Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 4)

Lời người post: Khí đề cập đến một quốc gia dân chủ thì trong đó có luật pháp để giữ cho nền dân chủ được đều hòa. Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà làm luật đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Quyền Lập Pháp và Nhà Làm Luật)

V) Quyền Lập Pháp Và Nhà Làm Luật

Hệ Thống Tam Quyền Phân Lập tại Mỹ Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp

Trong một quốc gia dân chủ, tất cả mọi người phải tham dự vào tiến trình lập pháp.  Trước khi tuyên bố này hoàn thành, tuy nhiên, chủ chốt toàn bộ của vấn đề được nêu lên:

Con người là những sinh vật với những quyền lợi đặc biệt, và những điều này làm mờ đi viễn kiến của họ về Ý Chí Tổng Thể; chính sách công cọng là một vấn đề phức tạp, và một người công dân trung bình có thể không biết làm thế nào để hoàn thành mục đích mà họ thèm muốn; tóm lại, con người vốn tốt, nhưng họ không phải luôn luôn có lý trí.

Ý Chí Tổng Thể thì luôn luôn đúng và có khuynh hướng đem lại lợi ích công cộng, nhưng nó không theo dõi rằng thảo luận của con người luôn luôn đúng một cách bình đẳng.  Ý chí của chúng ta luôn luôn hỗ trợ cho công việc riêng của chúng ta, nhưng chúng ta luôn luôn không thấy cái đó là gì.  Con người không bao giờ bị hư hỏng, nhưng thường dối trá, và trên mỗi cơ hội như thế nó hình như muốn những gì là xấu xa. (50)

Quan điểm tổng quát này được sử dụng bởi Plato và Aristotle, những người trên nhiều khía cạnh chia sẻ quan điểm về bản chất con người và xã hội hữu cơ của Rousseau.  Aristotle, thí dụ, hoàn toàn muốn để các công dân hội họp trong cơ quan lập pháp để quyết định chính sách công cọng.  Trong lúc đó, giống như Plato, ông có nhiều nghi ngờ về lý trí của người trung bình, ngoài ra ông đã thấy nhiều điều tốt lành hơn nhiều hư hại trong chính phủ dân chủ.  Tính bi quan của Plato về lý trí của quần chúng dẫn ông ta, dĩ nhiên, đến việc cai trị bởi một tầng lớp vua-triết gia “philosopher-kings.”  Rousseau, giống như những người thúc đẩy về dân chủ, không thể đặt xuống một cách chắc chắn trên mặt này hay mặt khác.  Chính phủ do dân “self-government” kêu gọi tham dự bởi người-ở-ngoài-đường; một chính phủ đàng hoàng kêu gọi thi hành quyền lực hợp lý.  Hai giá trị lý tưởng này không thể hòa hợp trong bất cứ đường lối thỏa mãn nào với nhau.  Nhưng Rousseau đưa ra tình trạng tấn thối lưỡng nan của người dân chủ, và ông đi đến một kết luận cho riêng mình.

Làm thế nào mà một đám mù “blind multitude,” vốn thường không biết mình muốn những gì bởi vì đám mù ấy hiếm khi biết những gì là tốt cho mình, có thể thực hiện cho bản thân một doanh nghiệp quá lớn và quá khó khăn như một hệ thống pháp luật?  Tự bản thân, con người muốn luôn luôn tốt, nhưng tự bản thân con người không có phương tiện để luôn luôn thấy mình.  Ý Chí Tổng Thể thì bao giờ cũng đúng, nhưng sự xét đoán vốn hướng dẫn nó thì không luôn luôn được soi sáng.  Cần phải chứng kiến những sự vật như chúng thể hiện, và đôi lúc như chúng phải xuất hiện đến ý chí; cần phải chỉ rõ đường lối tốt nó tìm kiếm, bảo đảm khỏi những ảnh hưởng quyến rũ của ý chí cá nhân, huấn luyện để xem thời gian và không gian như một loạt, và để cân nhắc những điểm hấp dẫn của lợi thế hiện tại và hợp lý chống lại sự nguy hiểm của tệ nạn tiềm ẩn và xa xôi.

Nhiều cá nhân nhìn thấy cái lợi họ từ chối, công chúng muốn cái lợi nó không thấy.  Tất cả đứng ở vị thế bình đẳng trong nhu cầu hướng dẫn.  Sự kiện đầu phải được ép buộc để đưa ý chí của họ phù hợp với lý do của họ.  Sự kiện sau phải được huấn luyện để hiểu những gì công chúng muốn.  Nếu điều ấy được thực hiện, sáng suốt của quần chúng sẽ dẫn đến sự thống nhất hiểu biết và muốn ở trong cơ chế xã hội:  Các bộ phận được thực hiện để làm việc một cách chính xác với nhau, và toàn thể được vươn lên đến quyền lực cao nhất.

Điều này cần thiết cho một nhà làm luật.(51)

Khó khăn lớn được nêu lên bởi Plato được làm sống lại một lần nữa, nhưng lần này được nêu lên không phải bởi một vua-triết gia nhưng bởi một nhà dân chủ được tuyên nhận. Một công dân dân chủ trong một nơi đặc biệt, tuy chúng tôi có thể tôn trọng các thành viên như là cá nhân, trở thành một đám mù khi nó đương đầu với công việc làm luật phức tạp.  Nhưng sự mù lòa của họ áp dụng cho phương tiện, không cho mục đích.  Sự làm luật đối phó với việc giải quyết những vấn đề, và trong tiến trình này có hai bước dính líu vào:  Bước thứ nhất là để hiểu rằng những khó khăn thực sự hiện hữu và mong muốn được giải quyết; bước thứ hai là để đưa ra những phương tiện cụ thể mà sẽ đem đến giải pháp cho những vấn đề kia.  Công chúng, Rousseau nói, muốn mục đích.  Nhưng công chúng không biết tạo các phương tiện thế nào để đạt đến các mục đích ấy.  Rousseau, sau đấy, đã không khởi đầu từ tiền đề dân chủ và căn bản của mình.  Con người công nhận tính đúng đắn của Ý Chí Tổng Thể; họ đồng ý chấp nhận việc có ưu thế của nó đối với ý chí đặc biệt riêng của họ.

Cần nên nói rằng con người trung bình có một loại giác quan thứ sáu – một giác quan đạo đức và chính trị – vốn gieo trong ông ta tham vọng hành động trong những hướng đúng.  Sự rắc rối là rằng xét đoán, nhận thức, và hiểu biết về quần chúng bị che khuất bởi những ảnh hưởng vô lý.  Ý Chí Tổng Thể tồn tại, hãy dùng cách nói hiện đại, tại mức độ của vô ý thức tập thể.  Tiến trình lập pháp, mặt khác, phải là một sản phẩm của lý luận tại một mức độ của ý thức.  Điều này có nghĩa rằng quần chúng phải được chỉ rõ làm thế nào chuyển đổi trực giác của mình về lợi ích thành những chính sách mạch lạc và chính sách này sẽ hoàn thành những mục đích mà họ cảm thấy đúng.  Điều cần thiết không phải là một ông vua-triết gia –vì Ý Chí Tổng Thể thì không ngu dốt về triết lý chính trị – nhưng là một nhà làm luật hướng dẫn công chúng.

Hướng dẫn không phải là sai khiến: “Nhà làm luật thông minh,” Rousseau nói, “không bắt đầu bằng cách nói vững chắc cho người nào đó phải cư xử theo một phương cách.”(52) Công việc của ông là giúp con người tự làm lấy cho mình.  Ông ta làm điều này bằng cách khơi dậy cảm giác vô thức của công việc đến mức độ lý trí của ý thức.  Mỗi lần điều này được thực hiện, ông ta gợi ý với họ những phương tiện mà từ đó họ có thể bảo đảm những mục đích mà họ tự mình đang tất cả muốn theo.  Mối tương quan giữa người làm luật và quần chúng giống một cách đáng chú ý như mối tương quan giữa nhà tâm lý học và bệnh nhân trong lý thuyết cổ điển của Freud “classical Freudian theory.”

Và, cũng giống như trong phương pháp phân tích tâm lý, nhà phân tích dùng những huyền thoại – the Oedipus Complex, the Death Wish, the Pleasure Principle – để thuyết phục và để đạt được quyền uy với bệnh nhân, nhà làm luật cũng phải dùng những biểu tượng tưởng tượng để đưa quần chúng đến tin tưởng rằng họ phải chấp nhận những ý tưởng của mình.  Ở đây Rousseau không cãi nhau chuyện nhỏ nhen với những lý lẽ của người Machiavelli về ảo tưởng.

Những người thông minh, nếu họ cố gắng nói ngôn ngữ của họ đến một đàn chung chung “common herd” thay vì ngôn ngữ riêng của đàn ấy, không thể làm cho chúng hiểu được.  Có cả một ngàn loại ý tưởng mà không thể chuyển thành ngôn ngữ phổ biến.  Các quan niệm mà quá tổng quát và các sự việc mà quá xa vời đều đồng đều ở ngoài hàng ngũ của ngôn ngữ ấy:  mỗi cá nhân, không thích thú về bất cứ kế hoạch nào của chính phủ hơn kế hoạch phù hợp với lợi ích đặc biệt của cá nhân ấy, thấy nó khó khăn để thực hiện những lợi ích mà ông ta có thể hy vọng rút ra từ những thiếu thốn hoặc mất mác liên tục mà pháp luật hoàn hão áp đặt…

Nhà làm luật vì thế, không thể kêu gọi đến bạo lực hoặc lý trí, phải cầu viện đến uy quyền của những mệnh lệnh khác nhau có thể có khả năng hạn chế mà không có bạo lực và thuyết phục mà không cần làm cho ai cảm thấy chắc chắn rằng sự việc là thật.

Đây là điều mà đã, trong tất cả thời đại, buộc những người thành lập của các quốc gia phải cầu viện đến sự can thiệp thiêng liêng và phải tin tưởng hay thừa nhận các vị thần với sự khôn ngoan của riêng mình, để mà người dân – đang phục tùng pháp luật của nhà nước cũng như luật lệ của thiên nhiên và đang công nhận quyền lực như thế trong sự hình thành của thành phố như trong hình thành của con người – phải tuân theo một cách tự do và chịu đựng với tinh thần tuân phục ách thống trị của hạnh phúc công cộng.(53)

Đầu tiên, Rousseau đề cập đến công chúng như một đám mù “blind multitude” và nay ông xúc phạm đến thương tích bằng cách cũng gọi họ một đàn chung “common herd.”  Chỉ có nhà làm luật thông minh có thể hiểu các phức tạp của các tiến trình hành pháp và lập pháp:  công chúng không thể bao giờ chia sẻ trí tuệ này.  Để con người có thể có loại luật pháp mà thật sự họ muốn – nhưng họ có cảm nghĩ về chúng một cách mơ hồ – nhà làm luật phải có một cánh tay tự do để viết và thi hành luật pháp theo đường hướng của lý trí.  Tuy nhiên, Rousseau không phải là Plato cũng không phải là Hobbes:  ông ta, ngược lại, nói về một chế độ dân chủ.  Nhà làm luật không phải là một vị vua hay một lãnh chúa hay là một nhà độc tài.  Dưới quyền tối cao của Ý Chí Tổng Thể, không một người duy nhất nào, hay một nhóm người duy nhất nào, không có vấn đề lý trí như thế nào, có uy quyền để cai trị những người còn lại.  “Ông ta…người đã xây dựng pháp luật không có, hoặc phải không có, quyền luật pháp,” Rousseau nói, “Con người không thể, ngay cả khi họ muốn, tự dẹp bỏ quyền không thể cho hay này.”(54)    

Đây có nghĩa rằng nhà làm luật không thể củng cố uy quyền của mình bằng bạo lực hay bởi sợ hãi.  Cùng lúc ấy, ông không thể giả định rằng quần chúng thông minh đủ để bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi hợp lý trong ủng hộ các chính sách hành pháp hay lập pháp đặc biệt.  Vì thế, nhà lập pháp phải thuyết phục mà không cần làm cho ai cảm thấy chắc chắn rằng sự việc là thật: ông phải dùng những biểu tượng phủ đầy cảm xúc để mà phía sau mặt ngoài của họ ông có thể tự do vạch kế hoạch chương trình làm luật của mình.  Bằng cách yêu cầu sự giúp đỡ của một vị thần hoặc bằng cách kêu gọi những tình cảm yêu nước, ông nỗ lực để đạt được một sự đồng ý gồm tất cả các trường hợp có thể cho các hành động cụ thể của mình.(55)   Một lần nữa, phép loại suy phân tâm học rất hữu ích.  Nhà phân tích không có quyền để thúc đẩy bệnh nhân:  bệnh nhân có thể đi ra khỏi phòng nếu ông muốn, và chấm dứt trở lại điều trị – hay ông quyết định điều trị với một nhà phân tích khác.  Vì thế điều cần thiết cho nhà phân tích để áp dụng uy quyền lên bệnh nhân không phải là bằng sức mạnh hay bằng lý lẽ – vì bệnh nhân không thể hiểu sự tế nhị tâm lý – nhưng bởi sự thuyết phục.  Mỗi lần nhà phân tích đã bảo đảm sự tự tin của bệnh nhân, sau đó ông có thể bắt đầu để cho rằng bệnh nhân sẽ theo tiến trình điều trị mô tả của ông.  Nhưng các nghệ thuật thuyết phục này là một sự pha trộn giữa thực tế và hư cấu, của lý trí và cảm xúc, của khoa học và huyền thoại.  Nhà làm luật của Rousseau phải

được chuyên nghiệp không chỉ trong khoa học về pháp luật mà còn trong nghệ thuật của sự đồng ý phổ biến kỹ thuật.

Nhóm từ “chung đàn” và “đám mù” khó mà thích ứng với một lý thuyết dân chủ, tuy nhiên Rousseau không, mặc dầu ông sử dụng chúng, chế nhạo những người trung bình.  Tất cả mọi người đều hoàn hảo một cách tự nhiên, nhưng bản chất tốt lành của họ không phú cho họ tài năng luật pháp.  Bình đẳng nhân loại nhấn mạnh đến giá trị bình đẳng của mọi người, nhưng nó không ngụ ý rằng tất cả sở đắc lý trí đến một mức độ như nhau.  Đó là một dấu hiệu lạc quan của Rousseau rằng, trong khi giữ vững niềm tin của mình về lòng tốt của con người, ông cũng công nhận những giới hạn của một công chúng chính trị.  Và chính tin tưởng của ông như một người dân chủ rằng ông tìm kiếm để hoàn thành pháp luật hợp lý và cùng lúc đặt quyền lực tối cao vào tay con người.  Người làm luật không phải là một ông vua triết lý thời Platon, một nhà cai trị kiểu Machiavel, hay một người tối cao như Hobbes.  Ông là một chuyên gia và ông có trách nhiệm đến Ý Chí Tổng Thể.  Tuy nhiên, nếu chính trị của nền dân chủ không phải là để cản trở chính phủ hiệu quả, chuyên gia này phải được cho phép tự do để mà các phương tiện lập pháp và hành chính sẽ được tìm ra cho việc đạt đến các mục đích chính trị và triết học.

VI) Điều Kiện Cần Cho Chính Phủ Do Dân 

“Nếu chúng ta dùng thuật ngữ trong ý nghĩa nghiêm ngặt, không bao giờ có một nền dân chủ thật sự…” Rousseau nói.  “Người ta không thể tưởng tượng được rằng con người phải duy trì hội họp liên tục để hy sinh thì giờ của họ cho công việc công cọng.”(56)  Trong một ý nghĩa chính xác – trong thực tế, một ý nghĩa không tưởng – một nền dân chủ thật sự phải là một cuộc hội họp thị trấn không ngừng.  Mỗi một công dân phải tham dự trực tiếp và không ngừng trong tiến trình chính phủ do dân “self-government.”  Vì sự dính líu chính trị như thế là, chúng ta hãy dùng từ của Rousseau, không tưởng tượng được, những xã hội thật sự tuyên bố những mục đích dân chủ để ổn định cho một mẫu chính phủ cọng hòa “republican.”  Thay vì tất cả công dân tham dự trực tiếp vào tiến trình chính phủ, các đại diện chọn lựa được cho phép để phát biểu và hành động trên danh nghĩa của các cử tri của họ.

Nếu một xã hội rộng lớn, đặc biệt hóa, và bận rộn, điều rõ ràng là xã hội ấy cần phải ổn định – nếu có thể – về sự thay mặt hay đại diện.  Sự quan trọng của một lý tưởng Không Tưởng như dân chủ trực tiếp là nó tạo một chuẩn mực:  thật là quá dễ dàng để chấp nhận một cơ chế chính phủ đại diện “representative government” và từ đó đánh giá rằng một hệ thống chính trị chỉ là một hệ thống xuất phát từ mục đích dân chủ.  Sự khó khăn, như Rousseau sẽ chỉ ra ngay, là rằng các cơ chế đại diện có một khuynh hướng muốn có ít và ít sự đại diện: ngoại trừ một xã hội thường xuyên tự hỏi đến mức độ nào chính phủ của nó đạt đến tối đa chuẩn mực dân chủ Không Tưởng, xã hội ấy không có cách nào xét đoán có hay không quốc hội và dân biểu, hay nội các và tổng thống, đang phản ảnh hay đang làm biến chất ý chí quần chúng.  Thế cho nên, ngay cả khi mà Rousseau có thể nói rằng không bao giờ có và không bao giờ sẽ có một chế độ dân chủ thật sự, ông vẫn, trong lúc phác họa ra một đất nước lý tưởng, chọn lựa để sử dụng giả định rằng con người có thể tự quản trị mình trong một cách trực tiếp.  Nếu Hy Lạp Cổ Đại có thể tập hợp trên thị trường để thực hành dân chủ, sau đó tự nó là bằng chứng đầy đủ rằng một hệ thống như vậy là không được vượt quá các giới hạn của bản chất con người.

Người lãnh đạo tối cao, không có sức mạnh nào khác hơn là các quyền lập pháp, hoạt động chỉ bằng phương tiện của pháp luật; và pháp luật chỉ duy nhất là các hành vi xác thực của Ý Chí Tổng Thể, người lãnh đạo tối cao không thể hành động tránh tai hại khi người dân được tập họp. Nhân dân trong hội đồng, tôi được cho biết, chỉ một điều hão huyền. Nó là như vậy ngày hôm nay, nhưng hai ngàn năm trước đây nó đã không phải như vậy. Bản chất của con người đã thay đổi?(57)

Một ý tưởng về chính phủ như nhân dân trong hội đồng “the people in the assembly” có thể và không có thể hão huyền.  Điều quan trọng là ngay khi Rousseau đưa ra một vài điều kiện tiên quyết cho xã hội của ông, ông căn cứ quan niệm về dân chủ của ông trên một sắp đặt cơ chế không ít lý tưởng.  Quyền lực của quốc gia có thể thi hành hợp pháp xuyên qua các luật; các luật phải là biểu hiện của Ý Chí Tổng Thể; Ý Chí Tổng Thể chỉ hoạt động khi các công dân đến với nhau trong một cuộc hội họp.  Thay vì tranh cãi về chính phủ do dân trong hội đồng có thực tế hay khả thể hay không, điều tốt hơn cả là lấy ý tưởng này như một chuẩn mực triết lý; khi điều này được thực hiện, sau đấy chúng ta có thể đưa ra tiến trình để thắc mắc tính chất hợp pháp có ở trong hiển nhiên đến mức mà các luật lệ của xã hội là sản phẩm của một chính phủ dân chủ hay không.

Cố gắng toàn bộ của Rousseau là đem các ý chí đặc biệt của những cá nhân và Ý Chí Tổng Thể của cộng đồng đến hài hòa.  Điều này có nghĩa rằng ý chí đặc biệt của những cá nhân phải tự làm cho mình hữu ích với Ý Chí Tổng Thể của cộng đồng; tuy nhiên, sự tùng phục này không đưa đến kết quả từ sự thi hành uy quyền không tế nhị, vì tất cả các công dân tin tưởng trong tâm mình rằng đó là Ý Chí Tổng Thể, tức là đúng.  Phương tiện mà bởi đó các công dân được đưa đến để nhận quan điểm rộng hơn này là xuyên qua sự tham dự cá nhân:  nhiều hơn tất cả bất cứ nhà lý thuyết chính trị nào khác, Rousseau nhấn mạnh sự quan trọng về sự dính líu của người công dân trung bình với công việc của quốc gia.

Hiến pháp của một nhà nước càng tốt, công việc công càng lấn nhiều trên công việc tư trong tâm trí của các công dân.  Công việc riêng tư thậm chí còn ít quan trọng hơn, bởi vì tổng hợp của hạnh phúc chung cung cấp được một tỷ lệ lớn hơn tổng hợp hạnh phúc của mỗi cá nhân, do đó có ít hơn cho anh ta để tìm kiếm trong các quan tâm đặc biệt. Trong một thành phố trật tự tốt, mỗi người đi thật lẹ đến các hội đồng: dưới một chính phủ xấu không ai quan tâm để nhấc lên một bước để có được cho họ, bởi vì không có ai quan tâm đến những gì xảy ra ở đó, bởi vì nó được dự đoán rằng Ý Chí Tổng Thể sẽ không thắng thế, và cuối cùng vì quan tâm trong nước là thu hút tất cả.  Luật tốt dẫn đến việc thực hiện những luật tốt hơn; luật xấu đem lại những điều tệ hại hơn.  Ngay khi bất cứ người nào nói về những công việc của quốc gia: “Điều đó có gì quan trọng với tôi?” thì quốc gia có thể bị bỏ mặc cho sự mất mác.(58)

Rousseau nói thỏa thuận tốt ở đây nhiều hơn thỏa thuận trong một quốc gia tốt các công dân tham dự vào quá trình của chính phủ do dân.  Rousseau cũng xóa đi biên giới giữa cuộc sống công và tư, vốn là một luận đề quá quan trọng trong tư tưởng chính trị của Locke.  Trong một xã hội hoàn hão, Rousseau nói, một công dân không có nhiều nhu cầu về một cuộc sống riêng tư, vì đức tính của cuộc sống trong một xã hội hoàn hảo, ông có thể dự phần vào hạnh phúc chung.  Một công dân như thế quá xác định tình trạng an sinh của mình với tình trạng an sinh công cọng đến nổi mà ông ta có thể tiếp tục cuộc sống trọn vẹn của mình như một người công cọng.  Thật vậy, một cuộc sống riêng tư trở thành một trách nhiệm nhiều hơn một của cải trong một môi trường như thế: cá nhân mà cố gắng đứng một mình, cá nhân mà cố gắng tạo những giá trị riêng của mình, cá nhân mà đòi hỏi để được dành cho mình – một người như thế sẽ không tìm thấy tự do nhưng bị ràng buộc.  Bằng cách chối bỏ các giá trị của cộng đồng và các yêu cầu tham gia của công đồng, người ấy sẽ đơn độc, bị xa lánh, và khác thường.  Trong lúc một Locke và một Mill có thể đàm luận về các quyền của con người và sự quan trọng của cuộc sống riêng tư, các cá nhân này quên rằng người công dân trung bình thích nói đến an ninh đến từ sự làm việc chung vời đồng bào của mình.  Rousseau đang nói rằng tự do thật sự chỉ có thể đến qua chính phủ do dân; và chính phủ do dân yêu cầu sự tham gia – sự tham gia quá thường xuyên và quá nhiều đến nổi mà các công dân có rất ít thì giờ cho cuộc sống riêng của mình.  Mỗi người, sau đó, vội vã đến với hội đồng với lòng nhiệt thành; vì khi tụ họp với những người khác, người ấy tìm ra trong nhân cách của mình nhân cách tập thể và nhân cách riêng xuất hiện, và trong tiến trình này, ông ta đạt đến cực điểm của sự phát triển chính trị.  An ninh và tự do trở thành không thể phân biệt.

Điều thật rõ ràng rằng tham gia chính trị là một ngoại lệ hơn là nguyên tắc trong nhiều xã hội.  Cao điểm của việc tham gia đối với hầu hết các công dân trong một chế độ dân chủ là hoạt động bầu cử.  Một số ít thì tích cực trong tiến trình đưa ra chính sách, và thậm chí một số ít hơn sinh hoạt một cách tích cực với các đảng phái chính trị.  Tóm lại, phần lớn các công dân chắc chắn có thái độ về chính trị mà Rousseau đã diễn tả trong câu hỏi, “Điều đó có gì quan trọng đối với tôi?”  “What does it matter to me?”  Những lý do cho sự thờ ơ như thế không thể khảo sát tại thời điểm này.(59)  Điều gì có liên quan là kết quả tâm lý của sự thờ ơ chính trị về những công dân thời hiện đại.  Con người không tham dự chính trị không phải là con người hoàn toàn:  Rousseau đã vạch ra rằng chỉ do tham dự vào tiến trình làm luật vốn quản trị cuộc sống của bạn – chỉ sau đó bạn có thể vượt lên tình trạng mà ở đó bạn là một kẻ phục vụ và người khác là chủ của bạn.  Con người mà từ chối hay tránh chính trị khám phá ra ngay rằng người ấy không còn là chủ của số phận mình nữa:  vì ông từ chối dự phần vào tiến trình của chính phủ do dân, ông khám phá ra rằng phương cách mà trong đó ông phải sống cuộc sống của ông là bị đối xử độc tài bởi người khác.  Con người như thế không thể là tự do, vì ông ta bao giờ cũng là một đối tượng cho uy quyền của những người khác:  Một con người như thế không thể là một con người toàn bộ, vì ông đã mất kiểm soát những điều kiện vốn đã kiềm chế sự sống còn của ông.  Chỉ có câu trả lời là sự tham dự chính trị.  Thật vậy, chỉ trong sự chế ngự cuộc sống riêng tư của một người, con người mới có thể vươn đến một tự do lớn hơn và ý nghĩa nhiều hơn.

Trường hợp vể tham gia phổ quát và nỗ lực vào chính trị, sau đó, là một sự tham gia hai mặt.  Về mặt tiêu cực, người ta cho rằng nếu các công dân không làm cho chính phủ do dân thành một thực tế, nếu họ không lợi dụng cơ hội làm cho các chính sách vốn hướng dẫn cho cuộc sống của họ, thì sau đấy họ trở thành những con mồi cho các nhà cai trị là những người cai trị độc tài.  Trên mặt tích cực, Rousseau nói rằng tham gia chính trị cần thiết cho sự phát triển toàn bộ nhân cách cá nhân.  Con người lành mạnh là một con người dân chủ, vì con người như thế không có một cảm nghĩ bất lực hay một cảm giác thất vọng, vốn là một loạt cho những ai là những “thần dân” cho sự cai trị của người khác.  Cái giá của tham dự có thể rất cao: thì giờ phải được dùng để nghiên cứu các luật, tham dự meeting, thảo luận đường lối.  Phần thưởng cho sự tham dự này không giản dị là sự vắng bóng của cai trị độc tài: nó cũng là sự sáng tạo của một nhân cách được giải phóng.

Nếu Rousseau muốn có mọi công dân dùng thì giờ ăn trưa tại hội đồng lập pháp, thì sau đó trách nhiệm này không được ủy thác cho một đại diện.  Dĩ nhiên, xã hội lý tưởng của Rousseau quá nhỏ đến nổi mỗi công dân có thể biết được các đồng bào của mình, và tất cả họ có thể vào vừa vặn trong một hội trường.  Trong một chính phủ dân chủ của một quốc gia rộng lớn, với điều kiện tốt nhất của nó, phải là một chính phủ đại diện.  Những cuộc hội họp của thành phố mà ở đấy tất cả tham dự trực tiếp được thay thế bởi sự tham dự gián tiếp:  các công dân chọn các nhà làm luật, và các nhà làm luật có nghĩa vụ ban hành luật ý chí của nhân dân.  Rousseau lưu ý về sự cần thiết cho phương thức đại diện.  Điều quấy động ông là chúng ta có khuynh hướng phổ biến nó cho các cấp và hiếm khi dừng lại để suy nghĩ về những cách thức mà đại diện làm sai lạc quá trình dân chủ.  Để nhấn mạnh thực tế này, Rousseau quả quyết rằng không có chủ quyền tối cao cũng như không có Ý Chí Tổng Thể có thể trong phân tích cuối cùng được đại diện:

Chủ quyền tối cao, vì cùng lý do như làm cho nó bất khả xâm phạm, không thể được đại diện: nó nằm chủ yếu trong Ý Chí Tổng Thể, và nó sẽ không thừa nhận đại diện: nó có thể giống như, hay khác hơn; không có khả thể trung gian.  Đại biểu của nhân dân, vì thế là không và có thể không là những đại diện của quyền tối cao: họ chỉ là những người quản lý, và có thể thi hành xuyên qua các hành động xác định.(60)

Rằng ý chí của một cá nhân không thừa nhận đại diện là một trong những sự thật lớn lao của lý thuyết chính trị bị quên lãng.  Ý Chí Tổng Thể, cần nên nhớ lại, nằm sâu trong trí và trong tâm của mỗi cá nhân của một cộng đồng.  Nó xuất hiện, trong hình thức chủ quyền tối cao, tại những thời gian như tất cả cá nhân được tụ họp với nhau. Nếu loại này của bàn thảo có một vòng mầu nhiệm, thì nó chỉ vì các phương pháp tâm lý học xã hội là vẫn chưa hoàn hão lắm để diễn tả hay giảng giãi rõ ràng chúng ta muốn gì về “bầu không khí” vốn xâm nhập một cộng đồng chính trị gắn kết.  Nhưng thực tế duy trì rằng các ý chí không thể được đại diện.  Chỉ có con người nói thật sự về Smith là tự chính Smith.  Vì Smith là 10,000 vai trò, sở thích, thái độ, và cảm xúc:  không một người nào có thể chuyển đổi ý chí của Smith ngoại trừ người ấy đã sống cuộc đời của Smith.  Tuy nhiên, một dân biểu Hoa Kỳ được kêu gọi để phát biểu cho gần 400,000 công dân, và một thành viên Quốc Hội Anh có thể phát biểu cho gần 100,000.  Rousseau muốn nói, sau đó, rằng nếu anh là một nông dân và đại diện của anh là một luật sư thành phố, luật sư ấy không thể biết hay đại diện ý chí của anh.

Đây là lý do tại sao có những yêu cầu lẻ tẻ “đại diện chức năng.”  Dưới một hệ thống như thế, tỷ lệ lập pháp có thể không căn cứ trên khu vực địa lý nhưng trên các nhóm nghề nghiệp: nông dân, thầy giáo, bác sĩ, công nhân kỹ nghệ, có thể tất cả có những đại diện cho phúc lợi đặc biệt của họ.  Có lẽ kế hoạch có thể được sắp đặt đến nỗi mà kích thước xã hội có thể được thêm vào và rằng đại diện cụ thể cho người da đen, Methodist, người ngoại ô, người thu gom tem thư có thể được cung cấp.  Không đi vào những thành tích của đề nghị này, thật là dễ đủ để thấy rằng lý thuyết của nó được căn cứ trên ý tưởng rằng khu vực địa lý tùy tiện “arbitrary” không đại diện ý chí của các công dân.  Nếu một người là chủ nhân một tiệm thuốc, nhiều ý muốn của ông ta như một cá nhân nằm trong vai trò của một người dược sư.  Nếu ý muốn này là để tham dự việc làm chính sách, thì những quy định của tổ chức phải được thực hiện để bao gồm ý muốn ấy.  Như các vấn đề hiện nay là, một dân biểu quốc hội được yêu cầu để đại diện các dược sĩ, nha sĩ, và những nhà trang trí nội thất.  Và ông ta giản dị không thể điều khiển để làm việc này.

Ngay cả khi “nostrums” như đại diện chức năng hoặc trình bày tỷ lệ đã được thông qua, vấn đề cơ bản vẫn sẽ tồn tại.  Mỗi một cá nhân có một ý chí độc đáo:  ý chí này là nhân cách của cá nhân ấy, tổng hợp của tất cả phẩm chất của ông ta.  Không có một người nào khác có thể là anh.  Trong lúc sự đại diện là một sự cần thiết trong một xã hội rộng lớn, Rousseau đang cố gắng để lưu ý chúng ta chỉ những gì được xem như là được đại diện.  Nếu ông đặt ra chuẩn mực của mình quá cao cho việc thực hành chính trị thực tế, ông đang làm điều này để mà các xã hội hiện hữu có thể có một mục tiêu hướng tới để mong đợi và dựa vào đó để đánh giá các tổ chức đại diện của họ.

Huỳnh Khuê (còn tiếp)


(50) Như trên, pp. 22-23

(51) Như trên, p. 31

(52) Như trên, p. 35

(53) Như trên, p. 34.

(54) Như trên, p. 33.

(55) Rousseau kể Machiavelli “‘Trong chân lý,’ Machiavelli nói,’ ‘không bao giờ có, trong bất kỳ xứ sở nào, một người làm luật mà không cầu viện đến Chúa; vì nếu không, luật của ông sẽ không được chấp nhận: trên thực tế, có nhiều sự thật hữu ích mà một người thông minh có thể hiểu biết về chúng mà không cần tự mình có những lý do rõ ràng như thế để có thể thuyết phục người khác.’” Như trên, p.34n

(56) Như trên, p. 55.

(57) Như trên, p. 74

(58) Như trên, pp. 77-78.

(59) Đối với một thảo luận đề nghị về tham dự hay không tham dự chính trị tại Hoa Kỳ, gồm cả một phân tích về những ai là người tham dự tích cực và tại sao, xem Robert Lane, The Political Life (Glencoe: Free Press, 1959)., ghi chú của Andrew Hacker.

(60) Social Contract, p. 78.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt