Pháp thừa nhận tội ác thời chiến tranh Algeri, còn với Việt Nam khi nào Pháp nhìn nhận?

Nguyễn Thái Học (1902-1930)

Lời người post: Quân Pháp xâm lược Việt Nam đã chặt đầu anh hùng dân tộc Việt Nam là Nguyễn Thái Học và 12 tiên liệt VNQDĐ tại làng Yên Báy, Bắc Phần. Đồng thời lưu đày biệt xứ 325 đảng viên yêu nước VNQDĐ đến rừng Amazon, Nam Mỹ. Trong suốt thời gian 100 năm Thực Dân Pháp đô hộ Việt Nam, bao nhiêu người yêu nước Việt Nam bị quân Pháp ám hại và giết chết như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Bội Châu v.v.. NƯỚC PHÁP BAO GIỜ CHỊU TỘI ĐỐI VỚI QUỐC DÂN VIỆT NAM ?
Bàn tin dưới đây là chính phủ Pháp đã thừa nhận tội ác của mình đối với người dân Algeri, nước cuối cùng Thực dân Pháp trao trả độc lập vào năm 1962.

Với những nạn nhân của chiến tranh Algeri (1954-1962) cả phía Pháp lẫn Algeri, 13/09/2018 là một ngày lịch sử. Sau nhiều tháng cân nhắc, tổng thống Emmanuel Macron nhân danh Cộng Hòa Pháp nhìn nhận trách nhiệm của Nhà nước trong vụ tra tấn đã được “hợp thức hóa”, dẫn đến cái chết của nhà toán học Maurice Audin cách nay 61 năm.

Các nhà sử học nói tới một quyết định “lịch sử”, chấm dứt thời gian dài, Nhà nước Pháp chối bỏ sự thật.
Năm 1957 Maurice Audin, 25 tuổi, một tiếng nói đấu tranh đòi độc lập cho Algeri bị bắt tại Alger. Ông bị lính Pháp tra tấn và vĩnh viễn mất tích, để lại một vợ ba con. Theo các tài liệu chính thức, nhà toán học trẻ tuổi này đã chết khi vượt ngục.

Nhà toán học Algeri Maurice Audin lúc 25 tuổi

Năm 2014, tổng thống François Hollande đã chính thức bác bỏ giả thuyết này. Người kế nhiệm của ông, hôm qua, còn đi xa hơn khi chính thức nhìn nhận, tháng 6 năm 1957, nhà toán học Maurice Audin đã “bị những người lính ập vào nhà bắt đi, bị tra tấn rồi bị sát hại hoặc bị tra tấn đến chết”. Qua đó nguyên thủ Pháp nhìn nhận trách nhiệm của các quân nhân Pháp trong cái chết của Audin. Nhưng quyết định của điện Elysée có ý nghĩa vượt lên trên hồ sơ Maurice Audin.

Tổng Thống Pháp Macron thừa nhận tội ác với nhân dân Algeri

Là vị tổng thống Pháp đầu tiên sinh ra nhiều năm sau khi chiến tranh Algeri đã kết thúc, ông Macron với tuyên bố này xác nhận các vụ tra tấn không chỉ là một trường hợp riêng lẻ mà là một biện pháp “có hệ thống“. Tổng thống Pháp còn đi xa hơn nữa với quyết định cho mở lại những tài liệu được lưu giữ để “làm sáng tỏ tất cả những vụ mất tích” trong thời kỳ chiến tranh.

Nhiều nhà sử học nhắc lại trong những năm 1960, 1970, Pháp đã thông qua một loạt các bộ luật ân xá về tội ác chiến tranh Algeri. Quốc gia Bắc Phi này luôn là một chủ đề nhậy cảm đối với Paris, đến nỗi mà phải đợi tới năm 1990, thủ tướng Michel Rocard mới là quan chức cao cấp đầu tiên sử dụng cụm từ “chiến tranh Algeri” thay vì “biến cố Algeri” như những người tiền nhiệm.

Chiến tranh Algeri đã khép lại năm 1962 nhưng phải đợi đến hơn nửa thế kỷ sau, Paris mới “dám nhìn thẳng vào sự thật” về một giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ 1957 khi nổ ra trận đánh Alger.

Trước đó một năm, Quốc Hội Pháp thông qua một đạo luật cho phép chính phủ toàn quyền tái lập trật tự tại vùng đất thuộc địa Algeri. Với đạo luật này, quân đội và cảnh sát được rộng quyền hành động, trấn áp mọi tiếng nói đòi độc lập cho Algeri.

Việc tổng thống Macron nhìn nhận trách nhiệm của Nhà nước Pháp về các hành vi tra tấn ở Algeri mang ý nghĩa quan trọng như việc cựu tổng thống Jacques Chirac năm 1995 đã can đảm nhìn nhận Pháp dưới chế độ Vichy đã tiếp tay với Đức Quốc Xã trong đợt bố ráp người Do Thái Vel d’Hiv diễn ra trong hai ngày 16 và 17/07/1942. Hơn 13 ngàn người bị đưa vào các trại tập trung của Đức Quốc Xã.

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt