Biden cho phép Ukraine xử dụng hỏa tiễn tầm xa có ý nghĩa gì?
Tin AP (Associated Press): Nga cho biết Ukraine đã bắn hỏa tiễn tầm xa ATACMS do Mỹ viện trợ vào lãnh thổ của Nga sau khi Hoa Kỳ cho phép chính phủ Ukraine xử dụng hỏa tiễn tầm xa để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga, một yêu cầu mà từ lâu Ukraine rất mong đợi và Nga phản đối dữ dội.
Vẫn chưa rõ liệu có giới hạn nào đối với việc Ukraine xử dụng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật tầm xa ATACMS, như đã từng áp dụng đối với các hệ thống hỏa tiễn khác của Hoa Kỳ hay không. Việc xử dụng vũ khí Mỹ và Tây phương từ trước đến nay chỉ giới hạn trong phạm vi phòng thủ. [Đọc tiếp]
Cuộc chiến Ukraine: Putin lo lắng hay vui mừng khi Trump đắc cử
Chúng ta không nghi ngờ là Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong Un, Ali Khomani (giáo chủ Iran) háo hức mong đợi sự bất hòa và hỗn loạn trong nội bộ nước Mỹ, đảng chính trị Cộng Hòa và Dân Chủ sau cuộc bầu cử Tổng Thống tháng 11 năm 2024. Có như thế, Mỹ mới yếu đi để họ vươn lên tạo hướng đa cực chống lại toàn cầu hóa do Mỹ lãnh đạo. [Đọc tiếp]
Bổ nhiệm Dân Biểu Matt Gaetz vào Bộ Trưởng Tư Pháp, TT Trump đối diện với phản ứng dữ dội trong Đảng Cộng Hòa
Nhiều Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa đã công khai chỉ trích ứng cử viên Bộ Trưởng Tư Pháp (Tổng Chưởng Lý) của Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump -Dân biểu cánh hữu Matt Gaetz (R-Fla)- trong giờ sau thông báo hôm thứ Tư, làm nổi lên khả năng Thượng Viện có thể bác bỏ thông qua Matt Gaetz theo đa số mong manh… [Đọc tiếp]
Nội các mới của tổng thống Donald Trump…
Trong hơn một tuần qua từ ngày tuyên bố thắng cử, Tổng Thống 2.0 Donald Trump bận rộn thành lập nội các mới. Rất tiếc trong nội các ông không có những nhân vật mong đợi như Mike Pompeo và bà Nikki Haley, có thể có những nguyên nhân của nó:
Sau ngày đắc cử, theo tờ The Wall Street Journal thì Mike Pompeo là là ứng cử viên hàng đầu cho chức Bộ Trưởng Quốc Phòng trong chính quyền 2.0 của Trump, tuy vậy [Đọc tiếp]
Chiến tranh Ukraine: Trò đùa hay sao?
Source: Báo online Politico.eu:
https://www.politico.eu/article/trump-putin-call-kyiv-kremlin-election-zelenskyy/
Lời người post: “Tin này đi từ địa bàn châu Âu, một địa bàn không có thiện cảm với Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump. Tuy vậy, chúng ta không thể bỏ qua… mà đặt câu hỏi: “đâu là sự thật?” Biết rằng The Politico, là một công ty lớn về báo chí, chuyên viết về chính trị Mỹ bao gồm chính trị và chính sách ở Hoa Kỳ và quốc tế, có trụ sở tại quận Arlington, Virginia, The Politico phổ biến nội dung tin tức qua trang web, truyền hình, báo chí, đài phát thanh và podcast.
Mặc dù có trụ sở ở Washington DC và nó được thành lập bởi chủ ngân hàng người Mỹ có tên Robert Allbritton vào năm 2007, nhưng The Politico đã được mua lại bởi Axel Springer SE, một nhà xuất bản của Đức vào năm 2021. Axel Springer là nhà xuất bản báo lớn nhất châu Âu. Về mặt tư tưởng, phổ chính trị của báo đã được mô tả là trung tả đôi khi “trung lập”.
Hôm thứ Hai (11/11) The politico.eu viết:
“Trích: [Đọc tiếp]
Trump đã nói chuyện với Putin: Nga không leo thang ở Ukraine…
Hàng tỷ người đang chờ đợi ông Trump giải quyết chiến tranh Ukraine ra sao? Hôm nay, một bản tin trên tờ Washington Post được viết bởi các phóng viên Siobhán O’Grady tại thủ đo Ukraine, Isabelle Khurshudyan tại Los Angeles, Catherine Belton tại London và Aaron Schaffer tại Washington.
Theo những người biết về cuộc gọi, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin vào thứ Năm và thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine. [Đọc tiếp]
Bảy điều ông Trump nói sẽ làm khi trở thành tổng thống
Ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, sau khi nhiều lần tuyên bố hứa sẽ hành động về các vấn đề gồm nhập cư, kinh tế và chiến tranh ở Ukraine. Trong cuộc bầu cử này Tổng Thống Trump nhận được nhiều sự ủng hộ cho tuyên bố chính trị của ông tại Quốc Hội sau khi Đảng Cộng Hòa của ông giành lại quyền kiểm soát Thượng Viện và Hạ Viện.
Trong bài phát biểu mừng chiến thắng tại tư dinh Mar-A-Lago ở Florida, TT đắc cử Trump đã thề rằng ông sẽ “điều hành theo phương châm đơn giản: Hứa thì phải giữ. Chúng ta sẽ giữ lời hứa”.
Nhưng trong một số điều thực hiện, ông không đưa ra chi tiết về phương pháp ông làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình.
Khi được Fox News hỏi vào năm 2023 rằng liệu ông có lạm dụng quyền lực hay nhắm vào các đối thủ chính trị để trả thù hay không, ông trả lời rằng ông sẽ không làm vậy, “trừ ngày đầu tiên”. Ông nói: “Không, không, không, ngoài ngày đầu tiên. Chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới và chúng tôi sẽ khoan, khoan, khoan. Sau đó, tôi không phải là một nhà độc tài”.
Bảy điều ông Trump đã tuyên bố và hứa sẽ thực hiện là: [Đọc tiếp]
Chiến thắng lịch sử của Donald Trump và nội các của ông…
Trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, ông Donald Trump thắng cử tổng thống. Lúc đưa bản tin này là 8:25 AM ngày 7/11, ông Trump thắng 295 cử tri đoàn, còn 2 tiểu bang Arizona (11 cử tri đoàn) và Nevada (6 cử tri đoàn) chưa kiểm phiếu xong nên chưa báo cáo kết quả. Nhìn vào tình hình kiểm phiếu ở hai tiểu bang này thấy ông Trump đang dẫn đầu và sự thắng cử của ông như nắm phần chắc. Cuối cùng nâng phiếu cử tri đoàn lên đến 295 + 11 + 6 = 312 cho ông Trump.
Ông Trump đã tuyên bố chiến thắng ở Florida và bà Kamala Harris đã nhận thất bại nhường bước lúc 4:00 PM (ET) hôm qua.
Ngoài chiến thắng cử tri đoàn một cách áp đảo, ông còn thắng về phổ thông đầu phiếu: Tính đến 6:50 sáng (Giờ miền Đông Hoa Kỳ) ngày 7 tháng 11, Trump có 72,641,564 phiếu phổ thông và Harris có 67,957,895 phiếu. Như vậy, Trump đang dẫn đầu bà Harris khoảng 4.6 triệu phiếu. Đây là chiến thắng lịch sử trong suốt 20 năm qua của đảng Cộng Hòa vừa thắng cử tri đoàn và cả phiếu phổ thông.
Đảng Cộng Hòa còn chiến thắng ở Thượng Viện 52 trên 100 ghế, rồi đây còn thêm một ghế của chủ tịch thượng viện là PTT J.D. Vance, như vậy đảng Cộng Hòa tại thượng viện có 53 ghế.
Tại Hạ Viện theo USA Today (1) vào lúc 8:45 (miền Đông Hoa Kỳ) ngày 7/11 cho biết: Số phiếu chiến thắng là 218/435 ghế. Hiện đảng Cộng Hòa chiếm 205 ghế và đảng dân chủ 190. Còn lại 40 ghế chưa có kết quả. Theo những nguồn tin đáng tin cậy thì đảng Cộng Hòa sẽ thắng ở Hạ Viện với chỉ số không áp đảo như ở Thượng Viện. [Đọc tiếp]
Cuộc chiến đang diễn ra ở Đông Á sẽ quan trọng hơn hết
Tất cả các cường quốc trên thế giới đều dương oai diễu võ sức mạnh ở vùng biển Đông Á. Hoa Kỳ, Trung Cộng và thậm chí cả Nga đang tiến hành các cuộc tập trận lớn trên khắp Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong những tuần gần đây. Trong khi sự chú ý của toàn cầu tập trung vào khả năng xảy ra chiến tranh ở Trung Đông, thì các cường quốc đang như tiến hành xung đột ở Châu Á. [Đọc tiếp]
ChatGPT tức hệ thống AI trả lời về Trump và Harris
Lời người Post: Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (Artificial Intelligence), thường gọi là trí thông minh nhân tạo, đó là trí thông minh thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Nó thường dùng để mô tả các máy tính có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người bởi những liên kết với tâm trí, như “học tập”, “kinh nghiệm” và “giải quyết vấn đề”.
Nhà vật lý học Stephen Hawking và tỷ phú Elon Musk cảnh báo về mối đe dọa của AI, như Stephen Hawking khẳng định “Trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho nhân loại khi nó phát triển đến mức hoàn thiện nhất”… Nhưng nhiều người vẫn cho rằng 2 người này quá lo xa trong khi AI đang giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta.
Ở đây chúng ta không đào sâu vào lãnh vực AI, nhưng trên hệ thống AI khi hỏi tại sao thích Donald Trump và tại sao không? Cũng như hỏi bà Kamala Harris tại sao thích và không? [Đọc tiếp]
Sự khác biệt chính sách giữa Trump và Harris
Cho đến giờ phút này, chỉ còn vỏn vẹn 5 ngày nữa là chính thức ngày bầu cử. Theo tỷ lệ thăm dò thì ông Trump có hơn bà Harris ở những tiểu bang chiến địa. Hãng tin Reuters vừa mới phát hành những chính sách khác biệt giữa hai ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Hoa Kỳ.
Dưới đây là tất cả những khác biệt quan trọng giữa hai ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2024:
Theo nữ bình luận gia Nicole Russell Donald Trump sẽ thắng cử…
Bà Nicole Russell là nữ bình luận gia viết chuyên mục cho nhật báo USA Today. Bà đang sống ở thành phố Fort Worth tiểu bang Texas. Thế nào là một bình luận gia viết chuyên mục (columnist)? Đó là cây viết chứng tỏ khả năng thể hiện sự thu hút của những bài viết của mình đối với độc giả, đồng thời xây dựng mối quan hệ với người đọc qua chức năng mang tính giáo dục quan trọng…
Cuối tháng 10, 2024 bà Nicole Russell thấy các mục sư, bao gồm cả nhà lãnh đạo Tin Lành nổi tiếng Franklin Graham, đã tập hợp ủng hộ ông Trump tại một sự kiện của Trump tiếp cận cộng đồng Cơ Đốc Giáo mà chiến dịch tranh cử của Trump gọi là “Cuộc họp của các nhà lãnh đạo đức tin vào giờ thứ 11” tại Concord, Bắc Carolina. Bà Russell có viết trên Nhật Báo USA Today rằng: “Tôi ghét phải làm vỡ bong bóng của bất kỳ ai, nhưng Chúa không phải là đảng viên Cộng Hòa hay Dân Chủ. Ngài là đấng cứu thế, không phải là chính trị gia”. Nhưng Chúa ơi! Trump và Đảng Cộng Hòa không đồng nghĩa với nhau.
Thêm nữa, ông Trump đã dùng cách xử dụng Cơ Đốc Giáo đan xen vào chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump nói: “Đức tin của tôi đã có một ý nghĩa mới vào ngày 13 tháng 7 tại Butler, Pennsylvania, nơi tôi bị đánh ngã xuống đất về cơ bản bởi một bàn tay dường như siêu nhiên. Và tôi muốn nghĩ rằng Chúa đã cứu tôi vì một mục đích, đó là làm cho đất nước chúng ta vĩ đại hơn bao giờ hết”. [Đọc tiếp]
Việt Nam ơi bao giờ hoa dân chủ được nẩy mầm!!!
1) Tô Lâm…
Chúng ta có thể tin được một con người từ nhỏ đến già chuyên ngành làm nghề công an Cộng Sản Việt Nam (CSVN) mà có tinh thần tự do dân chủ không? Câu trả lời là không tin nỗi! Ngành Xã Hội Học cho biết bản chất con người bị nghề nghiệp hóa, hay nói theo Việt Nam là “méo mó nghề nghiệp”. Thói quen hành xử của công an CSVN là độc tài, luôn luôn cái còng số 8 đi trước theo sau là sự thẩm vấn có tính cách áp đặt và mệnh lệnh như đã thấm vào tim chìm vào máu của họ.
Ông Tô Lâm không khác được! Sinh năm 1957, năm nay 67 tuổi, từ thuở thiếu thời được giáo dục về nghề công an CSVN. Theo lý lịch thì vào tháng 10 năm 1974, lúc còn thiếu niên 17 tuổi Tô Lâm đã vào học viện ngành Công An Trung Ương, sau đổi tên thành Đại học An Ninh Nhân Dân, nay là Học Viện An Ninh Nhân Dân. Ông được huấn luyện nâng cao tay nghề đàn áp quần chúng để hoàn thành nhiệm vụ “công an là thanh kiếm” bảo vệ chế độ độc tài toàn trị CSVN. Không những nghề nghiệp được đào tạo tẩy não quá sâu như vậy mà trong gia đình cũng được giáo dục từ người cha thuộc ngành công an. Cha ông Tô Lâm là Đại Tá Tô Quyền trước khi vào chiến trường miền Nam năm 1966, Tô Quyền đã từng là giám đốc công an tỉnh Hải Dương và cục trưởng tổng cục các trại giam… [Đọc tiếp]
Tình hình Korea…
Korea xuất phát từ thời kỳ Cao Ly, Việt Nam gọi “bán đảo Triều Tiên”, thế giới gọi Korea. Năm 1953 hai miền Nam Bắc Korea đình chiến lấy vỹ tuyến 38 làm đường phân chia tạm thời. Miền Bắc từ vỹ tuyến 38 trở về Bắc gọi là Triều Tiên và miền Nam gọi là Hàn Quốc. Cách gọi này hơi nghịch lý, vì vỹ tuyến 38 chỉ là đường ranh biên giới tạm thời của Korea. Trên pháp lý nó không phải là biên giới vĩnh viễn phân định hai quốc gia, tại sao lại có tên hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc riêng biệt?! Vì sự vô lý đó nên trang website vietquoc.org thường gọi Bắc Hàn và Nam Hàn như bản đồ bên cạnh (North Korea và South Korea) thấy hợp lý và dễ hiểu hơn.
Cả hai miền Bắc và Nam Hàn đều có chung một truyền thống, chuyện đó dĩ nhiên – vì phát xuất cùng một nền văn hóa. Trong những hội hè thường trưng bày những màu sắc rực rỡ trông như người Mông Cổ. Đỏ sáng, vàng và xanh thường đánh dấu những nét truyền thống của Korea. Những màu sắc tươi sáng đó đôi khi thể hiện trên những trang phục truyền thống của dân tộc Korea.
[Đọc tiếp]
Ukraine chiến sự – tin tức và lời bình
1) Bắc Hàn điều động quân giúp Nga tấn công Ukraine:
Putin và Kim Jong Un của Bắc Hàn đã ký một hiệp ước chiến lược toàn diện vào mùa Hè năm ngoái, trong đó cam kết cả hai nước sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai bên bị tấn công.
Nay, cơ quan Tình Báo Quốc Gia Nam Hàn cho biết rằng Bắc Hàn đã điều động 1,500 lính đặc nhiệm tới Nga. Tổng thống Zelensky đã tố cáo Bắc Hàn trong tuần này chuẩn bị gửi quân tới giúp Moscow chống lại Ukraine.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha cho biết rằng việc Bắc Hàn gửi quân tới giúp Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine sẽ là một sự leo thang chiến tranh “rất lớn”.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noël Barrot nói thêm tại một cuộc họp báo chung với Sybiha ở thủ đô Kyiv diễn biến như vậy sẽ “đẩy cuộc xung đột leo thang sang một giai đoạn mới”.
Ngoại trưởng Pháp Barrot nói với các phóng viên tại thủ đô Ukraine Kyiv rằng: “Chiến thắng của Nga sẽ là sự tôn vinh luật pháp của kẻ mạnh nhất và sẽ đẩy trật tự quốc tế vào hỗn loạn” và “Đó là lý do tại sao các cuộc trao đổi của chúng ta nên cho phép chúng ta đạt được tiến triển trong kế hoạch chiến thắng của Tổng thống Zelensky và tập hợp số lượng lớn nhất có thể các quốc gia xung quanh nó” – có nhã ý như một lời yêu cầu cho phép Ukraine chính thức gia nhập NATO, nhưng các đồng minh phương Tây vẫn chưa muốn xem xét cho đến khi chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc.
Cả Nga và Bắc Hàn đều phủ nhận việc họ chuyển giao quân sự. Và Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã nói vào thứ Sáu rằng ông không thể “xác nhận các báo cáo rằng người Bắc Hàn hiện đang tích cực tham gia vào nỗ lực chiến tranh”. [Đọc tiếp]