Đọ sức Mỹ-Trung: Từ thương mại đến công nghệ và chiến lược

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. (Ảnh: REUTERS/Damir Sagolj/File Photo)

Sau vài tháng tương đối yên ắng, hôm 10/05/2019, cuộc chiến thuế quan Mỹ Trung nóng bỏng trở lại, với quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mức thuế từ 10% trên 200 tỷ USD hàng nhập từ Trung Cộng chính thức có hiệu lực.

Không chỉ thế, ông Trump cho ra lệnh khởi động thủ tục tăng thuế trên 300 tỷ USD hàng nhập khác từ Trung Cộng mà chưa bị thuế. Để trả đũa, Bắc Kinh cũng loan báo áp thêm thuế quan trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ kể từ  ngày 01/06.

Câu hỏi mọi người luôn nêu lên là thất thu thương mại của Mỹ so với Trung Cộng không phải là điều mới mẻ, và sau nhiều tháng căng thẳng, mức này còn sâu thêm, đạt kỷ lục là 420 tỷ USD trong năm 2018, thế nhưng tại sao tổng thống Mỹ lại khuấy động vào lúc này?

Cuộc chiến giành vị trí thống trị thế giới

Theo ông Jean-François Dufour, giám đốc DCA-Chine Analyse, một văn phòng cố vấn về thị trường Trung Cộng, vấn đề không đơn thuần là bù đắp thất thu thương mại mà là tranh giành vị trí thống trị thế giới.

Trả lời RFI, chuyên viên Dufour phân tích: “Thất thu mang tính cơ cấu có thể được phía Mỹ chấp nhận khi mà người ta vẫn trong một mô hình bất bình đẳng, tức là một mô hình trong đó Trung Cộng đóng vai trò, như người ta thường nói là công xưởng của thế giới. Nhưng từ khi Trung Cộng, vào khoảng năm 2015, loan báo ý định thay đổi vị trí với kế hoạch Made in China 2025, thì Mỹ đã thấy nguy cơ một cuộc cạnh tranh về sức mạnh kinh tế và công nghệ học có thể thay đổi hẳn ván cờ”.

Ông Dufour giải thích thêm: “Hệ thống của Trung Cộng vốn khác với hệ thống của Mỹ vì đó không phải là một nền kinh tế thị trường kiểu cổ điển. Trung Cộng có một mô hình khác cho phép bóp méo quy tắc cạnh tranh quốc tế. Và những gì mà Washington có thể chấp nhận đến bây giờ, thì giờ đây không thể chấp nhận nữa trong viễn cảnh mới đó. Điều này có thể giải thích là đằng sau cái cớ thất thu thương mại, người ta đã đi đến một cuộc chiến tranh thực sự”.

Trả lời RFI, bà Françoise Nicolas, giám đốc Trung Tâm Châu Á của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) cũng đánh giá đây là vấn đề nhận thức, và Mỹ “khó chấp nhận khi thấy vị trí hàng đầu của mình có thể bị cướp mất”.

Chiến tranh công nghệ

Trong mắt nhiều chuyên viên, đi kèm theo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung để thống trị kinh tế thế giới, còn một cuộc chiến về công nghệ học không kém phần gay gắt.

Trong lãnh vực công nghệ học, đối với Mỹ cũng như Trung Cộng, mục tiêu đầu tiên là giữ được một sự độc lập chiến lược, cụ thể chống mưu đồ gián điệp, ăn cắp dữ liệu.

Mỹ vừa cấm công ty điện thoại di động Trung Cộng China Mobile hoạt động trên đất Mỹ, để bảo vệ “an ninh quốc gia”.  Đây cũng là lý do Washington loại Hoa Vi khỏi việc khai triển mạng 5G, vì hai công ty này thân cận với tình báo Trung Cộng. Không chỉ tại Mỹ, Washington còn vận động các nước khác loại Hoa Vi.

Công ty số 1 thế giới về drone dân sự Dji của Trung Cộng cũng bị Hoa Kỳ tố cáo về các hoạt động gián điệp, dò thám từ những địa điểm chiến lược cho đến các công ty xí nghiệp. Quân Đội Mỹ cuối cùng quyết định không sử dụng loại drone này nữa.

Một ví dụ khác được nêu bật là công ty ZTE, rốt cuộc được phép hoạt động tại Mỹ nhưng với điều kiện chấp nhận giám sát của nhân viên an ninh Mỹ tại văn phòng của mình trong 10 năm.

Mục tiêu cần đạt về kinh tế, chiến lược và quân sự

Theo bà Sylvie Matelli, chuyên viên thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI): “Trung Cộng đang vươn lên mạnh về công nghệ thông tin liên lạc, và đó là những công cụ làm gián điệp. Sức mạnh của các công ty hoạt động trong lãnh vực này nằm ở chỗ họ nắm được thông tin có giá trị không chỉ về kinh tế, tài chính mà cả về chiến lược, dù đó là thông tin về đời sống cá nhân, thu thập qua các mạng xã hội, hay thông tin mang tính chiến lược hơn về các chính phủ hay công ty. Và chúng ta hiện ở trong thế đối đầu này để xem ai sẽ có phương tiện và công nghệ học để thu thập một lượng tối đa thông tin? Những thông tin đó cũng là một nguồn sức mạnh về quân sự, và cũng là một mặt trận trong cuộc chiến thương mại hiện nay”.

Một ví dụ trong sự canh tranh công nghệ hoc: Trung Cộng hiện đang phát triển hệ thống định vị của riêng mình để không phải sử dụng hệ thống GPS của Mỹ. Hệ thống Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Cộng được cho là có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2020.

Trong lãnh vực thẻ ngân hàng, Trung Cộng đang gạt qua một bên các công ty Mỹ như Visa, Master Card hay American Express với những quy định rất chặt chẽ để thay thế bằng thẻ Trung Cộng: Aliplay, WeChat, UnionPay.

“Made in China”

Sự phát triển công nghiệp và công nghệ Trung Cộng còn nằm trong chương trình “Made in China 2025” cho thấy cao vọng của Bắc Kinh và gây lo ngại ở Washington. Chương trình này có mục tiêu sử dụng công nghệ của riêng Trung Cộng ở tỷ lệ 70% cho các vật liệu, thành phần then chốt trong các lãnh vực về robot, xe hơi điện, viễn thông hay công nghệ học sinh thái. Một kế hoạch mà Washington đánh giá là “đáng sợ”, và góp phần đáng kể trong việc làm quan hệ hai bên căng thẳng.

Đối với giới quan sát, nếu cả hai bên đều muốn thống trị về kinh tế, phát triển công nghệ học và bảo vệ an ninh, thì Trung Cộng còn có một mục tiêu đặc thù: Đó là kiểm soát dân chúng, giới hạn quyền tự do ngôn luận. Các mạng xã hội như Facebook, Google, Amazon hay Apple hầu như bị thay thế ở Trung Cộng bằng Baidu, Alibaba, Tencent hay Xiaomi, cũng đang nuôi tham vọng thống trị thế giới.

Bằng sáng chế

Vấn đề bằng sáng chế và tác quyền cũng nổi bật lên trong cuộc chiến thương mại hiện nay.

Washington tố cáo Bắc Kinh ăn cắp công nghệ của Mỹ. Bà Sylvie Matelly nhắc lại là Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu từ lâu nay vẫn chỉ trích Trung Cộng trên vấn đề này. Theo chuyên viên của viện IFRI, Trung Cộng sao chép công nghệ học phương Tây và có xu hướng ăn cắp để phát triển công nghệ của mình. Từ mấy năm qua Mỹ và Châu Âu đã gây sức ép để Trung Cộng có một cơ chế tôn trọng tốt hơn vấn đề tác quyền. Điều trở trêu là vấn đề tác quyền được đưa ra ánh sáng vào lúc mà ngay chính Trung Cộng đang đổi thái độ, vì ngày nay họ có những công nghệ học do tự họ sáng chế mà họ cũng muốn bảo vệ.

Hiện giờ, trên bình diện quốc gia, Mỹ còn đứng đầu về số lượng bằng sáng chế được đăng ký, nhưng về mặt các công ty nộp bằng thì đứng đầu là hai công ty Trung Cộng, Hoa Vi và ZTE, và thứ ba mới là Intel của Mỹ. Theo Tổ Chức Tác Quyền Thế Giới, Trung Cộng có thể qua mặt Mỹ về tổng số lượng bằng sáng chế đăng ký ngay vào năm 2020.

Một nhà quan sát đã kết luận mỉa mai: Chúng ta đang xem một trận đấu của hai gã khổng lồ, với một kết cục hoàn toàn mờ mịt đối với mọi người.

Mai Vân

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt