Người di dân một vấn nạn cho châu Âu và nước Mỹ

Đoàn người tị nạn từ Nam Mỹ tiến về biên giới phía Nam nước Mỹ

Lời người post: Thông thường hai chữ tị nạn dùng cho “tị nạn chính trị hay chiến tranh” khi người dân một nước nào đó không thể chịu đựng với chề độ cai trị độc tài khát máu thì họ tìm đi tìm tự do. Như làng sóng người Việt tị nạn sau năm 1975 chạy thoát khỏi chề độ độc tài Cộng Sản Việt Nam là một thí dụ cụ thể. Gần đây, ở các nước Trung Đông đặc biệt là Syria đang bị chiến tranh tàn phá người dân Syria tị nạn chiến tranh qua các nước lân bang, khi đất nước thanh bình họ sẽ trở về.
Nhưng trong những ngày qua, hàng ngàn người Nam Mỹ chạy đến biên giới Hoa Kỳ đòi tràn vào nước Mỹ với cờ của nước họ trên tay, cùng với những hành vi hung bạo. Đây là tị nạn?
Bà Angela Markel, Thủ Tướng nước Đức sắp mất chức vì cho 1 triệu người dân Trung Đông vào nước Đức, những người tị nạn này giờ gây bao nhiêu khó khăn, tôi phạm, trôm cắp kể cả cưỡng hiếp phụ nữ, làm mất trật tự xã hội khó giải quyết, nên bà đã mất uy tín. Vậy ở Mỹ hiện nay TT Trump giải quyết như thế nào? 

Bài viết dưới đây phân tích 4 khía cạnh của vấn đề:

1) Tổng thống Trump so sánh những đoàn di dân đang tiến về nước Mỹ như những đội quân xâm lược.
2) Ông cảnh báo có nhiều thành viên băng đảng và tội phạm trà trộn trong đoàn di dân, điều đã được Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
3) Trái với thái độ cứng rắn và rõ ràng của Tổng thống Trump, là sự im lặng của đảng Dân chủ. Hầu hết các ứng viên Dân chủ đều từ chối nói về chủ đề di dân.
4) Từ chối di dân có phải là “tội”, nên giải quyết cuộc khủng hoảng này như thế nào?

Đã sát đến ngày bầu cử giữa kỳ, nhưng chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn phải vất vả ngược xuôi để lo đối phó với một cuộc khủng hoảng đến từ bên ngoài: Những đoàn caravan di dân.

Nhiều thành viên băng đảng và tội phạm

“Nhiều thành viên băng đảng và một số người rất xấu trà trộn vào Caravan đến biên giới phía Nam của chúng tôi. Vui lòng quay lại, các bạn sẽ không được nhận vào Hoa Kỳ trừ khi bạn trải qua quy trình pháp lý. Đây là một cuộc xâm lược đất nước của chúng tôi và quân đội của chúng tôi đang chờ đợi bạn!”, ông Trump tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter ngày 29/10.

Quá rõ ràng, ông chủ Nhà Trắng xem những đoàn di dân như trẩy hội đang hùng hục tiến về nước Mỹ kia chẳng khác nào hành vi xâm lăng.

TT Trump uyên bố cứng rắn về vấn đề di dân. (Ảnh: Jeff Swensen—Getty Images)

Quan điểm này được nhiều người tán thành. Người đồng dẫn chương trình Fox & Friends, Pete Hegseth hôm 2/11 cho biết đoàn caravan những người di cư Trung Mỹ muốn xin tị nạn tại Hoa Kỳ “trông giống cuộc xâm lược hơn bất cứ thứ gì khác”.

Ông Hegseth giải thích: “Khi bạn nhìn thấy rất nhiều thanh niên mang cờ của đất nước của họ đến đất nước của bạn để phá vỡ luật pháp của bạn, nó trông giống như một cuộc xâm lược hơn bất cứ điều gì khác”. (Ảnh: ORLANDO ESTRADA-AFP-Getty Images)

Và đó không phải là — tôi không nói điều đó bằng quân sự hay gì cả. Nhưng, bạn hiểu, bạn không biết ý định của họ là gì, bạn không biết những người này là ai”.

Cho đến nay, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ gửi tới 15,000 binh lính đến biên giới phía Nam với Mexico để ngăn chặn đoàn người di dân, dự kiến sẽ đến trong vài tuần nữa.

Quan điểm cứng rắn của ông Trump và đảng Cộng hòa đã bị một số người chỉ trích, rằng ông làm khơi dậy nỗi sợ hãi đối với người di dân, những người đã “quá tội nghiệp” khi bị buộc phải rời bỏ nhà cửa và quê hương để đi tị nạn.

Tuy nhiên, họ quên rằng ông Trump đã nêu rõ: “Các bạn sẽ không được nhận vào Hoa Kỳ trừ khi bạn trải qua quy trình pháp lý”. Nói cách khác, nếu những người di dân chấp nhận trải qua các thủ tục xem xét pháp lý và hoàn thành chúng, họ  có thể vào nước Mỹ.

Vấn đề là, có bao nhiêu phần trăm trong những đoàn hàng ngàn người di dân là xứng đáng được tị nạn?

Đoàn caravan đã tăng lên gần 6,000 người với ý định rõ ràng là vào Mỹ và yêu cầu tị nạn. Luật pháp hiện hành của Hoa Kỳ yêu cầu quy trình xét xử tị nạn kéo dài và chính quyền Trump tin rằng nhiều người di cư đang sử dụng sơ hở trong luật pháp Hoa Kỳ để di trú bất hợp pháp.

Tổng thống Trump cho rằng có rất nhiều thành viên băng đảng và những người xấu đã trà trộn vào đoàn người di dân. Điều này là có thật.

Fox News gần đây đã công bố một video cho thấy một thành viên trong đoàn caravan di cư tiết lộ rằng anh ta đã trốn khỏi Honduras sau khi phạm tội giết người.

Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 28/10, Griff Jenkins của Fox News đã nói chuyện với một người đàn ông tên là Jose với sự giúp đỡ của một dịch giả.

Jose tiết lộ quá khứ tội phạm của mình và nói rằng anh đang đi cùng đoàn caravan để vào Hoa Kỳ với hy vọng nhận được sự tha thứ. “Ở đất nước tôi, Honduras, tôi gặp rắc rối”, Jose nói.

Jenkins hỏi cụ thể anh ta phạm tội gì, và Jose dường như đã trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha rằng anh ta phạm tội trọng tội lần thứ thứ ba. “Đã cố gắng giết người”, Jose nói thêm bằng tiếng Tây Ban Nha.

Fox News đã phỏng vấn một đoàn caravan di cư khác vào tuần trước, một người trong đoàn này cho biết: “Tội phạm ở khắp mọi nơi. Có tội phạm ở đây. Đúng vậy. Nhưng không nhiều lắm. Có những người tốt ở đây cố gắng vượt qua Mexico và sau đó đến Hoa Kỳ. Không phải tất cả mọi người đều là tội phạm”.

Tổng thống Donald Trump gần đây tuyên bố rằng bọn tội phạm được “trộn lẫn” với đoàn lữ hành.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cũng tuyên bố trên Twitter tuần trước rằng họ có thể “xác nhận” có những người trong đoàn caravan là “thành viên băng đảng hoặc có tiền án tiền sự đáng kể”.

DHS cũng nhắc đến tuyên bố của Trump rằng có một số người Trung Đông trong đoàn caravan. DHS không nói rõ có những người Trung Đông trong các đoàn caravan nhưng lưu ý rằng người Trung Đông và các quốc gia khác thường cố gắng đến Hoa Kỳ qua biên giới phía Nam.

Sự im lặng của đảng Dân chủ

Theo Mark Krikorian, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư, chính sự minh bạch thẳng thắn của ông Trump đã cho người Mỹ nhìn rõ ông luôn vì quốc gia dân tộc trên hết. “Nhưng, bạn biết ông đang đứng ở đâu để bảo vệ nước Mỹ chống lại hàng ngàn người đang cố gắng vượt qua biên giới. Không rõ những gì đảng Dân chủ sẽ làm nếu 5.000 người xuất hiện tại cảng nhập cảnh El Paso”, ông Krikorian nói.

Trái ngược với quan điểm rõ ràng minh bạch của Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa về vấn đề caravan di dân, là sự im lặng đến kỳ lạ của đảng Dân chủ.

Như hầu hết các đảng viên dân chủ, chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Texas Beto O’Rourke trả lời khi được hỏi về di dân chỉ đơn giản là “Beto chưa có tuyên bố về đoàn di dân. Hãy theo dõi nhé !”.

Krikorian cho rằng yên lặng là một lựa chọn khôn ngoan và “an toàn” cho đảng Dân chủ : “Theo tôi, đó là một ý tưởng tuyệt vời vì họ sợ vấn đề này”.

Một thanh niên Nam Mỹ bày tỏ sư hung hăng thô bạo muốn vượt biên vào nước Mỹ ( Ảnh: John Moore,Getty Images)

Tờ The DCNF đã liên lạc với các chiến dịch của 20 đảng viên Dân chủ đang tranh cử trong cuộc bầu cử giữa kỳ, nhưng chỉ có 1 người trả lời.

Chiến dịch của đảng viên Dân chủ tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn nói rằng việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ cần diễn ra một cách hợp pháp.

“Về đoàn lữ hành, chúng tôi có luật cho những người đến biên giới tìm kiếm tị nạn, và Thượng nghị sĩ Warren tin rằng chúng ta nên tuân theo những luật đó. Tuy nhiên, bà ấy cũng biết rằng chúng ta không bao giờ nên ở trong tình huống này. Vấn đề thực sự là chính sách đối ngoại hỗn loạn của Donald Trump và thiếu một chiến lược lâu dài trong khu vực”, chiến dịch của Warren nói trong tuyên bố.

Breitbart News đưa tin ngày 22/10, các nhà lãnh đạo dân chủ đang thúc giục các ứng cử viên năm 2018 của họ bỏ qua các vấn đề di cư ngay cả khi đoàn caravan phát triển nhanh chóng đi về phía bắc qua Mexico.

Không chỉ các ứng cử viên Dân chủ giữ im lặng. Các tổ chức ủng hộ nhập cư lớn như Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU), Ủy ban Di trú của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA), UnidosUS và Hiệp hội Luật sư Di trú Hoa Kỳ (AILA) đều không bình luận về đoàn di dân và tác động tiềm tàng của nói đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018.

Từ chối di dân là bất nhân?

Cho đến nay, những người chỉ trích cho rằng việc Tổng thống Trump tuyên bố cứng rắn ngăn chặn đoạn di dân là hành động phi nhân quyền.

Nhà báo Andrew G. Benjamin của Canada Press đã phản bác lập luận này. Ông cho biết những đoàn người di dân hiện nay không xuất phát từ những quốc gia có chiến tranh: “Không có chiến tranh đang diễn ra ở Honduras hay Mexico mà từ đó [người di dân] xin tị nạn”.

Và theo ông, người di dân “không quan tâm đến việc làm cho nước Mỹ ‘tốt hơn’ hoặc cho người Mỹ một lý do để chấp nhận họ”. Thay vào đó, họ đang đến Mỹ để “tìm kiếm mức lương cao hơn, TV màn hình phẳng lớn hơn, một chiếc xe hơi. Và chăm sóc sức khỏe miễn phí rõ ràng là tốt hơn ở Cuba”.

“Nói cách khác, [họ là] những kẻ xâm lược muốn tăng lương”, ông Benjamin nhận định.

Hãng BBC cũng đồng ý với ý kiến này. Bài báo ngày 30/10 của BBC cho biết: “Hầu hết những người di cư nói rằng họ đang tìm kiếm một cuộc sống mới và cơ hội tốt hơn ở Mỹ hoặc Mexico”.

Ông cũng Benjamin vạch rõ sự phi lý khi buộc người Mỹ phải chấp nhận những đoàn di dân này: “Bởi vì bạn hào phóng, tràn đầy sự đồng cảm, và không phải là người phân biệt chủng tộc, bạn phải cung cấp cho họ mức tăng lương bằng cách thanh toán hóa đơn ước tính là 70,000 USD cho mỗi người ‘xin tị nạn’. Nếu người Mỹ không muốn trả 70.000 đô la cho công dân nước ngoài không có kỹ năng mà bạn không có nghĩa vụ, không phải là người thân của bạn, đang đến bất hợp pháp và không cần tị nạn, và không đáp ứng yêu cầu, nhưng cần một TV màn hình phẳng lớn, nhà ở miễn phí, trường học miễn phí và chăm sóc sức khỏe miễn phí, bạn là “người phân biệt chủng tộc!”.

Gốc rễ của vấn đề?

Hầu hết mọi người đều thắc mắc, tại sao gần đến kỳ bầu cử giữa kỳ lại liên tiếp xuất hiện những đoàn người di cư đông hơn trẩy hội đổ xô đến Hoa Kỳ?

Có một số thuyết âm mưu. Có người cho rằng tỷ phú thân Dân chủ George Soros đã tài trợ cho những đoàn di cư nhằm phá rối chính quyền Trump trước bầu cử.

Tuy nhiên, câu trả lời có lẽ phức tạp hơn nhiều. Theo Jerry Flores, Giáo sư trợ giảng Đại học Toronto, nghèo đói và bạo lực là những yếu tố chính thúc đẩy đoàn caravan. Sự gia tăng của các băng nhóm, buôn bán ma tuý, tham nhũng và bất ổn là tất cả các vấn đề đặc hữu ở Honduras và Guatemala.

Honduras là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới không phải là khu vực chiến tranh. Hạn hán và lũ lụt cũng đã có những hậu quả tàn phá đối với nền kinh tế nông nghiệp. Những người di dân đã đi thành đoàn caravan để bảo vệ mình, tránh phải trả phí cho những kẻ buôn lậu và để giảm thiểu nguy cơ tội phạm.

Một vấn đề nữa, là dường như chính quyền những nước này không cố gắng để ngăn cản công dân rời bỏ đất nước. Những đoàn di dân này rất công khai, họ tụ tập thành những đám đông cực lớn để rời bỏ đất nước. Điều này hoàn toàn trái ngược với một số nước châu Á, nơi chính quyền kiểm soát rất gắt gao việc “vượt biên”.

Lý do quan trọng nhất, đó chính là sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Nước Mỹ, đất nước nổi tiếng với câu tuyên xưng “In God we trust”, dường như là “miền đất hứa” của người dân khắp nơi trên thế giới. Ngay cả người châu Âu cũng có một số lớn muốn trở thành công dân Hoa Kỳ.

Giàu có và thịnh vượng rõ ràng không phải là “lỗi” của người Hoa Kỳ. Nhưng nghèo đói và bất ổn rõ ràng là lỗi của những nước nguồn di dân, là trách nhiệm của chính phủ và cả người dân.

Vậy nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

Một số người cho rằng về vấn đề này, người Mỹ có thể học tập kinh nghiệm từ người châu Âu, những nước đã phải đối phó với khủng hoảng di dân từ nhiều năm qua.

Mới đây, người đứng đầu Nghị viện châu Âu cho biết các nước EU từ chối cung cấp chỗ ở cho người tị nạn có thể phải trả nhiều hơn cho các dự án phát triển và di cư của EU ở châu Phi.

Kể từ năm 2015, vấn đề di dân đã chia rẽ các quốc gia phía nam và phía đông của EU, cũng như các nước giàu có như Đức, khi hơn một triệu người tị nạn và người di cư từ Trung Đông và châu Phi đến biên giới của khối.

“Đây sẽ là một thỏa hiệp tốt. Tốt hơn là nên thỏa thuận với thỏa hiệp hơn là không thỏa thuận”, Chủ tịch Quốc hội châu Âu Antonio Tajani nói tại một cuộc họp báo vào ngày 18/10.

Nói cách khác, ý kiến này cho rằng Mỹ nên tăng cường đầu tư và hỗ trợ cho các nước nguồn di dân, để cuộc sống người dân tại đó khá hơn. Đây chính xác là điều Mỹ đã và đang làm. Mỹ tài trợ cho các nước Guatemala, Honduras và El Salvador hơn 500 triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên, dường như cách làm này vẫn chưa hiệu quả.

MK

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt