Tình Hình Biển Đông

Ông Marc Evans Knapper chính thức là tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Ông Marc Evans Knapper: tân Đại Sứ Hoa kỳ tại Việt nam

Ngày 18 tháng 12 năm 2021 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Bob Menendez (Dân Chủ tiểu bang New Jersy), Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện tuyên bố khai mạc phiên điều trần của Ủy ban đầy đủ về việc xem xét đề cử ông Marc Evans Knapper làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Như vậy, Thượng Viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn nhận ông Marc Evans Knapper là đại sứ tại Hoa Kỳ tại Hà Nội do TT Joe Biden đề cử từ ngày 19/04/2021, điều trần trước Quốc Hội ngày 13/07/2021. Ông Knapper từng là tham vụ chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội từ năm 2004-2007.
Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có thể nói tiếng Việt, coi nhiệm kỳ của mình ở quốc gia Đông Nam Á là trở về “quê cũ”.
Tại phiên điều trần của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện diễn ra vào ngày 13/07/2021, ông Knapper đã đề ra kế hoạch phát triển mối quan hệ Việt – Mỹ trên những lĩnh vực ưu tiên: an ninh cùng với thương mại và đầu tư, di sản chiến tranh và các vấn đề nhân đạo, và giao lưu nhân dân quan hệ mọi người. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Khoảng trống Biden”: Nhật đứng đầu ngọn sóng bảo vệ Đài Loan

(Trái) Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi và (phải) Nữ Tổng Thống Đài Loan: Thái Anh Văn

Hậu quả từ cuộc rút lui thảm hại của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức của các đồng minh và đối thủ trên toàn thế giới về Hoa Kỳ. Nhật Bản và Trung Cộng là những ví dụ điển hình về việc các quốc gia phản ứng lại trước sự yếu kém của chính phủ Tổng thống Biden, để thúc đẩy những lợi ích của quốc gia mình.

Sự mơ hồ về chiến lược đồng nghĩa với yếu nhược

Việc chính phủ Tổng thống (TT) Biden mô tả chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, là một trong những “sự mơ hồ chiến lược,” sau khi cam kết bảo vệ quốc đảo này trước sự xâm lược của Trung Cộng, là một ví dụ rõ ràng về sự yếu kém và do dự. Việc rút lại cam kết quốc phòng của TT Joe Biden chỉ làm tăng thêm nghi ngờ của các đồng minh về việc Hoa Kỳ tuân thủ các cam kết an ninh của mình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ sẽ tiếp tục đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Anthony Blinken thuyết trình tại Đại Học ở Thủ Đọ Jakarta, Indonesia

Lời người post: Trong vài ngày qua trang nhà https://vietquoc.org có đưa lên một số bài từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) có trụ sở ở Washington DC nói về những hiểm họa khó giải quyết về xâm lăng Trung Cộng trên Biển Đông – đặc biệt là Du Kích Biển giả dạng tàu cá.
Về Biển Đông, nó không còn trong phạm vi các nước có vùng biển tranh chấp mà nó trở nên “quyền lợi cốt lõi” của Hoa Kỳ và các cường quốc Đông-Tây về kinh tế, quân sự và vị trí chiến lược của thế kỷ thứ 21. Hơn ai hết, Hoa Kỳ đã biết đều này và cũng thừa nhận hiểm họa tại Biển Đông do Trung Cộng gây ra…. Cho nên những giới chức cao cấp thuộc hàng bộ trưởng của Hoa Kỳ liên tục đến thăm các nước Đông Nam Á nhằm đẩy mạnh quan hệ đồng minh chống Trung Cộng.
Trong tuần qua Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đến thăm các nước ASEAN trong cùng mục đích. Tại Indonesia, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố: “tiếp tục đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Cộng ở Biển Đông” – hy vọng chính phủ Joe Biden tích cực với lời tuyên bố đó và có những hành động cụ thể để tạo niềm tin cho các nước ASEAN.

Phát biểu trong chuyến thăm Indonesia vào hôm 14/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, các hành động gây hấn của Trung Cộng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã khiến chính phủ nhiều nước trong khu vực lo ngại.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyên gia Mỹ-Úc vạch trần âm mưu: “tàu đánh cá” Trung Cộng gây rối ở Biển Đông

Đội Tuần Duyên Philippines giám sát tàu cá Trung Quốc tụ lại chống cự tuần duyên Philippines ở đảo Đá Ba Đầu, Trường Sa. (Ảnh: Cảnh sát biển Philippines / REUTERS ngày 15/04/2021)

Theo hồ sơ của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), toàn bộ hoạt động của tàu đánh cá do nhà nước Trung cộng tài trợ từ  việc đóng tàu, cung cấp nhiên liệu, đến lương tháng và của thuyền trưởng và thuyền viên.

Vén tấm màn Dân Quân Biển của Trung Cộng trên Biển Đông

Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh Bạch Hàng Hải châu Á (AMTI), Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ  cho biết, dân quân biển của Trung Cộng là lực lượng bán vũ trang, thường xuyên hiện diện ở khu vực Biển Đông. Theo hình ảnh vệ tinh thì các tàu này quấy rối và tấn công hoạt động đánh cá hợp pháp của các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt do Trung Cộng chiếm tới 85%

Hạm đội tàu đánh cá của Trung Cộng trên Biển Đông

Trung Cộng hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó ngành đánh cá của nước này ước tính thu khoảng 60.07 tỷ USD vào 2020. Tàu Trung Cộng hiện đánh cá tổng lượng 85% trên Biển Đông. 

Việc đánh cá theo kiểu đám “Tàu Ô” ngày trước, sẽ là nguồn tai họa cho tài nguyên biển như một nghiên cứu từ các nhà khoa học của trường Đại Học British Columbia và Quỹ ADM Capital cảnh cáo: Nếu các nước không có những hành động quyết liệt trong vòng 10 năm tới nhằm đối phó với hành động đánh cá tận diệt và tác động từ biến đổi khí hậu thì nguồn tài nguyên cá ở khu vực Biển Đông đứng trước nguy cơ hủy diệt.

Nghiên cứu cũng cho biết hệ sinh thái biển vốn cũng đang trong tình trạng suy thoái ở vùng biển lân cận Hoa Đông (giữ Nhật và Tàu), tuy vậy vẫn còn cơ hội để phục hồi, nhưng đòi hỏi tức khắc ứng dụng các biện pháp bảo đảm duy trì tài nguyên biển: duy trì cách thức đánh cá có phương pháp bảo vệ cá con, ví như sử dụng các lưới đánh cá với mắt lưới to, hay đối phó với các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biện pháp trừng phạt quân sự của Mỹ đối với Campuchia….

Hải cảng Ream gần cảng Sihanouk tại Campuchia trên vùng Vịnh Thái Lan và vị trí kênh đào Kra (hình: vietquoc.org)

Lời người post: Từ lâu, Thủ Tướng Campuchia Hun Sen tham tiền của Trung Cộng, càng ngày càng mắc vào lưỡi câu của Bắc Kinh đến lúc không vùng vẫy ra được. Gần đây, Hun Sen có những hành động bài Mỹ và ngã về phía Trung Cộng rõ rệt. Thậm chí còn đặt chất nổ phá vở căn cứ hải quân của Mỹ trước đây ở Ream (1) để Trung Cộng xây dựng căn cứ hải quân mới. Trong các hội nghị khối ASEAN, Campuchia luôn ra sức bênh vực cho Bắc Kinh trên lập trường xâm lược Biển Đông. Nói đến căn cứ hải quân Ream, nó không quan trọng như hải cảng Cam Ranh của Việt nam, nhưng đối với vịnh Thái Lan nó là một căn cứ rất quan trọng kiểm soát vịnh Thái Lan. 

Có nhiều người cho rằng Ream chỉ nằm trong vịnh Thái Lan không ảnh hưởng đến tình hình Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở mà Mỹ chủ trương và các cường quốc Tây Phương ủng hộ. Nói như vậy là chưa nhìn ra ý đồ của Bắc Kinh. Trung Cộng đang bỏ ra 20 tỉ USD để mở một kênh đào Kra trên đất Thái xuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương nhằm khỏi phải bị “chết cứng” vì eo biển Malacca bị Mỹ làm nút chặn khi chiến tranh nổ ra.

Kinh đào Kra là đường thủy thứ hai thay thế eo biển Malacca, đồng thời là chỗ giải vây cho Trung Cộng khi có chiến sự xẩy ra, kinh đào này đi qua vịnh Thái Lan, cho nên quân cảng Ream đóng một vai trò an ninh hệ trọng trên hải lộ kênh đào Kra này.

Muốn kênh đào này được thực hiện phải có sự đồng ý của chính phủ Thái Lan (vì nó chạy qua lãnh thổ Thái Lan). Hoặc Trung Cộng và Thái Lan phải ký hợp đồng để thực hiện kênh đào này. Đó là lý do chúng ta thấy Trung Cộng tìm mọi cách mua chuộc chính phủ Thái Lan hiện nay. Và cũng là lý do mà những thủ tướng Thái Lan trước đây có lập trường thân Trung Cộng (hoặc gốc Tàu) phải mất chức một cách đặc biệt, cấm trở về Thái Lan như bà Yingluck Shinawatra phải ra đi và anh ruột của bà là Thaksin Shinawatra không được trở về Thái Lan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dân Quân Biển của Trung Cộng rất nguy hiểm trên Biển Đông

Đội Tàu đánh cá dân quân Biển của Trung Cộng trên Biển Đông

Theo nghiên cứu mới của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết có thể tới 300 tàu thuộc lực lượng Dân Quân Biển của Trung Cộng tuần tra tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông trong bất cứ thời điểm nào, trong khi Bắc Kinh tiếp tục đưa ra vấn đề gây tranh cãi chủ quyền lãnh hải trên vùng biển tranh chấp.

Theo CSIS, lực lượng Dân Quân Biển của Trung Cộng bao gồm các tàu đánh cá được xem là các đội tàu đánh cá thương mại, đã hoạt động song song với tuyên bố ngày càng “hung hăng” của Bắc Kinh đối với chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Tại hội nghị G7, Nhật Bản yêu cầu Trung Cộng hành xử “có trách nhiệm”

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đến dự hội nghị G7 ở Liverpool (Anh) ngày 12/12/2021. (Ảnh: AP – Jon Super)

G7 là 7 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada. Đầu tuần này G7 có một hội nghị thượng đỉnh Bộ Trưởng Ngoại Giao tại thành phố Liverpool (Anh). Tại đây đề tài Trung Cộng xâm lăng Biển Đông và Hoa Động được nêu lên nhiều nhất.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo:
Nhân ngày họp đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 tại Liverpool (Anh Quốc) hôm 11/12/2021, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa một lần nữa lên tiếng phản đối những nỗ lực đơn phương của Trung Cộng nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh “hành xử có trách nhiệm”.
B
ên cạnh vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, ngoại trưởng Nhật còn bày tỏ thái độ hết sức lo ngại của Tokyo về tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình và ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại giao Mỹ-Indonesia và vai trò chuyến đi ngoại trường Antony Blinken đến ASEAN

Tống Thống Indonesia (T) Joko Widodo và ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (P) gặp nhau ngày 13/12/2021 tại thủ đô Jakarta, Indonesia

Khi nhật đầu hàng quân đồng minh, thì Indonesia cũng tuyên bố độc lập thoát khỏi thực dân Hòa Lan vào 17/08/1945. Từ đó, Indonesia dưới sự điều hành của Tổng Thống Sukarno, dần dần ông này đưa Indonesia bổ theo chế độ Cộng Sản. Năm 1967 TT Sukarto bị Suharto – một tướng lãnh quân đội Indonesia, lật đổ, hàng vạn thành viên Cộng sản và thân cộng tại Indonesia bị giết chết và đôi xuống khắp bờ biển quốc đảo Indonesia. Suharto làm Tổng Thống xây dựng một nước Indonesia thân tây phương  theo chế tự do dân chủ. Từ đó Indonesia thành một đồng minh của Hoa Kỳ.

Gần đây khi liên minh AUKUS (Mỹ-Anh-Úc) ra đời, như lời từ biệt chính sách “đi chân hai hàng” của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Về phía chính phủ Indonesia cũng cảm thấy không bằng lòng khi Úc có tàu ngầm nguyên tử do Mỹ-Anh cung cấp kỹ thuật (sợ rồi đây nước Úc sẽ thành một cường quốc nguyên tử). Lợi dụng tình hình này, Pháp vẫn chưa chịu thua AUKUS, nhanh chóng cử bộ trưởng ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian ve vãn Indonesia và khối Đông Nam Á – đặc biệt các nước chưa bổ hẳn về Mỹ để đứng về lập trường “đi chân hai hàng” của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Có phải chuyến đi của ngoại trưởng Antony Blinken để đều chỉnh lại chiến lược của Mỹ với Indonesia và các nước Đông Nam Á khác? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng tức tối khi Mỹ-Nhật-Úc giành mất tuyến cáp Thái Bình Dương

Lời người post: tuyến cáp là gì? 

Tuyến cáp Internet từ Mỹ đến Đông Nam Á năm 2009

Tuyến cáp là Asia-America Gateway (AAG) là một hệ thống cáp quang thông tin và đường giây Internet ngầm chạy dài dưới đáy biển 20,000 km  (12,000 miles) nối kết lục địa Hoa Kỳ với Đông Nam Á dưới đáy biển Thái Bình Dương qua trạm trung chuyển ở đảo Guam và Hawaii (1) & (2).
Vốn nối kết giây cáp AAG là khoảng 500 triệu USD, được đầu tư bởi 19 quốc gia gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), BT Global Network Services (UK), CAT Telecom (Thái Lan), ETPI (Philippines), FPT Telecom (Việt Nam), Authority for Info-Communications Technology Industry (Brunei Darussalam), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), Saigon Postal Corporation (Việt Nam), StarHub (Singapore), Ezecom/Telcotech (Campuchia), Telkom Indonesia (Indonesia), Telstra (Úc), Telekom Malaysia (Malaysia), Telecom New Zealand (New Zealand), Viettel (Việt Nam), và Sở Bưu Chính Viễn thông Việt Nam – VNPT (Việt Nam). Tuyến cáp có điểm nối tới đất liền tại Hoa Kỳ, Hawaii, Guam, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.(3) & (4)

Như vậy dự án cáp quan xuyên đại lục Mỹ-Đông Nam Á năm 2009 không có bàn tay nào của Trung Cộng nhúng vào.  Các đường cáp quan này chạy dưới lòng biển và rất khó phá hỏng. Tuy vậy cách thiết kế đường giây cáp này nếu có bị đứt, nếu có bị đứt vì bất cứ lý do gì dễ thay thế từng đoạn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ xây thêm căn cứ quân sự ở đâu để đối phó với Trung Cộng?

Căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho hay, Bộ Quốc Phòng sẽ tập trung xây dựng các căn cứ quân sự ở đảo Guam và Australia để giúp quân đội Mỹ tăng cường năng lực đối phó với Trung Cộng.

CNN cho hay thông tin này nằm trong bản đánh giá kế hoạch toàn cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Bản đánh giá được Tổng thống Mỹ Joe Biden giao cho Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thực hiện, chỉ sau thời gian ngắn ông Biden chính thức nhậm chức vào tháng Hai.

Sau đó, Bộ trưởng Austin bắt đầu thực hiện đánh giá vào tháng Ba. Bản đánh giá này là tuyệt mật, nhưng quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đã tiết lộ một số chi tiết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ lần đầu tiên cho “Xe tăng bay” A-10 luyện tập tấn công tàu mặt nước trên biển Hoa Đông

“Xe tăng bay” A-10 tập tấn công mục tiêu ở độ cao thấp (Ảnh: Đông Phương).

Các hoạt động quân sự Mỹ – Trung chống nhau đang gia tăng trong thời gian gần đây. Đáng chú ý là việc máy bay cường kích A-10 của Hoa Kỳ lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời biển Hoa Đông.

Theo trang Đông Phương Hồng Kông ngày 5/12, Không quân và Hải quân Mỹ gần đây đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Tây Thái Bình Dương, trong đó loại máy bay cường kích A-10 “sát thủ xe tăng vốn được sử dụng để yểm trợ hỏa lực trên không và tấn công lực lượng thiết giáp mặt đất”, đã hiếm thấy được sử dụng với các khu trục hạm trang bị hệ thống chiến đấu Aegis để thực hiện các cuộc tấn công trên mặt biển.

Đông Phương cho rằng có vẻ Quân đội Mỹ đang luyện tập cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào các khu trục hạm của hải quân Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ và EU lo ngại về hành động đơn phương của Trung Cộng trên biển

Bà Wendy Sherman thứ trưởng ngoại giao Mỹ

Trung Cộng có những hành động đơn phương và gây vấn đề trên biển” ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, gây bất ổn cho hòa bình và an ninh trong vùng. Trong cuộc đối thoại cao cấp lần thứ hai về Trung Cộng tại Washington DC ngày 02/12/2021, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu (gọi tắt là EU) đều cho rằng những hành động hung hăng của Trung Cộng tác động trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng của cả Mỹ lẫn Liên Âu.  

Trong thông cáo chung được công bố sau cuộc họp, thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Bà Wendy Sherman và Tổng thư ký Cơ quan Hoạt Động Đối ngoại Châu Âu (SEAE) ông Stefano Sannino “tái khẳng định tầm quan trọng duy trì và khuyến khích tự do lưu thông hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982” (UNCLOS). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ và EU thắt chặt bang giao để ứng phó với Bắc Kinh

Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (Phải) và Tổng Thư Ký Cơ Quan Hành Đối Ngoại EU Stefano Sannino (trái)

Hoa Kỳ và Liên Minh Âu Châu (EU) đã thảo luận về một “danh sách ngày càng tăng” các hành vi đáng lo ngại của Bắc Kinh trong vòng đàm phán ngoại giao mới về Trung Cộng.

Theo thông cáo báo chí chung được công bố ngày 02/12 của Hoa Kỳ và EU, hai bên nhắc lại tầm quan trọng của nỗ lực chung nhằm duy trì các nguyên tắc quốc tế và các giá trị cùng chia sẻ, đồng thời cam kết “tiếp xúc liên tục và chặt chẽ”.

Thông cáo được đưa ra sau cuộc họp cao cấp thứ hai của Đối thoại Hoa Kỳ-EU về Trung Cộng tại Hoa Thịnh Đốn vào đầu ngày 2/12, do Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Tổng Thư Ký Cơ quan Hành Động Đối Ngoại Âu Châu (EU) Stefano Sannino đồng chủ tọa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nhật tính tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục trước mối đe dọa Trung Cộng

Theo tin Reuters: Nhật có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục trong ngân sách bổ sung dự kiến sẽ được công bố cùng với ngân sách kích thích kinh tế vào ngày 19/11, khi cựu thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi nâng hợp tác quốc phòng với đồng minh Úc lên “cấp độ mới”, .

Diễn biến này xuất hiện giữa lúc Nhật và các đồng minh phương Tây bao gồm Mỹ, Anh và Úc đối phó với việc Trung Cộng gia tăng quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương.

Nhật dự tính tăng thêm 700 tỷ yên (6.12 tỷ đô la) cho quốc phòng trong ngân sách bổ sung, một phần của gói kích thích kinh tế sẽ được chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida công bố vào ngày 19/11, theo hai nguồn tin giấu tên từ chính phủ và liên minh cầm quyền vì kế hoạch không được công khai. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt