Mỹ lại đánh thuế thép Việt Nam tuồn từ nước khác sang để trốn thuế
Lời người post:“Giá đó chém đây”, nhằm chận đứng hàng từ Trung Cộng dán nhãn hiệu “Made in Vietnam” để bán qua Mỹ trốn thuế.
Tin Reuters ngày 3/07: Mỹ vừa phát hiện ra hai sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam đã trốn thuế bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ, bao gồm thép chống gỉ và thép cuộn cán nguội sử dụng thép chất nền có từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan. [Đọc tiếp]
Phân tích kết quả đàm phán Trung – Mỹ bên lề Thượng đỉnh G20
Tập Cận Bình và Donald Trump tuyên bố là rất quý mến nhau. Nhưng sau một năm sóng gió dâng cao giữa Mỹ và Trung Cộng, khó ai có thể tin vào những thổ lộ tình cảm của họ nữa. Sự thật nhìn ra thì bất cứ khi nào họ gặp nhau, thì quan hệ giữa hai nước thường yên ổn trở lại, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Cuộc họp của họ vào ngày 29/6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản dường như cũng có như vậy. [Đọc tiếp]
Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Cộng
Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng
Năm 2015, Trung Cộng (TC) công bố dự án Made in China 2025 (Chế tạo tại Trung Cộng 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TC thành siêu cường chế tạo cạnh tranh với Mỹ. Sau khi công bố, “Made in China 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TC thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TC-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TC đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Made in China 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. [Đọc tiếp]
Tham vọng tạo ra quân đội “đẳng cấp thế giới” của Tập
Trong thập niên qua, cái gọi là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA) đã được trao nhiều ngân sách và vũ khí. Chi tiêu quân sự của Trung Cộng đã tăng 83% tính theo giá trị thực tế trong giai đoạn 2009 – 2018, cho đến nay là mức tăng lớn nhất so với bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Điều này cho phép Trung Cộng khai triển các hỏa tiễn chính xác và vũ khí chống vệ tinh thách thức quyền lực siêu cường của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình nói rằng “Giấc mơ Trung Hoa” của ông bao gồm “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ”. Theo ông, điều đó liên quan đến việc “hiện đại hóa” PLA vào năm 2035 và biến nó thành một lực lượng “đẳng cấp thế giới” – hay nói cách khác là đủ sức đánh bại Mỹ – vào giữa thế kỷ này. Tập đã đạt được rất nhiều tiến bộ. [Đọc tiếp]
Trung Cộng nhìn nhận chiến tranh thương mại như thế nào?
Khi Tập Cận Bình và Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Osaka vào cuối tuần này để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại, Tập có thể sẽ làm mềm hình thức thông thường của ngoại giao Trung Cộng bằng cách gọi tổng thống Mỹ là “bạn của tôi”. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt thân mật, Tập sẽ chẳng nhường nhịn gì ráo. Trump sau đó phải quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Cộng đã có trên bàn đàm phán kể từ đầu năm 2017 và chấm dứt chiến tranh thương mại, hay cứ để cho các nền kinh tế Mỹ và Trung Cộng trôi xa ra hơn về phía tách rời nhau. [Đọc tiếp]
La Croix: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Cộng
Được biết trước đó, tờ La Croix cũng đăng tải bài viết của ông Benedict Rogers nhận định việc “diệt chủng” ở Trung Cộng là tội ác chưa từng có.
Phán quyết của Tòa án độc lập, rằng thu hoạch tạng vẫn đang tiếp diễn, thúc giục các quốc gia phải hành động vì công lý. [Đọc tiếp]
Cướp tàu cá Việt Nam là cách Trung Cộng thể hiện quyền lực và sức mạnh đối với Hoàng Sa
Ngày 2/6 vừa qua một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam khi đang đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng, đã bị tàu của Trung Cộng áp sát, tịch thu toàn bộ số mực đánh bắt được lên đến 2 tấn, ước tính thiệt hại là khoảng hơn 250 triệu đồng. Đây là lần thứ 2 trong vòng khoảng 2 tháng qua, tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Cộng tấn công, trong khi ngư dân Việt Nam hoàn toàn bất lực.
Nói về sự việc mới nhất này, Thạc Sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cho biết Trung Cộng đang thể hiện sức mạnh của mình đối với quần đảo tranh chấp: (nghe audio)
[Đọc tiếp]Đâm, cướp tàu cá – Chiến lược của Trung Cộng để độc chiếm Biển Đông
Đêm ngày 9/6, những ngư dân Philippines neo tàu của mình ở gần Bãi Cỏ Rong, thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, để nghỉ ngơi sau nhiều ngày đánh bắt vất vả. Khi những ngư dân đang yên giấc, họ bất ngờ bị đánh thức bởi những tiếng quát tháo và đèn chiếu từ một tàu cá khác. Trước khi những ngư dân Philippines ngơ ngác kịp có bất cứ phản ứng nào thì chiếc tàu của họ đã bị tàu cá kia đâm chìm, hất cả 22 ngư dân trên tàu xuống biển (nghe Audio)
Đó là câu chuyện mà những ngư dân Philippines kể lại với hãng tin ABS-CBN về cái đêm kinh hoàng khi họ bị tàu cá Trung Cộng đâm chìm và bỏ rơi giữa biển cho đến khi được một tàu cá của Việt Nam đến cứu nhiều giờ sau đó. [Đọc tiếp]
Dân quân biển của Hải Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất
Lực lượng dân quân biển Hải Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất của Trung Cộng, được nhận trợ cấp rộng rãi nhằm hưởng ứng thực hiện các hoạt động tại vùng Quần đảo Trường Sa.
Mạng báo Philippines Star của Philippines vào ngày 24 tháng 6 dẫn Báo cáo thường niên mới nhất của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trình Quốc Hội Mỹ như vừa nêu. [Đọc tiếp]
Sách về lãnh đạo Cộng Sản: tốn tiền dân, tốn giấy, và dân không ai đọc?
Các chóp bu đảng Cộng sản Việt Nam tốn tiền in sách, chẳng ai đọc cả. Ý kiến nhiều thành phần trí thức trong nước qua Audio dưới đây:
Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka
Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.
Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). [Đọc tiếp]
Hơn 600 công ty Mỹ ký thư ủng hộ ông Trump đánh thuế Trung Cộng
Hơn 600 công ty có trụ sở tại Mỹ hôm thứ Sáu (21/6) đã ký vào một lá thư ủng hộ Tổng thống Donald Trump đánh thuế Trung Cộng. Những công ty này lập luận rằng việc đánh thuế đó giúp thúc đẩy việc làm tại Mỹ và làm giảm chi phí kinh doanh của họ, theo The Daily Caller đưa tin.
Daily Caller cho biết họ đã được xem lá thư nêu trên trước khi nó được chuyển tới Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm thứ Sáu (21/6). Hiện tại USTR đang lắng nghe ý kiến của các bên liên quan về khoản thuế dự kiến áp đặt lên thêm hơn 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Mỹ ủng hộ các công ty dầu khí hợp tác khai thác ở Biển Đông
Phụ tá bộ trưởng năng lượng Mỹ ủng hộ các công ty dầu khí nước này đóng vai trò lớn hơn trong hợp tác phát triển năng lượng với các nước tại khu vực.
“Chúng tôi rất hoan nghênh vai trò quan trọng mà các công ty Mỹ đóng góp tại Việt Nam và trong toàn khu vực”, Phụ tá Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Francis Fannon ngày 24/6 tiếp tục ủng hộ việc các công ty dầu khí Mỹ tham gia phát triển năng lượng tại Biển Đông. [Đọc tiếp]
Khả năng hạn chế của Mỹ trước Iran
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi xảy ra các vụ tấn công vào hai tàu dầu trên vùng biển Oman ngày 13/06, Hoa Kỳ đã chỉ đích danh Iran là thủ phạm, nhưng điều đáng chú ý là chính quyền Donald Trump đã không thi hành ngay các biện pháp trả đũa Teheran.
Nói cách khác, đối diện với Iran, khuôn khổ hành động của Mỹ rất hạn hẹp và hiện giờ, chính sách của Wasshington đối với chế độ này còn thiếu tính nhất quán.
Kể từ khi tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran cách đây một năm, Hoa Kỳ đã thành công trong việc ép buộc các đồng minh tham gia vào việc cấm vận dầu hỏa, đẩy nền kinh tế Iran vào tình trạng rất khó khăn. Chiến lược của chính quyền Trump là gây “áp lực tối đa” để buộc Teheran chấp nhận thương lượng một hiệp định hạt nhân với những điều kiện gắt gao hơn, cũng như chấm dứt những hành động “gây mất ổn định khu vực”. Nhưng theo tờ Le Monde, chiến lược này hiện đang gặp hai trở ngại. [Đọc tiếp]
Lãnh đạo Hong Kong ra dấu hiệu bỏ dự luật dẫn độ nhưng không từ chức
Hôm 18/6, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam báo hiệu sự kết thúc của dự luật dẫn độ đang gây tranh cãi do chính bà cổ vũ nhưng hoãn lại sau đó sau khi hàng triệu người dân biểu tình phản đối.
Trong một cuộc họp báo chiều ngày 18/6 được nhiều người theo dõi, bà Lam ngỏ lời xin lỗi vì đã xảy ra hỗn loạn, nhưng bà nhất mực không xác định là dự luật được “rút bỏ”, mà nói rằng dự luật này sẽ không được đưa ra trở lại trong nhiệm kỳ còn lại của bà, nếu dự luật này vẫn gây lo sợ trong công chúng.
Hãng tin Reuters dẫn lời bà Lam nói với các phóng viên: “Vì trong vài tháng qua dự luật này đã gây ra rất nhiều âu lo, và lo ngại cũng như nhiều quan điểm khác biệt, tôi cam kết sẽ không tiếp tục thúc đẩy dự luật này nếu như những sự lo sợ đó không được giải quyết thỏa đáng.” [Đọc tiếp]