“Đàn áp dân chủ không có lợi cho kinh tế VN”
Với tình trạng đàn áp dân chủ nhân quyền gia tăng, Việt Nam có thể sẽ phải trả giá bằng nền kinh tế, một tác giả đưa ra nhận định trên Bloomberg hôm 25/8.
Nhà báo Ilaria Maria Sala chuyên về Trung Quốc và Châu Á nhận định nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây với tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở 2,3%.
Tuy nhiên, ngay cả khi nền kinh tế phát triển, chính trị của Việt Nam đã trở nên khắt khe hơn. Ngày càng có nhiều nhà bất đồng chính kiến bị kết án nặng hơn. [Đọc tiếp]
Việt Nam hôm nay: Trăn trở và nỗi lo
Trung Cộng: Tướng ‘khắc tinh’ của Việt Nam thăng chức
Ông Lý Tác Thành, người từng chiến đấu trong Chiến tranh Biên giới Việt – Trung năm 1979, mới được thăng chức làm Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng. Tin Reuters trích một tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng nói rằng tướng Lý, 63 tuổi, lên thay thế ông Phòng Phong Huy.
Bộ này không trực tiếp thông báo về việc thăng chức của ông Lý Tác Thành, mà chỉ đề cập tới chức vụ mới của vị tướng này trong cuộc gặp với một quan chức quốc phòng Pakistan ở Dushanbe, thủ đô của Tajikistan. [Đọc tiếp]
Người Việt Nam không ưa Trung Cộng, còn quan chức CSVN thì muốn dĩ hòa
Cô Hà Trần ở thành phố Sài Gòn mỗi khi đi mua đồ ăn, quần áo hay đồ điện tử, thường tránh mua hàng nhập từ nước láng giềng khổng lồ phương Bắc. Cô nói hàng “thì dổm,” còn Trung Cộng thì chẳng tử tế gì với Việt Nam.
“Trung Cộng xuất nhiều hàng chất lượng kém sang Việt Nam. Chúng tôi biết rằng họ không xuất khẩu hàng kém chất lượng như vậy cho các nước khác trên thế giới. Do đó chúng tôi tránh mua hàng Trung Cộng,” cô Hà, 24 tuổi, nhân viên của một hãng thiết kế ở Sài Gòn. Người Việt chuộng hàng Nhật và hàng Âu, Mỹ hơn. “Chúng tôi đã nhiều lần xài hàng Trung Cộng trước đây, và nhận thấy chúng rất dễ hư, vỡ.” [Đọc tiếp]
Một quy định đen tối để thâu tóm quyền lực của Nguyễn Phú Trọng
Trong đảng Cộng Sản Việt Nam từ lâu chúng có danh từ “đồng chí” nhưng không phải “đồng bọn” hoặc “đồng nhóm lợi ích” – Ví dụ như Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng trước đây, nay là Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang biến mất trên “chốn ồn ào lăng Ba Đình” cũng thế vì không phải “đồng bọn”. Gần đây xuất hiện Nguyễn Phú Trọng với dáng dấp nho nhã của “tổng làng”, không hung dữ như Lê Duẩn, không độc ác như Lê Đức Thọ tay thì cầm dao giết người mà miệng vẫn cười tươi. Nguyễn Phú Trọng tự cho là có “mẹo sâu” – mẹo đây là mẹo vặt, hãy nghe người trong nước nói về cái “mẹo vặt” của Nguyễn Phú Trọng đang học Tập Cận Bình ở Trung Cộng tâu tóm quyền lực như thế nào?
Về bộ sách lịch sử Việt Nam: Vẫn là sử đểu!
Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở trong nước với Phó Gíao Sư. Tiến Sĩ Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới.
Ông nói, “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu tổng thống.
…Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.“
Trần Đại Quang “tái xuất” trên bài viết chửi bới thế lực thù địch
Dân nói về việc bồi thường thảm họa Formosa
Audio tường trình từ Việt nam về việc Formosa đền bù 500 triêu đô-la cho dân đi về đâu – nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cuỗm hết ?
Quân sư Steve Bannon đã ra đi…
Quân sư là người bầy mưu, hiến kế cho những vị vua chúa ngày xưa; nối nghiệp họ là quý ông advisor – những ngài cố vấn Mỹ mà một số lớn sĩ quan VNCH có kinh nghiệm đắng cay với họ – những vị quân sư Mỹ quyền hạn đầy mình, nhưng lại không biết gì cả về chiến tranh VN.
Quân sư Steve Bannon không thuộc loại cố vấn Tầu trong chuyện Tam Quốc, mà cũng không thuộc loại cố vấn Mỹ, thích hướng dẫn sĩ quan VN, về cuộc chiến tranh mà họ hiểu biết ít hơn người Việt.
Bannon là một trong một nhúm người Mỹ trắng nuôi tham vọng người Mỹ gốc Âu châu giữ vai trò chúa tể cai trị những người Mỹ gốc Phi Châu và Á Châu; ông được ứng cử viên Donald Trump trọng dụng vì đã khéo dùng thuyết “Quyền Lực Da Trắng” (QLDT) thuyết phục một số cử tri Mỹ trắng dồn phiếu bầu Trump lên ngôi tổng thống. [Đọc tiếp]
Tranh chấp Mỹ-Trung dưới thời Trump
Bắc Kinh không khỏi thở phào nhẹ nhõm khi được tin hai cố vấn cao cấp Steve Bannon (Chiến lược gia – Chief Strategist) và tỷ phú Carl Icahn (Cố vấn đặc biệt – Special Advisor) cùng rời bỏ tòa Bạch Ốc hôm 08/18/2017. Đây là hai trong số ba nhân vật nòng cốt bày tỏ lập trường diều hâu trong bang giao và thương mại Mỹ-Trung.
Tỷ phú Carl Icahn khi được mời làm Cố vấn đặc biệt (Special Advisor) cho Tổng thống Trump đã trả lời với đài CNBC vào tháng 12/2016 [1] rằng ông không chủ trương tranh chấp với Trung Cộng, nhưng nếu chiến tranh kinh tế giữa hai nước không thể tránh được thì nên khởi động sớm tốt hơn là muộn (Lời người viết: Hoa Lục hiện giống như con cua đang lột vỏ khi chuyển đổi từ đầu tư sang tiêu thụ nội địa nên là lúc yếu thế nhất). [Đọc tiếp]
Dù gặp nhiều tai nạn, Hoa Kỳ vẫn duy trì các chiến dịch ở Biển Đông
Hôm qua, 25/08/2017, một viên tướng Mỹ khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn duy trì các chiến dịch tại vùng Biển Đông đang tranh chấp, cho dù đã xảy ra nhiều vụ tai nạn của các chiến hạm Mỹ tại châu Á.
Theo hãng tin Reuters, đang viếng thăm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, tướng Terrence O’Shaughnessy, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương, hôm qua tuyên bố rằng khả năng phòng thủ của quân đội Mỹ vẫn nguyên vẹn, mặc dù đã xảy ra 4 tai nạn liên quan đến các chiến hạm Mỹ từ đầu năm đến nay ở châu Á. Gần đây nhất là vụ khu trục hạm USS John S. McCain đụng một chiếc tàu chở dầu ngoài khơi Singapore ngày 21/08, khiến 2 thủy thủ chết và 8 thủy thủ mất tích.
Có bàn tay Trung Cộng trong vụ tàu chiến John McCain bị nạn ở ngoài khơi Singapore?
Trung Cộng bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động dư luận thế giới. Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay. Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra. Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài: “Trung Cộng bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ”.
Báo Úc trích lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Cộng, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. [Đọc tiếp]
Nga và Trung Cộng, bạn hay thù?
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong những năm gần đây tỏ ra có quan hệ nồng ấm. Tuy nhiên The Economist trong bài viết mang tựa đề “Nga và Trung Cộng, đối tác bấp bênh” đã nhận định, mối nghi ngờ tiềm ẩn giữa đôi bên cũng rất sâu sắc.
Hôm 21/07/2017, ba tàu chiến Trung Cộng đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên tại Biển Baltic với hạm đội Nga. Hai cường quốc muốn gởi đi một tín hiệu đến nước Mỹ cũng như người dân trong nước, rằng chúng tôi đoàn kết chống lại sự thống trị của phương Tây, không sợ hãi trong việc biểu dương lực lượng ngay tại sân sau của NATO! Cuộc tập trận cũng nhằm chứng tỏ tình hữu nghị Nga-Trung thắm thiết như thế nào. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Moscow (Mạc Tư Khoa) và Bắc Kinh từ thập niên 60 đến thập niên 80.
Không đặc xá và Trần Đại Quang vắng mặt bất thường: điều gì đang xảy ra?
Một luật sư nói rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam không ký đặc xá dịp lễ Quốc Khánh 2-9 năm nay là một thiếu sót, và không thể vì Chủ tịch nhà cầm quyền VN nước vắng mặt mà gây cản trở hay đình trệ quốc sự.
Luật sư Đặng Đình Mạnh từ thành phố Hồ Chí Minh nói rằng việc không xét đặc xá dịp lễ 2-9 này là một thiếu sót lớn:
“Việc không xét đặc xá trong dịp lễ Quốc khánh 2-9, một dịp lễ lớn nhất của quốc gia, là một sự thiếu sót rất lớn. Điều này không nên.” [Đọc tiếp]
Tranh luận chung quanh từ “ngụy quân”, “ngụy quyền”
Sau khi chiếm miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 – Nhà cầm quyền CSVN gọi quân đội Việt Nam Cộng Hoà là “nguỵ quân” và các quan chức làm việc trong chính quyền VNCH là “nguỵ quyền” (theo tự điển của Việt Cộng: Nguỵ quyền là chính quyền do lực lượng phản động lập ra để chống lại chính quyền nhân dân hợp pháp).
Có những ý kiến khác nhau về việc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam phát hành bộ sách Lịch sử Việt Nam, công nhận Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là một thực thể, và không còn gọi chính quyền ở Sài gòn trước 1975 là “ngụy quân, ngụy quyền” nữa. Có người cho đây là một dấu hiệu tích cực, có người hoài nghi động cơ phía sau việc loại bỏ danh từ “ngụy quân, ngụy quyền”, có người cho là điều này không có nghĩa lý gì, và cũng có người cho đây là “một sự kiện lịch sử”, có thể báo hiệu những sự thay đổi khác trong tương lai.