Hoàn Bích Quy Triệu chuyện xưa đến nay vẫn gía trị…

Viên ngọc, nhờ hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt nên mới thành báu vật, và nhờ kết tụ linh khí của đất trời nên mới thành vật thiêng. Những tinh hoa kế thừa trong văn hóa truyền thống giúp con người kính Thiên ái nhân, giữ gìn đạo đức… cho nên nơi nào giữ được văn hóa truyền thống tốt đẹp chẳng khác gì quốc gia có ngọc quý vậy.

Hồng Kông là một trong bốn con rồng châu Á cùng với Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Người dân nơi đây giữ được văn hóa truyền thống vốn họ xem như Thần truyền lại cho con người, đồng thời lại mang tư tưởng tiến bộ của phương Tây. Với ưu đãi thuế quan, tinh thần tự do dân chủ cùng khả năng  vốn người, Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính của châu Á và thế giới. Các nhà phong thủy gọi nơi đây là “chậu chứa kho báu”,  nên cũng không quá khi cho rằng Hồng Kông là viên ngọc quý của châu Á.

Từ năm 1997, nhà cầm quyền Trung Cộng đã chiếm lại được “viên ngọc” này. Việc bội ước và mong muốn chiếm ngọc thời xưa, thì đã có câu chuyện rất nổi tiếng “Hoàn Bích Quy Triệu” (Ngọc Nguyên Vẹn Trở Về Nước Triệu). Truyền kể rằng Vua Tấn là  Tần Chiêu Vương có ý muốn chiếm ngọc, vì bội ước nên bất thành. Từ câu chuyện bên dưới, ta sẽ phân tích thử xem nhà cầm quyền Trung Cộng đã “bội ước” với Hồng Kông như thế nào?

Hoàn Bích Quy Triệu (Ngọc về nước Triệu)

Viên ngọc quý tên là Ngọc Bích Họ Hòa [1] trở thành quốc bảo của nước Sở suốt 300 năm. Vua nước Tần là Tần Chiêu Vương lúc ấy gửi thư cho vua Triệu muốn lấy “Ngọc Bích Họ Hòa” đổi lấy 15 thành trì của nước Tần. Vua Triệu lo lắng, vì nhỡ đâu nước Tần bội ước thì ngọc mất mà 15 thành cũng chẳng có. Sau một hồi vua Triệu thương lượng với văn võ bá quan trong triều, vua Triệu là Huệ Văn Vương quyết định cử Lạn Tương Như đi sứ sang  nước Tần về chuyện viên ngọc quý.

Đến nước Tần, Lạn Tương Như dâng ngọc lên vua Tần. Tần Chiêu Vương bèn trao cho quan hầu và các mỹ nhân trong nội cung chuyền tay nhau xem, và không nhắc gì đến chuyện đổi 15 thành trì. Thấy vua Tần có ý nuốt lời, Lạn Tương Như bèn tìm cách lấy lại ngọc quý, ông nói: “Thưa đại vương, ngọc bích tuy quý nhưng lại có vết, thần xin được chỉ cho đại vương xem”.

Khi Lạn Tương Như lấy lại ngọc, ông liền tiến về phía cửa của cung điện, nói rằng vua Tần không muốn cắt 15 thành cho nước Triệu nên ông mạn phép đem ngọc quý về nước. Nếu vua Tần cưỡng bức, thì đầu của Lạn Tương Như và ngọc đề sẽ vỡ tan.  Vua Tần thấy cử chỉ của Lạn Tương Như như vậy bèn ngăn lại, rồi sai người cầm địa đồ đến và chỉ vào 15 thành trì sẽ cắt cho nước Triệu. Lạn Tương Như vẫn không tin, ông nói rằng vua Triệu đã đăng đàn chẩn tế và thọ trai 5 ngày và yêu cầu quần thần vái lạy rồi mới đưa ngọc đến nước Tần, cho nên ông muốn vua Tần cũng làm như vậy mới nhận ngọc. Vua Tần nhận lời, nhưng trong 5 ngày vua Tần trai giới, Lạn Tương Như đã sai người hầu cận giả làm kẻ hành khất bí mật mang ngọc về cho vua Triệu.

Thời hạn 5 ngày đã qua, vua Tần bày lễ nghi, mời các sứ giả chư hầu đến để xem ngọc bích. Lạn Tương Như ung dung bước vào điện vua, vừa chắp tay lạy, vừa tâu với  vua Tần: “Nước Tần từ thời Mục Công đến nay, tổng cộng hơn 20 đời vua, chưa từng thấy đời nào giữ trọn lời hứa. Trước đây thì Kỷ Tử lừa Trịnh, Mạnh Trinh lừa Tấn, gần đây thì Thương Ưởng lừa Ngụy, Trương Nghi lừa Sở… đều là bất tín bất nghĩa. Nay thần sợ bị lừa làm phụ lòng quân vương nước Triệu, nên đã sai kẻ hầu mang ngọc theo đường tắt trở về nước Triệu rồi. Vả lại, Tần là nước mạnh mà nước Triệu thì yếu, đại vương chỉ cần cắt 15 thành cho Triệu thì Triệu đâu dám giữ ngọc để mắc tội với đại vương. Thần biết rằng lừa dối đại vương là tội đáng chết, vậy xin cứ việc bỏ thần vào vạc dầu, để chư hầu đều biết rằng vì muốn đoạt ngọc bích mà vua Tần giết sứ nước Triệu. Xin đại vương và quần thần bàn bạc kỹ cho”.

Vua Tần nghe nói vậy, trong lòng giận dữ, nhưng vì không muốn mang tiếng xấu nên đành tha cho Lạn Tương Như. Về sau, quả thật Tần không cắt 15 thành trì cho nước Triệu, và Triệu cũng không dâng ngọc bích cho vua Tần. Hoàn Bích Quy Triệu là như thế.

Câu nói: “Nước Tần từ thời Mục Công đến nay, tổng cộng hơn 20 đời vua, chưa từng thấy ai giữ trọn lời hứa” của Lạn Tương Như tương tự với điều đang diễn ra hiện nay chỉ có điều thay nước Tần bằng… nhà cầm quyền Trung Cộng . 

Tranh vẽ Lạn Tương Như bảo vệ Ngọc Bích Họ Hòa (ảnh: Tanmizi).

Nhà cầm quyền Trung Cộng bội ước

Sau khi Hồng Kông được trao trả về với Đại lục không lâu, nhà cầm quyền Trung Cộng đã lộ rõ bộ mặt thật, lập tức phủ định “Tuyên bố chung Trung- Anh”, đồng thời nhấn mạnh “xóa bỏ thực dân hóa”. Mục đích là Bắc Kinh muốn xóa bỏ chế độ “một quốc gia, hai chế độ” hiện hành. Sau đó, nhà cầm quyền Trung Cộng lại thúc đẩy Điều luật 23 năm 2003 [2], sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu cử Đặc khu trưởng dẫn đến Cuộc cách mạng ô dù năm 2014, đến nay lại là “luật dẫn độ”.

Câu chuyện năm xưa, nước Triệu giữ được ngọc, còn nước Tần không cắt 15 thành trì. Nhưng để giữ được “viên ngọc” Hồng Kông, thì cái giá phải trả có cả máu, nước mắt và cả sinh mệnh… Báo cáo do chính phủ Hồng Kông công bố cho thấy từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay, chính phủ Hồng Kông đã nhận được tổng cộng 2,537 trường hợp tử vong được xác nhận, trong đó bao gồm tử vong trước và sau khi đến bệnh viện. Từ tháng 9 đến tháng 11, số vụ tự sát tăng lên 256 trường hợp. Tính đến ngày 19/11, cảnh sát đã bắt giữ tổng cộng 5,804 người trong độ tuổi từ 11 đến 83. Con số thương vong sẽ còn tăng thêm.

Biểu tình trước trụ sở chính quyền Hồng Kông đòi hỏi cải cách chính trị, ngày 22/08/2019 (ảnh: Kai Pfaffenbach/Reuters).

Đó là vấn đề Hồng Kông. Nhìn lại lịch sử, ta thấy nhà cầm quyền Trung Cộng cũng có không ít lần bội ước.

Từ mùa đông năm 1946 đến mùa xuân năm 1953, nhà cầm quyền Trung Cộng thực hiện cải cách ruộng đất ở khắp Nước Tàu Đại lục. Mục tiêu của cuộc cải cách là “để thích ứng với yêu cầu của quảng đại quần chúng nông dân, tiêu diệt chế độ tư hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện người cày có ruộng”.

Kết quả thì sao? Sau khi hệ thống chính quyền cơ sở xây dựng kiên cố, người nông dân chia ruộng đất xong chưa kịp vui được mấy ngày lại bị nhà cầm quyền Trung Cộng cho “công xã hóa” tịch thu hết. Thêm vào đó đã làm cho “hộ hộ đấu tố, thôn thôn máu đổ”, tàn bạo khủng bố khắp mọi nơi. Cuộc sống mọi người ở các vùng nông thôn đang bình yên, mọi người đã sống cùng nhau yên ổn trải qua nhiều thế hệ, nhưng tới lúc đó mọi thứ đã rối tung hết cả.

Cảnh đấu tố trong “Cải cách ruộng đất” ở Nước Tàu (ảnh: Mạng Tân Hoa).

Nhà cầm quyền Trung Cộng đã lợi dụng công nhân để tiến hành các cuộc vận động. Đây cũng là lực lượng hậu thuẫn kiên cường cho phong trào “phản cánh hữu”. Tới thời Cách mạng Văn hóa, “đội công nhân tuyên truyền”, “đội công nhân duy trì trật tự” được sử dụng để thu dọn cục diện rối rắm, trấn áp cuộc đấu tranh của của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức… Nhưng số phận của giai cấp công nhân cũng không khá khẩm hơn.

Sau khi chế độ Cộng sản thành lập, họ cần công nhân làm công cụ đấu tranh, nhưng sau cải cách mở cửa năm 1978, thì quan chức, lãnh đạo cốt cán mới là người hưởng lợi. Theo The Epochtimes đưa tin vào ngày 21/10/2006, người giàu ở Nước Tàu phần lớn là con cái của quan chức cấp cao, trong đó có hơn 2,900 con cái quan chức có tổng tài sản đến 2,000 tỷ nhân dân tệ (gần 285 tỷ USD). Còn những người công nhân năm đó hiến dâng cả tuổi thanh xuân bị lãng quên không chút thương xót, còn được tặng cho một cái tên rất hay là “rời vọng gác” (nghĩa là thất nghiệp).

Quân đội cũng là một lực lượng công cụ của nhà cầm quyền Trung Cộng , nhà nước chỉ đâu thì đánh đó. Nhưng sau khi sử dụng xong, nhà cầm quyền Trung Cộng tùy ý ném họ trở lại xã hội, về cơ bản không còn chút đãi ngộ phúc lợi về sau. Trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, những người năm đó được phong làm “anh hùng can đảm”, “công thần số một” cũng chỉ được nhận trợ cấp duy nhất một lần đến khi chết với khoản tiền từ 800 đến 1000 Nhân-dân-tệ (tức từ $114 – $142 USD) tùy theo cấp bậc, còn cuộc sống của gia đình họ không ai quan tâm.

Từ nước Triệu đến họ Triệu và dự ngôn cách đây 1000 năm về Nước Tàu hiện đại

Từ “Hoàn Bích Quy Triệu” đến “Nguyên Bích Ứng Nạn Triệu thị thu”.

Ngoài câu chuyện “Hoàn Bích Quy Triệu” từ thời Xuân Thu cách đây khoảng 2,300 năm, trong kỳ 9 của dự ngôn Mai hoa thi của Thiệu Ưng (1011- 1071) triều Tống cách đây gần 1000 năm cũng có nhắc đến “ngọc bích” và “Triệu”. Nhưng lần này không phải là nước Triệu mà là họ Triệu. Bài thơ là một dự ngôn với, hai câu thơ đầu nói về sự kiện và nhân vật năm 1989, hai câu thơ sau nói về sự kiện năm phát sinh năm 1992 sau đó gặp trở nạn vào năm 1999.

Mai Hoa Thi, kỳ 9:

Hỏa long chiết khởi Yến Môn thu
Nguyên bích ứng nạn Triệu thị thu.
Nhất viện kỳ hoa xuân hữu chủ
Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.

Diễn nghĩa:

Rồng lửa khởi ra từ đau buồn cửa Yến Môn
Ngọc bích nguyên sơ chịu nạn, họ Triệu thu về.
Một vườn hoa đẹp kỳ diệu, mùa xuân có chủ
Gió mưa suốt đêm, không phải lo sầu.

Trong chương trình “Tế ngữ nhân sinh” phát trên đài truyền hình Tân Đường Nhân vào đầu năm 2011, người dẫn chương trình cùng vị khách mời là ông Tống Thần Quang – có nghiên cứu và kiến giải rất độc đáo về khoa học nhân thể, Trung Y và Kinh Dịch- đã giải bốn câu thơ này như sau.

Hai câu thơ đầu người dẫn chương trình đã xem qua giải thích, là ngày 4/6/1989, học sinh và dân chúng Nước Tàu thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn (cửa Yến Môn) bị thảm sát tàn khốc, Triệu Tử Dương (khi đó làm Tổng Bí thư, ông phản đối trấn áp) vì sự kiện Lục Tứ mà bị giam lỏng.

Giải thích câu thơ thứ ba “nhất viện kỳ hoa xuân hữu chủ”, ông Tống nói đại ý như sau. Vào cuối xuân tháng 5/1992,  Pháp Luân Công được truyền ra toàn xã hội, từ đó khiến Đại lục nơi nơi đều nhìn thấy hoa đẹp khai nở. Chính là tại điểm luyện công có thể nhìn thấy học viên treo đồ hình Pháp Luân và đeo huy hiệu đồ hình trước ngực. Và đồ hình Pháp Luân này, rất giống một đóa hoa diệu kỳ. 

Còn với câu thơ tiếp theo “liên tiêu phong vũ bất tu sầu”, ông đã giải thích, từ năm 1999, Tổng Bí thư khi ấy là Giang Trạch Dân vì lòng đố kỵ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Mặc dù cuộc bức hại tàn khốc tựa như cuồng phong bão táp vẫn đã duy trì một thời gian dài, nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công đã biểu hiện thiện lương, hòa bình và kiên định, rồi cuối cùng nhất định sẽ thắng lợi. Đây là điểm không cần phải ưu sầu.

Bốn câu thơ đã nói rõ về 2 sự kiện xảy ra năm 1989 và 1999.

Trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn, quân đội nã súng vào những người biểu tình tay không tấc sắt, nghiền nát họ bằng xe tăng, thu gom xác bằng xe ủi và phóng hỏa phi tang. Hơn 10,000 người đã thiệt mạng trong đêm đẫm máu đó, theo ước tính của Khối Xô viết và tình báo Anh, Mỹ.

Đúng 10 năm sau sự kiện Thiên An Môn, một cuộc thảm sát mới đã bắt đầu và tiếp diễn đến ngày nay. Nạn nhân có thể bị tra tấn đến chết hoặc bị giết để lấy nội tạng, chỉ vì họ tập luyện môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được ưa chuộng tại nhiều quốc gia.

“Ngọc bích” nên trở về nơi vốn có

Một Nước Tàu đang càn quét khắp châu Phi, thao túng thị trường châu Úc, thâm nhập vào châu Âu, và khống chế các công ty châu Mỹ. Đó cũng là một quốc gia ngang ngược trên Biển Đông, gây hấn trên lãnh hải Nhật Bản, lấn chiếm bờ cõi Ấn Độ, nhăm nhe biên giới Nga, và chèn ép lãnh thổ Bắc Hàn… Một nhà nước bạo ngược vô đạo, liệu Trời đất có dung tha? Cho nên khẩu hiệu Trời diệt Trung Cộng của người biểu tình Hồng Kông có lẽ cũng thể hiện Thiên ý.

Nước Tàu vốn là quốc gia lễ nghĩa (lễ nghi chi bang), và có nền văn hóa bao dung. Thời Đại Đường thịnh thế, cả Nho – Thích – Đạo đều phát triển, thậm chí còn có cả tôn giáo Tây phương. Với gốc rễ như vậy, con người khi đó giữ được đạo đức và chuẩn mực làm người, biết phân biệt đúng – sai, thiện – ác. Những điều đó tựa như viên ngọc quý vậy. Và ngọc quý thì nên trở về với vị trí của nó, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.

“Hoàn bích quy Triệu”, chữ Hoàn trong Thuyết văn giải tự của Hứa Thận có nghĩa là đầy đủ vẹn toàn. Nếu Nước Tàu khôi phục vẹn toàn tinh hoa của văn hóa Thần truyền vốn kính Thiên ái nhân, có lẽ cả người dân Đại lục và thế giới sẽ được yên ổn hơn. Ít nhất người Nước Tàu đỡ khổ vì thuốc giả, thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng… còn quốc tế sẽ bình yên hơn vì không có người hàng xóm hung hăng nổi loạn.

Ghi chú:

[1]: Hòa Thị Bích là một viên đá ngọc bích được tìm thấy vào thời Xuân Thu Chiến Quốc bởi một người tên là Biện Hòa. Ông phát hiện đó là ngọc quý và đưa nó cho Sở Lệ Vương. Sở Lệ Vương sai thợ ngọc xem, người thợ này cho là đá không phải là ngọc. Sở Lệ Vương liền cho người họ Hòa này là nói dối, rồi sai người chặt chân trái anh ta. Đến khi Vũ Vương nối ngôi, người họ Hòa này lại đem ngọc đến dâng, nhưng thật không may khi chân ông lại bị chặt tiếp vì lý do tương tự.

Đến khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa tuổi đã cao lại mang ngọc đến kêu khóc, Văn Vương mới sai người đem đá bổ ra, quả nhiên đó là ngọc thật. Vua đã đặt tên cho miếng ngọc là Hòa Thị Bích (Ngọc bích họ Hòa) và từ đó viên ngọc này được coi là quốc bảo của nước Sở.

[2]: Điều 23 là một điều khoản Hiến pháp chỉ dẫn rất nhiều điều về các tội danh ở Hồng Kông như: tội phản quốc, hành vi chia rẽ quốc gia, tội kích động lật đổ chính quyền, ăn cắp bí mật nhà nước. Vì điều luật này gây lo ngại về vi phạm các quyền và sự tự do, dẫn đến nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành năm 2003 để phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa- Trưởng đặc khu Hồng Kông lúc bấy giờ.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt