Pháp-Nhật lên án “thái độ hung hăng” của Trung Cộng trên biển Đông

Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly và ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian chào đón ngoại trưởng Nhật Taro Konvà bộ trưởng Quốc Phòng Takeshi Iwaya tại Brest (photo AFP)

Sau kỳ họp ngoại giao-quốc phòng lần thứ năm, theo công thức 2+2 hôm thứ sáu 11/01/2019 tại Brest, Pháp và Nhật cùng phản đối “thái độ hung hăng của Trung Cộng tại Biển Hoa Đông và Biển Đông”. Hai bên thông báo “nâng cao hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các đơn vị quân đội Pháp đóng tại các đảo ở Nam Thái Bình Dương”.

Quyết tâm tăng cường hợp tác an ninh Pháp-Nhật được thể hiện trong cuộc họp báo chung hôm thứ Sáu tại quân cảng Brest, miền tây bắc nước Pháp, theo nhận định của hãng thông tấn NHK. Bốn quan chức cao cấp gồm ngoại trưởng Nhật Bản Kono Taro và bộ trưởng Quốc Phòng Iwaya Takeshi, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly cùng bày tỏ quan ngại “sâu sắc” và lên án “mạnh mẽ” Trung Cộng gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, làm tình hình căng thẳng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Chính sách đất đai hiện nay biến Việt Nam thành cường quốc của dân oan” – Cưỡng chế Vườn Rau Lộc Hưng

Sau 1975, khu vườn nằm tiếp giáp Quận 3, Quận 10 và Quận Phú Nhuận là nơi cư ngụ của hàng ngàn người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, những cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng đến đầu 2019, vườn rau xanh tươi chỉ còn là một đống hoang tàn. Vì đâu?
“Sáng thứ Tư ngày 9 tháng 1 năm 2019 ai ra đó thì cảm giác rất là đau xót. Không phải xót của, xót tài sản, bất động sản mà là… vì nhờ nó mình mới trưởng thành tới ngày hôm nay. Bao nhiêu kỷ niệm ký ức đều gắn với vườn rau. Nên không có lời nào để diễn tả sự xúc động khi thấy cảnh hoang toàn sau đợt cưỡng chế của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam” 

Audio trong nước do phóng viên Hòa Ái (EFA) thực hiện

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bắc Kinh tung tin “đã khai triển hoa tiễn diệt mẫu hạm” để dọa Mỹ?

Ảnh minh họa: Khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tham gia cuộc tập trận Valiant Shield 2016 ở vùng biển Philippines. Ảnh 23/09/2016. U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Patrick Dionne

Theo báo Nhật Bản The Japan Times vào hôm nay, 10/01/2019, báo chí Trung Cộng mới đây đã loan tin rằng nước này đã cho khai triển ở miền tây bắc loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay. Tờ báo Nhật đã đặc biệt ghi nhận sự kiện thông tin này được tung ra hôm 08/01, tức đúng một ngày sau khi Mỹ lại cho chiến hạm tiến vào tuần tra “bảo vệ quyền tự do hàng hải” gần quần đảo Hoàng Sa trong tay Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo Trung Cộng, trích dẫn đài truyền hình nhà nước CCTV, thì hệ thống tên lửa được khai triển là loại hỏa tiễn đạn đạo DF-26, được cho là có tầm bắn từ 3,000 đến 4,000 km. Địa điểm bố trí các giàn tên lửa này là ở vùng cao nguyên và sa mạc miền tây bắc Trung Cộng.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Facebook không tôn trọng luật “an ninh mạng” của CSVN

Tác động đầu tiên của luật an ninh mạng tại Việt Nam: Đài truyền hình Cộng Sản Việt Nam VTV hôm nay 09/01/2019 đã lên tiếng tố cáo Facebook là đã không tôn trọng luật an ninh mạng vừa bắt đầu có hiệu lực từ ngày đầu năm nay. Theo nhà cầm quyền CSVN, thì trang mạng Facebook vẫn để người sử dụng đăng tải những thông tin chống chính phủ hay còn bị coi là  “độc hại” .

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TT Trump sẽ “đánh cược tất cả” vào bài phát biểu trước Quốc Dân Mỹ tối 8/1/2019

TT Trump phát biểu tối 8/01/2019 tại Phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc

Tối thứ Ba ngày 8 tháng 1 năm 2019, Tổng Thống Donald Trump sẽ có bài phát biểu trước quốc dân trong tình trạng Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ phải đóng cửa một phần nay đã sang tuần thứ 3 và Đảng Dân Chủ tiếp tục từ chối cấp ngân sách cho bức tường biên giới giữa Mỹ-Mexico mà ông Trump hứa hẹn.
Bài phát biểu sẽ được thu trực tiếp từ Phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc và phát trên khắp các đài truyền hình Hoa Kỳ. TT Trump sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để thuyết phục người dân Hoa Kỳ rằng có một cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư tại biên giới phía Nam mà chỉ một rào cản vật lý nhiều tỷ đô la mới có thể ngăn chặn được.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hơn 10 triệu người Đài Loan quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chứ không chịu làm nô lệ

Quân đội Đài Loan diễn hành

Đài Loan sẽ tổng động viên hơn 10 triệu người quyết tử chiến với Trung Cộng để bảo vệ độc lập. “Toàn bộ người dân Đài Loan kiên quyết phản đối chính sách “một quốc gia, hai chế độ” [của Trung Cộng]”, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khẳng định cứng rắn.

Người Đài Loan quyết tử chiến với giặc Trung Cộng chứ không chịu đầu hàng, bà Thái Anh Văn nói. Hiện nay dân số Đài Loan khoảng 23 triệu và trong số này có 10 triệu người có khả năng huấn luyện làm binh sĩ.

Trong khi Đài Loan có một đội quân khoảng 300 ngàn thường trực thì Trung Cộng là 2 triệu. Mặc dù quân số ít nhưng độ tinh nhuệ của Đài Loan với vũ khí tối tân sẽ khiến Trung Cộng không dễ đánh bại. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đánh cá ở Biển Đông: Trò chơi hai mặt của Bắc Kinh

Một thuyền của ngư dân Philippines tại vùng biển quanh bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 16/06/2016 (Ảnh AFP)

Trước áp lực bảo đảm an ninh nguồn cung cấp trong nước và với tham vọng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, Bắc Kinh không ngần ngại chơi trò hai mặt với các nước láng giềng trong vùng Biển Đông. Trên đây là những nhận định chung của chuyên gia Sébastien Colin, nhà địa lý học và giảng viên Viện Quốc Gia Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (Inalco), trên kênh truyền hình France 24.

Biển Đông những năm gần đây đã thật sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và giới chuyên gia, do những căng thẳng vì các tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Trung Cộng đã chiếm nhiều bãi đá ngầm tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà một số  nước như Việt Nam, Philippines đều tuyên bố có chủ quyền. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kim Jong Un thăm Trung Cộng trước thượng đỉnh với Trump

Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju chuẩn bị đến thăm Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 07/01/2018 (KCNA via REUTERS)

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ngày 08/01/2019 đến Bắc Kinh, một chuyến viếng thăm bất ngờ diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông đe dọa sẽ thay đổi thái độ nếu Hoa Kỳ duy trì các biện pháp trừng phạt.

Ông Kim Jong Un cùng với vợ là Ri Sol Ju và nhiều quan chức cao cấp tháp tùng, đi trên chuyến tàu đặc biệt từ Bình Nhưỡng, trưa nay đã đến thủ đô Trung Cộng. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình:

“Vào lúc hơn 10 giờ sáng nay, tiếng nhạc “Đông Phương Hồng” báo giờ ở nhà ga trung tâm Bắc Kinh vừa mới tắt trong loa phóng thanh, bỗng xuất hiện hơn một chục chiếc xe hơi sang trọng màu đen, theo sau là cả một đoàn mô tô công an Trung Cộng. Trên cầu vượt dành cho người đi bộ dẫn đến khoảng sân chính, cũng như ở cửa sổ những khách sạn nhỏ xung quanh, các phóng viên ảnh của các hãng thông tấn và nhiều đồng nghiệp Nhật, Hàn kiên nhẫn chờ đợi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ngày đầu như thế nào?

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung về “đình chiến 90 ngày”  bắt đầu ngày thứ 2 mồng  7 tháng 1 năm 2019.

Cuộc đàm phán mở ra với chiến hạm USS McCampbell của Hải Quân Mỹ áp sát vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như một sự tạo áp lực lên Bắc Kinh nhằm chiếm lợi thế.

Bên Trung Cộng lại tràn vào phòng hội nghị với số đông và có cả Phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc hiện diện, mặc dù trên nguyên tắc sự đàm phần thương mại kỳ này chỉ ở cấp thứ trưởng.

Lưu Hạc, một trong những giới chức được chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tin cậy và là người phụ trách chương trình đàm phán thương mại với Mỹ ở Washington năm ngoái, vốn được cho là sẽ không tham dự đàm phán ngày mùng 7/01 vừa rồi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Không để Trung Cộng tự tung tự tác, Anh kết hợp cùng Mỹ lập căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh hai tàu chiến của Mỹ

Anh được cho là đã có những tính toán nhất định khi thành lập căn cứ quân sự tại khu vực Biển Đông và kế hoạch này của London nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuần này tiết lộ Anh đang cân nhắc kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự mới tại châu Á, nhiều ý kiến đã hoài nghi rằng liệu London có đủ kinh phí hay tầm nhìn chiến lược để thực hiện kế hoạch này hay không.
Tuy nhiên, việc xem xét các sáng kiến quốc phòng của Anh gần đây cho thấy một căn cứ quân sự tại châu Á không phải là ý tưởng “bốc đồng”. Thay vào đó, đây là một kế hoạch hợp lý sau hàng loạt động thái mà Anh đã thực hiện trong những năm vừa qua. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ – Bắc Hàn họp ở Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2

Hình minh họa

Hãng tin Reuters hôm nay, 07/01/2019, dẫn nguồn tin từ báo Nam Hàn cho hay, các quan chức Ngoại Giao Mỹ và Bắc Hàn đã gặp nhau nhiều lần trong những ngày qua tại Hà Nội để bàn về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trum và Kim Jong Un lần thứ 2.

Dựa trên các nguồn tin ngoại giao ẩn danh tại Seoul và Washington, nhật báo Nam Hàn Munhwa Ilbo khẳng định các quan chức Mỹ và Bắc Hàn đã có các cuộc gặp tại Hà Nội để bàn về lịch trình và địa điểm cho một cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim mới. Thông tin này đang làm dấy lên những đồn có thể Việt Nam sẽ là nơi tổ chức sự kiện. Báo chí Mỹ cũng đưa ra một số nước châu Á có khả năng được chọn cho cuộc gặp là Việt Nam, Indonesia và Mông Cổ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 03/03/2017. Trong ảnh, chiến đấu cơ F-18 đang chuẩn bị cất cánh. (REUTERS/Erik De Castro)

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một “hành động khiêu khích” của Mỹ.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện “quyền tự do hàng hải”, “thách thức các yêu sách quá đáng trên biển”.  New York Times dẫn nguồn tin Hải Quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người Việt đầu thế kỉ 20 trong hồi ký của một Toàn quyền Đông Dương

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căng thẳng Mỹ-Trung: Trung Quốc đã tự dồn mình tới chân tường? (Phần 2)

Tóm tắt bài viết:
– Trung Cộng lớn mạnh như ngày nay phần lớn nhờ vào hệ thống toàn cầu dựa trên các quy tắc do Hoa Kỳ kiến tạo. Nhưng nay họ đang muốn đạp đổ các quy tắc đó và tạo ra luật chơi riêng.
– Từ tham vọng ở Biển Đông cho đến kỹ thuật công nghệ, họ đang thách thức Hoa Kỳ và đồng minh. Chính điều này sẽ dồn họ vào thế chân tường.
– Ngoài ra, Trung Cộng hiện nay còn thừa hưởng những di sản xấu từ các giai đoạn phát triển trước đó.

Hoa Kỳ và Trung Cộng không chỉ tham gia vào chiến tranh thương mại và căng thẳng quân sự, mà còn trong một cuộc đua kỹ thuật công nghệ và thách thức về ý thức hệ, hay cụ thể hơn là về tương lai của nền dân chủ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Căng thẳng Mỹ-Trung: Không chỉ là cuộc chiến thương mại (Phần 1)

Tóm tắt bài viết:
– Mỹ-Trung không chỉ đối đầu trên mặt trận thương mại, mà cả trên vấn đề quân sự và đặc biệt là ý thức hệ.

– Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ được nhìn nhận như nhà lãnh đạo toàn cầu. Những giá trị mà họ cổ súy được chấp nhận trên khắp thế giới.
– Đã đến lúc Hoa Kỳ cần cứng rắn hơn để giữ gìn trật tự mà thế giới muốn hướng tới.

Hoa Kỳ và Trung Cộng không chỉ tham gia vào chiến tranh thương mại và căng thẳng quân sự, mà còn trong một cuộc đua công nghệ và thách thức về ý thức hệ, hay cụ thể hơn là về tương lai của nền dân chủ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt