Chính trị Trung Cộng: 4 kịch bản cho Tập Cận Bình
Quyền lực tại Bắc Kinh càng tập trung, thì tiến trình chuyển giao quyền lực trong giai đoạn hậu Tập Cận Bình càng bị đe dọa. Ngay cả tại các nền dân chủ, đôi khi cũng có một sự vấp váp trong tiến trình chuyển giao quyền lực trong vòng trật tự và một cách ôn hòa. Tại một quốc gia độc đảng như Trung Cộng với một nhà lãnh đạo không ngừng thâu tóm quyền lực thì sao?
Lục quân Mỹ chuẩn bị cho xung đột toàn cầu có thể xảy ra với Trung Cộng
Những giả thiết kinh điển xoay quanh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tập trung vào các trận hải chiến trong khu vực tại Eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, tuy nhiên Thiếu tướng Lục quân Hoa Kỳ Richard Coffman gần đây đã tuyên bố rằng người dân Hoa Kỳ phải và đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột trên phạm vi toàn cầu với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA).
Dưới sự lãnh đạo của tướng Coffman, việc phát triển Phương tiện Chiến đấu Thế hệ Tiếp theo (NGCV) là một loại kỹ thuật công nghệ và thiết bị đang được chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy. [Đọc tiếp]
Trung Cộng đứng đầu bảng đánh giá của tình báo Hoa Kỳ về các mối đe dọa toàn cầu
Theo báo cáo đánh giá mối đe dọa thường niên do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) biên soạn, chế độ cầm quyền Trung Cộng đặt ra mối thách thức hàng đầu đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, tiếp theo đó là Nga, Iran và Bắc Hàn.
“Bất chấp đại dịch, Bắc Kinh, Moscow, Tehran, và Bình Nhưỡng đã chứng tỏ khả năng và ý định thúc đẩy lợi ích của họ theo phương thức có hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh,” theo báo cáo được công bố hôm 13/04. “Trung Cộng ngày càng trở thành một đối thủ gần ngang tầm, đang thách thức Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực—đặc biệt là về kinh tế, quân sự và kỹ thuật công nghệ—và đang thúc đẩy thay đổi các chuẩn mực toàn cầu.”
Báo cáo này lưu ý rằng Đảng Cộng sản Trung Cộng (Trung Cộng) và Moscow đang “tiếp nhiên liệu” cho các cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, sự bất ổn chính trị, và cạnh tranh địa chính trị, trong khi họ tham gia vào cái gọi là ngoại giao vaccine để mở rộng phạm vi ảnh hưởng tương ứng của mình. [Đọc tiếp]
Chút suy nghĩ về Tập Cận Huân, Ôn Gia Bảo và Cao Trí Thịnh ngày 25/04
Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, người ta chứng kiến sự vùng vẫy của người Trung Hoa trong việc tìm kiếm lối thoát cho chính mình. Từ trong sâu thẳm tâm linh, người Trung Hoa kỳ thực đều hiểu rằng Đảng Cộng Sản Tàu không phải là lối thoát cho dân tộc. Ai ai đều thầm thóa mạ nó, nhưng ai ai cũng đều sợ hãi nó. Đảng dẫu thâu tóm được nhiều quyền lực và tiền bạc về đến đâu thì người Trung Hoa cũng không thể an lành. Ôn Gia Bảo, Tập Trọng Huân và Cao Trí Thịnh là ba cá nhân nổi bật tại Trung Hoa, là tiêu biểu cho ba hướng đi tìm kiếm con đường cho dân tộc này trong sự giao thoa giữa hai thế kỷ. Họ dẫu khác nhau về xuất thân, lập trường, địa vị chính trị và cả phương cách thực hiện, nhưng lại cho người ta rất nhiều suy ngẫm.
Bối cảnh ngã ba đường
Trong bất cứ xã hội nào, cũng luôn có những người tốt dám hy sinh bản thân cho lợi ích của người khác hay cho công lý, và cũng có không ít người mong ước đến một hoàn cảnh tốt đẹp hơn cho dân tộc. Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ở Trung Hoa, họ cần có một phương hướng, cần có một con đường. [Đọc tiếp]
Miến Điện: Đối lập chống chế độ độc tài quân sự lập ‘‘chính phủ đoàn kết quốc gia’’
Theo AFP, phong trào đối lập chống chế độ độc tài quân sự Miến Điện, cách đây 1 tuần hôm 16/04/20201, thông báo thành lập chính phủ lâm thời “đoàn kết quốc gia”.
Thông tin vừa được loan tải trên trang mạng Facebook của Public Voice Television, cơ quan ngôn luận của Ủy ban đại diện Quốc Hội Miến Điện (Cabinet of Committee Representing Pyidaungsu Hluttaw, CRPH), với thành viên chủ yếu là các nghị sĩ Miến Điện bị chính quyền quân sự phế truất.
Người thông báo thông tin về chính phủ “đoàn kết quốc gia” là ông Min Ko Naing, sinh năm 1962, được coi là một nhà tranh đấu vì nhân quyền kỳ cựu tại Miến Điện, một lãnh đạo của phong trào dân chủ hiện nay. Chính phủ “đoàn kết quốc gia” chống tập đoàn quân sự bao gồm các thành viên là các dân biểu bị phế truất, thành viên các sắc tộc thiểu số, và nhiều nhà tranh đấu hàng đầu trong phong trào biểu tình chống chế độ quân sự vừa qua. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Jakarta: Các lãnh đạo ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện
Hôm nay, 24/05/2021, trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Jakarta, Indonesia, các lãnh đạo ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing, cầm đầu nhóm đảo chính ở Miến Điện. Theo dự kiến ASEAN sẽ kêu gọi chấm dứt bạo lực của lực lượng an ninh Miến Điện, đã khiến hơn 700 người chết, đồng thời yêu cầu tập đoàn quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các tù chính trị khác.
Dự cuộc họp kín ở Jakarta chỉ có lãnh đạo của 6 nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Cam Bốt, Singapore. Ba nước Philippines, Thái Lan và Lào cử ngoại trưởng đến thủ đô Indonesia. Theo nhận định của hãng tin, cuộc họp kéo dài 2 tiếng đồng hồ khó mà đạt được ngay một bước đột phá. Nhưng đây là dịp hiếm có để ASEAN nói chuyện trực tiếp với viên tướng đã lật đổ một lãnh đạo chính quyền dân cử của Miến Điện. [Đọc tiếp]
62 năm: Tiến trình Trung Cộng xâm lăng Biển Đông!
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Sự xâm lăng của Trung Cộng (TC) trên Biển Đông kéo dài 62 năm, qua nhiều thời kỳ được Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng. Đến tháng 4/2020, họ đã đi đến giai đoạn cuối của cuộc xâm lăng, dứt điểm Biển Đông! Người Việt Nam chúng ta từ trong ra ngoài nước, từ thôn quê đến thành thị, từ già đến trẻ, ai cũng biết Trung Cộng xâm lăng Biển Đông. Nhưng ít ai biết những âm mưu xâm lăng của TC như thế nào? Bài này kèm theo những tấm hình giúp chúng ta nhìn rõ âm mưu xâm lược trường kỳ của Trung Cộng. Sự xâm lăng của Bắc Kinh mang tầm nguy hại như thế nào đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung?
Biển Đông
1) Chủ quyền: Rộng 3,500,000 cây số vuông, dựa vào yếu tố lịch sử và địa lý phần lớn lãnh hải Biển Đông gồm quần đảo Hoàng sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi có luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 (United Nations Convention for the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) – Vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Việt Nam từ bờ ra Biển Đông rộng đến 200 hải lý tức 370.4 km, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2) Tài nguyên cung cấp nguồn sống vô tận cho dân tộc Việt Nam:
– Thực phẩm: Có 2,038 loài cá biển, 225 loài tôm biển, 300 loài san hô, 653 loài rong biển….khai thác từ đời này sang đời khác không bao giờ hết…
– Khoáng sản: Là một trong 5 bồn chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Trữ lượng khai thác dầu khoảng 2 tỉ tấn và 1000 tỉ tấn khí đốt. Cùng với những loại nham thạch quý khác.
– Giao thông: Tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới: 50% hàng hóa của thế giới trị giá gần 5,000 tỉ USD hằng năm di chuyển qua tuyến hàng hải Biển Đông.
3) Bị Trung Cộng chiếm: 62 năm qua, Trung Cộng có âm mưu lâu dài xâm chiếm Biển Đông. Đi từ số không thành vùng tranh chấp, từ tranh chấp thành chủ quyền với bản đồ “chín đoạn – hình lưỡi bò” chiếm gần 90% diện tích Biển Đông.
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 4)
Lời người post: Khí đề cập đến một quốc gia dân chủ thì trong đó có luật pháp để giữ cho nền dân chủ được đều hòa. Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà làm luật đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Quyền Lập Pháp và Nhà Làm Luật)
V) Quyền Lập Pháp Và Nhà Làm Luật
Trong một quốc gia dân chủ, tất cả mọi người phải tham dự vào tiến trình lập pháp. Trước khi tuyên bố này hoàn thành, tuy nhiên, chủ chốt toàn bộ của vấn đề được nêu lên: [Đọc tiếp]
Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 22 tháng 4 năm 2021
Bản tin hôm nay sẽ bao gồm tin tức về di chuyển của Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh và khả năng Trung Cộng sẽ tổ chức một sự kiện ở Biển Đông vào ngày 23/4.
1) Tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc Trường Sa
Ngày 21/4, đội Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc quần đảo Trường Sa.
Vị trí hoạt động của Đội tàu này nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về hướng tây bắc.
Đội tàu này đã xích xuống gần quần đảo Trường Sa kể từ ngày 18/4. Tại khu vực cũng có sự xuất hiện của một số tàu chiến Mỹ. [Đọc tiếp]
Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley giới thiệu dự luật nhằm kiểm soát Big Tech
Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hoà Josh Hawley, tiểu bang Missouri vào ngày 19/4 sẽ giới thiệu một dự luật nhắm mục tiêu vào các công ty Big Tech, bao gồm việc kiểm soát các hành vi bị lên án trong thời gian qua của Amazon và Google
Dự luật cấm Big Tech vận hành công cụ tìm kiếm, thị trường và sàn giao dịch bán hoặc quảng bá hàng hóa và dịch vụ của chính họ thông qua các thị trường và công cụ tìm kiếm nói trên. Nếu được thông qua, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Amazon và Google, những công ty thường xuyên tham gia vào cả hai hoạt động này.
Trong một điều khoản khác có vẻ như được thiết kế riêng để kiềm chế Amazon và Google, dự luật cấm các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm, thị trường và sàn giao dịch đối với “dịch vụ lưu trữ và cơ sở hạ tầng internet” cho các bên thứ ba.
Theo đạo luật này, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) sẽ giám sát việc tuân thủ các quy định đối với Big Tech. Tổng chưởng lý của tiểu bang và các thực thể bị thiệt hại do các công ty công nghệ vi phạm luật được trao quyền khởi kiện. [Đọc tiếp]
Bộ ba Mỹ-Nhật-Úc chung tay lắp đặt tuyến cáp ngầm chặn đứng ‘dã tâm’ của Bắc Kinh
Để tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu, ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc sẽ hợp tác lắp đặt các tuyến cáp ngầm mới trong khu vực Thái Bình Dương và tăng cường chia sẻ thông tin về các hành động của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST).
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin, hệ thống cáp ngầm là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với an ninh, thông tin và tình báo, nó có thể bị chặn hoặc gián đoạn. Do đó, ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc sẽ hợp tác để xây dựng hệ thống liên lạc quốc tế này. Ngoài ra, các tổ chức tài chính tại Mỹ, Nhật và Úc cũng sẽ tham gia tài trợ cho kế hoạch lắp đặt cáp ngầm mới này.
Được biết, Chính phủ Mỹ, Nhật và Úc cùng các công ty liên quan đã có một cuộc họp không chính thức vào tháng 3. Các bên tham gia đều đồng ý tăng cường hợp tác. Đồng thời cuộc họp còn thảo luận về cách tăng cường chia sẻ thông tin về các hoạt động của ĐCST, và đề xuất một kế hoạch hợp tác để cùng tài trợ xây dựng các tuyến cáp ngầm tại các khu vực chiến lược quan trọng. [Đọc tiếp]
Ôn Gia Bảo đã có lời với Tập Cận Bình về vấn đề Hồng Kông
Cựu Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo gần đây đã đăng một loạt bài viết tưởng nhớ về người mẹ của ông trên các phương tiện truyền thông Ma Cao. Tuy nhiên, bởi nội dung bài viết được cho là có những câu từ “nhạy cảm”, nên đã bị xóa và bị chặn chia sẻ trên WeChat. Sự việc này đã làm dấy lên tin đồn về đánh đấm quyền lực bên trong nội bộ đảng Cộng Sản Tàu. Trước đó, có thông tin nội bộ cho rằng Ôn Gia Bảo không hài lòng với cách làm của Tập Cận Bình, ít nhất là về vấn đề Hồng Kông, theo nội dung bài viết đăng trên trang Sound of Hope.
Trong bài viết tưởng nhớ mẹ của cựu Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo được truyền tải trên mạng, trong đó nội dung được mọi người quan tâm nhất là phần cảm ngôn ở cuối bài viết. Ông nói, “Bản thân tôi trước nay luôn đồng cảm với những người nghèo khổ và những người yếu thế, cá nhân tôi phản đối thói áp bức và bắt nạt. Trong tâm trí tôi, Trung Cộng phải là một quốc gia tràn đầy sự chính nghĩa và công bằng, đó mãi là nơi luôn tôn trọng các giá trị đạo đức, lương tri và bản chất của con người, đó phải là nơi luôn ngập tràn khí chất của tuổi trẻ, tự do và nỗ lực vươn lên. Tôi từng vì điều này mà gào thét, mà nỗ lực. Đây là chân lý mà cuộc sống dạy cho tôi hiểu, và nó cũng là món quà mẹ đã trao tặng cho tôi”. [Đọc tiếp]
UB Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua dự luật tẩy chay ngoại giao Thế vận hội tại Bắc Kinh
Vào thứ Tư (21/4) Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” với tỷ lệ phiếu 21/1. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney đề xuất một sửa đổi nhằm tẩy chay ngoại giao của Mỹ đối với Thế vận hội Bắc Kinh (Lin Leyu / Đại Kỷ Nguyên).
Theo Bloomberg News, “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua hôm thứ Tư bao gồm một sửa đổi cấm Mỹ cử phái đoàn Chính phủ tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Các vận động viên Mỹ vẫn sẽ được tham gia thi đấu.
Reuters đưa tin, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Romney (Mitt Romney) đã đề xuất một sửa đổi nhằm tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh. Ông Romney chia sẻ cảm thấy ghê sợ khi để một đất nước được phép đăng cai Thế vận hội trong khi nước đó đang phạm tội diệt chủng. [Đọc tiếp]
Hạ viện Mỹ giới thiệu nghị quyết kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022
Ngày 15/2, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã giới thiệu một nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 nếu nó không được chuyển ra khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra hàng loạt vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Michael Waltz (tiểu bang Florida) đã giới thiệu một nghị quyết thúc giục Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đề xuất chuyển địa điểm đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 sang một quốc gia khác. Và nếu đề xuất này bị từ chối, Hoa Kỳ nên rút khỏi Thế vận hội này.
Dân biểu Waltz nói trong một thông báo rằng ĐCSTQ đã “thực hiện một số hành vi cực kỳ tàn ác chỉ trong năm ngoái, khiến họ [Trung Quốc] không đủ tư cách để đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022.” Ông chỉ ra những hành động tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương mà Hoa Kỳ xem là một tội ác diệt chủng, cuộc đàn áp nghiêm trọng của chế độ này tại Hồng Kông, cũng như việc ĐCSTQ che giấu virus corona giai đoạn ban đầu khiến nó lan ra khắp thế giới thành đại dịch toàn cầu đang tàn phá nghiêm trọng các nước. Dựa trên những yếu tố này, nghị quyết khẳng định “thật vô đạo đức, trái với luân thường đạo lý, và sai trái” khi để Trung Quốc đăng cai Thế vận hội. [Đọc tiếp]
Nhóm Báo sạch bị bắt: Giấc mơ ‘báo chí tự do’ tan vỡ?
Sau Trương Châu Hữu Danh, các nhà báo thành viên khác của nhóm Báo sạch chuyên phanh phui các vụ tham nhũng cũng đã bị bắt, thêm một “đòn giáng mạnh vào tự do báo chí” ở Việt Nam
Công an thành phố Cần Thơ hôm 20/4 khởi tố và bắt tạm giam 3 thành viên của nhóm Báo sạch để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, hơn 4 tháng sau khi nhà báo Hữu Danh và là thành viên đầu tiên của nhóm bị bắt giữ.
Việc bắt giam thêm các thành viên của nhóm, theo truyền thông trong nước, là nằm trong sự mở rộng quá trình điều tra nhà báo Hữu Danh, cũng là một Facebooker có tiếng về các đăng tải phanh phui các trạm thu phí BOT ‘bẩn’ ở Việt Nam. Nhà báo từng công tác tại báo Lao Động và Nông thôn Ngày nay, bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái cùng với tội danh trên. [Đọc tiếp]