Mỹ nói chủ nghĩa đa phương thất bại, xét lại việc đóng góp cho LHQ

Mỹ đang đơn độc tại LHQ trong các vấn đề bảo vệ nhân quyền cho người dân Cuba và người dân ở một số nước khác. Bà Nikki Haley đang đưa tay phát biểu trước phiên họp LHQ


Một lời bàn trên hệ thống Internet rằng:  Hoa Kỳ đóng góp tới 1/4 tài chính cho một tổ chức không hề đứng về phía những người dân thấp cổ bé miệng bị các chế độ độc tài áp bức và tước đoạt nhân quyền. Đã đến lúc nước Mỹ nên cắt giảm tài trợ, và Liên Hiệp Quốc cũng nên nhìn lại những tiêu chí hoạt động của mình, trước khi nó bị biến thái quá mức.
Bà Nikky Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc phát biểu trong buổi họp LHQ ngày 9/11 vừa rồi: “…các nước thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phần lớn đã không hoàn thành các ý tưởng của chủ nghĩa đa phương và trong vài tháng tới Mỹ sẽ suy nghĩ lại việc đóng góp tài chính hào phóng cho tổ chức này…”

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Quốc Hội Mỹ: “nên tạo quỹ đối phó với Vành đai & Con đường của Tàu Cộng”

Sơ đồ “Vành đai & Con đường” của Tàu Cộng. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Một Ủy ban lưỡng đảng hôm 14/11 đã trình bày với Quốc hội Mỹ báo cáo giám sát quan hệ kinh tế, an ninh Mỹ – Trung, đặc biệt kiến nghị Mỹ nên thành lập quỹ để đối phó với Tàu Cộng đang xuất khẩu “mô hình quản lý chuyên chế” sang các nước đang phát triển thông qua các dự án tài chính và cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai & Con đường.
Theo Reuters, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung do Quốc hội Mỹ thành lập năm 2000, có nhiệm vụ giám sát tác động tới an ninh quốc gia của mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung hôm 14/11 đã công bố báo cáo mà họ thường thực hiện mỗi hai năm kể từ năm 2002. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tô Lâm, tới lúc phải nói!

Sát thủ Tô Lâm

Dường như Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, chẳng học được gì từ thái độ của công chúng đối với sự kiện ông Trần Đại Quang, người tiền nhiệm của mình qua đời, thành ra vẫn điều hành Bộ Công An không phải như viên chức đứng đầu hệ thống bảo vệ – thực thi luật pháp, duy trì trật tự, trị an mà như ông trùm của một tổ chức lưu manh đang nắm giữ công quyền, để mặc thuộc hạ muốn làm gì thì làm!

Diễn biến vụ va chạm giữa Phạm Thanh Qua, Phạm Ngọc Tuyển – cùng ngụ tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh – với công an tỉnh Bình Định cho thấy công an tỉnh này chẳng khác gì một đàn thú, sau khi dàn cảnh cắn bậy bất thành, bị dư luận vụt cho tả tơi, vừa sợ, vừa hận, nên lúc thì cúp đuôi lùi lại, lúc gầm gừ, nhe nanh, xòe vuốt, tìm cách lao vào trả đũa các nạn nhân… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

ASEAN – Trung Cộng: Biển Đông vẫn gây cản trở quan hệ

Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (T) Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long (P) (Ảnh: Istana, Singapore, 12/11/2018 REUTERS/Feline Lim)

Thương mại và Biển Đông đã là hai chủ đề bao trùm cuộc họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Cộng lần thứ 21 tại Singapore sáng nay, 14/11/2018. Nếu như hai bên có thể đạt đồng thuận trên vấn đề tự do thương mại, thì về hồ sơ Biển Đông, mặc dù thủ tướng Lý Khắc Cường đã cố trấn an, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại trước việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo ở vùng biển đang tranh chấp này.

Từ Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Suntech, Singapore, đặc phái viên Thanh Phương trả lời các câu hỏi của ban Việt ngữ: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Singapore

Các bộ trưởng Kinh Tế ASEAN chụp ảnh lưu niệm sau cuộc họp ngày 12/11/2018 tại Singapore (ASEAN2018 Organising Committee)

Được bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33 đã khai mạc chiều 13/11/2018, tại Trung Tâm Triển Lãm và Hội Nghị Quốc tế Suntec, Singapore, với trọng tâm là thương mại và Biển Đông.

Từ trung tâm hội nghị, đặc phái viên Thanh Phương của RFI gởi về bài tường trình: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

CSVN lần đầu tiên bị chất vấn ở LHQ về tình trạng “tra tấn” chết trong đồn công an

Phiên họp tại LHQ kiểm điểm về tình trạng thực thi Công ước chống tra tấn của Việt Nam ngày 14/11/2018

Vụ tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn và một số trường hợp chết trong đồn công an; các cộng đồng tôn giáo, người thiểu số Hmong bị bắt bớ, tra tấn; và vụ một đạo diễn tố giác bị công an đánh đến chấn thương ở Cần Thơ gần đây là những trường hợp điển hình được nêu ra trong phiên chất vấn của Ủy ban chống tra tấn LHQ đối với Việt Nam trong phiên họp ngày 14/11, bắt đầu cuộc kiểm điểm về việc thực hiện Công ước chống tra tấn của quốc gia thành viên.
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam phải giải trình trước Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn đang xảy ra tràn lan ở đất nước Việt Nam”, TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, tổ chức đã giúp đưa nhiều trường hợp của Việt Nam trình lên Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, nói với VOA khi ông đang có mặt tại trụ sở của LHQ ở Geneva. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tàu Cộng tuyên bố chiếm hữu trữ lượng năng lượng ở Biển Đông…

Tàu Cộng dò tìm dấu khí ở Biển Đông

Tờ Nikkei của Nhật Bản vừa rồi đưa tin, xoay quanh Bộ Quy Tắc Ứng Xử Của Các Bên Trên Biển Đông (COC – Code of Conduct) mà Tàu Cộng và các nước ASEAN đang thương thảo ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Singapore, Tàu Cộng đã đề xuất thêm vào một điều khoản cấm thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Mục đích của điều khoản này là ngăn chặn Mỹ và một số quốc gia khác mở rộng ảnh hưởng thông qua việc hợp tác khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã yêu cầu loại bỏ điều khoản này vì cho rằng lệnh cấm mâu thuẫn với quy định của luật hàng hải quốc tế. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

Đến với Kiều như một mối duyên nợ học hành, chẳng ngờ bao nhiêu năm sau đó những tiếng lục bát gây thương nhớ vẫn ngấm ngầm theo chân tôi trên suốt những chặng đường đời. Ở đây, tôi chỉ muốn kể lại đôi ba câu chuyện vụn vặt, gọi là: “Mua vui cũng được một vài trống canh”…

Tôi yêu văn chương từ thuở nhỏ, lúc nào cũng mơ được đắm mình trong cái phong khí văn thơ, nghệ thuật. Những năm 15, 16 tuổi, rồi chính mình cũng thử tập tọe làm thơ, thử qua đủ thể loại cổ điển từ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, luật Đường… Khi lớn đến tuổi biết được sự đời, tôi cứ dần dà từng bước một tiến vào thế giới thơ văn cổ kính ấy mà mê mẩn, mà tấm tắc, mà nhớ tiếc một cái gì thật mỹ miều đã lùi vào dĩ vãng.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chính quyền Trump tăng cường đối trọng Tàu Cộng về đầu tư ở châu Á

Quỷ kế “Vành Đai, Con Đường” của Tàu Cộng là bẫy nợ đối với các nước nghèo nằm trên “Vành đai màu đỏ chạy qua biển” – SRILANKA bây giờ  chuyển giao một hải cảng lớn cho Tàu Cộng vì thiếu nợ

Hoa Kỳ đã đưa ra một chiến lược mới nhằm tăng cường đầu tư ở châu Á để cạnh tranh với dự án Vành Đai và Con Đường của Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình, theo The Wall Street Journal.
Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Tập Cận Bình chủ trương đầu tư hàng trăm tỷ đô la để xây dựng đường sắt, cầu và hải cảng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh trên đường đi của “sáng kiến” này.
Trên thực tế Vành Đai và Con Đường đã và đang thành hình được các “vành đai” và “con đường” ở nhiều nước nghèo thiếu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, đặc biệt là những nước nghèo ở châu Á và châu Phi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật “đu dây” khi Mỹ tăng áp lực lên Tàu Cộng

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bàn về thương mại và cân bằng ảnh hưởng của Tàu Cộng trong cuộc họp hôm thứ Ba (13/11). (Ảnh: Reuters)

Để khuyến khích các doanh nhân đầu tư vào các quốc gia có thu nhập thấp và thúc đẩy tăng trưởng các dự án có ý nghĩa kinh tế, chính quyền TT Trump đưa ra chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng 70 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence sẽ đại diện cho Tổng Thống Trump thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực. Kể từ khi đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với Tàu Cộng vào tháng trước ở viện Hudson, ông Mike Pence đã giành được sự chú ý.
Trước đó vào ngày 4/10, ông Pence đã đưa ra cảnh báo về tự do hàng hải tại Biển Đông và chỉ trích chính sách ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Tàu Cộng. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến kế hoạch “Made in China 2025” và cáo buộc Tàu Cộng đánh cắp kỹ thuật công nghệ của Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ thành công bác bỏ tuyên bố đơn phương của Tàu Cộng trên Biển Đông

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phó Tổng Thống Pence sẽ đi châu Á

Bài lược dịch trên CSIS về những mục đích của buổi họp thượng đỉnh East Asia Summit (EAS), Thượng Đỉnh ASIAN và sự hiện diện của PTT Hoa kỳ Mike Pence thay Tổng Thống Trump.

Phó Tổng Thống Hoa kỳ Mike Pence

Q1: Phó Tổng Thống Pence đi đâu và tại sao?

A1: Tổng Thống Donald Trump yêu cầu Phó Tổng Thống (PTT) Pence đến châu Á vào tuần tới để tham dự hai hội nghị cấp khu vực hàng năm. PTT Pence sẽ ghé thăm Nhật Bản vào ngày 12-13 tháng 11 và có cuộc họp song phương với Thủ Tướng Nhật Abe. Cuộc họp sẽ tập trung vào những vấn đề Bắc Hàn, Trung Cộng, và chỉ đạo rõ ràng các vấn đề hồ sơ thương mại song phương hiện đang là một phần quan trọng đối với mối quan hệ hai nước. Sau đó ông sẽ đến Singapore vào ngày 14-15 tháng 11 để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS – East Asian Summit), ở đó quy tụ các nhà lãnh đạo của 18 quốc gia, gồm 10 thành viên của khối ASEAN, cùng với Úc, Trung Cộng, Ấn Độ , Nhật Bản, New Zealand, Nga, Nam Hàn và Hoa Kỳ. Ông cũng sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN với 10 nước ASEAN. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

CSIS: Bắc Hàn vẫn giữ và vận hành các cơ sở hỏa tiễn bí mật

Lời người post: Trong khi thế giới đang tưởng rằng Bắc Hàn đã bị Mỹ và Quốc Tế cấm vận, bên cạnh quan thầy Tàu Cộng bị cuộc chiến thương mại bủa vây làm kinh tế rối loạn, xuống dốc nên đã không còn tham vọng dùng hỏa tiễn tầm xa có gắn đầu đạn nguyên tử để hù dọa Nhật-Mỹ. Ai cũng hoan nghênh và vui mừng cho rằng Kim Jong Un đã “buông gươm giáo vũ khí nguyên tử”. Nhưng hôm nay, cơ quan nghiên cứu CSIS của Mỹ lại đưa một bản tin “Bắc Hàn Vẫn Vận Hành Cơ Sở Hỏa Tiễn Bí Mật”. Làm cho hy vọng của mọi người tiêu tan…

CSIS (CENTER FOR STRATEGIC & INTERNATIONAL STUDIES) là tổ chức nghiên cứu và tư vấn về chính sách Hoa Kỳ nói rằng: họ đã xác định được ít nhất 13 trong tổng số khoảng 20 cơ sở vận hành hỏa tiễn không được công bố tại Bắc Hàn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lần đầu tiên Mỹ đòi Tàu Cộng Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa

Từ trái: BTQP/TC Ngụy Phượng Hòa, ỦV Quốc Vụ Viện TC Dương Khiết Trì, Ngoại Trưởng HK Mike Pompeo, BTQP/HK James Mattis, họp báo chung ngày 09/11/2018 tại Washington DC. (Ảnh: REUTERS/Leah Millis)

Trước thềm các hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) tại Singapore (13-15/11/2018), nơi vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được gợi lên, ngày 09 /11/2018 Washington đã tăng cường đáng kể sức ép trên Bắc Kinh nhân Đối Thoại Ngoại Giao và An Ninh Mỹ-Trung thường niên tại thủ đô Hoa Kỳ. Không những thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Tàu Cộng, muốn Mỹ dừng các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, Mỹ còn công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải triệt thoái các loại hỏa tiễn ra khỏi các đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại – thường được gọi là 2+2 – mà bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Tàu Cộng Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Tàu Cộng Ngụy Phượng Hòa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chân dung người lính Việt Nam trong Đệ I Thế Chiến (1914-1918)

Bản Đồ Đệ I Thế Chiến: Màu cam thuộc phe Liên Minh, màu vàng phe Hiệp Ước và màu tím phe trung lập

Lời người post: Đệ I Thế Chiến bắt đầu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918. Ngày 11//11/2018 là kỷ niệm 100 năm kết thúc. Hằng trăm quốc gia trên thế giới đến Paris để dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ I Thế Chiến.  Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó có Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). 
Mục đích Đệ I Thế Chiến “nói là” để đem trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu lúc đó là Đế Quốc Nga, Đế Chế Đức, Đế Quốc Áo-Hung và Đế Quốc Ottoman, làm thay đổi bộ mặt của châu Âu và thế giới. Mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt, nhưng đã không giải quyết được các mâu thuẫn tận gốc rễ mà nó còn làm tiền đề cho những mâu thuẫn trầm trọng hơn như phát sinh chủ nghĩa Cộng Sản tại Nga (1917), chủ nghĩa Fascism (Phát Xít) tại Ý, Đức và Nhật dẫn đến bùng nổ Đệ II Thế Chiến (1939-1945). Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng Đệ II Thế Chiến chỉ là sự nối tiếp của Đệ I Thế Chiến sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức và chế tạo binh khí. 
Tại Việt Nam, một góc khuất của lịch sử thời kỳ 1914-1918, nước Việt Nam đang dưới sự đô hộ của Thực Dân Pháp, có 93,000 thanh niên Việt Nam qua châu Âu trong Đệ I Thế Chiến gọi là “lính Đông Dương”. Vậy họ là ai và đến châu Âu chiến đấu như thế nào?
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt