Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump gia tăng áp lực thương mại với Trung Cộng

Tt  Donald Trump 

Chính quyền Trump gia tăng áp lực thương mại với Trung Cộng:

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ thông qua quyết định tăng thuế đối với thép nhập khẩu và nhôm trong tuần này khi ông quyết gia tăng áp lực đối với Trung Cộng nhằm cắt giảm mất cân bằng thương mại với Mỹ xuống 1 tỷ USD.

Ông Trump viết trên Twitter hôm thứ Tư: “Trung Cộng đã bị yêu cầu phải xây dựng một kế hoạch cho năm nay về việc giảm 1 tỷ USD thặng dư thương mại khổng lồ của họ với Hoa Kỳ”. Ông Trump không nêu chi tiết về tuyên bố này cũng như việc yêu cầu đó đã được chuyển tải tới Bắc Kinh như thế nào.

Thép và nhôm đều là nguyên liệu quan trọng cho xe hơi, máy bay và các máy móc gia dụng được sản xuất tại Mỹ. Mỗi năm, Mỹ sử dụng khoảng 100 triệu tấn thép mà 1/3 (tức 33 triệu tấn) là thép nhập khẩu. nhiều nhất từ Trung Cộng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ cần 5,5 triệu tấn nhôm mỗi năm và hơn 90% trong số đó là nhập khẩu.

Thực tế, việc tăng thuế nhập khẩu mới được cho là một bước đi mới trong nỗ lực thúc đẩy chính sách bảo hộ của Tổng thống Donal Trump, bảo vệ hàng hóa và thị trường Mỹ, trong đó phần lớn nhắm đến hàng hóa xuất xứ từ Trung Cộng. Sáu nhà sản xuất thép của Mỹ đưa đơn kiện lên Bộ Thương mại cho rằng, thép Trung Cộng được xuất sang Việt Nam rồi xuất sang Mỹ để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu của Mỹ. Lượng thép Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tăng vọt kể từ khi Mỹ tăng thuế chống phá giá đối với sản phẩm thép Trung Cộng 2 năm trước, cho thấy nhiều công ty của Trung Cộng “đội lốt” Made in Việt để hưởng chênh lệch thuế, Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

Thị trường dấy lên các lo ngại ảnh hưởng của việc đánh thuế cao lên các doanh nghiệp thép niêm yết. Các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, việc đánh thuế cao nếu xảy ra sẽ không ảnh hưởng quá tiêu cực lên các nhà xuất khẩu thép. Trước hết, thị trường Mỹ không chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp thép. Theo ước tính, cả Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Thép Nam Kim (NKG), 2 doanh nghiệp tiên phong trong việc xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2016 đều tiêu thụ không quá 5% tổng sản lượng tại thị trường này. Các doanh nghiệp cho biết, do quy mô đơn đặt hàng, chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng không có lợi nên xuất khẩu sang Mỹ chỉ nhằm mục đích tìm hiểu thị trường và hỗ trợ đẩy sản lượng tiêu thụ.

Quan trọng hơn, thị trường Mỹ không phải mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp mạnh về xuất khẩu tôn mạ, bởi hoạt động xuất khẩu trong khu vực ASEAN vẫn đang sôi động. Theo số liệu cập nhật 11 tháng năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 2,4 triệu tấn thép vào các nước khối ASEAN, chiếm 59% tổng lượng xuất khẩu thép. Xuất khẩu sang Mỹ chỉ dừng ở mức 470.000 tấn, chiếm chưa tới 11% tổng lượng xuất khẩu.

Như vậy, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôn, thép của Việt Nam nếu mất thị trường Mỹ sẽ gần như không gặp khó khăn gì, khi lực cầu nội địa và nội khối ASEAN vẫn mang lại dư địa tăng trưởng khả quan.

Việt Nam nằm trong số các nước mà Bộ Thương mại Mỹ đề xuất đánh thuế nặng lên các sản phẩm xuất khẩu thép và nhôm

Các doanh nghiệp thép Việt vẫn còn nhiều cách tiếp cận thị trường Mỹ, bởi mục tiêu của chính phủ nước này là chặn các mặt hàng có nguồn gốc Trung Cộng được gia công hoặc tạm nhập tại các nước khác để né thuế. Bằng việc sản xuất từ thượng nguồn hoặc sử dụng bán thành phẩm được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp vẫn có thể chứng minh xuất xứ Việt Nam để bán hàng tại thị trường khắt khe như Mỹ, khối EU và Úc.

Trước đây, Việt Nam xuất khẩu thép cán nguội và tôn mạ vào thị trường Mỹ, trong khi ngành sản xuất nội địa không hề có khả năng cung ứng thép cán nóng, đều phải nhập khẩu (phần lớn nhập khẩu từ Trung Cộng). Đây chính là lý do các nhà máy tôn mạ Việt Nam nằm trong danh sách xem xét đánh thuế cao của Mỹ. Sang năm 2017, ngành thép nội địa Việt Nam đã sản xuất gần 10 triệu tấn thép thô và gần 1,3 triệu tấn thép cán nóng HRC, đều là những sản phẩm phù hợp quy định về xuất xứ của Mỹ. Dự kiến trong năm 2019, các lò cao mới của Formosa Hà Tĩnh và HPG đi vào hoạt động, nâng tổng công suất thép cán nóng của thị trường nội địa lên khoảng gần 10 triệu tấn/năm. Đây là nguồn cung bán thành phẩm dồi dào cho các doanh nghiệp tôn mạ như HSG và NKG, đồng thời là nhân tố quan trọng để “hóa giải” các quy định khắt khe về xuất xứ.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt