Bẫy nợ: Nam Thái Bình Dương “sập bẫy nợ” Trung Cộng

Vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nằm trong tuyến ”  Vành Đai, Con Dường”  rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Trung Cộng từ lâu không giấu giếm tham vọng thống trị các khu vực chiến lược quan trọng. Do đó, Bắc Kinh dùng tiền và tạo áp lực để “bẫy” một loạt các nước nghèo, hiện thực hóa tham vọng của mình. Và phương tiện chính của chiến thuật này là sáng kiến “Vành đai, Con đường – BRI (Belt and Road)” mà Trung Cộng tạo ra để mở rộng ảnh hưởng thông qua một loạt các khoản đầu tư ở nước ngoài.

Với BRI, Trung Cộng muốn đổ tiền vào những nước nghèo, sau đó kiểm soát các cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng khi các “con nợ” không trả nổi. Ðến nay, chiến thuật này đã gặt hái thành công khi Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm để “khất” khoản nợ 1.1 tỉ USD, trong khi Djibouti cho phép Trung Cộng nắm quyền kiểm soát một hải cảng và một căn cứ quân sự. [Đọc tiếp]

Bẫy nợ: Trung Cộng dùng bẫy nợ khống chế 16 nước Châu Á Thái Bình Dương

Bẫy nợ của Trung Cộng – hình minh họa

Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Cộng trong 30 năm tới đây. Đó là nội dung bản báo cáo mới của một cơ quan nghiên cứu độc lập dành cho bộ Ngoại Giao Mỹ, được báo chí Úc công bố trước đây.

[Đọc tiếp]

Bẫy nợ: Chiến lược ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Cộng

Hình minh họa: Những quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Cộng thực sự vượt trội không ai bằng, thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế (hay còn gọi là quyền lực mềm) để gia tăng lợi ích địa chính trị của Hán tộc. Thông qua kinh phí “Một Vành Đai, Một Con Đường” với 1 nghìn tỷ USD, Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược trên trục “Một Vành Đai, Một Con Đường” thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Đội tàu tác chiến HKMH USS Reagan trở lại Biển Đông tiến thẳng về Đài Loan

Hàng Không Mẫu hạm USS Ronald Reagan và đội tác chiến hộ tống đang hoạt động trên Biển Đông

Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và đội chiến hạm tác chiến đi kèm vừa quay trở lại Biển Đông sau khi ghé thăm hải cảng ở Singapore. Đội chiến hạm này được điều động ở trong khu vực có tranh chấp vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể sẽ thăm Đài Loan.

Các quan chức thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ xác nhận việc điều động HKMH USS Ronald Reagan đến tuyến thương mại hàng hải quan trọng, nhưng họ không bình luận khi được hỏi về những căng thẳng liên quan đến chuyến đi có thể diễn ra của bà Nancy Pelosi. [Đọc tiếp]

Hôm qua: TT Joe Biden và Tập Cận Bình gặp nhau 2:30 phút nói gì? 28 tháng 7.

Hình ghép: TT Biden nói chuyện với tập Cận Bình sáng 28/07/2022

Ngày hôm qua Thứ Năm ngày 28 tháng 7 năm 2022, Tổng Thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình qua điện thoại nói gì trong 2:30 phút. Chắc chắn, nội dung chi tiết được giữ bí mật có thể 50 năm sau mới giải mật. Nhưng những vấn đề cũng được phanh phui bởi các nguồn dưới đây:

1) Theo báo chí Trung cộng thì nói rằng: Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã cảnh báo với TT Joe Biden về việc can thiệp vào Đài Loan, nói rằng “những kẻ đùa với lửa sẽ bị lửa thiêu” Trong cuộc điện đàm hôm qua, hai bên cũng đã thảo luận về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn đặc biệt nguy hiểm sau khi có báo cáo cho biết Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ đến thăm Đài Loan.

2) Theo website của chính phủ Mỹ tóm tắt cuộc điện đàm: “Hôm nay, Tổng Thống Joe Biden đã nói chuyện với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Cuộc gọi này nằm trong nỗ lực của Chính Quyền Biden duy trì và làm sâu sắc thêm các đường dây liên lạc giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, đồng thời giải quyết một cách có trách nhiệm những khác biệt của giữa Mỹ-Trung Cộng và cùng nhau hợp tác khi lợi ích của hai nước phù hợp. Cuộc điện đàm diễn ra sau cuộc nói chuyện của hai nhà lãnh đạo vào ngày 18/03 vừa rồi và khai thác một loạt các cuộc nói chuyện giữa các giới chức cao cấp của Mỹ-Trung Cộng. Tổng Thống Biden và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã thảo luận về một loạt các vấn đề quan trọng đối với sự quan hệ song phương cũng như các vấn đề an ninh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời giao nhiệm vụ cho các nhân vật trách nhiệm của họ tiếp tục theo dõi cuộc điện đàm hôm nay, đặc biệt là giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh y tế. Về Đài Loan, Tổng Thống Joe Biden nhấn mạnh rằng chính sách của Mỹ không thay đổi và Mỹ cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.

3) Giới truyền thông có một cuộc gặp gỡ điện thoại với Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp để làm một cuộc họp báo… Trong cuộc họp báo này có những câu hỏi hé lộ nhiều chi tiết hơn được phiên dịch dưới đây:

[Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: HKMH Ronald Reagan bị CSVN hủy chuyến thăm Đà Nẵng

HKMH Ronald Reagan đang đậu ở quân cảng Changi ở Singapore

Vào đầu tháng 7/2022, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) USS Ronald Reagan sẽ thăm hải cảng Đà Nẵng, Việt Nam vào cuối tháng 7/2022, đây là HKMH của Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng sau hơn 2 năm 4 tháng vắng bóng những chuyến viếng thăm của HKMH. Chuyến viếng thăm gần đây nhất là HKMH USS Theodore tới Đà Nẵng vào tháng 3/2020. Lúc đó đang trong mùa đại dịch virus Vũ Hán nên nhiều thủy thủ khi về bị nhiễm bệnh, và HKMH USS Theodore bị cách ly ở đảo Guam gần 2 tháng. Sự lây bệnh dịch virus Vũ Hán từ người Việt hay từ lính hải quân Mỹ thì không nghe ai đề cập đến.
HKMH USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng nguyên tử, mang theo 90 chiến đấu cơ trong đó có nhiều chiếc thuộc loại F/A-18E Super Hornets và những hệ thống hỏa tiễn rất tối tân nhất của hải quân Hoa Kỳ đến viếng thăm hải cảng Đà Nẵng vào cuối tháng 7 này. Nhưng chuyến thăm năm này bị hủy bỏ vào phút chót nên HKMH Ronald Reagan đảo một vòng trong vùng “hình lưỡi bò chín đoạn” rồi đến ghé hải cảng Changi ở Singapore để thăm. [Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ tuyên bố về Trung Cộng

Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ bắt tay với đồng nhiệm Indonesia Đại Tướng Andika Perkasa trong chuyến viếng thăm Indonesia ngày 24/07/2022 (AP Photo/Achmad Ibrahim)

Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Mark Milley đến thăm Indonesia hôm 24/07 tuyên bố: “Trung Cộng trong 5 năm qua đã trở nên hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều”.

Lời tuyên bố này là ông chưa am tường lịch sử Trung Hoa: Tàu hung hãn từ thời Tần Thủy Hoàng (năm 259 Trước Công Nguyên) tức cách đây 2281 năm. Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt sáu nước chung quanh và lập nên nhà Tần thống nhất Trung Hoa. Rồi tới nhà Hán thời Lưu Bang. Nay Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều là người Hán. Do đó người ta thường gọi “tham vọng Đại Hán” là vậy. Còn đại tướng Mark Milley nói chỉ mới 5 năm qua thôi là sai rồi, xin ông đọc lại lịch sử nước Tàu! [Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: Bà Nancy Pelosi “dancing” nguy hiểm ở eo biển Đài Loan

Bà Nancy Pelosi họp báo tại Washington DC ngày 22/07/2022

Bà chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi lộ tin đi thăm Đài Loan cho tờ Financial Times của Anh biết. Trung Cộng nghe tin nổi giận lôi đình tuôn lời đe dọa: “nếu bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, Mỹ sẽ nhận những hậu quả nghiêm trọng – lại là “hậu quả nghiêm trọng!”. Trên vấn đề ngoại giao, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc nói với tạp chí Asia Times liên quan bà Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ là người đứng thứ ba của nước Mỹ trên phương diện giao tế thế giới. Việc bang giao giữa Trung Cộng và Mỹ trong một Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972, Hoa Kỳ và Trung Cộng đã thiết lập ngoại giao với chính sách Một Trung Hoa (One China). Chuyến thăm của Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ là mang tính ngoại giao chính thức giữa chính phủ với chính phủ. Điều này thể hiện ra mặt sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan như một chính phủ, đồng nghĩa với sự ủng hộ Đài Loan độc lập. [Đọc tiếp]

Thời sự trong tuần: Giám đốc CIA Hoa Kỳ tuyên bố về Đài Loan

Giám đốc tình báo CIA Hoa Kỳ: William Burn

Ông William Burn, giám đốc cơ quan tình báo CIA của Mỹ cách đây mấy ngày tuyên bố trên truyền thông rằng: “đừng đánh giá thấp Tập Cận Bình về việc Trung Cộng tấn công Đài Loan”. Ông Burn là một nhà ngoại giao cao cấp từng giữ chức Đại Sứ Mỹ tại Nga, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông được đánh giá là một giám đốc tình báo CIA xuất sắc.
Sao lại cho ông là một Giám Đốc CIA xuất sắc: Về cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine ông đã theo dõi chính xác và quả quyết rằng Nga sẽ tấn công Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Đúng như lời ông nói, chiến tranh Ukraine nổ ra ngày 24/02/2022. Trong khi đó lãnh đạo các nước châu Âu Pháp, Đức trước đó chừng một tuần vẫn còn ỡm ờ làm con thoi điều đình còn chưa biết Nga có đánh qua Ukraine hay không? Còn Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg thậm chí còn cho việc Nga dàn quân biên giới chỉ để hù dọa!

[Đọc tiếp]

Putin phản bội Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong 24 giờ đồng hồ

Trong buổi ký thoả thuận nối lại xuất cảng ngũ cốc tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/07/2022. Từ trái sang phải Tổng Thư Ký Antonio Guterres, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga (đứng) Sergei Shoigu và Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan

Ngày trước ông Thiệu nói
“Đừng tin cộng sản hứa,
Hãy nhìn cộng sản làm”
Nay Putin cũng rứa
Vừa mới ký hôm qua
Hôm sau lại lật lọng
Đưa quốc tế vào tròng
Tan biến hết niềm tin,
Họ là phường cộng sản…

Lừa dối quốc tế “trắng trợn” của Putin

“Có công mài sắt có ngày nên kim”, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres chạy khắp thế giới, kể cả gõ cửa ông “mặt trơ trán bóng” Erdogan tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Sau nhiều lần năn nỉ, mặt dày Erdogan cũng động lòng trắc ẩn mời Guterres và Nga đến Cung điện Dolmabahce lộng lẫy ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ để ký một thỏa thuận nối lại hoạt động xuất cảng ngũ cốc (1) bị gián đoạn từ khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine cuối tháng 2 năm nay. [Đọc tiếp]

Các cuộc cách mạng màu và Sri Lanka tác động đến Việt Nam ra sao?

Cảnh người dân xuống đường ở Sri Lanka

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Nhiều người cho rằng Sri Lanka hôm nay là Lào và Việt Nam ngày mai. Đó là điều mong ước của dân tộc Việt Nam và Lào nhưng thực tế thì khác. Cần nghiên cứu tình hình chính trị và lịch sử của mỗi một nước như thế nào? Để khỏi đưa chúng ta vào ảo vọng.
Trong gần vài thập niên trở lại đây, thế giới có những cuộc cách mạng màu do người dân đứng lên thay đổi lãnh đạo. Nó xảy ra ở đâu và như thế nào? [Đọc tiếp]

Nói về tác giả “Ai Về Sông Tương”

Trong Đại Hội Việt Nam Quốc Dân Đảng vừa qua, có một anh em hát bài “Ai Về Sông Tương” – Đây là bài nói về tác giả bản nhạc nổi tiếng này: Thông Đạt

Nhạc sĩ Văn Giảng, tên thật là Ngô Văn Giảng, một trong những tài năng âm nhạc của người Việt thuộc văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, thành danh và đóng góp không ít cho nền văn hóa mà ông phục vụ, với cả những dòng nhạc tác phẩm bình dân cho đến học thuật. Thậm chí sau năm 1975, khi tìm đến định cư ở Úc, ông cũng làm việc không ngừng, góp sức xây dựng văn hóa âm nhạc cho cộng đồng người Việt đang tập hợp ở đây. Ông qua đời ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc, ngày 9 Tháng 5 năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi. [Đọc tiếp]

Cựu Ngoại Trưởng Mike Pompeo tiết lộ: Tập Cận Bình Kiểm soát Kim Jong-un chặt chẽ trong việc phi nguyên tử Bắc Hàn

Cưu Ngoại Trưởng Mike Pompeo trả lời phỏng vấn UPI ngày 13/07/2022

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong một phỏng vấn trên truyền hình quốc tế United Press International (UPI), ông đã vạch trần việc Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ Kim Jong-un và cản trở việc phi nguyên tử bán đảo Bắc Hàn.

Trung Cộng và Bắc Hàn cùng song ca điệp khúc để lừa dối cộng đồng quốc tế, cựu ngoại trưởng Mike Pompeo tiết lộ câu chuyện bên trong.

Việc Đảng Cộng Sản Tàu (Trung Cộng) và Bắc Hàn cùng song ca “điệp khúc” để đánh lừa quốc tế trong nhiều năm là một bí mật, nhưng đây là lần đầu tiên cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tiết lộ câu chuyện bên trong. Bởi vì trên thực tế, cả Hoa Kỳ và các quốc gia khác đều không sẵn sàng công khai chọc giận và quay lưng lại với Trung Cộng. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn United Press International (UPI), cựu ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Tập Cận Bình thực sự đang kiểm soát chặt chẽ Kim Jong-un và cản trở việc phi nguyên tử của Bắc Hàn. [Đọc tiếp]

Những gì xảy ra giữa Mỹ-Trung Cộng trong 18 tháng của TT Joe Biden?

Hình minh họa

Lời người post: Sở dĩ phải bỏ thì giờ để dịch tài liệu này, để chúng ta biết được những diễn biến thực tế xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2020 đã 18 tháng qua. Trong tài liệu này, chỉ biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những sự kiện xảy ra theo thời gian giữa Tòa Bạch Ốc và Bắc Kinh kể từ ngày 21/01/2020 đến cuối tháng 6/2022. 

Căn cứ trên tài liệu này, trang nhà https://vietquoc.org sẽ có những bình luận sau. Tài liệu này cũng giúp sự bình luận quan hệ giữa Mỹ-Trung dưới thời Biden mang tính cách vô tư không cảm tính.

                                                                                    *****
Vào ngày 20/01/2021, Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức TT thứ 46 của Hoa Kỳ, từ đó đến nay ông có thay đổi gì không về sự quan hệ Mỹ-Trung, vốn rất căng thẳng trong 4 năm của cựu TT Trump. Nhất là xung đột giao thương leo đến mức thang chiến tranh thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty kỹ thuật công nghệ của Trung Cộng (TC) rất gắt gao.
Kể từ khi Joe Biden nhậm chức, người Mỹ rất chú ý đến định hướng chính sách của Mỹ đối với TC. Hãy đọc hết toàn bộ những việc làm dưới đây sẽ tự đánh một cách khách quan. 

Quan hệ Mỹ-Trung từ ngày TT Biden nhậm chức đến cuối
tháng 6/2022:
[Đọc tiếp]

Cựu Thủ Tướng Tony Blair: Nguy cơ của thế kỷ 21 là Trung Cộng chứ không phải Nga

Cựu Thủ Tướng Tony Blair nói chuyện tại Ditchley Annual Lecture ngày 16 tháng 7 năm 2022

Lời người post: Tony Blair có 10 năm thủ tướng nước Anh, sau khi mãn nhiệm ông có 15 năm làm việc với các quốc gia và các định chế hàng đầu quốc tế. Qua đó, ông đã tích lũy một kinh nghiệm rất lớn và giá trị. Bài nói chuyện của ông tại Ditchley Annual Lecture ngày 16/07, rất có giá trị về tầm nhìn chiến lược của một thế giới Tây Phương ngày nay cần phải thay đổi để đáp ứng với thời đại.
Đồng thời trong bài nói chuyện của ông nhấn mạnh nguy cơ của thế giới trong thế kỷ thứ 21 là Trung Cộng chứ không phải Nga.

Nhận thấy gia trị của bài nói chuyện và hình như chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng đang đi trên hướng  “strength plus engagement”   của Tony Blair đã đề cập trong bài nói chuyện.

***

Năm 1945 hay 1980, các nước Tây Phương đã ở trong những khúc quanh lịch sử quan trọng. Những lần này, Tây Phương phải tạo ra các thể chế mới về lãnh đạo quốc tế, về quốc phòng và hợp tác của châu Âu thay cho một cuộc chiến tranh thế giới do xung đột giữa các quốc gia châu Âu gây ra.

Năm 1980, sau nhiều năm có vũ khí hạt nhân, chúng ta tìm kiếm sự sụp đổ của Cộng Sản Liên Bang Xô Viết, điều đó chứng minh và sự thành công của các giá trị tự do dân chủ. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt