Cầu Kerch (Crimea) bị Ukraine đánh sập lần thứ 2

Video cầu Kerch bị Ukraine tấn công 3:00 giờ sáng ngày 17 tháng 7 năm 2023

Vào 3:00 giờ sáng ngày thứ Hai 17/07/2023, những trái cầu lửa làm rung chuyển một vòm trời trên biển nước bao la. Tiếng còi kêu lên inh ỏi báo động quân Ukraine phá sập cầu Kerch, cây cầu nối đất liền Nga với đảo Crimea qua một eo biển dài 19km (12 miles).
Đây là cây cầu chiến lược trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, cầu gồm 2 tuyến đường xe hơi và xe lửa song hành, hằng ngày Nga chở vũ khí và lương thực tiếp tế cho quân đội Nga trên chiến trường Ukrainequa cây cầu này. [Đọc tiếp]

Thủy Quân Lục Chiến Mỹ làm Trung Cộng nể sợ (4)

Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ là một binh chủng riêng – gọi là Marine. Được trang bị riêng xe tăng, pháo binh, máy bay chiến đấu và những phương tiện chiến tranh hiện đại khác. Binh chủng Tổng Trừ Bị này luôn luôn ở tuyến đầu những trận đánh trong cuộc Đại Chiến Thế Giới I & II. Hoa Kỳ có 4 sư đoàn TQLC, trong đó có 3 sư đoàn hiện dịch và một sư đoàn trừ bị. Năm 2022, TQLC Mỹ  có khoảng 177,200 binh sĩ tại ngũ và khoảng 32,400 binh sĩ trừ bị. TQLC Mỹ đã đem lại cho nước Mỹ những chiến thắng vẻ vang… Chúng ta xem video dể thấy đời sống và chiến đấu của TQLC Hoa Kỳ.

 

Trung Cộng chế vũ khí thần kinh

Trên nhiều báo quốc tế như báo Ấn Độ (India’s Times) (1), báo quân đội Hoa Kỳ (Amrican Military News) (2)… và Truyền hình Mỹ (MSN.com) (3)… và nhiều cơ quan truyền thông khác đều đưa tin Trung Cộng đang sáng chế một loại vũ khí có tên neurostrike.

Neurostrike là vũ khí gì và sự nguy hiểm như thế nào?
Một chương trình phát triển vũ khí bí mật của Trung Cộng đó là loại vũ khí kỹ thuật công nghệ cao phối hợp giữa y học và quân sự được sáng chế nhằm phá vỡ các chức năng của não, được gọi là neurostrike. Thuật ngữ này được xử dụng trong quân sự gọi là “vũ khí thần kinh”. [Đọc tiếp]

Mỹ kêu gọi Trung Cộng chấm dứt quấy rối ở Biển Đông

Ngày 11/7, Hoa Kỳ kêu gọi Trung Cộng ngừng can thiệp vào các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, và chấm dứt “hành vi quấy rối thường xuyên” các tàu của các quốc gia có quyền hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Tàu HD8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại bãi Tư Chính Việt Nam tháng 6/2023

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller đã đưa ra một tuyên bố vào đêm trước kỷ niệm 7 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye năm 2016 vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền tham vọng của Trung Cộng đối với các vùng biển tranh chấp. [Đọc tiếp]

Kiểu ngoại giao “tùy tiện” của Trung Cộng thành thông lệ…

Ông Frans Timmermans (hàng trên bên trái) và ông Josep Borrell (trên phải) – Bà Janet Yellen (dưới trái) )và ông Antony Blinken (hàng dưới phải). (Nguồn ảnh: tổng hợp)

Hai chuyến thăm Trung Cộng của hai phó chủ tịch Ủy ban châu Âu được Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đối xử khác biệt, có nhận định cho rằng cách hành xử “cà chớn” trong đối ngoại này đã được Trung Cộng thường áp dụng tỏ thái độ ngoại giao.

Phát ngôn viên của Liên Minh Châu Âu (EU) tuyên bố hôm 4/7 rằng phía Trung Cộng đã bất ngờ hủy chuyến thăm dự kiến ​​vào ngày 10/7 của Phó Chủ tịch kiêm Đại diện về Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh Ủy Ban Châu Âu, ông Josep Borrell – Trước đó vài ngày, EU vừa thông báo về chuyến công du đến Trung Cộng của ông Borrell. [Đọc tiếp]

Trung Quốc và Solomon lại ký hiệp ước hợp tác an ninh…

Lời người post: Bao nhiêu nỗ lực ngoại giao của Mỹ, Solomon vẫn còn đi sát với Trung Cộng

Thủ Tướng Solomon Sogavare gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 10/07/2023

Ngày 10/7, Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận về hợp tác cảnh sát như là một phần của việc nâng cấp quan hệ của họ lên cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, bốn năm sau khi quốc gia Thái Bình Dương rút khỏi quan hệ với Đài Loan và chuyển sang bắt tay với Trung Quốc.

Hiệp ước hợp tác cảnh sát nằm trong số 9 thỏa thuận được ký kết sau khi Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare gặp Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường tại Bắc Kinh, nhấn mạnh sự thay đổi chính sách đối ngoại của quốc gia ông.

Ông Sogavare đã đến Trung Cộng hôm 9/7 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi hai nước đạt được hiệp ước an ninh vào năm ngoái, trước sự báo động của Mỹ và các nước láng giềng bao gồm Úc, New Zealand. [Đọc tiếp]

Mỹ không bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập NATO…

TT Zelensky (trái) và Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg (phải) – Hình minh hoạ Internet

Bắt đầu ngày 11/07/2023, 31 thành viên khối NATO sẽ họp thượng đỉnh tại thành phố Vilnius, Lithuania. Trong đó có việc quan trọng là bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập Liên Minh NATO.
Cách đây mấy ngày, Tổng thống Zelensky đã bôn ba thăm viếng các nước châu Âu để vận động vào Liên Minh NATO. Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Zelensky ngạc nhiên nghe tổng thống Recep Erdogan nói với một thái độ cởi mở khác thường: “Ukraine xứng đáng là thành viên khối NATO”, trong khi đó Erdogan đã từng gây khó khăn cho Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO.
Cũng ngạc nhiên không kém khi TT Mỹ Joe Biden lại từ chối bỏ phiếu cho Ukraine vào NATO như tờ New York Time đưa tin ngày 9/07: “Biden nói Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO (Biden Says Ukraine Is Not Ready for NATO Membership)” (1). Trước khi đến dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO tại Vilnius, TT Joe Biden ghé thăm nước Anh, tại London thì ông và thủ tướng Anh, Sunak đều bảo đảm hỗ trợ cho Ukraine: “Biden và Sunak cam kết hỗ trợ Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh NATO (Biden and Sunak pledge support for Ukraine ahead of NATO summit) (2). Vài hôm trước khi Biden đi châu Âu ông tuyên bố “Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh cho Ukraine theo kiểu Israel”. Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đang lúc Ukraine đang có chiến tranh với Nga, nếu chấp nhận Ukraine gia nhập vào khối NATO thì sẽ kích hoạt điều 5 của khối này cho phép Mỹ và các thành viên NATO đưa quân vào Ukraine để trực tiếp đánh với quân Nga. Điều này không loại trừ Trung Cộng, Iran sẽ nhảy vào giúp Nga. Lúc đó Thế Chiến Thứ III bùng nổ, sự tác hại không biết đâu mà lường kể cả chiến tranh nguyên tử huỷ diệt nhân loại…
Tuy vậy, hiện đang có nhiều lý luận ngược lại trong giới học giả tây Phương cho rằng: Cần cho Ukraine vào Liên Minh NATO để kết thúc vĩnh viễn chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine với những lý do cũng không kém phần thuyết phục.
Bài báo này đưa lên không nói chuyện đúng sai, mà chỉ đưa ra những quan điểm trái chiều để độc giả có cái nhìn rộng rãi về vấn đề thời sự và nhận thấy sự thăng hoa của những suy nghĩ trái chiều. Từ đó chứng minh sự hẹp hòi, bủn xỉn, ti tiện của chế độ độc tài bịt miệng để nghe một chiều.
Tựu trung có 5 lý do cho rằng Ukraine tham gia NATO để dứt chiến tranh lâu dài với Nga là:
[Đọc tiếp]

Chỉ còn 30% FSB ủng hộ Putin nếu một cuộc binh biến khác xảy ra…

Mikhail Khodorkovsky rời đi sau khi đưa ra bằng chứng trước Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, ở London vào ngày 1 tháng 11 năm 2022. Khodorkovsky là một trong những doanh nhân quyền lực nhất của Nga trong những năm 1990, trước khi xung đột với Điện Kremlin. ISABEL/AFP/GETTY IMAGES

FSB (Federal Securiry Service)  là cơ quan an ninh Liên bang Nga như CIA của Mỹ.

Có chưa đến một phần ba (30%) Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga (FSB) sẵn sàng ủng hộ Putin nếu cuộc binh biến của Yevgeny Prigozhin lặp lại, Mikhail Khodorkovsky, cựu tỷ phú Nga sống lưu vong, nói với Newsweek Magazine.
Cựu giám đốc dầu mỏ Nga Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại nhà lãnh đạo Nga, cho biết ông thường được các thành viên của FSB liên lạc, những người vỡ mộng với chế độ của Putin đã cung cấp cho ông “tin tức”.
Người đàn ông 60 tuổi, được Điện Kremlin chỉ định là “đặc vụ nước ngoài”, đứng đầu công ty năng lượng Yukos trước khi ngồi tù một thập niên ở Nga vì những gì các nhà phê bình gọi là cáo buộc có động cơ chính trị. Ông là một trong những người ủng hộ thay đổi dân chủ sớm nhất ở Nga, chỉ trích nạn tham nhũng tràn lan tại cuộc gặp trên truyền hình với Putin vào đầu năm 2003. Khodorkovsky được tổng thống Nga ân xá vào năm 2013, nhưng vẫn là người chỉ trích chế độ hàng đầu.

[Đọc tiếp]

Mỹ cung cấp bom/đạn chùm (cluster bombs) cho Ukraine…

Sự tàn phá của bom/đạn chùm trên mặt đất

Cuộc phản công của Ukraine có tiến bộ đôi chút, nhưng rất chậm không như Mỹ và các nước Tây phương mong đợi. Cuộc tiến công có vẻ ỳ ạch vì quân Nga đã chuẩn bị công sự phòng thủ nhiều lớp giao thông hào kiên cố từ hơn năm qua. Có những nơi quân Nga có ba lớp giao thông hào phòng thủ và bên ngoài có những cột bê-tông hình nón ngăn chặn xe tăng không tiến lên được!

Đó là lý do chính tại sao Mỹ phải cung cấp bom/đạn chùm, một loại vũ khí phá những căn cứ phòng thủ hữu hiệu để có thể giúp cho Ukraine tiến nhanh hơn… [Đọc tiếp]

Di chúc của những nhân vật không Cộng Sản trái ngược với Cộng Sản như thế nào?

Lời người post:

1) Tôn Dật Tiên (1866-1925): tên Tôn Văn, tự là Tải Chi, hiệu Nhật Tân, Dật Tiên nên gọi là Tôn Dật Tiên. Suốt đời bôn ba ở hải ngoại để lật đổ chế độ phong kiến Nhà Thanh của Mãn Châu. Tôn Dật Tiên sáng lập ra Trung Hoa Quốc Dân Đảng và là người đóng vai trò chủ chốt trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh xây dựng một nước dân chủ ở Trung Hoa.
2) Tưởng giới Thạch (1887-1975): Tên Tưởng Trung Chính, tên chữ là Giới Thạch nên thường gọi là Tưởng Giới Thạch, học trò của Tôn Dật Tiên. Kế vị lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ năm 1928-1975. Lúc đầu ở Trung Hoa Lục Địa (1928-1949) đánh với Cộng Sản Mao Trạch Đông và chống quân Nhật xâm lược. Năm 1949 ông bị Cộng Sản Mao đánh bại phải di tản ra đảo Đài Loan năm 1949 và thành lập Trung Hoa Dân Quốc tại quốc đảo này.
3) Mao Trạch Đông (1893-1976): Lãnh tụ Cộng Sản Trung Hoa, theo chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lê sau này đảng Cộng Sản Tàu thêm vào tư tưởng Mao. Cộng Sản Mao chiến thắng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch năm 1949 và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Trung Hoa Lục Địa chúng ta thường gọi là Trung Cộng.

4) Hồ Chí Minh (1890-1969): Theo đảng Cộng Sản Mác-Lê-Mao, nghĩa là người được Cộng Sản Mác-Lê đào tạo hàng thập niên và sau này tôn Mao làm thầy về “tư tưởng Mao”. Người Việt quốc gia cho Hồ Chí Minh là tội đồ dân tộc. Với dân tộc và tổ quốc Việt Nam Hồ Chí Minh có hai cái tội to lớn chưa từng thấy trong lịch sử:
– Thứ nhất là ký hiệp định Genève chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, khác gì chặt thân mệnh mẹ Việt Nam làm hai, sau đó tiến hành xâm lược miền Nam gây nên chết chóc hàng triệu sinh linh…
– Thứ hai là du nhập chế độ ngoại lai cộng sản man rợ vào Việt Nam.

Con người trước khi chết thường kêu lên tiếng vọng từ đáy lòng. Chúng hãy nghe 4 người trên trăn trối khi chết như thế nào nhé:
[Đọc tiếp]

Ba ứng Cử Viên Tổng Thống của đảng Cộng Hoà nói về gói thuốc phiện tại Toà Bạch Ốc

Gói bột trắng được tìm thấy ở West Wing, Toà Bạch Ốc hôm 5/7/2023 là cocaine.

Lời người post: Hôm 5/07/2023 hầu hết các cơ truyền thông và báo chí đưa tin những hàng tít lớn: Phát giác gói bạch phiến tại Tòa Bạch Ốc trong khu làm việc của Tổng Thống Joe Biden sau khi con trai của ông là Hunter Biden đã đến đó vào cuối tuần qua.
Tờ Điện tử DailyMail (Anh): Theo chi tiết được cập nhật mới đây, phát hiện cocaine được gói trong một ‘chiếc túi cỡ đồng xu’ ở West Wing Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của TT Biden. Sau khi thử nghiệm được xác nhận đó là chất bạch phiến. Cơ quan mật vụ FBI hiện đang rà soát các đoạn phim an ninh ghi
lại để tìm hiểu nguồn gốc gói cocaine này. Hunter Biden đang toát mồ hôi lạnh (Hunter must be sweating bullets today) vì ông có viếng thăm bố là Joe Biden tại Toà Bạch Ốc và ông cũng từng có tiền án về nghiện ma tuý trước đây. [Đọc tiếp]

Vụ nổi dậy tại Đắk Lắk đã hé lộ…

Trong vòng đỏ là tỉnh Đắk Lắk giáp biên với Capuchia (Bản đồ VN)

Câu chuyện 6 sĩ quan công an Cộng Sản Việt Nam (CSVN) của hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur bị bắn chết ở tỉnh Đắk Lắk trong tháng trước đã gây xôn xao trong và ngoài nước. Nhiều dư luận suy đoán chứ không có một điều gì chắc chắn là do ai tổ chức. Đến nay đã gần 100 người dân Đắk Lắk bị công an CSVN tình nghi và bắt để điều tra, mà chưa tìm ra thủ phạm chủ mưu.

Nếu nói rằng biến cố ở hai xã tỉnh Đắk Lắk là một cuộc tự phát của dân thiểu số (người Thượng) do nhà cầm quyền CSVN cướp nương rẫy mà họ đã bỏ bao nhiêu công lao để khai phá và trồng trọt hoa màu như một biến cố “tức nước vỡ bờ” thì không đúng hẳn.

Mà phải nói đây là một cuộc nổi lên có tổ chức. Vì sao dám khẳng định điều này?
Vì sự tấn công vào hai xã Ea Tiêu và Ea K’tur xảy ra cùng thời điểm, điều này chứng tỏ những người tấn công vào hai xã trên có liên lạc với nhau chặt chẽ để chọn cùng thời điểm tấn công – đó là cơ bản của tổ chức.

Thêm nữa, đến nay vẫn chưa bắt được người cầm đầu hoặc người quan trọng trong hai cuộc tấn công vào trụ sở hai xã trên để giết chết công an, như vậy họ đã tính toán đường rút khi thực hiện xong công việc (đây là yếu tố cơ bản thứ hai về tổ chức) – họ đã cao bay xa chạy đến nước khác mà nghi là Campuchia vì Đắk Lắk có biên giới giáp với Campuchia. [Đọc tiếp]

NHƯỢNG TỐNG và BÀI THƠ “CẢM ĐỀ LỊCH SỬ̉”

Lời người post: Trước khi đọc bài này trang nhà https://vietquoc.org có bài viết để tưởng niệm Nhượng Tống (xin bấm vào link để đọc) Tưởng niệm lần thứ 66 nhà cách mạng Nhương Tống qua đời.

Hoàng Phạm Trân – Nhượng Tống (1904-1949)

1. Lược Sử Nhượng Tống:

Nhượng Tống (1904-1949), tên thật là Hoàng Phạm Trân, bút danh Nhượng Tống (NT), người tỉnh Nam Định. Ông là nhà văn, nhà báo, dịch giả đại tài, nhà cách mạng Việt Nam và là thầy thuốc Bắc.
Thân sinh là Ông Hoàng Hồ, đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông Nhượng Tống.

Sinh ra trong một gia đình Nho học, NT được học chữ Hán ngay từ nhỏ. Sau Ông tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Dù học lực rất uyên bác, nhưng NT không có một mảnh bằng nào cả.
Nam Đồng Thư Xã nhà xuất bản, chuyên phổ biến các sách truyện phát động chủ nghĩa yêu nước. Nhượng Tống tham gia Nam Đồng Thư Xã, và sau đó trở nên thành viên nòng cốt.
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại làng Thể Giáo, Hà Nội. Ông là Ủy Viên Trung Ương Đảng bộ. Trong vai trò trọng yếu [Tổng Vụ Tuyên Nghiên Huấn] NT chuyên biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên. 

[Đọc tiếp]

Cục diện chiến tranh Ukraine thay đổi thế nào nếu quân Ukraine có thể vượt sông Dnieper?

Sông Dnieper: quân Ukraine và Nga hai bên bờ sông

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đã nhấn mạnh về các mối lo ngại của Nga trước tình hình quân Ukraine có thể vượt sông Dnieper ở khu vực Kherson, đồng thời đưa ra đánh giá tình trạngg này sẽ có ý nghĩa như thế nào với diễn biến cuộc chiến hiện nay.

Theo các giới chức quốc phòng Anh, từ ngày 23/6, quân đội Ukraine đã điều động lực lượng gần cầu Antonovsky trong khi đó Nga có thể đã điều quân từ Nhóm Chiến đấu Dnieper thuộc Quân khu phía Nam tới tăng cường khu vực Zaporizhzhia. [Đọc tiếp]

Nước Nga đang đi về đâu?

Khi nào Putin sụp đổ?

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga “hậu Putin” đang tới gần hơn.

 

Hệ thống đang sụp đổ

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên chương trình “Face the Nation” (CBS, 23/06): “Cuộc nổi dậy của Prigozhin bộc lộ những rạn nứt về hệ thống. Nó thách thức trực tiếp quyền lực của Putin”. Theo Bộ Quốc phòng Anh, “Đây là thách thức lớn nhất đối với Nga trong thời gian gần đây. Cuộc binh biến có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng, vì đó là sản phẩm của một hệ thống quản trị rối loạn sắp dẫn đến hỗn loạn” (bardak). [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt