Tình Hình Biển Đông

Mỹ mở lại đại sứ quán tại quần đảo Solomon sau gần 30 năm

Vị trí quần đảo Solomon tại Nam Thái Bình Dương

Lời người post: Quần đảo Solomon là một quốc đảo nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, bao gồm gần cả ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28,400 Cây Số Vuông. Thủ đô là Honiara, nằm trên đảo Guadalcanal. 

Trong chuyến thăm nước láng giềng Fiji của Solomon, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố về việc mở một Tòa Đại Sứ ở quốc đảo Nam Thái Bình Dương Solomon sau 29 năm cắt đứt ngoại giao.
Từ năm 1993, Hoa Kỳ đã đóng cửa tòa sứ quán ở Honiara. Đến nay, Mỹ mở một tòa Đại Sứ quốc đảo này. Sự việc này nhiều ý nghĩa chống Trung Cộng trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương: [Đọc tiếp]

Trung Cộng coi chừng: Mỹ quyết tâm dồn lực vào mọi “ngóc ngách” của Ấn Độ – Thái Bình Dương

Ảnh Hàng Không Mẫu Hạm của Mỹ (Ảnh: cắt màn hình Internet)

Theo hãng tin Reuters, vào ngày 11/2, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố bản lượng giá mọi việc về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới nhất dài 12 trang, khẳng định, nước Mỹ sẽ tập trung vào mọi ngóc ngách của khu vực từ Nam Á đến quần đảo Thái Bình Dương để củng cố vị thế và cam kết lâu dài của mình. [Đọc tiếp]

Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ: Trung Cộng sẽ phải trả giá nếu Nga xâm lược Ukraine

(Phải) Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và (Trái) Phòng viên Fox News Chris Wallace

Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đã cảnh báo, Trung Cộng “cuối cùng sẽ chịu” một phần phí tổn nếu nhà cầm quyền này được coi là hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine.

Ông Sullivan nói với chương trình “Meet the Press” của đài NBC, “Chúng tôi tin rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ chịu một phần phí tổn cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và họ nên tính đến điều đó khi cân nhắc việc tiếp xúc với chính phủ Nga trong vài tuần tới.”

Hoa Kỳ đã đe dọa các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, nhắm vào các nhà lãnh đạo chính phủ và quân đội Nga, cũng như các công ty trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng của nước này. [Đọc tiếp]

Chuyển động Biển Đông, Quad, Indonesia, chiến lược kinh tế của Biden

1) Chuyển động quân sự

Trung Cộng dường như khá im ắng trong những ngày đầu năm mới âm lịch và thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh. Không có hoạt động quân sự lớn nào được thông báo trong thời gian này.

Trong những ngày qua, nhóm tác chiến HKMH/USS Abraham Lincoln của Mỹ đã rời Biển Đông trong khi nhóm tác chiến HKMH/USS Carl Vinson hiện đã rời khu vực Tây Thái Bình Dương và đang trên đường trở về Mỹ, kết thúc chuyến triển khai đến khu vực.

Tuy nhiên, ngoài tàu USS Abraham Lincoln, Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện của hai tàu đổ bộ tấn công USS America và USS Essex ở khu vực. [Đọc tiếp]

Đầu năm nghe Trung Cộng-Mỹ đánh trống thổi kèn trên Biển Đông

Khu Trục Hạm USS Benfold tiến gần quần đảo Hoàng Sa hôm 24/01,  để tuần tra FONOP

Hôm kia Trung Cộng tuyên bố đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold của Mỹ ngoài khơi các đảo ở Biển Đông, đồng thời lên án Mỹ có “hành động khiêu khích” trong tình hình căng thẳng gia tăng trên vùng biển tranh chấp:
– Khu Trục Hạm USS Benfold đến tuần tra ở Quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Hai (24/01) nơi mà Trung Cộng tuyên bố là thuộc chủ quyền của TC.
– Hải quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của Khu Trục Hạm USS Benfold phù hợp với luật hàng hải quốc tế;
– Nhưng Trung Cộng lên án Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền của họ trong khu vực tranh chấp.
– Mỹ đã từ chối chủ quyền của TC, từ thời Tổng Thống Donald Trump đã chính thức chối bỏ gần như tất cả các yêu sách lãnh hãi của Trung Cộng trên Biển Đông.
– Trung Cộng tuyên bố họ đã “xua đuổi” (drove away) một tàu chiến Mỹ và cáo buộc TT Joe Biden có “hành động khiêu khích” sau khi Khu Trục Hạm Benfold đang hoạt động ở Biển Đông.
– Hôm thứ Hai, Khu Trục Hạm Hạm USS Benfold đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Cộng tuyên bố là lãnh hãi của riêng mình mặc dù điều này không được quốc tế công nhận.
– Bộ chỉ huy quân Trung Cộng miền Nam cho biết Khu Trục Hạm Mỹ tiến vào vùng Hoàng Sa (Trung Cộng tự cho  là chủ quyền của mình) mà không có sự chấp thuận của Trung Cộng, vi phạm chủ quyền của nước này và phá hoại sự ổn định của khu vực.
[Đọc tiếp]

Tin tức và bình luận thời sự nóng đáng chú ý

Một số tin tức nóng đáng chú ý cho tình hình thế giới liên quan đến tình hình Việt Nam:
1) Trung Cộng đang giở trò “cơ sở pháp lý mới” để thay thế đường”lưỡi bò 9 đoạn”

2) Mỹ viện trợ vũ khí giết người đến Ukraine đêm thứ Sáu 21/01/2022
3) Bộ Ngoại Giao ra lệnh gia đình nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ rời khỏi Ukraine vào thứ Hai 24/01/2022
4) Tổng Thống Joe Biden tuyên bố “hớ hênh” tại cuộc họp báo 19/01/2022 và cải chính

Xin xem tiếp nội dung chi tiết do https://vietquoc.org biên soạn [Đọc tiếp]

Pháp đổi chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trước sự hung hăng của Trung Quốc

Hàng Không Mẫu Hạm  Charles-de-Gaulle của Pháp đến vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương

Từ hai năm nay, Pháp từng bước thay đổi chiến lược đối phó với Trung Cộng, một “đối thủ toàn diện” của khối 27 nước và được ngầm nêu trong “Chiến lược hợp tác của Liên Hiệp Châu Âu tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương” công bố hôm 19/04/2021. Paris nhận thấy chủ quyền, lợi ích của Pháp trong vùng biển rộng lớn này bị tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đe dọa.

Trước Hạ Viện Pháp ngày 19/02, bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly không vòng vo lên án Trung Cộng “coi thường luật lệ về tự do lưu thông trên biển”, “đầu tư ồ ạt vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”, nơi Pháp có 13 tỉnh, vùng và 1.5 triệu công dân sinh sống. Cụ thể hơn, “cứ bốn năm, Trung Cộng lại xây dựng lực lượng tương đương với Hải Quân Pháp, có nghĩa là mức tăng trưởng theo cấp số nhân. Rõ ràng là sự hiện diện và vũ khí trang bị có thể gây ra mối đe dọa”, theo nhận định của đô đốc Jean Mathieu Rey, chỉ huy vùng Thái Bình Dương của Hải Quân Pháp, trên đài RFI ngày 09/05. [Đọc tiếp]

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tái khẳng định: Trung Cộng tự nhận chủ quyền trên Biển Đông hoàn toàn bất hợp pháp

Trung cộng tự cho rằng phần lãnh hải nằm trong đường lưỡi bò chính đoạn thuộc lãnh hải của Trung Cộng – Đó là một đòi hỏi phi pháp

Cách đây 5 ngày, 12/01/2022, trên trang website của bộ ngoại giao Hoa Kỳ (U.S. State Department of State  https://www.state.gov/) công bố một tài liêu quan trọng với đề tài “Giới Hạn trên các vùng Biển” (Limits in the Seas) – Tài liệu này do  Văn phòng Đại Dương và Địa Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Cục Đại Dương và Các Vấn Đề Môi trường và Khoa Học Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs in the Department of State) phát hành, nhằm xem xét các yêu sách và ranh giới trên biển của các quốc gia ven biển, đồng thời đánh giá tính nhất quán của nó đối với luật pháp quốc tế. Các nghiên cứu này thể hiện quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề chi tiết  được thảo luận trong  tài liệu đó. [Đọc tiếp]

Một trong những vũ khí mạnh nhất của Hải quân Mỹ hiếm hoi xuất hiện ở Guam

Tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo USS Nevada của Hải Quân Hoa Kỳ đến đảo Guam hôm thứ Bảy 15/01/2022

Đài truyền hình CNN vừa loan tin một trong những tàu chiến mạnh nhất trong lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ đã đến đảo Guam vào cuối tuần qua, đây là một hành động hiếm hoi mà Hoa Kỳ gửi thông điệp tới các đồng minh và đối thủ Trung Cộng trong tình hình căng thẳng gia tăng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Tàu ngầm USS Nevada, chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp Ohio mang theo 20 hỏa tiễn đạn đạo Trident và hàng chục hỏa tiễn nguyên tử, đã tiến vào căn cứ Hải Quân Guam, trên vùng Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Bảy. Đây là sự xuất hiện đầu tiên của một tàu ngầm hỏa tiễn đạn đạo còn gọi là “tàu bùng nổ” đến căn cứ quân sự Guam kể từ năm 2016, và là chuyến thăm thứ hai được công bố kể từ những năm 1980. [Đọc tiếp]

Mỹ, Nhật sắp họp bàn về vai trò an ninh của Nhật trong vấn đề Đài Loan

Bốn bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ, Nhật họp 2+2 hồi tháng 3/2021

Tin Reuters: Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước Nhật và Hoa Kỳ sẽ họp vào ngày thứ Sáu 7/1/2022. Nhiều khả năng là vai trò an ninh của Nhật sẽ được bàn thảo kỹ trong tình hình thời gian qua căng thẳng đã gia tăng liên quan đến Đài Loan.

Cuộc họp của 4 vị bộ trưởng, thường được gọi là họp 2+2, sẽ diễn ra một ngày sau khi Nhật ký hiệp định hợp tác quốc phòng với Úc, và giữa lúc có nhiều lo ngại về sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng lớn của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Úc-Nhật ký hiệp ước an ninh quốc phòng lịch sử

Úc và Nhật sẽ ký một hiệp ước an ninh quốc phòng vào Thứ Năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 được ca ngợi là “lịch sử” (Hình ghép trai: Thủ Tướng Úc Scott Morrison và phải: Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida (Ảnh ghép)

Các nhà lãnh đạo của Nhật và Úc đã ký một thỏa thuận quốc phòng “mang tính lịch sử” vào hôm thứ Năm ngày 06/01/2022 cho phép hợp tác chặt chẽ hơn giữa quân đội của 2 nước coi như một lời cánh cáo đối với sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Thủ tướng Úc- Scott Morrison và Thủ tướng Nhật- Fumio Kishida đã gặp nhau bằng hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để ký Thỏa thuận tiếp cận qua lại, một thỏa thuận quốc phòng quan trọng thứ hai được Úc ký với Nhật sau Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo: Nếu Trung Cộng thống trị Biển Đông, khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ sâu sắc

Cựu ngoại trưởng Mike Pompeo (hình tháng 12/2021)

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo cảnh cáo thế giới hôm 26/12 rằng, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay chỉ là “trò chơi trẻ con” nếu không thể ngăn chặn bước tiến của chính quyền Trung Cộng trong việc thống trị tuyến đường thương mại Biển Đông. 

Trong một cuộc phỏng vấn trên NEWSMAX TV ông Pompeo kêu gọi sự chú ý đến mối nguy hiểm gây ra cho toàn thế giới do sự xâm lấn và hoạt động quá mức của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) ở khu vực Biển Đông. 

Ông Pompeo nói “Đông Nam Á, các quốc gia như Việt Nam, Singapore và Nam Hàn, tất cả đều cần hiểu rằng mối đe dọa từ việc Trung Cộng thống trị ở Biển Đông sẽ khiến các vấn đề chuỗi cung ứng của chúng ta… ngày nay giống như trò chơi trẻ con, nếu người Trung Cộng có thể thống trị… các chuyến hàng thương mại qua Biển Đông”.  [Đọc tiếp]

Trung Cộng chuẩn bị cho cuộc chiến điện tử ở Biển Đông

Hai hình để so sánh tại đảo Mộc Miên (Mumian) một hình tháng 8/2020 và một hình tháng 11/2021 khác nhau.

Dựa theo những hình ảnh chụp từ vệ tinh, trên Twitter ngày 21/12/2021, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington DC cho biết Trung Cộng đã cải biến rất nhiều khả năng chiến tranh điện tử, truyền thông và thu thập tin tức tình báo ở Biển Đông.

Theo CSIS, việc mở rộng nhiều thiết bị gần Mộc Miên (Mumian), trên đảo Hải Nam, bắt đầu vào khoảng năm 2018, dường như đã hoàn thành phần lớn vào ngày 21/11/2021. Hiện giờ, cơ sở Mộc Miên được trang bị nhiều ăng-ten chảo lớn để theo dõi và truyền thông qua vệ tinh SATCOM [SATCOM tức Satellite Communication] cũng như thu thập tin tức tình báo COMINT [COMINT tức Communications Intelligence]. Nhiều tòa nhà lớn cũng được xây để làm tổng hành dinh cho toàn khu vực, làm trụ sở hành chính cho khu SATCOM/COMINT mới và làm khu bảo trì thiết bị. [Đọc tiếp]

Thơ dân gian: Chàng Chệt yêu Nàng Việt

Chệt ơi! cho thiếp hỏi chàng: 
Thiếp đâu có đẹp dịu dàng như Nga
Cũng không giàu giống Qatar
Tại sao chàng vẫn cứ sà vào yêu?
Việt ơi! Nàng chớ hỏi nhiều
Tuy em không đẹp yêu kiều, mộng mơ
Nhưng ta yêu nét ngây thơ
Ngây thơ đến mức ngu ngơ của nàng
Bao phen thô bạo sỗ sàng
Thế mà em vẫn nhẹ nhàng bỏ qua
Còn dâng ta cả “song Sa”
Mặc cho con cái lu loa khóc gào!
Thân em ta cũng sờ vào
Đầu, chân, ngực, rốn… chỗ nào cũng thơm
Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn…
Nàng đều bịt miệng các con, dâng mình
Chệt ơi! Chàng quả có tình
Để em chờ đợi tình hình bớt căng
Em cho chàng chín chín (99) năm
Chàng tha hồ đến ăn nằm với em!
Thích gì chàng cứ dựng lên
Các con khóc mãi cũng quen thôi mà
Mai sau thống nhất một nhà
Con chàng – con thiếp đều là họ Trung!
Cảm ơn nàng nhé Việt cưng
Anh thề suốt kiếp chẳng ngừng yêu em!
Mong trời xe chỉ, kết duyên
Vợ chồng Chệt-Việt đổi tên thành Tàu  

 

Biển Đông không nằm trong tầm tay Việt Nam mà lọt vào mắt xanh của khối G7

Các bộ trưởng ngoại giao của G7 tại Anh Quốc ngày 11/12/2021

Lời người post: Tin tức cho biết khối G7, ASEAN tuyên bố “có lợi ích chung” trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều này chứng tỏ rằng Biển Đông là chủ quyền của Việt Nam nay lọt vào mắt xanh của khối G7 và thêm cả  10 nước ASEAN. Sự thách thức càng ngày càng lớn và càng căng thẳng tại vùng Biển Đông, một vị trí rất quan trọng trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng mở của Mỹ và các cường quốc Âu-Á hưởng ứng.  Một bản tin, dù đây là lần đầu tiên G7 đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhưng đó là điều báo trước Biển Đông không nằm trong tầm tay của nước chủ quyền mà trở thành một vấn đề lớn của quốc tế. 

Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông và tuyên bố “có chung lợi ích trong việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp khai mạc giữa các ngoại trưởng G7 với đồng cấp của họ tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN). [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt