Hiệp định tự do mậu dịch CPTPP có hiệu lực từ cuối năm nay

Ngày 18/03/2018, đại diện 11 nước đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không có Mỹ, tại Santiego, Chilê (Ảnh: CLAUDIO REYES / AFP)

Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực trong năm nay cho dù Hoa Kỳ rút lui: Úc hôm nay 31/10/2018 đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là CPTPP, mà trước đây mang tên là TPP.

Thủ tướng Úc Scott Morrison vui mừng tuyên bố: “Úc là nước thứ sáu phê chuẩn, khiến hiệp định có thể được áp dụng kể từ ngày 30/12 năm nay”. Trước đó Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore và Mexico đã có hành động tương tự. Theo thỏa thuận, sau khi có 6 nước tham gia phê chuẩn thì hiệp định sẽ có hiệu lực ngay sau đó 2 tháng. [Đọc tiếp]

Trước đe dọa của Tàu Cộng, Mỹ tái khẳng định ủng hộ Đài Loan

ông Brent Christensen Chủ tịch Viện Hoa kỳ tại Đài Loan

Mọi mưu toan quyết định tương lai Đài Loan bằng “những biện pháp không phải hòa bình” sẽ là mối đe dọa cho an ninh khu vực, và là “mối quan ngại lớn lao” của Hoa Kỳ. Ông Brent Christensen, chủ tịch Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan, trên thực tế hoạt động như đại sứ Mỹ, hôm nay 31/10/2018 tuyên bố như trên, trong tình hình Tàu Cộng không ngừng đe dọa Đài Bắc về quân sự.

Theo AP, ông Brent Christensen cũng khẳng định Washington tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, đồng thời khuyến khích đảo quốc tham gia các hoạt động quốc tế, trong lúc Bắc Kinh tìm mọi cách để cản trở. [Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Mỹ tiếp tục ra đòn hiểm vào lĩnh vực công nghệ của Tàu Cộng

Bên trong Công Ty Fujian Jinhua của Tàu Cộng

Washington đã ra lệnh hạn chế một công ty sản xuất chất bán dẫn Tàu Cộng mua sắm các thiết bị của các công ty Mỹ vì cho rằng công ty Tàu Cộng có thể gây ra mối đe dọa với lợi ích và nền an ninh quốc gia Mỹ.

CNN đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/10 ra thông báo cho biết công ty sản xuất chất bán dẫn Tàu Cộng Fujian Jinhua Integrated sẽ không được phép mua thiết bị, linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không sở hữu giấy phép đặc biệt.

Cơ quan này cho rằng Fujian Jinhua, công ty có mối quan hệ với chính phủ Tàu Cộng, có thể “gây nên mối đe dọa nghiêm trọng bằng những hoạt động đi ngược lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. [Đọc tiếp]

Vừa phát hiện Tàu Cộng cho xây dựng “Vạn Lý Trường Thành” dưới lòng Biển Đông- Thật sự nguy hiểm

Hình minh họa

Theo Ewen Levick, với việc tàu Cộng đẩy mạnh khai triển các thiết bị ngầm dưới Biển Đông thì số hỏa tiễn, máy bay mà họ bố trí trái phép trên các đảo đá ở đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.

“Vạn Lý Trường Thành” dưới lòng Biển Đông

Những tin tức về việc Tàu Cộng khai triển trái phép máy bay ném bom và hỏa tiễn hành trình tới các đảo và bãi đá nhân tạo mà họ bồi đắp phi pháp trên Biển Đông (thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đã làm dấy lên một mối lo ngại to lớn. Bởi vì hành động này cho phép Tàu Cộng đưa các tàu chiến hoạt động trong khu vực vào tầm ngắm của các hỏa tiễn có khả năng phóng với vận tốc Mach 3. [Đọc tiếp]

Ngoại trưởng Tàu Cộng Bố Láo: Tuyên Bố Ngang Ngược “Bắc Kinh Có Chủ Quyền Đối Với Các Đảo Trên Biển Đông”

Ngoại Trường tàu Cộng Vương Nghị – đi sau là Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo

(30/10/2018) Ngoại trưởng Tàu Cộng Vương Nghị đã có bài phát biểu trước Hội đồng Quan hệ đối ngoại (nơi quy tụ các chuyên gia chính sách và đối ngoại hàng đầu Mỹ) tại thành phố New York.

Vương Nghị nói rằng Tàu Cộng đã thực hiện “sự kiềm chế tối đa” ở Biển Đông và tìm kiếm các giải pháp hòa bình trên khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, Vương vẫn khăng khăng nói Bắc Kinh có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và mọi người ở đó cảm thấy cần phải tăng cường phòng thủ trước các cuộc tuần tra quân sự của Mỹ.

Nhưng trên thực tế, yêu sách của Tàu Cộng đối với phần lớn diện tích Biển Đông theo đường 9 đoạn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của thế giới. Việc Tàu Cộng chiếm đóng trái phép đảo, đá trên Biển Đông rồi tiến hành xây dựng mở rộng các thực thể cũng xâm phạm đến toàn vẹn chủ quyền của các nước khác trong khu vực, gồm cả Việt Nam. [Đọc tiếp]

Cuộc Bầu Cử “VĨ ĐẠI”

Ngày 6/11/2018 này, dân Mỹ sẽ đi bầu hàng loạt chức vụ lớn nhỏ cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Quan trọng hơn cả là việc bầu toàn thể Hạ Viện liên bang và 1/3 Thượng Viện liên bang. Ta sẽ không bàn về các cuộc bầu địa phương và tiểu bang, chỉ bàn về cuộc bầu quốc hội liên bang.

Việc đảng Dân Chủ (DC) tìm đủ mọi cách để xé bỏ kết quả bầu tổng thống vừa qua đã quá rõ ràng, quá thô bạo, và quá trơ trẽn, đã được bàn quá nhiều, không cần nói thêm. Vả lại, bài này sẽ bàn về cuộc bầu cử giữa mùa tới đây, không liên quan gì đến cuộc bầu tổng thống hết.      

[Đọc tiếp]

Dân biểu Quốc hội EU: Nhân quyền phải đứng đầu lịch trình!

Lời người post: EVFTA là gì? Là hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU viết tắt là EVFTA (EU Việtnam Free Trade Agreement). Đây là hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA và Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hai hiệp ước Thương mại Tự Do với phạm vi cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Trong cuộc đàm phán giữa Việt Nam và EU về EVFTA đang bị ngăn chận bởi vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Dưới đây là tình trạng đang diễn ra trong lúc đàm phán:

Nữ dân biểu Nghị viện châu Âu Jude Kirton-Darling (thuộc Đảng Lao động Anh Quốc), sau khi tham dự buổi điều trần công khai về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam tại Brussels, đã trình bày những nhận định của bà trong bài viết

“Liên minh châu Âu (EU) không thể hài lòng với một thỏa hiệp tồi tệ với Việt Nam

https://www.euractiv.com/section/global-europe/opinion/the-eu-doesnt-have-to-settle-for-a-bad-deal-with-vietnam/ [Đọc tiếp]

Việt Nam được hưởng lợi từ chiến lược của Mỹ ở Biển Đông như thế nào?

Tờ ‘The Diplomat’ gần đây cho đăng một bài viết của ông Gary Sands, chuyên gia cao cấp về rủi ro chính trị tại Wikistrat – một công ty tư vấn địa chiến lược Mỹ, trong đó phân tích về cách Việt Nam được hưởng lợi từ chiến lược mới của Mỹ ở Biển Đông.

Theo ông Sands, khi Washington bắt đầu chống lại Bắc Kinh trên nhiều mặt trận: Kinh tế, chính trị và quân sự, Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng (FOIP) của chính quyền Tổng thống Trump nhanh chóng rõ nét hơn. [Đọc tiếp]

Việt Nam sẽ tiếp nhận khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry cỡ lớn của Mỹ?

USS FFG 7 Oliver Hazard Perry Class Missile Frigate

Ngoài các xuồng tuần tra lớp Metal Shark mua từ Mỹ, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang vận hành 1 tàu tuần duyên lớp Hamilton được Mỹ chuyển giao mang số hiệu CSB 8020.
Nguồn tin từ Ukraine cho biết, Mỹ đã đề nghị chuyển giao cho nước này một số lượng không xác định khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry đã bị loại biên khỏi Hải quân Mỹ.
Việc chuyển giao các khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry sẽ giúp tăng cường đáng kể sự hiện diện của Hải quân Ukraine ở vùng biển Đen và biển Azov. [Đọc tiếp]

Hai tên “thảm sát” Formosa: một tên “nhất thể hóa” một tên chạy qua Canada tị nạn

Nguyễn Phú Trọng (T) và Nguyễn Kim Cự (P)

Lời người post: Một nguồn tin  âm ỉ bấy lâu nay là Bí Thư Tỉnh Ủy Hà Tĩnh Nguyễn Kim Cự đã trốn sang định cư tại Canada. Cự là ai? Hắn chính là thủ phạm của vụ giết cá Formosa sau đó biển thủ tiền bồi thường 500 triệu USD và đàn áp người dân Hà Tĩnh xuống đường “đòi nước sạch, đòi minh bạch, đòi môi trường sống”. Tiếp tay cho Võ Kim Cự là Nguyễn Phú Trọng tham nhũng của công ty Formosa một tượng vàng hình HCM nghe nói đến 24 kg vàng ròng (?).
Giờ đây Nguyễn Phú Trọng một thân già ôm hai chức cao nhất Nước và Đảng là Chủ Tịch Nước Việt Nam kiêm Tổng Bí Thư đảng CSVN. Ở vị trí này Nguyễn Phú Trọng công khai ký bán nước với tư cách chủ Tịch Nước – như vậy không cần phải lén lút bán nước như trước đây. Còn Võ Kim Cự thì cao bay xa chạy đến tận xứ Canada để trốn. [Đọc tiếp]

Quảng Đông, Tàu Cộng điêu đứng vì chiến tranh thương mại với Mỹ

Trong chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc ngày một tuột dốc, nhiều xưởng sản xuất gia công ở tỉnh Quảng Đông phải đóng cửa, khiến người dân lo lắng cho cuộc sống mưu sinh. (Ảnh: pixabay)

Là một trong những cửa ngõ kinh tế của Tàu Cộng, tỉnh Quảng Đông cũng đang “điêu đứng” trong chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.

Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), một cư dân họ Lý ở khu Trung Sơn, Quảng Đông, nói rằng nhiều doanh nghiệp lớn và vừa trong khu vực đã bị đóng cửa, những người ngoại tỉnh lần lượt hồi hương để tìm đường thoát. Người này cho biết: “Gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Quảng Đông đã đóng cửa và dọn đi rồi, cả nhà máy giày cũng đóng cửa, nói chuyển đi là chuyển đi, các trung tâm mua sắm xung quanh trống rỗng, và siêu thị trống không. Đầu tiên, các chủ nhà máy này không kiếm  được tiền, có người là thuê xưởng. Còn có một số người trả lương thấp quá và công nhân không muốn làm. Nếu trả quá cao thì họ không có khả năng”. [Đọc tiếp]

FBI thông báo ghê rợn về điệp viên Tàu Cộng tại Mỹ

Giám đốc FBI Wray (phải) dự Diễn đàn an ninh Aspen

Người Tàu Cộng có mặt ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Nhưng họ vẫn một lòng hướng về “Tổ quốc Trung Hoa vĩ đại”. Mọi hoạt động của họ đều vì “lợi ích” của Tàu Cộng. Giám đốc FBI vừa thông báo: Điệp viên Tàu Cộng phủ khắp 50 bang ở Mỹ.
Phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen (Mỹ), Giám đốc FBI Christopher Wray gọi Tàu Cộng là “mối đe dọa lớn nhất” cho Mỹ, và điệp viên Tàu Cộng hoạt động ở tất cả 50 tiểu bang Mỹ.
Vị lãnh đạo Cục điều tra liên bang Mỹ nhấn mạnh “Tàu Cộng mới chính là mối đe dọa lớn nhất, thách thức nhất mà nước Mỹ chúng ta phải đối mặt”, khi ông được hỏi ông có nghĩ Tàu Cộng có là một thế lực thù địch hay không, và nếu có thì Tàu Cộng là kẻ thù của Mỹ ở cấp độ nào. [Đọc tiếp]

Vấn Nạn Hồ Chí Minh: Là Một hay Hai Nhân Vật Khác Nhau

Trong bài “Chung Quanh Nghi Vấn Hồ Chí Minh Chết năm 1932”, chúng tôi có nói là mặc dù có nhiều dữ kiện lịch sử hỗ trợ lập luận Hồ Chí Minh đã chết vào năm 1932 hay 1933. Tuy nhiên, những bằng chứng này chỉ cho phép người đọc có cơ sở khá vững chắc để loại suy kết luận có tính khả tín cao. Nhưng khẳng định là Hồ Chí Minh đã chết vào năm 1932 hay 1933 đòi hỏi nhiều bằng chứng cụ thể trực tiếp xác định sự kiện này. Dữ kiện lịch sử do tác giả Huỳnh Tâm đưa ra là một tài liệu trực tiếp xác định cái chết của Hồ Chí Minh vào năm 1932 hay 1933: “Nguyễn Ái Quốc thực sự đã chết vì bệnh lao năm 1933, tuy nhiên cũng có những tài liệu khác cho rằng đương sự chết năm 1932, xác ông ấy hỏa táng, tro cốt lưu trữ (mã số 00567) tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Russia.” (danlambao. Paris 21.10.2017, Kỳ 2). Nhưng đây chỉ là một tài liệu. Muốn có giá trị lịch sử thì cần phải có nhiều tài liệu khác khẳng định cùng một sự kiện. Rất tiếc là không có tài liệu lịch sử nào khác trực tiếp xác nhận Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1932 hay 1933, ngoại trừ báo chí quốc tế cộng sản như tờ Pravda của Nga, tờ Labour Monthly của Anh, tờ The Worker của Anh, và tờ l’Humanité của Pháp cũng như chính phủ Pháp, thông báo là Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932. Ngay chính báo điện tử của CSVN cũng xác nhận điều này (Xem Nguyễn Văn Thái. “Chung Quanh Nghi Vấn Hồ Chí Minh Chết năm 1932”), nhưng sau đó đã cải chính là Nguyễn Ái Quốc vẫn còn sống, cắt nghĩa là tình báo Pháp tung tin thất thiệt để làm nhụt chí đấu tranh của nhân dân hay là người cộng sản tung tin thất thiệt để che mắt mật thám Pháp đang theo dõi Nguyễn Ái Quốc.

NGUYEN AI QUOC……EST MORT (Nguyễn Ái Quốc chết -tiếng Pháp)

[Đọc tiếp]

Chung Quanh Nghi Vấn Hồ Chí Minh Chết năm 1932

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất vào ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Cha tên là Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là Hoàng Thị Loan. Tên cúng cơm của Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Côn, sau đổi thành Nguyễn Sinh Cung; khi 11 tuổi, lại đổi thành Nguyễn Tất Thành. Trong thời gian hoạt động cách mạng Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Ái Quốc, đến năm 1942 chính thức đổi thành Hồ Chí Minh.

Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng cộng sản Pháp. Năm 1923 được gửi đi Liên Sô tham dự Đại hội Quốc Tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Năm 1925 thành lập “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội” tại Quảng Châu. Năm 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam năm 1951). Tháng 8 năm 1945, được cử làm Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Gia tộc Nguyễn Ái Quốc

[Đọc tiếp]

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh tiết lộ về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại

Ảnh minh họa từ Getty Images

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ vẫn liên tục nóng lên, những ảnh hưởng đến kinh tế Tàu Cộng cũng dần dần thể hiện ra. Mới đây, Bộ Thương mại Tàu Cộng công khai thừa nhận, chịu ảnh hưởng của tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, một số doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất hoặc chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v…

Cùng với cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ liên tục nóng lên, ngành sản xuất của Tàu Cộng cũng đang chịu ảnh hưởng. Tại một cuộc họp báo ngày 18/10, người phát ngôn của Bộ Thương mại Tàu Cộng Cao Phong đã thừa nhận, tranh chấp thương mại Trung – Mỹ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Tàu Cộng chịu xung kích, giá cả tăng cao, đơn đặt hàng giảm, một số doanh nghiệp “đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất, chuyển đổi sản xuất, công nhân thất nghiệp, v.v.” [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt