Chính quyền Trump cảnh báo: Trung Cộng là thách thức lớn nhất của NATO
Thách thức lớn nhất đối với các đồng minh của Hoa Kỳ và Châu Âu là sự gây hấn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố trong kỷ niệm 70 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo The BL (https://thebl.com/).
“Xác định làm thế nào để giải quyết các vấn đề của kỹ thuật công nghệ 5G của Trung Cộng, giải quyết vấn đề về tiền dễ vay được cung cấp cho sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Trung Cộng, [đó] là một thách thức mà các đồng minh châu Âu phải đối diện hàng ngày”, ông Pence nói trong sự kiện ở Washington hôm thứ Tư (3/4). [Đọc tiếp]
Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường
Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Hoa Kỳ gần đây được nhìn thấy đi qua Biển Đông trên đường đến Philippines mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường.
Tàu Wasp mang theo ít nhất 10 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Lightning II, nhiều hơn con số thông thường là 6 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tin này được National Interest đăng tải đầu tiên. Trang tin này cho biết thêm là con tàu có thể đang thử nghiệm khái niệm “tàu sân bay hạng nhẹ” phục vụ chiến tranh.
Tàu tấn công đổ bộ này hiện đang tham gia cuộc tập trận Balikatan, trong đó “các lực lượng Mỹ và Philippines sẽ tiến hành các hoạt động đổ bộ, huấn luyện bắn đạn thật, tác chiến đô thị, hoạt động không quân và phản ứng chống khủng bố”, Hải quân Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố hồi cuối tuần qua liên quan đến việc tàu Wasp đến Philippines. [Đọc tiếp]
47 năm sau, “Hà nội Jane” vẫn gây phẫn nộ…
Gần 47 năm sau khi tới thăm Hà nội vào cao điểm của chiến tranh Việt Nam, nữ minh tinh màn bạc Mỹ Jane Fonda (Hà Nội Jane)vẫn phải trả giá cho chuyến đi định mệnh trong quá khứ, bà dã nhiều lần ngỏ lời xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ về “sai lầm không thể tha thứ” của mình.
Mới đây, “Hà nội Jane”, biệt danh được đặt cho nữ diễn viên Jane Fonda, lại xuất hiện trên báo chí Mỹ khi Giám sát viên Greg Lazzaro của Hội đồng Giám sát thị trấn Seneca Falls, tiểu bang New York, yêu cầu ngưng tài trợ và cắt đứt quan hệ với Viện Vinh danh Phụ nữ Quốc gia (National Women’s Hall of Fame), vì Viện này đã chọn Jane Fonda vào danh sách 10 phụ nữ được vinh danh trong năm 2019.
Đề nghị của Giám sát viên Lazzaro đã bị bác vào đêm 2/4, tuy nhiên cuộc tranh luận gay gắt về công và tội của Jane Fonda, gần 50 năm sau chuyến đi thăm Hà nội vào lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cao điểm, nêu bật một lần nữa tính cách nhạy cảm và sự chia rẽ sâu xa trong xã hội Hoa Kỳ vì chiến tranh Việt Nam, trong đó hơn 58.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh. [Đọc tiếp]
Mỹ-Philippines thảo luận khai triển hỏa tiễn tại Biển Đông ngừa Trung Cộng
Hoa Kỳ và Philippines đang thảo luận về việc đặt một hệ thống hỏa tiễn được nâng cấp ở Biển Đông để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng trong khu vực tranh chấp, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) cho biết hôm 3/4.
Hệ thống rocket của Lockheed Martin có khả năng phóng các hỏa tiễn dẫn đường tầm xa chính xác, có thể tấn công bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Cộng trên quần đảo Trường Sa, một chuyên viên nói với SCMP.
Theo lời các chuyên viên an ninh khu vực nói với SCMP, mặc dù Washington và Manila đang hợp tác để ngăn chặn đà “quân sự hóa” ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên các đảo ở Biển Đông, nhưng hai bên đã không thể kết thúc được thỏa thuận vì Hệ thống pháo phản lực HIMARS có thể quá đắt đỏ đối với ngân sách của Manila. [Đọc tiếp]
Mỹ muốn đưa hàng không mẫu hạm thứ 2 đến Việt Nam trong năm nay
Mỹ có thể sẽ gửi hàng không mẫu hạm thứ hai đến Việt Nam trong năm nay và cam kết giúp Hà Nội bảo vệ chủ quyền quốc gia giữa lúc Trung Cộng không ngừng các hoạt động quân sự hóa trên vùng Biển Đông có tranh chấp.
Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Randall Schriver cho biết như vậy hôm 3/4 tại cuộc thảo luận làm thế nào để Mỹ và Việt Nam có thể thúc đẩy các mối quan hệ an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washinhton. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng mạnh hơn với Việt Nam
“Mối quan hệ quốc phòng của chúng ta [với Việt Nam] rất bền chặt và là một trong những trụ cột mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương trên nhiều phương diện của chúng ta,” ông Randall G. Schriver, Phu Tá Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phát biểu hôm 3/4/2019 tại thủ đô Washington.
Ông Schriver phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) rằng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam vừa được củng cố hơn nữa trong hai năm qua, và hai bên đang có các kế hoạch tăng cường hơn nữa mối quan hệ này dựa trên nền tảng lợi ích chung của hai quốc gia, tác giả David Vergun viết trên trang tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 3/4. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ bàn giao 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam
Ngày 01-4, Đại sứ quán Hoa Kỳ cho hay, đơn vị này đã chính thức bàn giao 6 tàu tuần tra Metal Shark dài 14 mét cho Cảnh sát biển Việt Nam (VCG) tại Vùng III Khánh Hoà.
Lần bàn giao này bao gồm sáu chiếc tàu phản ứng nhanh Metal Shark được đóng mới, có khả năng đạt vận tốc 35 hải lý một giờ, cùng với các xe kéo và phụ tùng ước tính trị giá xấp xỉ 12 triệu USD.
“Việc bàn giao chính thức tại đơn vị của Vùng III ở vịnh Vân Phong, khu vực chính giữa miền Trung Việt Nam là một cột mốc và chứng minh khác của tình hữu nghị luôn được duy trì giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”, Thượng tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển III, phát biểu. [Đọc tiếp]
4 cơ quan tình báo lớn của Trung Cộng có liên quan đến hoạt động gián điệp
Ngày 20/12/2018, Bộ Tư pháp Mỹ đã tổ chức cuộc họp báo để tuyên bố truy tố hai tin tặc Trung Cộng. Theo cáo trạng được Bộ Tư pháp Mỹ công khai, 2 tin tặc này thuộc nhóm tin tặc có tên APT10, và có liên quan đến Bộ An ninh quốc gia Trung Cộng.
Bộ An ninh quốc gia (gọi tắt là Bộ Quốc An) của Trung Cộng là cơ quan tình báo chính thức duy nhất của nhà nước Trung Cộng, so với hệ thống tình báo khác của Trung Cộng thì cơ quan này có lịch sử tương đối ngắn. Được thành lập năm 1983, nhà cầm quyền Trung Cộng đã hợp nhất Cục 1 của Bộ Công an, Bộ Điều tra Trung ương và một số cơ quan tình báo tương đối nhỏ khác để thành lập Bộ Quốc An. [Đọc tiếp]
Liên Hiệp Quốc: Lào nợ nhiều, dân đói vì theo Con Đường Tơ Lụa của Trung Cộng
Chiến lược phát triển kinh tế của chế độ Xã hội Chủ nghĩa Lào phục vụ một thiểu số đặc quyền lợi trong khi thành phần dân chúng còn lại nghèo đi. Trên đây là nhận định của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền và nạn nghèo khó Philip Alston. Vientiane được khuyến cáo nên bớt tập trung vào dự án “Con Đường Tơ Lụa ” của Trung Cộng để lo cho trẻ con và dân nghèo.
Những đập thủy điện khổng lồ, những tài nguyên thiên nhiên nhượng cho Trung Cộng khai thác trong dự án “con đường tơ lụa mới” chỉ tạo rất ít công ăn việc làm nhưng làm cho đất nước mang nợ chất chồng. Trên đây là nhận định của đặc sứ Liên Hiệp Quốc từ thủ đô Vientiane được hãng tin Asian News tường thuật trong bản tin ngày 30/03/2019 [Đọc tiếp]
Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia “Vành Đai & Con Đường” của Trung Cộng
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình dự kiến sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý (Italia). Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường (BRI: Belt & Road Initiative) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng của Ý sang Trung Cộng. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. [Đọc tiếp]
Dự án Koh Kong của Cambodia phục vụ mục tiêu quân sự của Trung Cộng?
Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hậu ý đối với các vấn đề an ninh quốc gia Cambodia khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Cộng thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.
Trên mặt lý thuyết, nhìn bề ngoài có tính tự nhiên là Bắc Kinh chỉ quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút du khách Trung Cộng “rủng rỉnh” túi tiền đến Cambodia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ mát sang trọng. Và sau đó thì dụ Cambodia đã cấp 45,000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho công ty Union Development Group (UDG) của Trung Cộng để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch (Mecca) với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. [Đọc tiếp]
Ác mộng cho Trung Cộng nếu Đài Loan để Mỹ dùng đảo Ba Bình ở Biển Đông
Dù không chiếm lĩnh vị trí đầu trong dòng thời sự quốc tế trong những ngày gần đây, nhưng vấn đề Đài Loan tiếp tục gây xáo động trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc hai bên bước vào điều có thể gọi là giai đoạn cuối rất gay go của vòng đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại. Giới quan sát ghi nhận một loạt ngoại giao-quân sự của Washington mang dụng ý thị uy trên hiện trường, bên cạnh rất nhiều bài bình luận trên báo chí Mỹ cảnh báo Trung Cộng trên vấn đề Đài Loan.
Một trong những phân tích đáng chú ý gần đây là của trung tâm tham vấn chiến lược Stratfor, trụ sở tại Austin (Texas – Hoa Kỳ), gắn liền hai điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung vào lúc này là Biển Đông và Đài Loan để khẳng định rằng “Washington đang cân nhắc về khả năng hiện diện quân sự trên một hòn đảo Đài Loan”. Bài phân tích này đã được tạp chí bảo thủ Mỹ The National Interest đăng lại ngày 22/03/2019 dưới một tựa đề đầy ấn tượng: “Phải chăng ác mộng khủng khiếp nhất đối với Trung Cộng là Hoa Kỳ hiện diện quân sự tại Đài Loan? – China’s Worst Nightmare: A U.S. Military Presence on Taiwan?” [Đọc tiếp]
Tình hình Venezuela thêm phức tạp khi Nga đưa quân vào…
Lời người post: Ở Syria có Iran và Nga làm chỗ dựa và viện trợ quân sự nên tên độc tài dùng vũ khí hóa học giết dân Bashar al-Assad đứng vững dù nơi này có hàng ngàn quân Mỹ và đồng minh Anh-Pháp can thiệp và có lực lượng vũ trang chiến đấu cho tự do dân chủ chống al-Assad.
Nay đến Venezuela nơi chỉ có nhà đối lập Guaido với sự yểm trợ của người dân xuống đường biểu tình, và hỗ trợ ngoại giao đứng đầu là Mỹ và 60 nước trong khối Nam Mỹ và châu Âu, châu Á khác… Phía độc tài Maduro có Nga và Trung Cộng yểm trợ tích cực, Quân Đội và Tòa Án Cao Cấp Venezuela đứng sau lưng. Như vậy tình hình khó xoay sở. [Đọc tiếp]
Thế giới đã bị Trung Cộng lừa dối quá lâu
Lời người post: Nhiều chuyên viên trên thế giới nhận định rằng: Thế giới đã bị Tàu Cộng lừa dối quá lâu nếu cứ để tiếp tục thì tai họa rất lớn…Đến lúa phải chấm dứt.
Tóm tắt bài viết:
– Theo ông Sandipan Deb, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Cộng không đáng tin cậy, chuyên lừa dối các nước, coi thường các giá trị của con người, và khao khát quyền bá chủ thế giới.
– Văn học Trung Cộng về chiến lược quân sự, từ Tôn Tử cho đến Mao Trạch Đông, đều nhấn mạnh vào sự mưu mô gian dối, hơn là vào các học thuyết quân sự.
– Đầu những năm 1970, Trung Cộng bắt đầu giả vờ làm bạn với Hoa Kỳ. Trong những năm 1980, Trung Cộng mở cửa cho đầu tư nước ngoài, nhưng với các quy định thiên vị có lợi cho doanh nghiệp trong nước. Phương Tây nghĩ rằng Trung Cộng sẽ mở rộng tự do dân chủ, nhưng thực tế thì đi lại ngược lại.
– Nhiều quốc gia đã bắt đầu nhận thấy sự lừa dối của Trung Cộng. Ủy ban châu Âu cảnh báo Trung Cộng là “đối thủ mang tính hệ thống”, cáo buộc Trung Cộng bảo vệ “thị trường nội địa” bằng cách hạn chế công ty nước ngoài tiếp cận thì trường, trợ cấp cho các công ty trong nước cạnh tranh, và không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
– Là nước láng giềng của Trung Cộng, Ấn Độ có vai trò rất lớn trong việc thực hiện các biện pháp ngoại giao, để kiềm chế tham vọng của Trung Cộng. Ấn Độ không nên thể hiện quá nhiều sự thận trọng, ông Sandipan Deb đề xuất.
– Hôm 24/3, tờ Live Mint cho đăng bài viết của chuyên gia Ấn Độ Sandipan Deb, sáng lập viên của các tạp chí “Open” và “Swarajya”, trong đó nhận định Trung Cộng không đáng tin cậy, và lừa dối thế giới quá lâu.
“Nỗi nhục trăm năm” đeo bám của Trung Cộng trong đàm phán thương mại với Mỹ
Cuộc đàm phán thương mại kéo dài và đầy chông gai giữa Trung Cộng và Mỹ có thể bắt nguồn “nỗi nhục” từ thế kỉ 19 mà trong đó Trung Cộng bị ép phải chấp nhận những “điều ước bất bình đẳng” với các cường quốc phương Tây.
Tổng Thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 250 tỉ đôla lên hàng nhập khẩu của Trung Cộng vào năm ngoái nhằm buộc Trung Cộng thay đổi cách thức nước này làm ăn với phần còn lại của thế giới và tìm cách thúc ép Trung Cộng mở cửa nền kinh tế của mình cho công ty của Mỹ.
Trong số những đòi hỏi của ông Trump có việc Bắc Kinh phải chấm dứt các hành vi mà Washington cáo buộc là đưa tới việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ một cách có hệ thống và ép buộc chuyển giao các công nghệ của Mỹ cho các công ty Trung Cộng.
Đây là một vấn đề đầy cam go cho các nhà đàm phán suốt hơn một năm qua vì các giới chức Mỹ nói rằng Trung Cộng trước đây đã từ chối thừa nhận vấn đề này tồn tại tới mức mà Mỹ cáo buộc, khiến cho việc bàn bạc một giải pháp trở nên khó khăn. [Đọc tiếp]