Cuộc diệt chủng Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết liệt!
Lời người post: Cửa sổ để Việt Nam thoát khỏi cái thảm họa nô lệ diệt vong của Phương Bắc càng ngày càng khép lại, trừ phi người Việt Nam quả cảm và sẵn sàng hy sinh, vượt trên nỗi sợ hãi và sự thờ ơ vô cảm để cố phá bỏ cái cùm xích của Đảng Cộng Sản Hà Nội đang kềm chặt, trói tay cả một dân tộc để dâng nước Việt Nam vào cái cũi nô lệ và lò sát sinh cho Tàu cộng.
Từ lâu, Trung Cộng đã thực hiện cuộc diệt chủng đối với các dân tộc nhỏ để giành đất cho người Hán. Từ tháng 04/1975 tới cuối năm 1978, trên ba triệu người Campuchia đã bị hành quyết bằng cách đập vỡ sọ qua bọn tay sai Trung Cộng Khmer đỏ. Từ đấy loài người đã biết đến chính sách diệt chủng của Trung Cộng ở Campuchia, nhưng ít người biết rằng Trung Cộng đã thực hiên chính sách này đối với tất cả các dân tộc lận cận không phải người Hán. [Đọc tiếp]
Robert O’Brien: Tân Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ là ai?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Chưa bao giờ nước Mỹ cần một Cố Vấn An Ninh Quốc Gia có khả năng xoay vần thế cuộc như lúc này, lúc mà cả nước Mỹ từ lưỡng viện Quốc Hội đến Tòa Bạch Ốc cũng như người Mỹ đang có khuynh hướng đối đầu với Trung Cộng ráo riết hơn thời chiến tranh lạnh với Liên Xô trước đây.
Trong Toà Bạch Ốc, bộ ba như kiền ba chân để giữ vững vị thế của Tổng Thống siêu cường đó là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (CVANQG), Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Quốc Phòng. Đôi khi CVANQG ảnh hưởng đến quyết định của vị nguyên thủ quốc gia nhiều hơn vì hằng ngày vị này trực tiếp bàn bạc quốc sự với Tổng Thống. Cả ba vị này đều do Tổng Thống đề bạt. Hai ông Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao phải điều trần trước Thượng Viện để thông qua, còn CVANQG thì không cần.
Hôm thứ Ba ngày 18/09/2019 ông Robert O’Brien được Tổng Thống Trump bổ nhiệm thay thế cố vấn “diều hâu” John Bolton đã ra đi thứ Ba tuần trước. Chúng ta tìm hiểu xem sự khác biệt giữa hai ông cố vấn Bolton và O’Brien có những tương đồng và khác biệt nào?
Ở Venezuela: Nhà đối lập Guaido lên nắm quyền chấp chính
Lời người post: Cuộc cách mạng tại Venezuela từ ngày 10/1/2019 đến nay đã 9 tháng. Đó là cuộc khủng hoảng Tổng Thống. Sau những ngày dài xã hội Venezuela rơi vào lạm phát và thất nghiệp trầm trọng, người dân phải ra đường bới những đống rác, và hàng triệu người trốn ra nước ngoài để kiếm sống. Dân chúng cho rằng TT Nicolás Maduro đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa là sai lầm đưa đến tình trạng xã hội nghèo đói hiện nay. Chủ tịch Quốc Hội Venezuela Juan Guaido tự xưng là Tổng Thống thay thế Maduro. Tức khắc được Hoa Kỳ, các nước trong khối Nam Mỹ và nhiều cường quốc tây phương ủng hộ Juan Guaido.
Các cuộc biểu tình lớn và bạo lực nổ ra vào ngày 23 tháng 1 và thu hút thêm phản ứng từ một số chính phủ và nhà lãnh đạo nước ngoài.
Những cuộc xuống đường càng ngày càng lớn, quân đội vẫn đứng về phía tổng thống Xã Hội Chủ Nghĩa độc tài Maduro. Hai nước Nga và Trung Cộng vẫn muốn giữ thể chế độc tài tại Venezuela làm đồng mình Xã Hội Chủ Nghĩa để đặt đầu cầu ở Nam Mỹ nên ra sức ủng hộ chế độ Maduro này tại Venezuela tồn tại.
Tin từ hãng AFP cho biết: Quốc hội Venezuela do phe đối lập kiểm soát đã phê chuẩn ông Juan Guaido làm Tổng thống lâm thời cho tới khi tổ chức các cuộc bầu cử mới.
Khu trục hạm Mỹ đi gần các đảo Trung Cộng chiếm đóng tại Hoàng Sa
Tin Reuters: Bà Reann Mommsen, phát ngôn viên của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ nói với Reuters rằng tàu khu trục USS Wayne E. Meyer mang hoả tiễn tự hành đã đi vào Quần đảo Hoàng Sa, thách thức các yêu sách lãnh thổ quá mức của Trung Cộng tại vùng biển này.
Quân đội Hoa Kỳ loan báo một tàu khu trục của Hải quân nước này hôm thứ Sáu (13/9) đã đi vào gần các đảo mà Trung Cộng chiếm đóng tại Quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông.
Tàu khu trục Wayne E. Meyer đã đi qua vùng biển Hoàng Sa phía đông Việt Nam và phía Nam của Đảo Hải Nam, Trung Cộng mà không yêu cầu sự cho phép từ Bắc Kinh hoặc từ Hà Nội hay Đài Loan – các bên cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này. [Đọc tiếp]
TT Trump: Trung Cộng đang chịu cảnh “tồi tệ nhất trong 57 năm qua”
Tổng thống Donald Trump tối thứ Hai (9/9), theo giờ Mỹ, bình luận rằng năm 2019 là năm tồi tệ nhất đối với Trung Cộng trong suốt 57 năm qua.
FOX Business đưa tin, trong một cuộc mít tinh ở Bắc Carolina vào tối thứ Hai, Tổng thống Trump nói rằng cuộc chiến thương mại mà ông nhắm vào Bắc Kinh đang gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế nước Tàu, hàng loạt doanh nghiệp thay đổi cách cung ứng hoặc di dời khỏi đại lục để tránh thuế quan, các nhà máy đóng cửa, tình trạng cắt giảm việc làm gia tăng. [Đọc tiếp]
Hot: Về việc ông John Bolton, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ từ chức sáng hôm nay (10/9/2019)
Lethanhnhan@vietquoc.org:
Sáng nay ngày 10 tháng 9, 2019 ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Bolton đã từ chức, nhiều người Việt Nam lo lắng rằng nếu ông John Bolton có lập trường cứng rắn với Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông, nay ông rời Toà Bạch Ốc thì chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông có thay đổi không?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết tìm hiểu về vai trò của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (CVANQG) là gì?
Đó là vị cố vấn trưởng trong Hội đồng An ninh Quốc gia của nước Mỹ, có nhiệm vụ phụ tá Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia. Được tổng thống bổ nhiệm mà không cần thông qua Thượng viện phê chuẩn. Cho nên ông không bị ràng buộc của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Cố vấn An Ninh Quốc gia theo dõi tình hình, cập nhật các tin tức mới nhất báo cáo cho tổng thống và đưa ra những đề nghị lên Tổng Thống. [Đọc tiếp]
Tại sao Trung Cộng chọn gây chiến với Việt Nam?
Các nhà phân tích cho rằng, Trung Cộng chọn VN để khơi chiến trước khi đụng độ lớn hơn với Hoa Kỳ ở Biển Đông
Nguồn Asia Times: https://www.asiatimes.com/2019/09/article/why-china-is-picking-a-fight-with-vietnam/
David Hut
Nếu những căng thẳng âm ỉ bùng nổ trở thành cuộc xung đột toàn diện ở Biển Đông, những phát súng đầu tiên bắn ra có vẻ sẽ là giữa Trung Cộng và Việt Nam.
Vì tranh chấp lãnh hải, cả hai đối thủ đã cố thủ suốt nhiều tuần lễ liền ở Bãi Tư chính, một khu vực biển giàu năng lượng, mà không bên nào chịu lùi bước. Trong khi Trung Cộng phản đối mọi hoạt động khai thác các nguồn năng lượng trong vùng biển tranh chấp của đối thủ, cuộc đối đầu của họ hiện nay với Việt Nam nhằm phục vụ chiến lược nước đôi.
Derek Grossman, chiến lược gia quốc phòng cao cấp của tập đoàn RAND, một nhóm chuyên gia tư vấn chính sách có trụ sở tại Washington, đã lập luận rằng nếu Trung Cộng tiến hành cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, rất có thể họ sẽ chọn Việt Nam để giao chiến. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Trung Cộng quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?
Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Cộng vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên tin tức công ty ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.
Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook: “ExxonMobil (US) bỏ cuộc! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc: UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu?”
Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh. [Đọc tiếp]
Trung Cộng dọa dùng võ lực đối với tàu sân bay Anh Quốc tại Biển Đông
Trung Cộng càng lúc càng lộ rõ tham vọng thâu tóm Biển Đông, với một loạt hành động quân sự hóa khu vực, công khai xâm phạm vùng biển của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Bên cạnh đó, Bắc Kinh không ngần ngại cảnh cáo những nước nào có ý đinh can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Anh Quốc hôm qua, 09/09/2019, đã lại bị Trung Cộng “dằn mặt” với lời lẽ thô bạo hơn, vì đã có một kế hoạch đưa tàu sân bay qua Biển Đông.
Theo báo chí Anh Quốc, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Luân Đôn, đại sứ Trung Cộng tại Anh Lưu Hiểu Minh, bên cạnh hồ sơ nóng là Hồng Kông, đã lại nhắc đến vấn đề Biển Đông để cảnh cáo chính quyền Anh là không nên xâm phạm vùng biển của Trung Cộng.
Sự nhượng bộ muộn màng của Đặc Khu Trưởng Hồng Kông.
Cuộc đấu tranh quyết liệt một mất một còn của người dân Hongkong có thắng lợi, Bắc Kinh nhượng bộ bà Trưởng đặc khu Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cho biết trong hôm thứ Sáu, các biện pháp do chính phủ đưa ra trong tuần này để giải quyết tình trạng hỗn loạn chính trị của thành phố là “bước đầu tiên”, sẽ không giải quyết được khủng hoảng ngay lập tức. Bà Lâm đã công bố rút dự luật dẫn độ – một trong 4 biện pháp nhằm xoa dịu các nhà hoạt động, nhưng nhiều người nói rằng “quá ít, quá muộn”.
Những đòi hỏi của người dân Hồng Kông là:
1) Mở hồ sơ điều tra về các vụ bạo hành của cảnh sát nhắm vào người biểu tình ở Hongkong;
2) Trả tự do cho hơn 1.200 người biểu tình bị bắt giữ từ khi cuộc biểu tình bùng lên trước mùa hè vừa qua.
3) Rút lại việc gọi người biểu tình là những “kẻ gây bạo loạn”.
4) Đòi hỏi tổ chức bầu cử tự do theo thể thức phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông. [Đọc tiếp]
Hồng Kông tái diễn trận Dunkerque
Trận Dunkerque là một cuộc chiến quan trọng giữa quân đồng minh và phát xít Đức tại thành phố Dunkerque, Pháp từ ngày 26 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1940 giữa quân đội Đồng Minh và Đức Quốc xã. Quân đồng minh đã bị quân Đức dồn vào thế chân tường. Trước sức ép tấn công tới tấp của Đức, các lực lượng Đồng Minh đã phải vừa đánh đỡ vừa rút lui ra bãi biển và từ đó đã mở ra cuộc tháo chạy khổng lồ theo đường biển về Anh Quốc. Rất may quân Đức đột ngột ra lệnh thôi không truy sát tàn quân của phe Đồng Minh, hành động này coi như là tha sống. Cuối cùng hơn 330.000 quân sĩ Đồng Minh suýt bị bắt làm tù binh đã may mắn được cứu thoát.
Vào thời điểm đó, trong khi binh lính bị mắc kẹt trên bờ biển Pháp. Đằng trước là biển, đằng sau là quân địch, trong khi họ đang tuyệt vọng và bất lực, thì Vương Quốc Anh đã huy động hàng trăm các tàu thuyền có kích cỡ khác nhau kể cả dân sự và quân sự đến Dunkirk để giải cứu tất cả những người lính bị mắc kẹt và sơ tán hầu hết những người lính này khỏi lục địa châu Âu về Anh quốc. [Đọc tiếp]
Tàu cần cẩu TC Lam Kình di chuyển vào vùng biển VN, chuẩn bị đặt giàn khoan?
Tin VOA 3/9:
Theo trang South China News và IndoPacific_SCS_Info, tàu Lam Kình của Công Ty Dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC) đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam hôm 3/9. Nguồn tin dự đoán rằng có thể Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa một giàn khoan đến đào dầu trong vùng biển của Việt Nam.
Nhà báo Duan Dang trích dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết thêm rằng tọa độ của Lam Kình là 14°56’6.00″N/109°23’42.00″E ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào lúc 9 giờ 42 phút cùng ngày, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía nam, nghĩa là trong lãnh hải của Việt Nam, cũng là nơi có dự án Cá Voi Xanh mà Việt Nam đang hợp tác với Công Ty dầu khí Mỹ Exxon Mobil để khai thác. [Đọc tiếp]
Việt Nam Quốc Dân Đảng phản đối Trung Cộng xâm lăng bãi Tư Chính
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2019, nhiều đảng viên VNQDĐ thuộc thành phố San Jose, California cùng với nhiều chiến hữu trong các đoàn thể quốc gia như Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ, Hội cựu HO San Frcnscisco, Tâp Hợp Quốc Dân Việt và đồng bào ở Bắc California đã biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bãi Tư Chính và lên án Cộng Sản Việt Nam bán nước trước Lãnh Sự Quán của Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam tại thành phố San Francisco ngày 2 tháng 9 năm 2019
Hình ảnh biểu tình ở link dưới đây:
Những danh từ ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay
Những danh từ dùng trong văn chương Việt Nam từ khi có chế độ Cộng Sản nắm quyền bị hợp thức hoá một cách rất “chói tai, gai mắt”.. Họ dùng chữ một cách máy móc không được thông thoáng theo văn chương. Đơn cử một chữ “khẩn trương” – Chữ này có trong danh từ của tự điển tiếng Việt nhưng nó dùng ở trường hợp nào cho đúng. Ví dụ “lệnh hành quân khẩn trương” hay “ban hành thiết quân luật khẩn trương” nghe có vẻ có lý. Chứ dùng “ăn khẩn trương lên nhé” có vẻ buồn cười, thay vì “ăn nhanh lên” thì nhẹ nhàng và văn vẻ hơn, hoặc tệ hơn nữa “anh cưới em khẩn trương” thì hết ý…. Bài này không bàn đến ngôn ngữ trước và sau chế độ XHCN. Nhưng những danh từ ngoại giao mà nay chế độ Cộng Sản cũng thay đổi, chúng ta cần tìm hiểu để thấy tương quan ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam với thế giới như thế nào? Qua những tìm hiểu thì những nhà ngoại giao của nhà nước Cộng Sản Việt Nam dường như đang lạm dụng khái niệm 2 chữ “chiến lược”, áp dụng nó cho những mối quan hệ mà trên thực tế chưa đạt tới mức đó.
Những danh từ ngoại giao mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang dùng chia làm 5 thứ bậc:
– Đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership),
– Đối tác chiến lược (strategic partnership),
– Đối tác toàn diện (comprehensive partnership),
– Đối tác chiến lược lãnh vực (Partnership in the Filed),
– Quan hệ đặc biệt (Special relationship), [Đọc tiếp]
Đài Loan: Mũi nhọn bên hông Trung Cộng và con cờ của Mỹ
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Năm 1971, TT Richard Nixon và cai thầu Henry Kissinger muốn rút lui khỏi chiến tranh Việt Nam đã biến thù thành bạn với Trung Cộng. Để tỏ lòng cám ơn, Mỹ đã trao cho Trung Cộng món quà ngoại giao hậu hĩnh là hất cẳng Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để thế Trung Cộng (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa) ngồi vào chiếc ghế thường trực LHQ.
Trong thời gian ngắn, dưới áp lực “Chính sách một Trung Hoa – One China Policy), các nước tây phương đã đoạn tuyệt ngoại giao với Đài Loan và đưa các toà Đại Sứ từ Đài Loan về Bắc Kinh. Hoa Kỳ và 60 nước tây phương đã chấm dứt ngoại giao với Đài Loan, nhưng vẫn còn đặt những văn phòng dưới những “tên gọi” khác nhau để liên lạc về kinh tế, chính trị và văn hóa…Đây là trò chơi chính trị của Mỹ, dù đã trao Đài Loan cho Trung Cộng nhưng vẫn giữ làm bửu bối khi cần [Đọc tiếp]