HKMH Mỹ ghé Việt Nam: Trung Quốc mượn lời báo chí tỏ ý bất bình
Bắc Kinh “không hài lòng” về chuyến viếng thăm Việt Nam của một Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ lần đầu tiên từ sau chiến tranh. Đây không phải là tuyên bố chính thức của bộ Ngoại Giao Trung Cộng, mà là phát ngôn vào ngày 07/03/2018 của Hoàn Cầu Thời Báo, được giới quan sát mệnh danh là cái loa diều hâu của chế độ Bắc Kinh, do đảng Cộng Sản Trung Cộng điều hành.
Trong một bài xã luận, ấn bản Anh Ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo xác nhận rằng “Việc Trung Cộng cảnh giác và tỏ ra không vui (từ nguyên văn là unhappiness) là điều khó tránh khỏi” và Bắc Kinh đang theo dõi sát các diễn biến liên quan. [Đọc tiếp]
Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, CSVN đi dây giữa Washington và Bắc Kinh
Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm 05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh mẽ trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.
Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công… “đổ bộ” vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi công ty Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Cộng cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng. [Đọc tiếp]
Ấn Độ dùng Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Cộng hôm 8/3 nhận định rằng thông qua chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch nước [Cộng Sản] Việt Nam Trần Đại Quang vào tuần trước, Ấn Độ muốn tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương, tìm cách kìm tỏa Trung Cộng.
Mặc dù truyền thông Ấn Độ cho biết chuyến thăm của Trần Đại Quang là một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt – Ấn, nhưng chuyến thăm này đã được báo chí phóng đại, Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho biết. [Đọc tiếp]
Ấn Độ khiến cả biên đội tàu Trung Quốc phải quay đầu
Theo tờ Sputnik, Ấn Độ đưa tin rằng: đội tàu chiến Ấn Độ khiến cả đội chiến hạm Trung Cộng phải quay đầu về nước khi đang trên đường đến Maldives. Thông tin này được thông tấn Nga dẫn nguồn từ quân sự Ấn Độ cho biết, hồi cuối tháng 2. Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận quy mô cực lớn trên Ấn Độ Dương, với sự góp mặt của các khí tài đang hoạt động Hải và Không quân.
New Delhi khẳng định kịch bản cuộc diễn tập này nhằm mô phỏng hoạt động tác chiến trên cả 2 mặt trận cùng nổ ra một lúc với Trung Cộng và Pakistan.
Cuộc diễn tập này diễn ra cùng thời điểm cả đội tàu chiến của Trung Cộng bao gồm nhiều khu trục hạm, một tàu hộ vệ, một tàu đổ bộ hạng nặng Type-071 và ba tàu chở dầu đã tiến vào Ấn Độ Dương với mục đích không rõ ràng. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump gia tăng áp lực thương mại với Trung Cộng
Chính quyền Trump gia tăng áp lực thương mại với Trung Cộng:
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ thông qua quyết định tăng thuế đối với thép nhập khẩu và nhôm trong tuần này khi ông quyết gia tăng áp lực đối với Trung Cộng nhằm cắt giảm mất cân bằng thương mại với Mỹ xuống 1 tỷ USD.
Ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Tư: “Trung Cộng đã bị yêu cầu phải xây dựng một kế hoạch cho năm nay về việc giảm 1 tỷ USD thặng dư thương mại khổng lồ của họ với Hoa Kỳ”. Ông Trump không nêu chi tiết về tuyên bố này cũng như việc yêu cầu đó đã được chuyển tải tới Bắc Kinh như thế nào. [Đọc tiếp]
Chuyên gia: “7 phần tượng trưng, 3 phần thực chất khi USS Carl Vinson thăm”
Giữa trưa ngày 5/3, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson và hai tàu hộ tống đến cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài cho đến ngày 9/3, theo tường thuật của báo chí Việt Nam.
Chuyến thăm được coi là có tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ thăm một cảng Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá với VOA rằng chuyến thăm “có 7 phần tượng trưng và 3 phần thực chất”.
Tin cho hay, lễ đón các tàu USS Carl Vinson, USS Lake Champlain và USS Wayne E. Meyer đã diễn ra tại Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, chiều 5/3, với đại diện phía chủ nhà là các quan chức của Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. [Đọc tiếp]
Hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson đến Đà Nẵng
Hôm nay, 05/03/2018, chiếc hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng, mở đầu chuyến viếng thăm 5 ngày ( 05 đến 09/03 ), trong bối cảnh hai quốc gia cựu thù thắt chặt quan hệ quốc phòng nhằm đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ghé thăm một cảng của Việt Nam. Tháp tùng chiếc Carl Vinson, nặng hơn 100 ngàn tấn, là hai tàu hộ tống : tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. Trên hàng không mẫu hạm này có đến hơn 6000 người, gồm thủy thủ đoàn, phi công… Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên có đông quân nhân Mỹ như thế ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. [Đọc tiếp]
Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson
Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt – Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.
VOA: Ông có thể cho chúng tôi biết đôi chút về nguồn gốc Việt của mình được không? [Đọc tiếp]
Việt Nam và Ấn Độ kêu gọi tuân thủ tuyệt đối luật quốc tế ở Biển Đông
Ngày 04/03/2018, chủ tịch nước Cộng Sản Việt Nam Trần Đại Quang rời Ấn Độ, kết thúc ba ngày công du nhằm tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi mặt. Trong bản Tuyên Bố Chung đúc kết chuyến thăm, hai bên đặc biệt nhấn mạnh đến quyết tâm đẩy mạnh hợp tác song phương trong lãnh vực quốc phòng và an ninh, đồng thời nhất trí kêu gọi “tuân thủ tuyệt đối” luật pháp quốc tế, trong đó có việc duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông.
Lãnh vực quốc phòng và an ninh đã được hai bên nêu bật trước tiên trong bản Tuyên Bố Chung, xem đấy là “trụ cột quan trọng, hiệu quả” của quan hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt – Ấn.
Đà Nẵng chuẩn bị đón tàu sân bay Mỹ ghé thăm hữu nghị
Ngày mai, 05/03/2018, theo kế hoạch dự kiến, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson sẽ cặp bến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, thực hiện một chuyến thăm hữu nghị được giới quan sát đánh giá là lịch sử, kéo dài đến ngày 09/03. Đây là lần đầu tiên từ năm 1975 một tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam.
Theo thông báo chính thức, tháp tùng theo hàng không mẫu hạm Carl Vinson, còn có hai tàu hộ tống: tuần dương hạm USS Lake Champlain, và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. [Đọc tiếp]
Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ lần đầu cập bến Việt Nam
Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.
Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”. [Đọc tiếp]
Đô Đốc Harry Harris: Đại Sứ Ấn Độ – Thái Bình Dương
Vào ngày 9/2, Tổng Thống Trump cho biết là ông sẽ bổ nhiệm Đô Đốc Harry Harris Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ làm Đại Sứ Mỹ tại Úc. Harris là một vị tướng 4 sao mang hai dòng máu Mỹ – Nhật đầu tiên nhậm chức Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 2015.
Chức vụ Đại Sứ Mỹ tại Úc bỏ trống từ khi cựu Đại Sứ John Berry về hưu vào tháng 9 năm 2016. Sự chậm trễ của chính quyền Trump trong việc bổ nhiệm người thay thế khiến cựu Phó Thủ Tướng Úc Tim Fisher than phiền là Mỹ không tôn trọng đồng minh Úc. Fisher cho rằng đây là một hình thức trả đũa của Tổng Thống Trump vì Thủ Tướng Turnbull yêu cầu Mỹ thi hành cam kết nhận người tỵ nạn mà Tổng Thống tiền nhiệm Obama đã hứa với Úc. Nhưng thời gian chậm trễ được đền bù xứng đáng với ứng viên đại sứ. Harry Harris được hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo chiến lược của Úc đón nhận một cách nồng hậu. Euan Graham, Giám Đốc Chương Trình An Ninh Quốc Tế của Viện Nghiên cứu Lowy phát biểu rằng Canberra thở phào nhẹ nhõm và rất vui mừng với tin này. Peter Jennings, Tổng Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) cho rằng Đô Đốc Harry Harris là một chiến binh trí thức văn võ song toàn có tầm nhìn đúng đắn và trung thực về tình hình an ninh và chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt là ông nhận thức rõ tham vọng bành trướng và ý đồ đảo ngược trật tự thế giới dựa trên luật quốc tế của Trung Cộng. Thủ Tướng Turnbull cũng đã mau chóng gửi lời chào mừng Harris qua twitter. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump tăng thuế nhôm thép
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu nước ngoài và 10% đối với nhôm, tăng nguy cơ chiến tranh thương mại với Trung Cộng.
Ngày 1/3, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã quyết định áp các hình thức trừng phạt lên thép và nhôm nhập khẩu. Động thái này gây thất vọng cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa, cố vấn của Trump và làm rúng động thị trường chứng khoán thế giới.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, tổng thống nói rằng ông sẽ áp (thêm) mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu nước ngoài và 10% đối với nhôm. [Đọc tiếp]
Cuộc đối đầu: chiến tranh thương mại Mỹ-Trung…
Lần cuối cùng Mỹ khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại đã là gần 40 năm trước. Khi đó, tổng thống đương nhiệm là Ronald Reagan, còn đối thủ là một đồng minh thân cận: Nhật Bản.
Trong lần đụng độ ấy, Nhật Bản đã gục ngã trước sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ. Kết cục, Tokyo chấp nhận hạn chế xuất khẩu và chuyển các nhà máy sản xuất xe hơi sang bờ Đông Thái Bình Dương, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trên đất Mỹ.
Sau 4 thập niên, Washington dường như một lần nữa chuẩn bị cho một cuộc “khói lửa can qua” về kinh tế, nhưng lần này, người đứng bên kia chiến tuyến là Trung Cộng. So với Nhật Bản của thập kỷ 80, Trung Cộng hôm nay là một đối thủ nặng ký với nền kinh tế hùng mạnh hơn rất nhiều. Không có dấu hiệu nào cho thấy phần thắng lần này có thể nằm chắc trong tay Washington.
Giáo xứ Phú Yên: Cuộc tiễn đưa chưa từng có
Truyền thông nhà nước Cộng Sản Việt Nam từng lên án Linh mục Đặng Hữu Nam, cho rằng ông là người “kích động” giáo dân và yêu cầu ông phải bị thuyên chuyển khỏi giáo xứ Phú Yên, nơi có nhiều ngư dân bị ảnh hưởng thảm họa môi trường tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.