Đà Nẵng chuẩn bị đón tàu sân bay Mỹ ghé thăm hữu nghị

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Carl Vinson, cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 05/03/2018. Ảnh chụp ngày 27/05/2017 khi USS Carl Vinson đang hoạt động trong Thái Bình Dương.

Ngày mai, 05/03/2018, theo kế hoạch dự kiến, hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson sẽ cặp bến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, thực hiện một chuyến thăm hữu nghị được giới quan sát đánh giá là lịch sử, kéo dài đến ngày 09/03. Đây là lần đầu tiên từ năm 1975 một tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam.

Theo thông báo chính thức, tháp tùng theo hàng không mẫu hạm Carl Vinson, còn có hai tàu hộ tống: tuần dương hạm USS Lake Champlain, và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ lần đầu cập bến Việt Nam

USS Carl Vinson của Mỹ lần đầu tiên ghé thăm hải cảng Đà Nẵng Việt Nam

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.
Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đô Đốc Harry Harris: Đại Sứ Ấn Độ – Thái Bình Dương

Vào ngày 9/2, Tổng Thống Trump cho biết là ông sẽ bổ nhiệm Đô Đốc Harry Harris Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ làm Đại Sứ Mỹ tại Úc. Harris là một vị tướng 4 sao mang hai dòng máu Mỹ – Nhật đầu tiên nhậm chức Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 2015.
Chức vụ Đại Sứ Mỹ tại Úc bỏ trống từ khi cựu Đại Sứ John Berry về hưu vào tháng 9 năm 2016. Sự chậm trễ của chính quyền Trump trong việc bổ nhiệm người thay thế khiến cựu Phó Thủ Tướng Úc Tim Fisher than phiền là Mỹ không tôn trọng đồng minh Úc. Fisher cho rằng đây là một hình thức trả đũa của Tổng Thống Trump vì Thủ Tướng Turnbull yêu cầu Mỹ thi hành cam kết nhận người tỵ nạn mà Tổng Thống tiền nhiệm Obama đã hứa với Úc. Nhưng thời gian chậm trễ được đền bù xứng đáng với ứng viên đại sứ. Harry Harris được hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo chiến lược của Úc đón nhận một cách nồng hậu. Euan Graham, Giám Đốc Chương Trình An Ninh Quốc Tế của Viện Nghiên cứu Lowy phát biểu rằng Canberra thở phào nhẹ nhõm và rất vui mừng với tin này. Peter Jennings, Tổng Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) cho rằng Đô Đốc Harry Harris là một chiến binh trí thức văn võ song toàn có tầm nhìn đúng đắn và trung thực về tình hình an ninh và chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương và đặc biệt là ông nhận thức rõ tham vọng bành trướng và ý đồ đảo ngược trật tự thế giới dựa trên luật quốc tế của Trung Cộng. Thủ Tướng Turnbull cũng đã mau chóng gửi lời chào mừng Harris qua twitter. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump tăng thuế nhôm thép

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu nước ngoài và 10% đối với nhôm, tăng nguy cơ chiến tranh thương mại với Trung Cộng.
Ngày 1/3, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã quyết định áp các hình thức trừng phạt lên thép và nhôm nhập khẩu. Động thái này gây thất vọng cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa, cố vấn của Trump và làm rúng động thị trường chứng khoán thế giới.
Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, tổng thống nói rằng ông sẽ áp (thêm) mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu nước ngoài và 10% đối với nhôm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cuộc đối đầu: chiến tranh thương mại Mỹ-Trung…

Lần cuối cùng Mỹ khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại đã là gần 40 năm trước. Khi đó, tổng thống đương nhiệm là Ronald Reagan, còn đối thủ là một đồng minh thân cận: Nhật Bản.
Trong lần đụng độ ấy, Nhật Bản đã gục ngã trước sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ. Kết cục, Tokyo chấp nhận hạn chế xuất khẩu và chuyển các nhà máy sản xuất xe hơi sang bờ Đông Thái Bình Dương, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trên đất Mỹ.
Sau 4 thập niên, Washington dường như một lần nữa chuẩn bị cho một cuộc “khói lửa can qua” về kinh tế, nhưng lần này, người đứng bên kia chiến tuyến là Trung Cộng. So với Nhật Bản của thập kỷ 80, Trung Cộng hôm nay là một đối thủ nặng ký với nền kinh tế hùng mạnh hơn rất nhiều. Không có dấu hiệu nào cho thấy phần thắng lần này có thể nằm chắc trong tay Washington.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giáo xứ Phú Yên: Cuộc tiễn đưa chưa từng có

Linh mục Đặng Hữu Nam, người đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính quyền Việt Nam về cách giải quyết thảm họa môi trường biển do tập đoạn Formosa gây ra, vừa nhận được quyết định bổ nhiệm sang phụ trách giáo xứ Mỹ Khánh, xã Khánh Thành, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An.
Truyền thông nhà nước Cộng Sản Việt Nam từng lên án Linh mục Đặng Hữu Nam, cho rằng ông là người “kích động” giáo dân và yêu cầu ông phải bị thuyên chuyển khỏi giáo xứ Phú Yên, nơi có nhiều ngư dân bị ảnh hưởng thảm họa môi trường tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cuôc chiến thương mại Mỹ-Trung: Mỹ sẽ trao đổi “thẳng thắn” với TC về thương mại

TT Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình chứng kiến các thỏa thuận thương mại được ký kết tại Đại Sảnh đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 9/11/2017.

Các phụ tá hàng đầu của Tổng thống Donald Trump sẽ gửi tín hiệu cứng rắn trong các cuộc hội đàm với đặc sứ Trung Quốc vào ngày 1/3, các giới chức Tòa Bạch Ốc nói dự kiến sẽ có một cuộc trao đổi thẳng thắn.

Nguồn tin này cho biết ông Trump ngày càng bất bình trước tình trạng thâm thủng mậu dịch ngày càng tăng với Trung Quốc (375 tỷ đô la trong năm 2017) và đang tính tới việc áp thuế lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Họ Kim sắp vào “tuyệt lộ”, Nam Hàn nói thẳng “con đường” mà Triều Tiên nên đi…

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ H.R. McMaster. (Ảnh: WSJ)

Chưa bao giờ Bắc Hàn bị cô lập và rơi vào “tuyệt lộ” như lúc này, bởi các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, được dẫn đầu bởi Hoa Kỳ.
Ngày 23/2, chính phủ Tổng thống Trump đã công bố gói trừng phạt ‘lớn chưa từng có’ lên Bắc Hàn, Một quan chức chính quyền cao cấp nói hành động này như là một thông điệp gửi tới ông Kim rằng “không có con đường nào khác để ông ta thực hiện ngoài việc phi hạt nhân hóa”,theo Nhật báo Phố Wall.
Trước đó, ngày 17/2 tại Hội nghị Bảo mật Munich, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ McMaster đã đưa ra thông điệp cứng rắn, kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động nhiều hơn đối với Bắc Hàn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên: Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn!

Nếu toàn dân Việt không nổi lên giải thể Cộng Sản Việt Nam để chống quân Tàu Cộng xâm lược, thì một ngày không xa Việt Nam sẽ thành Tân Cương hiện nay và người Việt thành người Duy Ngô Nhĩ!

Tóm tắt bài viết

  • Người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp trên chính mảnh đất ngàn năm của mình, mà nguy cơ nghiêm trọng nhất là hoạt động mổ cướp nội tạng do nhà nước Trung Cộng bảo trợ.
  • Ngoài người Duy Ngô Nhĩ, nhóm nạn nhân lớn nhất của nạn mổ cướp nội tạng là những người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đem lại sức khỏe và tinh thần cho hàng triệu người trên thế giới.
  • Ông Abdurahman Hassan đã trốn thoát thành công sang Thổ Nhĩ Kỳ, để lại phía sau là người mẹ, người vợ tiếp tục chịu cảnh bức hại ở Tân Cương, Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tới Việt Nam, báo Trung Cộng lên tiếng

HKMH USS Carl Vinson ở đảo Guam

Hoàn cầu Thời báo dẫn lời chuyên gia Trung Cộng nói rằng sự kiện đội tàu tấn công của Mỹ tới Việt Nam đầu tháng tới cho thấy Washington tăng cường hợp tác quân sự với Hà Nội để “kiềm tỏa” Bắc Kinh.

Ngoài ra, các chuyên gia Trung Cộng còn cho rằng sự hiện diện thường xuyên của các Hàng Không Mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông trong năm nay có thể làm trầm trọng căng thẳng khu vực và có thể dẫn tới sóng gió trong mối quan hệ Trung – Mỹ.

Nhận định trên được đăng tải hôm 26/2 sau khi truyền thông Philippines đưa tin rằng một đội tàu tấn công của Mỹ, do Hàng Không Mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu, hôm 25/2 đã đi qua các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông từ hôm 23/2 và đã hiện diện trong vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa hôm 25/2. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam dự họp nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc giữa đợt đàn áp mới

Đại sứ Việt Nam Dương Chí Dũng hôm 26/2 đã cùng phái đoàn đến tham dự khóa họp lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, giữa lúc đang có một đợt đàn áp mới nhắm vào các nhà hoạt động trong nước.

Tại kỳ họp kéo dài đến ngày 23/3 của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam được cho biết sẽ tích cực đóng góp vào quá trình đàm phán xây dựng các văn kiện của hội đồng, tổ chức tọa đàm quốc tế với chủ đề “Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc thúc đẩy các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và giảm bất bình đẳng” vào ngày 27/2, theo TTXVN. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện đang xẩy ra tại Việt nam qua Linh Mục Lê Ngọc Thanh…..

Những chuyện đang ra ở Việt Nam: Cựu Thủ Tướng nhà nước Cộng Sản Việt Nam Phan văn Khải chết không kèn không trống, Thái Thượng Hoàn chột mắt Lê Đức Anh cũng chết (tin đồn) – mà đồn chết cùng ngày với Phan Văn Khải tức là chết trùng, người Việt cho rằng chết một lúc hai tên cầm đầu chế độ như vậy xui xẻo lắm, điềm không lành cho đảng CSVN.  Nhiều sự kiện đang xảy ra sẽ được linh mục Lê Ngọc Thanh trình bày qua buổi hội thoại này:

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật – Pháp tăng cường quan hệ phòng vệ, quốc phòng

Bộ Quốc Phòng Nhật mua tiên kích tối tân F35 của Mỹ

Tháng trước, các bộ trưởng ngoại giao và phòng vệ, quốc phòng của Nhật Bản và Pháp đã gặp nhau tại Tokyo. Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Onodera Itsunori và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nhất trí củng cố quan hệ hợp tác phòng vệ, quốc phòng giữa hai nước thông qua các hoạt động như mở rộng các cuộc tập trận chung. Hai bên cũng nhất trí hợp tác hướng tới việc sớm thực thi Thỏa thuận Tiếp nhận và trao đổi dịch vụ (ACSA) trong các chiến dịch cứu hộ khi thảm họa, bao gồm hoạt động cung cấp nước sạch, nhiên liệu và đạn dược.

Căn cứ vào những thỏa thuận trên, hồi giữa tháng 2, tàu khu trục nhỏ của Pháp đã có cuộc tập trận chung với tàu của Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản. Tokyo và Paris cũng nhất trí sớm triển khai nghiên cứu chung về công nghệ dò mìn dưới nước. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Công ty “chở than Bắc Hàn sang Việt Nam” đối diện trừng phạt

Hải Cảng Dandong ở Trung Cộng nơi tiếp nhận than từ Bắc Hàn

Tin AFP: Hoa Kỳ kêu gọi Liên Hiệp Quốc (LHQ) cấm 33 tàu không được cập bến cảng khắp thế giới và đưa 27 công ty vận tải biển vào “danh sách đen” vì giúp Bắc Hàn “né” các biện pháp trừng phạt.
Phóng viên AFP của hãng này đã xem văn bản đề nghị mà Mỹ gửi tới ủy ban trừng phạt của LHQ, trong tình trạng Tổng thống Donald Trump hôm 23/2 thông báo “lệnh trừng phạt lớn chưa từng thấy” nhắm vào Bắc Hàn vì các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.
Trong số 27 công ty thương mại và vận tải biển đối mặt với nguy cơ bị Liên Hiệp Quốc phong tỏa tài sản, năm công ty có trụ sở ở Hong Kong, trong đó có Huaxin Shipping, vốn bị cáo buộc sử dụng đội tàu của mình để chuyển than của Bắc Hàn sang Việt Nam. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tập Cận Bình nắm quyền ‘vĩnh viễn’?

Tập Cận Bình trong lễ đón tại Hong Kong năm 2017.

Tin Reuters: Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Hoa hôm 25/2 đã đề xuất bỏ điều khoản giới hạn thời kỳ nắm quyền hai nhiệm kỳ của chủ tịch trong hiến pháp nước này, mở đường cho ông Tập Cận Bình nắm quyền vĩnh viễn.

Hãng tin Anh đưa tin rằng thông báo được Tân Hoa Xã loan tải không đưa ra nhiều chi tiết.

Hãng tin nhà nước này nói rằng đề xuất trên, còn đề cập vị trí phó chủ tịch, đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng công bố.

Theo hiến pháp Trung Quốc, ông Tập, 64 tuổi, phải rời chức chủ tịch sau hai nhiệm kỳ 10 năm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt