Mỹ không bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập NATO…

TT Zelensky (trái) và Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg (phải) – Hình minh hoạ Internet

Bắt đầu ngày 11/07/2023, 31 thành viên khối NATO sẽ họp thượng đỉnh tại thành phố Vilnius, Lithuania. Trong đó có việc quan trọng là bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập Liên Minh NATO.
Cách đây mấy ngày, Tổng thống Zelensky đã bôn ba thăm viếng các nước châu Âu để vận động vào Liên Minh NATO. Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Zelensky ngạc nhiên nghe tổng thống Recep Erdogan nói với một thái độ cởi mở khác thường: “Ukraine xứng đáng là thành viên khối NATO”, trong khi đó Erdogan đã từng gây khó khăn cho Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO.
Cũng ngạc nhiên không kém khi TT Mỹ Joe Biden lại từ chối bỏ phiếu cho Ukraine vào NATO như tờ New York Time đưa tin ngày 9/07: “Biden nói Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO (Biden Says Ukraine Is Not Ready for NATO Membership)” (1). Trước khi đến dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO tại Vilnius, TT Joe Biden ghé thăm nước Anh, tại London thì ông và thủ tướng Anh, Sunak đều bảo đảm hỗ trợ cho Ukraine: “Biden và Sunak cam kết hỗ trợ Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh NATO (Biden and Sunak pledge support for Ukraine ahead of NATO summit) (2). Vài hôm trước khi Biden đi châu Âu ông tuyên bố “Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh cho Ukraine theo kiểu Israel”. Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đang lúc Ukraine đang có chiến tranh với Nga, nếu chấp nhận Ukraine gia nhập vào khối NATO thì sẽ kích hoạt điều 5 của khối này cho phép Mỹ và các thành viên NATO đưa quân vào Ukraine để trực tiếp đánh với quân Nga. Điều này không loại trừ Trung Cộng, Iran sẽ nhảy vào giúp Nga. Lúc đó Thế Chiến Thứ III bùng nổ, sự tác hại không biết đâu mà lường kể cả chiến tranh nguyên tử huỷ diệt nhân loại…
Tuy vậy, hiện đang có nhiều lý luận ngược lại trong giới học giả tây Phương cho rằng: Cần cho Ukraine vào Liên Minh NATO để kết thúc vĩnh viễn chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine với những lý do cũng không kém phần thuyết phục.
Bài báo này đưa lên không nói chuyện đúng sai, mà chỉ đưa ra những quan điểm trái chiều để độc giả có cái nhìn rộng rãi về vấn đề thời sự và nhận thấy sự thăng hoa của những suy nghĩ trái chiều. Từ đó chứng minh sự hẹp hòi, bủn xỉn, ti tiện của chế độ độc tài bịt miệng để nghe một chiều.
Tựu trung có 5 lý do cho rằng Ukraine tham gia NATO để dứt chiến tranh lâu dài với Nga là:

Thủ Tướng Anh Sunak (trái) tiếp Tổng Thống Joe Biden (phải) tại Luân Đôn ngày 10/07/2023

1) Để ngăn chặn Putin

Putin sẽ không từ bỏ xâm lăng Ukraine, chừng nào Putin còn tin rằng mình có thể thành công. Nếu cần ông ta sẽ tạm dừng chiến tranh để lấy sức, tái thiết lực lượng quân đội và tiếp tục cuộc xâm lăng cho đến khi đạt mục đích. Như năm 2014 xâm lược Crimea đến năm 2022 xâm lăng Ukraine lấy 4 tỉnh dưới chiêu trò Trưng Cầu Dân Ý giả hiệu. Tại sao Nga làm như vậy? Trong một bản tuyên ngôn dài gần 7,000 chữ mà Putin đã công bố năm 2021, cho rằng người Ukraine và người Nga là “một dân tộc” là hậu duệ của “Nước Nga cổ đại” gắn kết với nhau cùng một ngôn ngữ, một nền văn hóa và tôn giáo Chính Thống Giáo làm gốc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô “Nga đã bị cướp nước”, Ukraine bị cắt rời khỏi “tổ quốc của họ”. Nga sẽ không dừng lại cho đến khi chiếm trọn Ukraine để sáp nhập vào đế chế Nga.

Để theo đuổi mục tiêu này, Nga cần phải dài hơi, kiên nhẫn. Putin tin rằng lợi ích của NATO giúp đỡ Ukraine hiện nay sẽ giảm dần theo thời gian khi chi phí leo thang và những đời Tổng Thống Mỹ sẽ nảy sinh nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Hoa Kỳ kém dẻo dai và thường tính toán với những cuộc chiến lâu ngày. Putin quả quyết nhất định thắng; ông ấy chỉ cần tiếp tục chiến đấu cho đến khi Tây Phương bỏ cuộc. Vậy thì, cách duy nhất để ngăn chặn Putin xâm lược Ukraine là làm cho Putin không bao giờ có hy vọng đạt được mục tiêu đó tức là đưa Ukraine vào khối NATO.

Ngược lại, để Ukraine đứng ngoài NATO sẽ là miếng mồi Putin tiếp tục mục tiêu của ông ta. Tư cách thành viên của Liên Minh NATO sẽ là thẻ kim bài miễn tử bảo vệ an ninh cho Ukraine. Đưa Ukraine vào Liên Minh NATO và Liên Minh Châu Âu (EU) là vững vàng nhất về quân sự lẫn kinh tế chặn đứng tham vọng và hy vọng của Putin.

2) Để củng cố sức mạnh và vị thế của TT Zelensky 

Nếu hiện nay Tổng thống Ukraine Zelensky có một tuyên bố hớ hênh với người dân Ukraine rằng: Zelensky sẵn sàng có một thỏa thuận hòa bình với Nga bằng cách nhường một phần lãnh thổ cho Nga, thì ông ấy sẽ bị người dân Nga truất phế ngay lập tức. Đại bộ phận dân Ukraine đang quyết tâm chiến đấu giành lại toàn bộ phần đất của Ukraine đã mất, tuyệt đối không có sự thỏa hiệp. Điều này đã hai lần chứng minh. Lần đầu vào tháng 10/2022 một thăm dò của viện Gallup cho thấy 70% dân Ukraine đồng ý sẽ chiến đấu đến chiến thắng cuối cùng, họ xác định là chiếm lại toàn bộ lãnh thổ bị Nga chiếm giữ kể từ năm 2014, gồm cả Crimea. Lần thứ hai, một cuộc thăm dò của Tổ Chức Sáng Kiến Dân Chủ được công bố vào tháng 5/2023 cho thấy những suy nghĩ của người Ukraine không thay đổi, có 67.8% người Ukraine nói rằng không có sự nhượng bộ nào đối với Nga là có thể chấp nhận được. 
Hiện tại, Ukraine đang trong giai đoạn đầu của cuộc phản công. Có những chiến thắng nhỏ, họ cần thời gian và phương tiện để thành công lớn. Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho Ukraine để họ chiến đấu thu hồi tất cả các vùng đất bị chiếm đóng trái phép của Nga. Tuyệt đối Mỹ không được sử dụng lời hứa với tư cách thành viên NATO để gây áp lực Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ!

Như vậy, Zelensky có thể trở nên đủ mạnh và uy tín để người dân Ukraine để thực hiện nền độc lập mà họ đang mong đợi.

Vị thế địa lý của Ukraine đối với Liên Minh NATO. Trong hình các nước màu xanh đậm ở châu Âu là thành viên của Liên Minh NATO.

3) Để tiết kiệm tiền thuế dân Mỹ

Hòa bình rẻ hơn chiến tranh rất nhiều. Không có tư cách thành viên NATO, Ukraine như thỏi nam châm thu hút sự xâm lược của Nga từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dĩ nhiên mỗi lần có chiến tranh là Mỹ sẽ tiếp tục rót tiền tỷ USD hỗ trợ Ukraine để tự vệ. Chúng ta phải ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong tương lai. Nếu không, Putin sẽ tiếp tục cuộc xâm lược của mình vài năm sau bất kể lệnh ngừng bắn mà Nga đã ký kết. 
Đó là chưa nói đến tiền bạc giúp viện trợ nhân đạo sau mỗi lần chiến tranh ở Ukraine. Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) ước tính chi phí xây dựng do chiến tranh tàn phá ở Ukraine hiện nay là 411 tỷ USD. Trong đó có thể được bù đắp bằng cách khai thác 300 tỷ USD ở Ngân Hàng Trung Ương Nga mà các ngân hàng phương Tây đã tịch thu được. Phần lớn phần còn lại có thể đến từ đầu tư của tư nhân, đầu tư này chỉ có được khi tư nhân tin rằng cuộc tấn công của Nga sẽ không tiếp tục trong tương lai.
Bằng cách tạo niềm tin thu hút đầu tư tư nhân, tư cách thành viên NATO cũng sẽ giúp ích cho an ninh và ổn định ở Ukraine. Đồng thời cho phép Ukraine tự cung cấp khả năng phòng thủ cho mình, giống như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic khi đã là thành viên NATO họ thi hành nhiệm vụ rất tốt. Một Ukraine ổn định, có chủ quyền và thịnh vượng sẽ là khách hàng thương mại của Mỹ. Một Ukraine bất ổn, dưới sự đe dọa liên tục từ Nga tấn công sẽ làm mất tiền thuế của dân Mỹ!

4) Tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ với Nga

Thật là xa vời, và khó khăn bất tận đối với các nước phương Tây sẽ không bao giờ tạo được mối quan hệ xây dựng thành thật với Nga cho đến khi lựa chọn của Kremlin về xâm lược Ukraine bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đầu óc của họ.
Nga cho rằng hành vi hiếu chiến của họ sẽ làm cho NATO lỗ lã chứ không có lợi, không khéo chiến tranh nguyên tử xẩy ra. Như lời của Tổng Thống Bush (cha) đã đúng: Tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ tạo ra sự ổn định, có thể chuyển thành hợp tác. Còn không Nga còn coi Ukraine là con mồi muốn nuốt chửng. Một lựa chọn cho Ukraine vào thành viên NATO sẽ rất hữu ích. Nó chấm dứt hoàn toàn hy vọng của Nga xâm lăng Ukraine, đồng thời tạo điều kiện Nga dễ dàng hợp tác với NATO chứ không là kẻ thù”.

5) Để củng cố sức mạnh của NATO

Cuối cùng, đưa Ukraine vào NATO không chỉ tốt cho Ukraine mà nó cũng tốt cho NATO. Ukraine hiện có quân đội có khả năng hợp tác với NATO tốt nhất, thuộc loại thiện chiến nhất ở châu Âu. Không giống như một số đồng minh, Ukraine sẽ sẵn sàng đóng góp 2% GDP hay nhiều hơn nữa vào quốc phòng NATO. 

Vậy thì nếu Ukraine chưa vào được NATO trong năm nay thì ít nhất trong khi chờ đợi Ukraine gia nhập NATO, các nhà lãnh đạo NATO nên tiếp cận Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO ở Vilnius gồm hai phần:

– Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO ở Vilnius, NATO cần một cam kết chắc chắn và rõ ràng, nhất là Hoa Kỳ phải mạnh miệng mời Ukraine tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Minh NATO Kỷ Niệm 75 năm ở Washington DC vào mùa hè năm 2024. Sau đó, NATO giúp Ukraine tạo ra sự an toàn mà NATO sẽ bảo đảm bằng cách giúp Ukraine chặn đứng toàn bộ tấn công của Nga đến một mức độ mà NATO có thể mời Ukraine gia nhập một cách an toàn vào năm 2024.
Trong việc định hình các điều kiện trên thực địa, mục tiêu của NATO, đứng đầu là Hoa Kỳ nên giúp Ukraine bằng mọi cách giành lại từng tất đất của Ukraine càng sớm càng tốt.
Có thể là một sai lầm khi nghĩ rằng một cuộc chiến tranh Nga-Ukraine sẽ chấm dứt khi không có thẻ bảo hiểm nào. Hiện nay phải cung cấp tất cả các loại vũ khí mà Ukraine đang tìm cách thực hiện thành công cuộc phản công của mình, bao gồm hoả tiễn chính xác tầm xa, xe tăng và máy bay chiến đấu tối tân nhiều hơn trên chiến trường sẽ đưa cuộc chiến đến điểm mà Nga phải ngưng lại là lựa chọn duy nhất.
Chứng minh cho Nga và thế giới biết Ukraine bảo vệ đất nước của mình là chính đáng và nhất định thành công.

Tổng hợp: htttp://vietquoc.org


(1) https://www.nytimes.com/2023/07/09/us/politics/biden-ukraine-nato.html
(2) https://www.washingtonpost.com/politics/2023/07/10/biden-uk-nato-sunak-king/

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt