Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam

Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn. Hòa Thượng Thích Không Tánh đang trình bày về tự do tôn giáo (T)

Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn có cuộc gặp với Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tôn giáo Việt Nam.

Tin cho biết, về phía Hoa Kỳ có đại diện của Đoàn công tác Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Cục Dân chủ, Nhân quyền, Lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ gồm ông Khashayar M Ghashyhai – Phó Giám đốc và bà Mariah J Mercer – Trưởng Bộ phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á. Bên cạnh đó còn có bà Pamela Pontius thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh cho Đài Á Châu Tự Do biết về cuộc gặp như sau: [Đọc tiếp]

Bầu cử giữa kỳ: Thất bại của đảng Cộng hòa, chiến thắng của TT Trump

TT Trump vận động tranh cử giữa hai nhiệm kỳ

Việc mất Hạ viện là thất bại của đảng Cộng hòa nhưng việc giữ lại và giành thêm ghế tại Thượng viện là chiến thắng của Tổng thống Donald Trump, mở ra định hướng cho cuộc đua 2020.
Tổng thống Donald Trump ăn tối xong rồi cùng gia đình rồi theo dõi kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ ở Nhà Trắng. Đến đêm, ông “tweet”: “Chiến thắng kỳ vĩ vào tối nay. Cảm ơn tất cả”, và không phát biểu gì thêm.
Cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ cơ bản đã kết thúc. Không có cú sốc nào diễn ra, đảng Dân chủ lấy lại Hạ viện, lần đầu tiên sau 8 năm, trong khi đảng Cộng hòa giữ được Thượng viện. So với tình hình trước đó, cuộc bầu cử là một tổn thất đối với đảng Cộng hòa, nhưng nhiều người cho rằng kết quả chi tiết ở các bang cho thấy một chiến thắng với Tổng thống Trump khi những bang ông đến tranh cử đã mang về kết quả chiến thắng.

Kết quả này cũng mở ra định hướng cho cuộc tái tranh cử năm 2020 của ông. [Đọc tiếp]

Kết quả bầu cử Quốc Hội Mỹ giữ nhiệm kỳ hôm 6 tháng 11 – ai thắng?

Huy hiệu Quốc Hội Hoa Kỳ

Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate) là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, viện kia là Hạ Viện Hoa Kỳ. Quyền lực của Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ được thiết lập trong Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ. Thành viên của Thượng viện gọi là Thượng nghị sĩ. Mỗi tiểu bang tại Hoa Kỳ được bầu hai Thượng Nghị Sĩ bất kể dân số bang đó nhiều ít. Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ phục vụ nhiệm kỳ 6 năm. Thượng viện Hoa Kỳ họp ở cánh Bắc của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C., thủ đô quốc gia. Hạ Viện Hoa Kỳ họp ở cánh Nam của cùng tòa nhà.
Thượng Viện Hoa Kỳ có một số quyền hạn đặc biệt mà Hạ Viện không có, trong đó gồm có việc chấp nhận các hiệp ước như là điều kiện tiên khởi trước khi được phê chuẩn, việc tán thành sự bổ nhiệm của Tổng Thống về các bộ trưởng nội các Tòa Bạch Ốc, thẩm phán liên bang, và các giới chức hành chánh liên bang khác, các giới chức quân sự và những giới chức đồng phục liên bang khác. Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn và có thế lực hơn, thành viên ít hơn và đại diện cho người dân to lớn hơn. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiên là chủ tịch Thượng Viện, người thứ hai của nước Mỹ (sau Tổng Thống)

Hạ Viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States House of Representatives), là một trong hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ. Mỗi tiểu bang có một số đại diện tại Hạ Viện (còn gọi là Dân Biểu Liên Bang) tùy theo tỉ lệ dân số của tiểu bang đó, nhưng theo luật định mỗi tiểu bang phải có ít nhất một dân biểu. Tổng số dân biểu tại Hạ Viện hiện nay là 435. Nhiệm kỳ của Dân Biểu Liên Bang là hai năm. Viên chức đứng đầu Hạ Viện là Chủ tịch Hạ Viện do thành viên Hạ Viện bầu lên, thông thường Đảng nào nắm đa số thì Chủ Tịch Hạ Viện vá các Trưởng Khối Chuyên Môn ở Hạ Viện thuộc về đảng đó. Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ còn gọi là Phát Ngôn Viên Hạ Viện (Speaker of the United States House of Representatives). Người đứng thứ ba của nước Mỹ (Sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống)
Hạ Viện có quyền hạn đưa ra các đạo luật về thu nhập, truất phế các viên chức. Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền cho Hạ Viện luận tội các viên chức liên bang vì lý do “phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội phi pháp khác”, và cũng cho phép Thượng Viện quyền xử những vụ luận tội như thế. Nếu Tổng thống Hoa Kỳ hiện thời bị xét xử, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện chủ tọa phiên xử. Trong bất cứ vụ xử luận tội nào, các Thượng Nghị Sĩ được hiến pháp yêu cầu đến chứng kiến lời thề hoặc xác nhận lời khai. Để kết án trong một vụ luận tội cần phải có sự hiện diện của 2/3 các Thượng Nghị Sĩ. [Đọc tiếp]

Bộ Quốc Phòng Anh phát tán video tàu chiến Trung Cộng chặn đường tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

Bộ Quốc Phòng Anh Quốc cho phát tán trên các cơ quan truyền thông và báo chí Tây phương đoạn video về tàu chiến Trung Cộng chặn trước mũi tàu chiến Mỹ cách 41m khi tàu Mỹ thi hành nhiệm vụ “tự do hàng hải quốc tế” trên Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Quốc Phòng Mỹ không đưa video này mà lại BQP Anh? Phải chăng đây là kế hoạch chuẩn bị dư luận quần chúng nhằm vận động các nước NATO đưa tàu chiến đến Biển Đông để chặn đứng hành vi bá quyền của Tàu Cộng. Theo tin chính thức thì Pháp và Anh sẽ đưa 2 hàng không mẫu hạm tối tân đến Biển Đông vào đầu năm tới.
Tàu khu trục Luyang của Trung Cộng phát cảnh cáo tới khu trục hạm USS Decatur của Mỹ trong lần áp sát tàu Mỹ gần Cụm đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa hôm 30/9. Video ghi lại sự việc cho thấy tàu khu trục Trung Cộng tiến rất gần tới khu trục hạm USS Decatur. Một quan chức trên tàu hải quân Mỹ nói trong đoạn video rằng tàu Trung Cộng đang “tìm cách cản đường chúng tôi”.  Dưới đây là đoạn video quay lại hiện trường:

 

Phúc Niểng nâng bi Tập Cận Bình: Hoan nghênh sáng kiến “Vành đai và con đường” của Tàu Cộng

Trong khi chiến lược “Một vành đai, một con đường” bị thế giới lên án là dự án bành trướng, là chính sách xâm lược của Hán Tộc, cho rằng đây là chiến lược “bẫy nợ” để xâm chiếm nước ngoài, thì Nguyễn Xuân Phúc có biệt danh là Phúc Niểng qua Tàu Cộng gặp Tập Cận Bình lại hèn hạ nâng bi Tập Cận Bình bằng cách hoan hô sáng kiến “một vành đai, một con đường”.  Một bản tin trên “Đại Kỷ Nguyên” như sau:

Theo nguồn tin từ đặc phái viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), Thủ tướng [CSVN] Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp với lãnh đạo tối cao của nhà cầm quyền Bắc Kinh ông Tập Cận Bình nhân chuyến tham dự hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Tàu Cộng CIIE 2018 hôm 4/11. [Đọc tiếp]

Bầu cử giữa kỳ Mỹ, cuộc “trưng cầu dân ý” về tổng thống

Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động tranh cử tại phi trường quốc tế Pensacola, Florida ngày03/11/2018 (Ảnh: REUTERS/Carlos Barria)

Ngày 06/11/2018, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu lại bộ máy lập pháp (toàn bộ Hạ Viện và một phần ba Thượng Viện), nghị viện các tiểu bang và một phần lớn các ghế thống đốc tiểu bang. Cuộc bầu cử ngay từ giờ đã báo hiệu một bước ngoặt cho chính quyền Trump cùng hy vọng cho phe Dân Chủ. RFI tóm lược những tranh chấp của kỳ bầu cử có thể làm thay đổi sâu sắc thế cân bằng chính trị của nước Mỹ sau hai năm nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử tổng thống.

Những vị trí nào sẽ được bầu và những tranh chấp

Dù không mấy khi lôi kéo đông đảo cử tri tham gia nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng. Cuộc bầu cử này diễn ra vào giữa nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống có ảnh hưởng lớn đến việc điều hành chính quyền trong 2 năm còn lại của tổng thống. [Đọc tiếp]

Bầu cử Mỹ năm 2018: Trump-Obama quyết đấu trước giờ G

Số ghế Thượng Viện Mỹ

Sau một thời gian dài vắng bóng trên các bục thuyết giảng trước công chúng, cựu Tổng thống Obama chấp nhận quay trở lại dưới ánh đèn sân khấu để “đánh một cú chót” hòng giúp Đảng Dân chủ không lặp lại nỗi đau thất bại 2016.

Cuối tuần qua, Donald Trump và Barack Obama lần đầu tiên đối đầu với nhau trong những khuôn màu chính trị không thể tương phản hơn. Tân đấu với Cựu, hiện tại với quá khứ, một bên ôm mộng làm chủ Hạ viện, một bên quyết giữ vững thế thượng phong ở Thượng viện. Ông Obama gọi đây là cuộc bầu cử của “nhân cách Mỹ”, còn ông Trump kêu gọi cử tri quyết định có “tiếp tục sự thịnh vượng phi thường mà chúng ta đã tạo ra hay không?” [Đọc tiếp]

Tân tổng thống Brazil – Ông Bolsonaro là người rất ngưỡng mộ TT Trump

Ông Jair Bolsonaro, tổng thống mới của Brazil, cùng với vợ Michelle khi họ đến bỏ phiếu tại một trung tâm bỏ phiếu ở Rio de Janeiro, Brazil ngày 28/10/2018 (Ảnh: Reuters / Ricardo Moraes / Pool)

Jair Messias Bolsonaro sinh ngày 21 tháng 3 năm 1955 là một chính trị gia người Brasil và cựu sĩ quan quân đội Brasil. Thành viên của Hạ viện Brasil từ năm 1991 thuộc Đảng Tự do Xã hội (PSL).  Bolsonaro có quan điểm chính trị cực hữu và chủ nghĩa dân tuý, bao gồm những nhận xét thông cảm về chế độ độc tài quân sự 1964-1985 tại Brazil. Ông Jair Messias Bolsonaro đắc cử tổng thống Brazil năm 2018 với tỉ số thắng cử 55%, sẽ nhậm chức vào ngày 1 tháng giêng 2019.
Sự thắng cử vào ghề TT của ông Messias Bolsonaro ở Nam Mỹ, quốc gia có diện tích rộng  8,515,767 cây số vuông đứng thứ năm về diện tích trên thế giới sau Nga, Mỹ, Tàu và Canada có rặng Amazone rừng núi bạt ngàn, nhiều tài nguyên thiên nhiên vời dân số 208 triệu người và đứng hàng thứ 8 về kinh tế toàn cầu… Tân tổng thống Brazil Jair Messias Bolsonaro là người rất ngưỡng mộ Tổng thống Mỹ Donald Trump… nên chiến thắng của Bolsonaro là một ủng hộ cho Trump ở Nam Mỹ trong việc chống Tàu Cộng. [Đọc tiếp]

Người di dân một vấn nạn cho châu Âu và nước Mỹ

Đoàn người tị nạn từ Nam Mỹ tiến về biên giới phía Nam nước Mỹ

Lời người post: Thông thường hai chữ tị nạn dùng cho “tị nạn chính trị hay chiến tranh” khi người dân một nước nào đó không thể chịu đựng với chề độ cai trị độc tài khát máu thì họ tìm đi tìm tự do. Như làng sóng người Việt tị nạn sau năm 1975 chạy thoát khỏi chề độ độc tài Cộng Sản Việt Nam là một thí dụ cụ thể. Gần đây, ở các nước Trung Đông đặc biệt là Syria đang bị chiến tranh tàn phá người dân Syria tị nạn chiến tranh qua các nước lân bang, khi đất nước thanh bình họ sẽ trở về.
Nhưng trong những ngày qua, hàng ngàn người Nam Mỹ chạy đến biên giới Hoa Kỳ đòi tràn vào nước Mỹ với cờ của nước họ trên tay, cùng với những hành vi hung bạo. Đây là tị nạn?
Bà Angela Markel, Thủ Tướng nước Đức sắp mất chức vì cho 1 triệu người dân Trung Đông vào nước Đức, những người tị nạn này giờ gây bao nhiêu khó khăn, tôi phạm, trôm cắp kể cả cưỡng hiếp phụ nữ, làm mất trật tự xã hội khó giải quyết, nên bà đã mất uy tín. Vậy ở Mỹ hiện nay TT Trump giải quyết như thế nào? 

Bài viết dưới đây phân tích 4 khía cạnh của vấn đề:

1) Tổng thống Trump so sánh những đoàn di dân đang tiến về nước Mỹ như những đội quân xâm lược.
2) Ông cảnh báo có nhiều thành viên băng đảng và tội phạm trà trộn trong đoàn di dân, điều đã được Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
3) Trái với thái độ cứng rắn và rõ ràng của Tổng thống Trump, là sự im lặng của đảng Dân chủ. Hầu hết các ứng viên Dân chủ đều từ chối nói về chủ đề di dân.
4) Từ chối di dân có phải là “tội”, nên giải quyết cuộc khủng hoảng này như thế nào? [Đọc tiếp]

Pháp sắp điều hàng không mẫu hạm đến Biển Đông

Pháp sẽ điều tàu sân bay Charle de Gaulle đến Ấn độ Dương và Biển Đông trong năm 2019. Trang tin World Socialist trích nhật báo La Provence của Pháp cho biết vào hôm 2/11.
La Provence trích lời của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói rằng hàng không mẫu hạm Charle de Gaulle hiện đang sửa chữa từ năm ngoái đến nay và sẽ sớm hoạt động trở lại giúp tăng cường khả năng tác chiến của Pháp.
Bà Parly cho biết lý do điều tàu đến các vùng biển xa là vì nhu cầu phải bảo đảm tự do hàng hải. “Pháp luôn ở tuyến đầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở các vùng nước quốc tế. Bất cứ khi nào nguyên tắc của luật quốc tế bị thách thức, mà như hiện nay là ở Biển Đông, chúng ta sẽ cho họ thấy là chúng ta có tự do hàng hải ở đó”,  bà Parly được trích lời cho biết. [Đọc tiếp]

Anh công bố video tàu Mỹ chạm trán tàu chiến Tàu Cộng trên Biển Đông

Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ (Ảnh: US Navy) 

Bộ Quốc phòng Anh mới đây đã công bố video mô tả cận cảnh vụ chạm trán giữa tàu hải quân Mỹ và tàu chiến Tàu Cộng trên Biển Đông, theo South China Morning Post (SCMP).
Theo ghi nhận của Bộ Quốc phòng Anh, hôm 30/9, một tàu chiến Tàu Cộng đã tiến sát tàu tuần tra Hoa Kỳ, với khoảng cách chỉ khoảng 40 mét, một hành động mà Washington mô tả là “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”.
“[Tàu] của các ông đang trong hành trình nguy hiểm”, tàu chiến Tàu Cộng đưa ra cảnh báo đối với tàu chiến Mỹ. “Nếu các ông không thay đổi hành trình, các ông sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng”.

“Chúng tôi đang thực hiện việc di chuyển hợp pháp”, tàu Mỹ trả lời. [Đọc tiếp]

Hàng không mẫu hạm Mỹ tham gia tập trận đại quy mô với Nhật, Canada

Tàu sân bay USS Ronald Reagan trong cuộc tập trận Keen Sword cùng Hải quân Canada và Nhật Bản. Ảnh ngày 03/11/2018 tại vùng Tây Thái Bình Dương (ảnh: REUTERS/Tim Kelly)

Hôm 03/11/2018 các chiến đấu cơ Mỹ xuất hiện dày đặc trên bầu trời Tây Thái Bình Dương, và hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan cùng với các khu trục hạm Nhật Bản, Canada tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay ở vùng biển quanh Nhật Bản.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đã huy động 57,000 binh sĩ hải quân, không quân và thủy quân lục chiến trong cuộc tập trận Keen Sword diễn ra hai năm một lần với các cuộc thực tập đổ bộ, không chiến và bắn hỏa tiễn đạn đạo. Số lượng quân nhân tham gia lần này tăng thêm 11,000 người so với năm 2016, trong đó riêng phía Nhật là 47,000 quân, tức 1/5 quân số nước này.
USS Ronald Reagan là hàng không mẫu hạm lớn nhất của Mỹ tại châu Á, với thủy thủ đoàn 5,000 người và 90 chiến đấu cơ F-18. Tám chiến hạm hộ tống tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm, phô trương sức mạnh tại vùng biển mà Washington và Tokyo vẫn lo ngại trước sự hung hăng của Bắc Kinh. Một tàu Canada cũng tham gia cuộc tập trận Keen Sword năm nay.

Hiểm họa toàn cầu của chủ nghĩa độc tài toàn trị kỹ thuật số của Tàu Cộng

Kỹ thuật số (Digital)

Freeedom House: là một tổ chức phi chính phủ có tầm vóc quốc tế, có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới. Hàng năm, Freedom House đều có một bản báo cáo – đánh giá về tình hình tự do trên của các nước trên thế giới.
Ông Michael Abramowitz là chủ tịch của Freedom House.  Michael Chertoff là Chairman của Freedom House, cựu Bộ trưởng An ninh Nội địa và giám đốc điều hành Công ty Chertoff, gần đây có viết chung một bài cảnh báo quan trọng
The global threat of China’s digital authoritarianism – Sự đe dọa toàn cầu của chủ nghĩa độc tài toàn trị   kỹ thuật số (digital) của Tàu Cộng”

Dưới đây là bài chuyển ngữ của Lê Hoàng Long [Đọc tiếp]

Trump: Từ “hổ giấy” đến “diều hâu” trong mắt Tàu Cộng

Tập (trái) đón Trump tới thăm Bắc Kinh tháng 11/2017 (Ảnh: Reuters)

Lời người post: Bài dưới đây đăng trên trang điện báo vnexpress.net là tờ báo mạng của đảng CSVN. Điều đáng chú ý lại đánh bóng Mỹ và coi thường Tàu Cộng – có sự xoay chuyển gì đây? Thông thường báo CSVN từ điện báo đến điện đài, báo giấy là chuyên viên ca ngợi “Trung Quốc vĩ đại”.  Gần đây những tờ ngoại vi như http://news.zing.vn, http://soha.vn, http://trithucvn.net v.v.. đều có khuynh hướng  bổ về Mỹ từ kinh tế, quân sự, ngoại giao. Không còn đánh bóng Tàu Cộng thậm chí có đôi bài còn lên án Tàu Cộng xâm lăng Biển Đông, chửi xéo “Một vành đai, một con đường” của Tập là ảo tưởng.
Nhìn vào cuộc chiến Việt-Trung năm 1979, từ chỗ xem “Mao Trạch Đông là người cầm lái vĩ đại”, “Trung Quốc-Việt Nam núi liền núi sông liền sông, môi hở răng lạnh, tình nghĩa anh em”  v.v.. chuyển qua những tờ ngoại vi chửi xéo bá quyền xâm lược rồi dùng những thậm từ trên các trang báo chính thức như “Lao Động”, “Nhân Dân” v.v.. là lúc Tàu Cộng tấn công sáu tỉnh biên giới Việt Nam. Với báo chí của Tàu Cộng, thì chúng đã “mắng chửi” Việt Nam là “vong ơn bội nghĩa”, “dạy cho một bài học” v.v.. trước khi chúng tấn công Việt Nam.

Nay báo Tàu Cộng đã lên tiến hù dọa, nhục mạ CSVN bấy lâu nay cho rằng “nếu đi với Mỹ” là sẽ nổ súng ngay, đòi Việt Nam ngừng hợp tác quân sự với Mỹ, và những bài hù dọa sẽ tấn công Việt Nam phủ đầu v.v..

Luận cổ suy kim: Qua những “hiện tượng”  hiện nay thấy tình hình có cái gì thay đổi ở Việt Nam? [Đọc tiếp]

Mỹ rút khỏi INF là cơn ác mộng cho Tàu Cộng

Chủ Tịch Gorbachev (T) và TT Reagan (P) ký hiệp ước INF năm 1987

Tại sao Mỹ rời Hiệp ước Vũ khí Nguyên tử Tầm trung -1987 lại trở thành cơn ác mộng Tàu Cộng.
Ngày 20/10/2018, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp uớc Vũ khí Nguyên tử Tầm trung – 1987 (viết tắt của tiếng Anh INF). Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump phát biểu: “Nga đã vi phạm hiệp ước này từ nhiều năm nay. Chúng ta không thể để Nga cứ vi phạm hiệp ước còn chúng ta khoanh tay ngồi nhìn, không được phép làm gì cả.”
Mỹ đã nhiều lên án Moscow vi phạm hiệp ước từ năm 2008. Nhưng lần này Mỹ rút khỏi Hiệp uớc INF không nhằm vào Nga, thậm chí không hề liên quan tới vũ khí nguyên tử. Mỹ muốn khai trương một thời đại mới – Một cuộc cạnh tranh chiến lược nhằm vào Tàu Cộng – Kẻ đang muốn thao túng toàn bộ vùng Châu Á –Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt