Search Results for: Yên Báy Y dài hay i ngắn
Bầu cử giữa kỳ Mỹ, cuộc “trưng cầu dân ý” về tổng thống
Ngày 06/11/2018, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu lại bộ máy lập pháp (toàn bộ Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện), nghị viện các tiểu bang và một phần lớn các ghế thống đốc tiểu bang. Cuộc bầu cử ngay từ giờ đã báo hiệu một bước ngoặt cho chính quyền Trump cùng hy vọng cho phe Dân Chủ. RFI tóm lược những tranh chấp của kỳ bầu cử có thể làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng chính trị của nước Mỹ sau hai năm nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống.
Những vị trí nào sẽ được bầu và những tranh chấp
Dù không mấy khi lôi kéo đông đảo cử tri tham gia nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng. Cuộc bầu cử này diễn ra vào giữa nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống có ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chính quyền trong 2 năm còn lại của tổng thống. [Đọc tiếp]
Người di dân một vấn nạn cho châu Âu và nước Mỹ
Lời người post: Thông thường hai chữ tị nạn dùng cho “tị nạn chính trị hay chiến tranh” khi người dân một nước nào đó không thể chịu đựng với chề độ cai trị độc tài khát máu thì họ tìm đi tìm tự do. Như làng sóng người Việt tị nạn sau năm 1975 chạy thoát khỏi chề độ độc tài Cộng Sản Việt Nam là một thí dụ cụ thể. Gần đây, ở các nước Trung Đông đặc biệt là Syria đang bị chiến tranh tàn phá người dân Syria tị nạn chiến tranh qua các nước lân bang, khi đất nước thanh bình họ sẽ trở về.
Nhưng trong những ngày qua, hàng ngàn người Nam Mỹ chạy đến biên giới Hoa Kỳ đòi tràn vào nước Mỹ với cờ của nước họ trên tay, cùng với những hành vi hung bạo. Đây là tị nạn?
Bà Angela Markel, Thủ Tướng nước Đức sắp mất chức vì cho 1 triệu người dân Trung Đông vào nước Đức, những người tị nạn này giờ gây bao nhiêu khó khăn, tôi phạm, trôm cắp kể cả cưỡng hiếp phụ nữ, làm mất trật tự xã hội khó giải quyết, nên bà đã mất uy tín. Vậy ở Mỹ hiện nay TT Trump giải quyết như thế nào?
Bài viết dưới đây phân tích 4 khía cạnh của vấn đề:
1) Tổng thống Trump so sánh những đoàn di dân đang tiến về nước Mỹ như những đội quân xâm lược.
2) Ông cảnh báo có nhiều thành viên băng đảng và tội phạm trà trộn trong đoàn di dân, điều đã được Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
3) Trái với thái độ cứng rắn và rõ ràng của Tổng thống Trump, là sự im lặng của đảng Dân chủ. Hầu hết các ứng viên Dân chủ đều từ chối nói về chủ đề di dân.
4) Từ chối di dân có phải là “tội”, nên giải quyết cuộc khủng hoảng này như thế nào? [Đọc tiếp]
Cựu binh Chiến tranh Việt Nam được trao Huân chương danh dự
Tổng thống Donald Trump ngày 17/10 trao tặng vinh dự cao nhất – Presidential Medal of Freedom – trong quân đội cho một thượng sĩ nhất Thủy quân lục chiến 80 tuổi đã về hưu, người mà năm thập niên trước đã “chiến đấu với sự quả cảm không ai sánh bằng” vào đầu một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam.
Hành động anh dũng của ông John Canley bao gồm hai lần trèo qua một bức tường bệnh viện trước tầm nhìn của đối phương để giúp các Thủy quân Lục chiến bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.”Tôi mến những người dũng cảm. Chúng ta đang gặp họ ngay ở đây,” ông Trump nói khi khai mạc buổi lễ hôm thứ Tư.
“50 năm trước, một thủy quân lục chiến Mỹ đã chiến đấu bằng sự quả cảm không ai sánh bằng trong một trong những trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam, trận chiến ở thành phố Huế.” [Đọc tiếp]
Tại Việt Nam, BTQP James Mattis nói Trung Quốc ức hiếp các nước bé
Trong ngày đầu tiên công du Việt Nam 16/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis nói rằng Hoa Kỳ rất lo ngại vì Trung Cộng đang thực hiện chính sách kinh tế “cá lớn nuốt cá bé” đối với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, đồng thời gia tăng thị uy sức mạnh quân sự trên biển Đông.
Theo truyền thông trong nước, Tướng Mattis đã tới Việt Nam vào trưa ngày 16/10 trên một chiếc Boeing E-4B, đáp xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ông đã được Bí Thư Thành ủy Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân ra đón tiếp.
Có các ý kiến nhận định rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam hai lần trong một năm cho thấy Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng trong nỗ lực xây dựng liên minh chống lại Trung Cộng trong khu vực. [Đọc tiếp]
Hôm nay, Nhân Dân Tệ chính thức lưu hành ở (7 tỉnh) Việt Nam
Việt Nam (VN) có lẽ đã có những tính toán trong việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành “Thông Tư 19 (TT19)” cho phép dùng tiền NDT (nhân dân tệ) tức tiền Tàu Cộng tại 7 tỉnh biên giới Việt -Tàu sau ngày 12/10/2018.
Hai cái lợi ngắn hạn trước mắt được dẫn chứng qua thông tin “đại chúng” hay trong vài tài liệu dẫn đến TT 19 là sẽ “giúp thương nhân VN sản xuất và buôn bán dễ dàng hơn ở các tỉnh biên giới” ; và hy vọng “giúp giới sản xuất và đầu tư người Tàu di chuyển một số hãng xưởng sản xuất và dự án đầu tư sang Việt Nam”. [Đọc tiếp]
Dân Tàu hoảng loạn, bán tống bán tháo bất động sản ở Mỹ
Nhà giàu Trung Cộng đang hoảng loạn vì cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung. Họ đua nhau bán bất động sản tại Mỹ. Giờ này đâu còn cảnh người Tàu chen lấn nhau mua bằng được nhà tại Mỹ như trước.
Mấy năm trước đây, khi nhà nước Trung Cộng nới lỏng hạn chế đầu tư ra nước ngoài, công ty bảo hiểm An Bang đã lập tức lao vào mua các bất động sản ở Mỹ, trong đó vụ giao dịch đáng chú ý nhất là khách sạn Waldorf–Astoria ở Manhattan, New York giá 1 tỷ 950 triệu USD được cho là đắt giá nhất trong lịch sử khách sạn Mỹ vào năm 2014. [Đọc tiếp]
Cơn ác mộng của Tập Cận Bình: Trung Cộng đang đối diện nguy cơ bị ‘trục xuất’ khỏi Biển Đông
Bắc Kinh đang đối diện với thách thức ngày một tăng ở Biển Đông khi các nước lớn điều động tàu chiến và máy bay quân sự đến các khu vực có tranh chấp. Trong một diễn biến mới đây, tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành hoạt động tuần tra kéo dài 10 giờ trong phạm vi 12 hải lý gần đá Ga Ven và đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa.
Mỹ xác định hành động này là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) nhằm thách thức các yêu sách phi lý của Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Trung Cộng gánh sức ép nặng nề khi các nước liên tục điều tàu chiến đến Biển Đông
Trung Cộng đang phải đối diện với những áp lực ngày càng tăng khi các cường quốc dồn dập cử tàu chiến đến Biển Đông để thách thức sự tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Cộng tại vùng biển này.
Hành động ngang nhiên tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông đang khiến quốc gia này phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng. Khi mà Mỹ và các nước đồng minh liên tục điều động tàu chiến và máy bay đến vùng biển tranh chấp với mục đích duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Các hoạt động quân sự trong vùng biển tranh chấp không những đã tạo thêm ma sát giữa Hải quân Trung Cộng với Hoa Kỳ, mà còn giữa Trung Cộng với Anh và Nhật Bản. [Đọc tiếp]
Vì sao Tàu Cộng triệu hồi và cấm chỉ “con ông cháu cha” sang Mỹ?
Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã ban hành các tài liệu bí mật để ngăn cấm con cháu của các quan chức cấp cao du học Mỹ, những người đã đi du học trước đó phải trở về Tàu trong năm nay.
BL Daily dẫn lời các chuyên gia phân tích, việc triệu hồi khẩn cấp “con ông cháu cha” của ĐCST có hai lý do:
– Thứ nhất, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang truy bắt các du học sinh Tàu Cộng làm gián điệp.
– Thứ hai, các biện pháp trừng phạt của Tổng thống Trump chống lại ĐCST đã khiến nội bộ ĐCST “dậy sóng”. [Đọc tiếp]
Mỹ sẽ “phản công toàn diện” và khai triển “vũ khí tài chính” với Tàu Cộng?
Có quan chức Tòa Bạch Ốc đã tiết lộ rằng Mỹ đang chuẩn bị sẵn sàng khởi động biện pháp trừng phạt đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) toàn diện trên quy mô lớn, đây sẽ là “cuộc chiến trừng phạt” chưa từng có. Về vấn đề này, một học giả Tàu đại lục nhận định, biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào giới quan chức ĐCST còn khiến giới quan chức lo ngại hơn cuộc chiến thương mại, nhiều khả năng ĐCST có thể bị Mỹ xếp vào danh sách nước thù địch.
Mỹ sẽ áp dụng biện pháp “phản công toàn diện” ?
Làn sóng thứ ba của các cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã bắt đầu, chiến tuyến lần này có thể mở rộng hơn. Trang tin Axios tại Mỹ trích dẫn hai nguồn tin giấu tên từ quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết, phía Mỹ thu thập được một số lượng lớn chứng cứ về việc tấn công mạng, can dự bầu cử, trộm cắp tài sản trí tuệ của ĐCST, qua đó sẽ có hành động đáp trả. Thông tin cũng chỉ ra, Tổng thống Trump đã bật đèn xanh cho kế hoạch toàn diện này với sự vào cuộc của cả cơ quan an ninh quốc gia, bộ quốc phòng, ngân khố, và thương mại của Mỹ, sớm nhất là trong vòng vài tuần kế hoạch sẽ được thực thi. [Đọc tiếp]
Mỹ răn đe Trung Cộng với cuộc tập trận trên biển phối hợp 4 binh chủng
Vào lúc quan hệ với Trung Cộng có dấu hiệu căng thẳng trên cả bình diện thương mại lẫn quốc phòng, ngày 23/09/2018, Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ vừa kết thúc một cuộc tập trận hợp đồng binh chủng với quy mô lớn hiếm thấy ở vùng đảo Marianas (Marianas Island Range Complex) ở miền Tây Thái Bình Dương và đảo Guam. Mở ra từ ngày 16/09, cuộc diễn tập mang tên Valiant Shield 2018 được giới phân tích quân sự đánh giá là mang một tính chất răn đe rõ rệt đối với Trung Cộng khi cho thấy sự vô hiệu của “hoả tiễn diệt hàng không mẫu hạm” mà Bắc Kinh thường phô trương gần đây.
Trong một bản thông cáo công bố ngày 15/09, Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là cuộc tập trận Valiant Shield 2018 huy động một lực lượng gồm khoảng 15.000 người, đến từ 4 binh chủng của Quân Đội Mỹ: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến. [Đọc tiếp]
Tin “đó đây xì xào” về cái chết của Trần Đại Quang
Chuyện một “chóp bu” Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chết “đột tử” thường xẩy ra trong hầu hết các đời Tổng Bí Thư của đảng CSVN. Từ cái chết chỉ vì đòi làm vợ “bác Hồ” của cô Nông Thị Xuân 24 tuổi, bị tên Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn hiếp xong rồi đánh vỡ sọ kéo ra đường cho là bị tai nạn xe hơi, đến cái chết gần đây nhất của Nguyễn Bá Thanh sau khi mới nói với đàn em “tau có chi mô” rồi chết đột tử v.v.. Thì chuyện đột tử của Trần Đại Quang chẳng có chi là lạ. Chỉ lạ là thế giới đang quan tâm đến một người “đứng đầu” đất nước Việt Nam có cái chết bởi loại virus hiếm (rare virus).
Bàn ra tán vào từ trong ra ngoài nước cũng có nguyên do của nó – vì những người chết theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… chẳng ai màng một giọt mực nói đến làm gì. Chỉ bàn chăng là bàn đến cả một thời thất nhân ác đức của họ… Cái chết Trần Đại Quang có nhiều bàn tán “thiên hạ sự”: [Đọc tiếp]
Điểm sách “Silent Invasion- China’s Influence In Australia” của GS. Clive Hamilton
Đây là bài điểm sách khá rỏ ràng và chi tiết về những điểm chính cốt lõi trong quyển sách “Silent Invasion- China’s Influence In Australia” [Cuộc Xâm lăng Thầm Lặng – Thế lực của Tàu Cộng ở Úc] của GS. Clive Hamilton.
Quyển sách này đã gây được sự chú ý khá sâu rộng trong cả nước Úc, nhằm đánh thức người Úc cũng như một số chính trị gia Úc còn ngây thơ về những thủ đoạn thâm độc đang âm thầm tìm đường xâm lăng vào nên chính trị Úc của Tàu cộng.
Người điểm sách này là GS. Nguyễn Tuấn ở Sydney.
Điểm sách “Silent Invasion” (Xâm Lăng Thầm Lặng)
Nhờ một bạn bình luận trên fb mà tôi biết đến cuốn sách “Silent Invasion” (1) của tác giả Clive Hamilton (2). Phải nói rằng đây là một cuốn sách, nói như Giáo sư John Fitzgerald, rất đáng đọc. Đáng đọc để biết một cuộc xâm lăng âm thầm vào chính trường nước Úc được điều phối từ Bắc Kinh. Đáng đọc để hiểu hơn những chiến lược mà Tàu cộng đã và đang áp dụng, cùng với sự tiếp tay của những Hoa Kiều [đội quan thứ 5], để mua chuộc ảnh hưởng và qua đó bành trướng chính trị đến các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Âm nhạc, Ma túy và những cái chết ở Hà Nội và Sydney
Lời người post: Không lẽ thanh niên Việt Nam dưới “Xã Hội Chủ Nghĩa” bệ rạc như vậy? Bản tin đọc xong thấy lạnh người với một thế hệ thanh niên “Hồ Chí Minh” nghiện ngập, bê tha đến chết trong khi đất nước sắp lọt vào tay bọn cướp nước Tàu Cộng!
Tin đài VOA như sau:
Qua một sự trùng hợp ngẫu nhiên bi thảm, 7 thanh niên ở Việt Nam và hai thanh niên ở Sydney, trong đó có một người Úc gốc Việt, tử vong vào cuối tuần vừa rồi sau một lễ hội âm nhạc. [Đọc tiếp]
Pháp thừa nhận tội ác thời chiến tranh Algeri, còn với Việt Nam khi nào Pháp nhìn nhận?
Lời người post: Quân Pháp xâm lược Việt Nam đã chặt đầu anh hùng dân tộc Việt Nam là Nguyễn Thái Học và 12 tiên liệt VNQDĐ tại làng Yên Báy, Bắc Phần. Đồng thời lưu đày biệt xứ 325 đảng viên yêu nước VNQDĐ đến rừng Amazon, Nam Mỹ. Trong suốt thời gian 100 năm Thực Dân Pháp đô hộ Việt Nam, bao nhiêu người yêu nước Việt Nam bị quân Pháp ám hại và giết chết như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Bội Châu v.v.. NƯỚC PHÁP BAO GIỜ CHỊU TỘI ĐỐI VỚI QUỐC DÂN VIỆT NAM ?
Bàn tin dưới đây là chính phủ Pháp đã thừa nhận tội ác của mình đối với người dân Algeri, nước cuối cùng Thực dân Pháp trao trả độc lập vào năm 1962.
Với những nạn nhân của chiến tranh Algeri (1954-1962) cả phía Pháp lẫn Algeri, 13/09/2018 là một ngày lịch sử. Sau nhiều tháng cân nhắc, tổng thống Emmanuel Macron nhân danh Cộng Hòa Pháp nhìn nhận trách nhiệm của Nhà nước trong vụ tra tấn đã được “hợp thức hóa”, dẫn đến cái chết của nhà toán học Maurice Audin cách nay 61 năm.