Bảo vệ nhân quyền ở Olympic Bắc Kinh 2022
Olympic có lịch sử phản đối bởi các vận động viên, nhưng Trung Cộng đang cố gắng ngăn chặn điều đó. Với mối quan tâm ngày càng tăng về bảo đảm quyền con người cho dân Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) và Hồng Kông, khả năng phản đối vi phạm nhân quyền ở Bắc Kinh sẽ ra sao?
Sự phản đối của các vận động viên gần như là một đặc điểm phổ biến của Olympic kể từ khi Olympic ra đời vào đầu thế kỷ 20.[1]
Tại Olympic 1906, vận động viên nhảy cao từ Ireland Peter O’Connor đã phản đối việc mình phải đăng ký với tư cách là một vận động viên người Anh – Ireland không có ủy ban Olympic quốc gia vào thời điểm đó. Peter O’Connor đã leo lên cột cờ trong lễ trao giải và vẫy cờ Ireland để phản đối việc phụ thuộc của Ireland vào Anh Quốc. [Đọc tiếp]
EPISODE # 7 VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927 – 1954
Việt-Dân Hoàng Văn Đào Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt phổ biến rộng rãi đến người Việt trong và ngoài nước để thấy sự thật của lịch sử
Đầu năm Nhâm Dần, tin vui đến với mọi nhà: hết dịch virus Vũ Hán
Bác Sĩ Edward T. Ryan, Giám Đốc Bệnh Truyền Nhiễm Toàn Cầu, Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts, thành phố Boston tiểu bang Massachusetts, Giáo Sư Đại Học Y Khoa Harvard, và Giáo Sư Miễn Dịch Học và Bệnh Truyền Nhiễm T.H.Chan School of Public Health.
Bác Sĩ Edward T. Ryan đã phát biểu tại Young President’ Organization (YPO) vào ngày 8/01/2022. Sau đây là những điểm đáng chú ý từ bài thuyết trình của Bác Sĩ Edward T. Ryan:
1. Gần 100% các trường hợp dương tính hiện nay tại Mỹ là Omicron. Delta gần như hoàn toàn biến mất khỏi hầu hết các tiểu bang ở Mỹ; [Đọc tiếp]
Những tin đáng chú ý về tình hình thế giới và Việt Nam…
1) Tổng thống Lukashenko: Chiến tranh chỉ xảy ra nếu Belarus hoặc đồng minh Nga bị tấn công
Lukashenko, đệ tử trung thành của Vladimir Putin, được Putin hỗ trợ thành tổng thống bù nhìn của Belarus suốt đời…Belarus là nước cùng biên giới với Ukraine, nay Nga điều động 13,000 quân vào nước này để tập trận chung chuẩn bị cho cuộc chiến. Lời tuyên bố dưới đây của Lukashenko có thể mang hai hai nhận định:
Một là, đánh lừa dư luận thế giới để Nga đánh bất ngờ. Hai là, Nga chỉ tập trung quân để tạo sức ép chính trị với tây Phương (?!)
Phát biểu trong một cuộc họp của chính phủ, TT bù nhìn Lukashenko của Belarus nhấn mạnh: “Chiến tranh có thể sẽ xảy ra, nhưng chỉ trong 2 trường hợp duy nhất. Đó là hành động xâm lược trực tiếp chống lại đất nước Belarus của chúng ta. Trường hợp thứ 2 để Belarus tham gia vào cuộc chiến – đó là khi đồng minh thân cận của chúng ta – Liên bang Nga bị tấn công trực tiếp, hoặc các hành động gây hấn tương tự nhằm vào lãnh thổ của Liên bang Nga. Điều này dựa trên các thỏa thuận liên minh giữa 2 đất nước của chúng ta”. [Đọc tiếp]
Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ: Cuộc tấn công của Nga sẽ “rất khủng khiếp”
Hôm này ngày 28 tháng 1 năm 2022, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin cùng Chủ Tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ tướng Mark Milley đã có cuộc họp báo tại Ngũ giác Đài quay quanh vấn đề Nga điều động quân đến biên giới Ukraine. Nội dung họp báo có những điểm quan trọng như sau:
Theo tường thuật của CNN, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark A. Milley cảnh báo cuộc tấn công của Nga vào Ukraine một khi xảy ra “sẽ rất khủng khiếp” và gây thương vong đáng kể. Vị đại tướng cao cấp cũng hối thúc Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn con đường ngoại giao. [Đọc tiếp]
Hun Sen: Con rối ASEAN
Lời người post: Năm Nhâm Dần các nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN chứng kiến một con “cọp ghẻ” ở Campuchia quậy phá. Cọp này là loại cáo hóa tinh, nhất định không đi theo đường ngay lẽ phải thuận thiên nhân loại tự do dân chủ. Dù đã được thế giới tự do khai đường mở lối từ năm 1990. Nhưng Hun Sen dùng trò “gian manh” để bám chặt chiếc ghế “thủ tướng muôn năm”. Năm Nhâm dần nghe đâu Hun Sen dung bá đạo “cha truyền con nối” nhường ngôi cho con trai là Hun Manet. Cũng năm Nhâm Dần này nó mập lên trông như con “cọp ghẻ” được cọp rằn Tập Cận Bình chống lưng, “cọp ghẻ” Hun Sen quậy phá tới bến.
***
Nhâm Dần sẽ chứng kiến những cơn vật vã mới của ASEAN. Một ASEAN-X có nguy cơ bị vô hiệu hóa. Qua con bài Hun Sen, Trung Cộng có thể làm cho tổ chức này rối loạn thêm? Rồi đây, sẽ chỉ còn lại một ASEAN7 hay vẫn còn ASEAN9? Nếu Campuchia-Lào-Myanmar rời khỏi ASEAN, Việt Nam sẽ tính sao? “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”. [Đọc tiếp]
Lời Thề Ở Đền Hùng. Màn 5
Màn 5: Nguyễn Thái Học, Cô Giang, Sư Trạch, Song Khê Nguyễn Khắc Nhu, Ký Con Đặng Trần Nghiệp, Lê Hữu Cảnh
Đường Sơn trước tác kịch bản Lời Thề Ở Đền Hùng, khi khí thế cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng còn hừng hực lửa, và làm sáng tỏ vai trò trung trinh của người liệt nữ trong khúc quanh éo le của lịch sử. Vở kịch diễn tả cao đẹp mẫu người liệt nữ phi thường Nguyễn Thị Giang, tức Cô Giang một bậc cân quắc anh thư đã làm chúng ta:
“Hãnh diện chẳng vì sông núi đẹp, Anh hùng liệt nữ quá hy sinh.”
Nghệ sĩ trình bày kịch thơ gồm: Hồng Vân, Mai Hương, Khánh Thuần và Đoàn Yên Linh. Chương trình phát thanh và truyền hình Việt Quốc trân trọng giới thiệu.
Đầu năm nghe Trung Cộng-Mỹ đánh trống thổi kèn trên Biển Đông
Hôm kia Trung Cộng tuyên bố đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold của Mỹ ngoài khơi các đảo ở Biển Đông, đồng thời lên án Mỹ có “hành động khiêu khích” trong tình hình căng thẳng gia tăng trên vùng biển tranh chấp:
– Khu Trục Hạm USS Benfold đến tuần tra ở Quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Hai (24/01) nơi mà Trung Cộng tuyên bố là thuộc chủ quyền của TC.
– Hải quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của Khu Trục Hạm USS Benfold phù hợp với luật hàng hải quốc tế;
– Nhưng Trung Cộng lên án Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền của họ trong khu vực tranh chấp.
– Mỹ đã từ chối chủ quyền của TC, từ thời Tổng Thống Donald Trump đã chính thức chối bỏ gần như tất cả các yêu sách lãnh hãi của Trung Cộng trên Biển Đông.
– Trung Cộng tuyên bố họ đã “xua đuổi” (drove away) một tàu chiến Mỹ và cáo buộc TT Joe Biden có “hành động khiêu khích” sau khi Khu Trục Hạm Benfold đang hoạt động ở Biển Đông.
– Hôm thứ Hai, Khu Trục Hạm Hạm USS Benfold đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Cộng tuyên bố là lãnh hãi của riêng mình mặc dù điều này không được quốc tế công nhận.
– Bộ chỉ huy quân Trung Cộng miền Nam cho biết Khu Trục Hạm Mỹ tiến vào vùng Hoàng Sa (Trung Cộng tự cho là chủ quyền của mình) mà không có sự chấp thuận của Trung Cộng, vi phạm chủ quyền của nước này và phá hoại sự ổn định của khu vực.
[Đọc tiếp]
Năm Nhâm Dần 2022 nói chuyện cọp
Ngày tết Nhâm Dần Âm lịch nhằm vào ngày 1 tháng 02 năm 2022, tại Việt Nam đó là ngày tết đầu năm. Tại hải ngoại ở Mỹ và các nước châu Âu, nơi nào có người Việt định cư đông đúc cũng có tổ chức lễ hội mừng Xuân năm mới. Mấy năm nay, do đại dịch virus Vũ Hán, tổ chức bị hạn chế không còn tưng bừng như những năm trước đây. Việc tổ chức cũng nhờ những thế hệ người Việt còn lưu lại tính phong tục Việt Nam. Không biết sau này con cháu chúng ta còn tổ chức như vậy hay không hãy để thời gian trả lời!
Năm nay là Nhâm Dần tức là năm con cọp chúng thử bàn về cọp liên hệ dân gian như thế nào mà nó nằm trong 12 con giáp. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ đặt 8,500 binh sĩ trong tình trạng ‘sẵn sàng cao độ’ để hỗ trợ các nước Đông NATO
Hôm thứ Hai (24/01), Ngũ Giác Đài thông báo rằng theo chỉ thị của Tổng thống Joe Biden, họ đang đặt 8,500 quân nhân Hoa Kỳ ở trạng thái “sẵn sàng cao độ để điều động” nhằm hỗ trợ các đồng minh Đông NATO nếu căng thẳng đang diễn ra giữa Nga và Ukraine leo thang.
Tham vụ Báo chí Bộ Quốc phòng (DoD) John Kirby nhấn mạnh với các phóng viên báo chí trong một cuộc họp báo ngày 24/01 rằng “chưa có quyết định điều động” bất kỳ quân nhân nào vào thời điểm này.
Ông Kirby nói: “Chúng ta vẫn cam kết với liên minh (NATO), và chúng ta chắc chắn vẫn cam kết tăng cường khả năng phòng thủ của sườn phía đông NATO đến mức độ mà họ mong muốn sự hỗ trợ thêm đó.” [Đọc tiếp]
Tin tức và bình luận thời sự nóng đáng chú ý
Một số tin tức nóng đáng chú ý cho tình hình thế giới liên quan đến tình hình Việt Nam:
1) Trung Cộng đang giở trò “cơ sở pháp lý mới” để thay thế đường”lưỡi bò 9 đoạn”
2) Mỹ viện trợ vũ khí giết người đến Ukraine đêm thứ Sáu 21/01/2022
3) Bộ Ngoại Giao ra lệnh gia đình nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ rời khỏi Ukraine vào thứ Hai 24/01/2022
4) Tổng Thống Joe Biden tuyên bố “hớ hênh” tại cuộc họp báo 19/01/2022 và cải chính
Xin xem tiếp nội dung chi tiết do https://vietquoc.org biên soạn [Đọc tiếp]
Giá trị tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Washington quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2022 tại Bắc Kinh tạo khả năng cô lập Trung Cộng trên trên chính trường quốc tế.
Vào cuối năm ngoái, TT Biden tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội Người Khuyết Tật (Paralympic) tổ chức tại tại Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm 2022. Lý do bà Thư Ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã nêu rõ vì “Cuộc diệt chủng đang diễn ra của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và các vụ vi phạm nhân quyền khác”. Washington tẩy chay ngoại giao nhưng cho phép vận động viên người Mỹ được tự do tham gia thi đấu với tư cách cá nhân. Phát Ngôn Viên của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc đã đáp trả một cách giận dữ với lời cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa thể thao, gây chia rẽ và kích động sự đối đầu”.
Chắc chắn sự việc này có sự tác hại chính trị nhất định đối với Trung Cộng, nếu không thì tại sao Bắc Kinh lại lồng lộn giận dữ làm gì? Đó là vấn đề và mục đích của bài viết này đề cập tới. [Đọc tiếp]
Pháp đổi chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trước sự hung hăng của Trung Quốc
Từ hai năm nay, Pháp từng bước thay đổi chiến lược đối phó với Trung Cộng, một “đối thủ toàn diện” của khối 27 nước và được ngầm nêu trong “Chiến lược hợp tác của Liên Hiệp Châu Âu tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương” công bố hôm 19/04/2021. Paris nhận thấy chủ quyền, lợi ích của Pháp trong vùng biển rộng lớn này bị tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đe dọa.
Trước Hạ Viện Pháp ngày 19/02, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly không vòng vo lên án Trung Cộng “coi thường luật lệ về tự do lưu thông trên biển”, “đầu tư ồ ạt vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”, nơi Pháp có 13 tỉnh, vùng và 1.5 triệu công dân sinh sống. Cụ thể hơn, “cứ bốn năm, Trung Cộng lại xây dựng lực lượng tương đương với Hải Quân Pháp, có nghĩa là mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Rõ ràng là sự hiện diện và vũ khí trang bị có thể gây ra mối đe dọa”, theo nhận định của đô đốc Jean Mathieu Rey, chỉ huy vùng Thái Bình Dương của Hải Quân Pháp, trên đài RFI ngày 09/05. [Đọc tiếp]
Tổng Tư Lệnh quân ly khai Miến Điện nói chuyện với Asian Times
Có bao giờ chúng ta lại nghĩ đến một nước Miến Điện láng giềng cách Việt Nam bởi nước Lào chật hẹp, lại phức tạp đến như vậy? Miến Điện ngày nay gọi là Myanmar. một quốc gia nằm bên bờ Ấn Độ Dương với diện tích 676,578 cây số vuông lớn gấp 2 nước Việt Nam (331,699 km2) cộng lại, dân số Miến Điện 53.5 chỉ bằng nửa dân số Việt Nam. Chúng ta nghe nhiều về Miến Điện khi có bà Aung Sang Sui Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình, bà từ giả chồng con ở nước Anh đơn thân độc mã trở về tranh đấu cho một nước Miến Điện được tự do dân chủ.
Nhìn thấy bà có tướng sang trọng nhưng số lận đận về già, tình duyên trắc trở nay lại bị bọn thảo khấu quân phiệt Miến Điện bạo ngược tuyên án tù bà đến 100 năm. Năm nay bà đã 74 tuổi, lại thêm 100 năm tù là thì bà phải sống đến 174 năm để bóc lịch cho hết hạn, nếu bà mất ở tuổi đại thọ 100 thì còn 74 năm tù ở âm ty.
Hôm nay đọc Asia Times mới nhìn ra một góc khuất khác của Miến Điện, qua bài phỏng vấn mới thấy đây một đất nước không phải như mình được biết, ở đó vô cùng phức tạp với các dân tộc thiểu số trong đó có người Arakan. Một tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương (xem hình giải màu đỏ là tỉnh Arakan).
Gần đây các nước trong khối ASEAN đang đánh bóng một nhân vật trẻ ở Miến Điện, anh ta là thiếu tướng Twan Mrat Naing, 43 tuổi, Tổng Tư Lệnh tư lệnh quân kháng chiến Arakan có 30,000 quân. Tỉnh này trước đây độc lập (thiết nghĩ nó như vùng cao nguyên của người thượng du Việt Nam xưa kia, sau này thành đất của Hoàng Triều Cương Thổ).
Arakan có biên giới phía Tây giáp bờ biển Vịnh Bengal, Phía Bắc giáp Bangladesh và Ấn Độ, Phía Đông có dãy núi cao Arakan làm bình phong ngăn với phần còn lại của Miến Điện. Xưa kia, vùng đất này chỉ tiếp cận với biển Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1937, Arakan thành một tỉnh của Miến Điện lấy tên Rakhine. Tuy là một tỉnh của Miến Điện nhưng người Arakan vẫn mơ về chủng tộc và lịch sử của họ, cho nên họ thành lập quân đội, hành chánh và thuế khóa….
Dưới đây là phần phỏng vấn của nhà báo Asian Times với thiếu tướng Tổng Tư Lệnh quân Arakan gọi là Arakan Army (AA): [Đọc tiếp]