Ba chiến hạm Úc bị Trung Cộng quấy rối trên đường đến thăm Việt Nam

Khu trục HMAS Perth, chống tàu ngầm lớp Anzac của Hải Quân Hoàng Gia Úc. (@wikipedia.com)

Lời người post: Càng ngày biên giới địch-thù trên thế giới đã lộ diện, Toàn Cầu Hóa đang bị đe dọa trầm trọng, có thể  thế giới trở lại Chiến Tranh Lạnh dưới một dạng thức khác.  Trước đây, sau Đệ II thế chiến, Nga-Tàu là kẻ thù của khối tự do, nay năm 2018 “chiền lược an ninh Hoa Kỳ” cũng nêu đích danh Nga-Tàu là kẻ thù nguy hiểm nhất. Ngày trước Mỹ dùng chiến lược Domino để bao vây Cộng Sản thì nay dùng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương để chống Trung Cộng đang đồng minh với Nga. Bốn nước Mỹ-Úc-Nhật-Ấn như 4 cột trụ trong chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương Mở Rộng và Tự Do” – một chiến lược Hoa Kỳ xoay trục châu Á trong thế kỷ thứ 21 để chống lại “Vành Đai và Con Đường” của Trung Cộng với tham vọng chiếm đoạt Biển Đông để làm đầu cầu xuất phát.  Khi có 4 trụ chính thì họ phải kiếm thêm sườn để ủng hộ chiến lược to lớn này, với vị thế địa chính trị quan trọng bắt buộc các nước này phải nhắm đến Việt Nam. Ba tàu chiến Úc ghé thăm Việt Nam nằm trong chiều hướng “tìm bạn đồng minh” của chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.  Trên đường đến thăm VN, chiến hạm Úc bị tàu chiến Trung Cộng làm khó dễ:

Ba chiến hạm Úc trên đường đến Việt Nam trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm hữu nghị ba ngày, đã bị Trung Cộng gây khó dễ. Hãng tin Mỹ AP hôm nay 20/04/2018 dẫn lời thủ tướng Úc khẳng định Úc có “toàn quyền” đi qua Biển Đông, còn theo Reuters, phía Bắc Kinh nói rằng Trung Cộng đã hành động “một cách chuyên nghiệp”.

Trang tin của đài ABC hôm nay cho biết, ba chiến hạm của Úc đã bị quân Trung Cộng thách thức lúc đang di chuyển trên Biển Đông. Một nguồn tin quân sự giấu tên nói thêm, các trao đổi với phía Trung Cộng là lịch sự nhưng “gay gắt”.

Bộ Quốc Phòng Úc xác nhận hai chiến hạm HMAS Anzac và HMAC Success đi từ vịnh Subic ở Philippines, còn chiến hạm HMAC Toowoomba từ Malaysia, đang đi xuyên qua Biển Đông để đến thăm Việt Nam. Quân đội Úc nhấn mạnh “từ nhiều thập niên qua vẫn duy trì chương trình hợp tác mạnh mẽ với các nước trong khu vực Biển Đông, bao gồm các cuộc tập trận song phương và đa phương, thăm cảng, các hoạt động giám sát”.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull khẳng định luôn “thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không trên toàn thế giới, kể cả trên Biển Đông, và Úc hoàn toàn có quyền này theo luật quốc tế”.

Bộ Quốc Phòng Úc không cho biết chi tiết về những rắc rối do Trung Cộng gây ra. Tuy nhiên AP dẫn lời ông Neil James, giám đốc điều hành Australian Defense Association nói rằng, thường thì trước hết là cảnh báo qua sóng vô tuyến, nói rằng chiến hạm Úc đang trong lãnh hải của Trung Cộng, yêu cầu trình báo. Phía Úc sẽ đáp trả là đang đi trên hải phận quốc tế.

Ở mức độ cao hơn, một nước cho rằng lãnh hải mình bị xâm phạm có thể gởi tàu và máy bay đến xem xét trước khi nổ súng, nhưng điều này chưa hề xảy ra từ nhiều năm qua, trừ Bắc Hàn.

Reuters trích tuyên bố của bộ Quốc Phòng Trung Cộng, biện minh rằng “các tàu Trung Cộng đã sử dụng ngôn ngữ chuyên môn để liên lạc với phía Úc” và nói thêm, vụ chạm trán xảy ra hôm Chủ nhật 15/4.

ABC nhắc nhở, sự cố trên diễn ra trong tình hình Trung Cộng giương oai diễu võ trên Biển Đông, huy động 10.000 lính, 76 máy bay chiến đấu, 48 tàu chiến, một tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay trong cuộc tập trận.

Hãng tin AP nói thêm Úc là đồng minh trung thành của Hoa Kỳ. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ từng gọi Trung Cộng là “lực lượng quấy rối xuyên quốc gia”, và tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm vị tướng trực ngôn này làm tân đại sứ Mỹ tại Úc.

Trích tin RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt