vì những lý do: “các thế lực thù địch”, nguy cơ đại dịch COVID-19, cáo buộc “Hoa Kỳ cố gắng ngăn cản Thế Vận Hội Bắc Kinh” (1). Điều này nói lên sự rạn nứt trầm trọng giữa đàn em thân tín Cộng Sản Bắc Hàn đối với Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
EPISODE # 6 VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927- 1954
Việt-Dân Hoàng Văn Đào Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử
Đàm phán Nga-OSCE ngày 13/01 thất bại!
Sau cuộc đám phán tại Genève, Thụy Sĩ, giữa Mỹ-Nga ngày 11/01 thất bại, và cuộc họp tại Bruxelles, Bỉ, giữa khối NATO – Nga ngày 12/01 cũng thất bại. Hôm nay, 13/01/2022, Hội Đồng Thường Trực của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu OSCE (Organization for Security and Co-operation in Europe) gồm 57 nước châu Âu, Trung Á và Bắc Mỹ họp tại Vienna, để tiếp tục cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh với Moscow cũng thất bại!
Đám phán Nga-NATO ngày 12/01 thất bại
Phái đoàn Nga đã đàm phán với các thành viên của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ vào ngày thứ Tư (12/1) để thảo luận về các đề xuất của Nga trong tháng 12/2021.
Theo nhiều báo chí đăng tin, Thứ tưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói với giới báo chí rằng khối NATO do Mỹ đứng đầu đã đang trở lại chiến lược “kiềm TTK NATO từ chế” của thời Chiến Tranh Lạnh đối với Nga và theo đuổi “thống trị toàn diện”.
Alexander Grushko nói thêm rằng Moscow tin rằng cách hành xử của NATO đang tạo ra mối đe dọa “không thể chấp nhận được” đối với Nga và có thể dẫn tới các hành động đáp trả tương ứng. [Đọc tiếp]
Công đoàn độc lập ở Việt Nam: Vẫn còn nhiều trở ngại
Lời người post: Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa, đảng viên Cộng Sản vào rừng theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam năm 1968, giữ chức Bộ Trưởng Y tế của tổ chức trá hình làm công cụ cho Cộng Sản Hà Nội xâm lăng miền Nam Việt Nam tự do. Năm 1979, bà chính thức bỏ Đảng CSVN. Sau đó bà bị CSVN vùi dập không ngóc đầu lên được, thậm chí bà còn thiếu ăn, thiếu mặt… Sau khi ra khỏi đảng CSVN bà tặng cho đảng này một câu nói bất hủ: “Nhà Nước Việt Nam có một rừng luật, nhưng xài toàn luật rừng”. Cũng vậy, cách đây 1 năm, vào ngày 01/01/2021, Quốc Hội CSVN sửa đổi Luật Lao Động, cho thành lập Công Đoàn Lao Động Độc Lập (sic). Với CSVN luật là trò lừa bịp người dân trong nước và thế giới. Dưới chế độ CSVN chỉ có một luật duy nhất là “thuần phục Đảng”, nếu ai làm trái lại thì chết “dưới gầm cầu, trong đồn công an, trong trại trù lao động cải tạo v.v…” chết thật lạnh lùng trên nét mặt oan ức hận thù!
Bài viết dưới đây, người Việt Nam không ai lạ gì với Đảng CSVN…thế mà chúng ta cũng nên đọc để cập nhật xác nhận sự lừa bịp cố hữu của CSVN… Những giòng chữ nghiêng màu xanh trong […] ở dưới là ý của người post, không phải của tác giả. [Đọc tiếp]
Chuyện xưa ngụ ngôn: “Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân báo oán”
Ngày xưa, có một anh chàng không có tài nghề gì cả, chỉ được cái tính hiền lành và thương người. Từ lúc vợ chết, anh ta trở nên túng bấn. Có dạo phải ngửa tay ăn xin, thấy nghề này hèn hạ lại không nuôi nổi tấm thân, anh chàng mới xoay sang đi làm thuê. Nhưng chỉ làm được một ngày anh đã thấy mệt nhọc và bị chủ la mắng nhục nhã, nên lại dự định làm nghề đi câu cá, là nghề anh cho là thong thả tự do hơn. Chiều hôm đó, người ta trả công cho ba mươi đồng kẽm, anh chàng bèn lấy số tiền đó làm vốn, mua lưỡi và dây câu quyết chí làm ăn bằng nghề mới.
Sáng hôm sau, anh ra ngồi ở bờ sông câu cá, mãi đến trưa chả kiếm được một tí gì. Mồi thì cứ mất dần đi, mãi đến chiều mới thấy phao chìm xuống, anh giật lên thì được một con rắn nước. [Đọc tiếp]
Nga-Trung Cộng đang gầm gừ khúc xương Kazakhstan
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Kazakhstan trước năm 1990 nằm trong khối Cộng Sản Liên Xô. Khi khối này sụp đổ, thì Kazakhstan được độc lập và thành nước Cộng Hòa Kazakhstan vào tháng 12/1991. Nhưng vẫn bị kềm kẹp dưới cái dù chính trị của Nga (Putin).
Diện tích Kazakhstan rất rộng 2.7 triệu cây số vuông, đứng hàng thứ 9 trên thế giới; Dân số 18 triệu, đa số theo đạo Hồi; Bình quân đầu người chừng $822/tháng. Tổng Thống hiện nay là Kassym Tokayev. Kazakhstan có đường biên giới với nước Nga dài 6648 cây số và với Trung Cộng là 1533 cây số.
Dân nghèo, nhưng Kazakhstan rất giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản…
Đất rộng chứa tài nguyên phong phú, dân ít lại nghèo, quốc phòng yếu kém, đó là miếng mồi ngon cho các cường quốc xâu xé. Nhất là Nga và Trung Cộng đang nằm sát biên giới, làm sao để miếng mồi này lọt vào các nước tây phương… Họ đang dành nhau, thì có ngày sẽ đánh nhau đó là quy luật. [Đọc tiếp]
Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?
Nước Nga đang bị bao vây. Kẻ thù của Nga đã tiến đến sát biên giới. Liên minh các nước tự do dân chủ hiện đang đe dọa kết nạp Ukraine vào khối NATO. Vốn là một phần về mặt lịch sử và tinh thần của Nga, giờ đây tất cả phụ thuộc vào Vladimir Putin, tư cách là người thừa kế của Peter Đại đế, Alexander Đệ Nhất và Joseph Stalin trong việc lãnh đạo nước Nga từ Điện Kremlin chống lại các mối đe dọa trên.
Nói chung, đây là luận điệu mà chính phủ Nga đang tuyên truyền, tại thời điểm bắt đầu một tuần hội đàm quan trọng giữa Nga-Mỹ và châu Âu. Nga đã tăng cường binh lính áp sát biên giới Ukraine, hù dọa xâm lược nước láng giềng phía tây, nhưng tuyên bố đây là một phản ứng phòng thủ trước sự bành trướng của NATO. Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, giải thích đối với Putin rằng“Ukraine là chốt chặn cuối cùng”. [Đọc tiếp]
Đàm phán Nga-Mỹ tại Genève, Thụy Sĩ ngày 10/01 thất bại!
Hôm 10/01/2022, có cuộc đàm phán hai phái đoàn Mỹ-Nga tại Genève, Thụy Sĩ. Dẫn đầu phái đoàn của Nga là Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexandr Fomin, phía Hoa Kỳ do bà Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman dẫn đầu. Cuộc đàm phán kéo dài trong 7 giờ rưỡi, diễn ra sau cánh cửa đóng kín, hai bên chỉ nghỉ thời gian ngắn để ăn trưa.
Chiến lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 ưu tiên là gì?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Tài Chánh An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 viết tắc là NDAA (National Defense Authorization Act for Fiscal year 2022) (1), được Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 27/12/2021 với ngân sách khổng lồ $777.7 tỷ USD.
Đối với Mỹ tiền đi đôi với dự án, không có tiền nhất định không có dự án. Cách làm việc của Mỹ để thông qua NDAA là đầu tiên đưa ra những những chiến lược an ninh quốc gia ưu tiên, thảo luận chiến lược rất kỹ lưỡng để chuẩn y ngân sách (budget). Khi có ngân sách rồi thì họ trở lại vạch ra những dự án chi tiết và cung cấp tài chánh để thực hiện cho dự án đó nhằm thực hiện thành công chiến lược.
Thông thường ngân sách an ninh quốc gia của Mỹ được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua vào cuối năm cho tài khóa năm tới (ví dụ tài khóa cho năm 2022 phải được Quốc Hội thông qua cuối năm 2021). [Đọc tiếp]
Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?
Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa bùng nổ chiến tranh.
Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Nga. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của Tây phương. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí nguyên tử sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận nguyên tử. [Đọc tiếp]