Ngũ Giác Đài: Không kích của Mỹ-Anh-Pháp áp đảo hệ thống phòng không Syria
Ngũ Giác Đài ngày thứ Bảy cho biết Hoa Kỳ đã áp đảo và tránh được hệ thống phòng không của Syria trong đêm để tấn công mọi mục tiêu chính yếu của chương trình vũ khí hóa học của Syria, trong một cuộc tấn công nhiều mũi nhọn từ trên không và ngoài biển cùng với các đồng minh Anh và Pháp.
Mặc dù hoạt động này diễn tiến trong vòng bí mật hàng giờ trước vụ nổ đầu tiên, song chỉ mất vài phút từ vụ nổ đầu tiên cho tới vụ nổ cuối cùng để thực hiện 105 cuộc tấn công bằng phi đạn điều hướng chuẩn xác nhắm vào ba mục tiêu vũ khí hóa học của Syria, các quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết. [Đọc tiếp]
Diễn tiến cuộc tấn công của Mỹ-Anh-Pháp vào Syria tối qua…
Cuộc oanh kích và phóng hỏa tiễn hành trình của liên minh Mỹ-Anh-Pháp vào Syria đêm 13 tháng 4 vào lúc 9 giờ tối (giờ Washington DC) tức 4 giờ sáng (giờ Damascus – Syria) ngày 14 tháng 4.
Theo tuyên bố của các nhà lãnh đạo đồng minh Mỹ-Anh-Pháp thì mục đích của cuộc ném bom và phóng hỏa tiễn hành trình vào Syria nhằm phá vỡ các cơ xưởng chế bom hóa học và vị trí có chứa bom hóa học. Cuộc chiến lần này chỉ xẩy ra trong vòng 1 giờ đồng hồ. Hoa Kỳ phóng 105 hỏa tiễn hành trình Tomahawk và điều động máy bay ném bom chiến lược B1 oanh kích các mục tiêu. Pháp bắn hỏa tiễn và cho máy bay oanh kích, Anh cho oanh tạc cơ oanh kích các mục tiêu ở thủ đô Syria và các mục tiêu cho rằng chứa bom hóa học.
Cũng theo lời phát biểu của các lãnh đạo đồng minh thì cuộc ném bom không mang ý nghĩa chính trị loại trừ nhà độc tài Bashar al-Assad mà chỉ nhằm mục tiêu chận đứng Assad dùng bom hóa học giết hại dân lành của mình ở Syria. Đồng thời lên án Nga và Iran là hai nước đồng mình che chở cho Assad thực hiện hành vi giết người vô nhân đạo này.
Đây là đợt dằn mặt đầu tiên, và liên minh Mỹ-Anh-Pháp hứa sẽ hành động tiếp tục cho đến khi Assad từ bỏ dùng vũ khí hóa học giết người.
Cuộc ném bom được thế giới hoan nghênh. Kể cả bà Hillary Clinton đều cho TT Trump làm đúng. Dưới đây là tin tức, hình ảnh, phim ảnh liên quan đến cuộc chiến tối hôm qua. Ngày giờ dưới đây được tính theo theo giờ EST (giờ Washington DC) [Đọc tiếp]
Mỹ, đồng minh phát động không kích Syria
Tổng thống Donald Trump tối thứ Sáu loan báo Mỹ, Pháp và Anh đã cùng nhau phát động các cuộc tấn công quân sự ở Syria để trừng phạt Tổng thống Bashar al-Assad về việc ông ta bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân, và để răn đe những vụ tấn công tương tự trong tương lai.
Những tiếng nổ lớn có thể nghe thấy ở thủ đô của Syria vào lúc ông Trump loan báo các cuộc không kích, AP và Reuters đưa tin. [Đọc tiếp]
Tin nóng: Mỹ khởi động cuộc không kích ở Syria
Tổng thống Trump vừa ra lệnh tấn công quân sự chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad, gia nhập liên minh Anh và Pháp trong việc phóng hỏa tiễn nhằm trả đũa những gì mà các quốc gia phương Tây nói là việc tấn công hóa học thường dân của chính phủ Assad, Washington Post đưa tin.
Cuộc tấn công đánh dấu lần thứ hai trong một năm ông Trump đã xử dụng vũ lực chống lại Assad, người bị các quan chức Mỹ cáo buộc đã tiếp tục thách thức phương Tây.
Ông Trump công bố các cuộc tấn công trong một cuộc họp báo tối 13/4 (giờ Mỹ, sáng nay giờ Việt Nam): “Mục đích hành động của chúng ta tối nay là thiết lập một sự ngăn chặn mạnh mẽ chống lại việc sản xuất và sử dụng vũ khí hoá học”, ông Trump nói, mô tả vấn đề này là quan trọng đối với an ninh quốc gia. Ông Trump cũng cho biết Mỹ đang chuẩn bị “để duy trì phản ứng này” cho đến khi đạt được mục đích.
Ông Trump đã nêu vấn đề với cả Nga và Iran – những nước ủng hộ chế độ Assad: “Quốc gia muốn gắn kết với các vụ giết người hàng loạt là loại quốc gia gì?” và gợi ý rằng một ngày nào đó Mỹ có thể “làm việc cùng với” cả hai nếu họ thay đổi chính sách của họ.
(Bản tin này sẽ tiếp tục được cập nhật)
Chiều 13/4: 60 hỏa tiễn hành trình Tomahawk có thể đang trên đường tới Syria
Hoa Kỳ, Pháp và Anh mở rộng kế hoạch tấn công Syria
Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đã nói chuyện qua điện thoại vào tối thứ Năm (12/4) và đồng ý rằng chế độ Assad đã thiết lập một hình mẫu nguy hiểm trong việc sử dụng vũ khí hóa học, một người phát ngôn cho biết.
“Họ đã đồng ý rằng, điều quan trọng là việc sử dụng vũ khí hoá học đã không bị ngăn chặn, và một yêu cầu ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học bởi chế độ Assad là cần thiết”, người phát ngôn này nói. “Họ đã đồng ý để làm việc chặt chẽ với nhau về một phản ứng đáp trả của quốc tế”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Tập Cận Bình “diễu võ dương oai”….
Trong khi tại Syria ở Trung Đông đang sôi động, Mỹ-Anh-Pháp đang đối đầu với Nga không biết chiến tranh bùng nổ lúc nào? Thì tại Thái Bình Dương, Trung Cộng đưa hải quân tập trận bắn đạn thật và Tập Cận Bình “khoe” đồ trận để duyệt binh. Tuy vậy, Mỹ đã sẵn sàng nghênh chiến cả hai bên, Hoa Kỳ điều Hàng Không mẫu Hạm nguyên tử vào vùng “lửa đạn” thật. Khai triển máy bay do thám MQ-4C Triton ra vùng biển Đông, Hàng Không Mẫu hạm USS Roosevelt vẫn tiếp tục diễn tập ở Biển Đông…
Có phải Tập Cận Bình lợi dụng cơ hội này để Nga và Trung Cộng cùng gây rối ở hai nơi để thử thách khả năng của Hoa Kỳ?
Tình hình từ Biển Đông đến Trung Đông không yên tĩnh, cả cuộc chiến kinh tế lẫn quân sự như thể hai bên đang thử thách nhau!
Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam
Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Trung tướng David Berger, vừa có chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hải quân Việt Nam.
Báo Hải quân Việt Nam cho biết chiều ngày 10/4, Trung tướng Berger đã gặp Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Phó Tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam trích lời ông Berger nói: “Chuyến thăm lần này của đoàn là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Hải quân Việt Nam, đưa mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Việt Nam và lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ngày càng đi vào chiều sâu.” [Đọc tiếp]
Syria: “Lằn ranh đỏ” của Nga với phương Tây
Vụ tấn công vũ khí hóa học mà chế độ Damas bị nghi là thủ phạm nhắm vào thường dân ở Đông Ghouta, Syria, đã làm dấy lên các phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Pháp và Mỹ dọa sẽ có hành động trả đũa thích đáng. Tuy nhiên, Nga, đồng minh lâu đời của Syria, lên tiếng cảnh báo là có những “lằn ranh đỏ” mà Hoa Kỳ và các đồng minh không nên vượt qua.
Đương nhiên, mục tiêu tấn công mà phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhắm đến chính là chế độ Bachar al-Assad, theo như nhận định của chuyên gia Igor Delanoe, phó giám đốc Đài Quan Sát Nga – Pháp tại Moskva, với nhật báo Liban L’Orient-Le Jour. [Đọc tiếp]
Tổng thống Trump: Sẽ sớm có quyết định về Syria
Tổng thống Donald Trump nói ngày thứ Năm 12/4 ông đã họp về vấn đề Syria mà trước đây Ông đã từng đe dọa tấn công bằng phi đạn để đáp ứng với một vụ tấn công bằng chất độc hóa học và Ông hy vọng sẽ sớm có quyết định.
Những lo ngại về một cuộc đối đầu giữa Nga, đồng minh lớn của Syria, và phương Tây đã tăng cao kể từ khi Ông Trump ngày 11/4 nói phi đạn “sẽ bay tới” sau khi có cuộc tấn công vào thị trấn Douma của Syria ngày 7/4, đồng thời lên án Moscow vì đã ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói Pháp có bằng chứng là chính phủ Syria thực hiện cuộc tấn công, mà các tổ chức trợ giúp nói là đã làm hơn một chục người thiệt mạng, và sẽ quyết định xem có tấn công trả đũa hay không khi tất cả những thông tin cần thiết đã được thu thập đủ. [Đọc tiếp]
Nguy cơ Mỹ-Nga đối đầu tại Syria
Khả năng các nước phương Tây phát động một chiến dịch quân sự ở Syria, dẫn đến một cuộc đối đầu với Nga đang phủ lên vùng Trung Đông hôm thứ sáu 13/4 mặc dù chưa thấy có dấu hiệu rõ rệt cho thấy cuộc tấn công do Hoa Kỳ dẫn đầu sắp diễn ra.
Các chuyên gia vũ khí hoá học quốc tế đã tới Syria để điều tra cuộc tấn công bằng khí độc mà các lực lượng chính phủ Syria bị quy lỗi đã thực hiện tại thị trấn Douma, giết chết hàng chục người. Hai ngày trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh cáo Syria rằng các tên lửa “sẽ tới” nước này để đáp lại cuộc tấn công vũ khí hoá học.
Các đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm thứ sáu sẵn sàng đổ lỗi cho ông Trump thay vì cho ông Assad về cuộc khủng hoảng mới nhất.
Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nói các quan hệ quốc tế không nên phụ thuộc vào tâm trạng của một người vào buổi sáng, một cách nói rõ ràng ám chỉ những tin nhắn trên Twitter của ông Trump. [Đọc tiếp]
Syria: Nga đối mặt với trục Mỹ-Anh-Pháp sau vụ Đông Ghouta
Trong khi quân đội Syria chiếm lại toàn bộ ngoại ô thủ đô Damas với sự yểm trợ của Nga, Iran và “vũ khí hóa học”, nước Pháp có thể phối hợp với Mỹ và Anh tấn công chế độ Bachar al Assad. Nhưng với nguy cơ đụng độ trực tiếp với Nga, và hệ quả vượt tầm kiểm soát của cả các bên, liệu trục Mỹ-Anh-Pháp có tái diễn kịch bản 2013 khi Barack Obama vào giờ chót thoái lui?
Cho dù Nga và Syria cực lực phủ nhận những cáo buộc xử dụng vũ khí hóa học, ngày 07/04 vừa qua, để chiếm nốt vị trí cuối cùng của phe nổi dậy ở Đông Ghouta, bất chấp một nghị quyết hưu chiến do chính Nga biểu quyết, Tây phương dường như đang chuẩn bị không kích chế độ bị xem là “thảm sát dân không gớm tay” trong suốt 7 năm nội chiến.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc không loại trừ khả năng chiến tranh Mỹ-Nga
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassili Nebenzia hôm qua 12/04/2018 kêu gọi Hoa Kỳ và các đồng minh kiềm chế, trước nguy cơ phương Tây tấn công quân sự vào Syria để trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học. Ông Nebenzia không loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Nga, trước các thông điệp “hiếu chiến” từ Washington.
Tổng thống Mỹ hôm qua sau khi hội ý với các cố vấn quân sự vẫn chưa đưa ra quyết định nào về việc tấn công Syria. Tại Liên Hiệp Quốc, một số quốc gia thành viên như Thụy Điển tỏ ra lo ngại, còn Nga yêu cầu họp khẩn hôm nay.
Mỹ-Nga: Nguy cơ đụng độ cao trên chiến trường Syria
Quân nổi dậy rút hoàn toàn khỏi đông Ghouta, đế chế Nga củng cố vị thế tại Syria. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bảo vệ các kế hoạch cải cách trên truyền hình. Trên đây là một số tít lớn các nhật báo Pháp ngày 13/04/2018.
Công luận quốc tế đặc biệt chú ý đến cuộc tấn công của phương Tây có thể sắp xảy ra, trong vụ chính quyền Syria bị nghi dùng vũ khí hóa học. Nếu chiến dịch xảy ra, nguy cơ đụng độ Mỹ – Nga là rất cao. Le Figaro có bài phân tích: “Thế đối đầu Mỹ – Nga đang ở thời điểm có thể chuyển thành đụng độ“. [Đọc tiếp]
Facebook “nối giáo” cho các chế độ chuyên chế Châu Á
Những sai lầm của Facebook trong vụ công ty Cambridge Analytica thu thập tin tức cá nhân của hàng chục triệu người xử dụng đã buộc ông chủ Facebook Mark Zuckerberg phải liên tục xin lỗi, mà gần đây nhất là ngày 10/04/2018 trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông Mark Zuckerberg đã khẳng định là công ty của ông đang xem xét lại trách nhiệm đối với người xử dụng và xã hội. Đây được xem là một điều cần thiết, trong tình trạng một số quan sát viên đã nêu bật khả năng là nhiều chính quyền Châu Á sẽ vin vào những sai sót liên tiếp của Facebook để trấn áp mạng xã hội và quyền tự do ngôn luận tại nước họ.
Trên đây chính là nhận xét của tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 05/04/2018 trong bài “Cuộc khủng hoảng Facebook nối giáo cho giới lãnh đạo chuyên chế tại châu Á – Facebook crisis plays into hands of Asia’s authoritarians”. [Đọc tiếp]
Hiểu về phiên điều trần Mark Zuckerberg (CEO Facebook)
Nhiều người đang theo dõi buổi điều trần kéo dài 2 ngày của Mark Zuckerberg, người sáng lập và CEO của Facebook, trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Song buổi điều trần này nhằm mục đích gì? Tại sao lại có nó? Và hệ quả của nó là gì đối với Zuckerberg và Facebook nói chung?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần hiểu về chức năng điều tra, giám sát của Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là các uỷ ban thuộc Quốc Hội.
Điều tra và Giám sát được xem là một phần của quyền lực lập pháp (legislative power) mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã trao cho lưỡng viện Quốc Hội. [Đọc tiếp]