Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tái khẳng định: Trung Cộng tự nhận chủ quyền trên Biển Đông hoàn toàn bất hợp pháp

Trung cộng tự cho rằng phần lãnh hải nằm trong đường lưỡi bò chính đoạn thuộc lãnh hải của Trung Cộng – Đó là một đòi hỏi phi pháp

Cách đây 5 ngày, 12/01/2022, trên trang website của bộ ngoại giao Hoa Kỳ (U.S. State Department of State  https://www.state.gov/) công bố một tài liêu quan trọng với đề tài “Giới Hạn trên các vùng Biển” (Limits in the Seas) – Tài liệu này do  Văn phòng Đại Dương và Địa Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Cục Đại Dương và Các Vấn Đề Môi trường và Khoa Học Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Bureau of Oceans and International Environmental and Scientific Affairs in the Department of State) phát hành, nhằm xem xét các yêu sách và ranh giới trên biển của các quốc gia ven biển, đồng thời đánh giá tính nhất quán của nó đối với luật pháp quốc tế. Các nghiên cứu này thể hiện quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề chi tiết  được thảo luận trong  tài liệu đó.

Tài liệu được địch thành nhiều thứ tiếng: Dưới đây là bản tóm lược bằng tiếng Việt trích trong trang website của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ:

Bản tóm tắt các điểm chính:

Nghiên cứu này xem xét các yêu sách hàng hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) trên Biển Đông. Các yêu sách hàng hải bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (“Công ước”).

Trung Cộng khẳng định bốn loại yêu sách hàng hải* ở Biển Đông:

– Yêu sách chủ quyền đối với các thực thể trên biển. Trung Cộng yêu sách “chủ quyền” đối với hơn một trăm thực thể ở Biển Đông, vốn chìm dưới mặt biển và nằm ngoài giới hạn hợp pháp của lãnh hải của bất kỳ Quốc gia nào. Những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể chìm không phải là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải.
– Đường cơ sở thẳng. Trung Cộng đã vẽ hoặc khẳng định quyền được vẽ “các đường cơ sở thẳng” bao quanh các đảo, vùng nước và các thực thể chìm trong các vùng không gian đại dương rộng lớn ở Biển Đông. Không có nhóm nào trong số bốn “nhóm đảo” mà Trung Cộng yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (“Quần đảo Đông Sa,” “Quần đảo Tây Sa,” “Quần đảo Trung Sa,” và “Quần đảo Nam Sa”) đáp ứng các tiêu chí địa lý cho việc sử dụng các đường cơ sở thẳng theo Công ước. Ngoài ra, không có một quy chế tập quán quốc tế đặc biệt nào ủng hộ quan điểm của Trung Cộng rằng nước này có thể xác định các đường cơ sở thẳng bao quanh các nhóm đảo.
– Các vùng biển. Trung Cộng khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên việc coi mỗi nhóm đảo trên Biển Đông mà nước này yêu sách chủ quyền là “một thực thể đơn nhất”. Điều này không được luật pháp quốc tế cho phép. Phạm vi của các vùng biển phải được đo từ các đường cơ sở được thiết lập hợp pháp, thường là ngấn nước thủy triều thấp dọc theo bờ biển. Trong các vùng biển có yêu sách chủ quyền của mình, Trung Cộng cũng đưa ra nhiều yêu sách về quyền tài phán không phù hợp với luật pháp quốc tế.
– Các quyền lịch sử. Trung Cộng khẳng định có “các quyền lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách này không có cơ sở pháp lý và được Trung Cộng khẳng định mà không có bất kỳ diễn giải cụ thể nào về bản chất của “các quyền lịch sử” đã yêu sách.

Ảnh hưởng tổng thể của các yêu sách hàng hải này là việc Trung Cộng yêu sách chủ quyền hoặc một số loại đặc quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông một cách bất hợp pháp. Những yêu sách này làm suy yếu nghiêm trọng thượng tôn pháp luật trên biển và nhiều điều khoản của luật quốc tế được công nhận rộng rãi như được phản ánh trong Công ước về Luật Biển. Vì lý do này, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những yêu sách này của Trung Cộng để ủng hộ trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và trên toàn thế giới.

* Các đảo trên Biển Đông mà Trung Cộng yêu sách chủ quyền cũng là yêu sách chủ quyền của các Quốc gia khác.
Nghiên cứu này chỉ xem xét các yêu sách hàng hải của Trung Cộng và không xem xét giá trị của các yêu sách chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông của Trung Cộng hay của các Quốc gia khác. Hoa Kỳ không có quan điểm về việc nước nào có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, vốn không phải là một vấn đề được quy định bởi luật biển.

Qua những phân tích trên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kết luận rằng Trung Cộng hiện nêu ra những yêu sách hàng hải bất hợp pháp đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có một yêu sách phi pháp về quyền dựa vào lịch sử.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cũng giới thiệu phần kết luận của bản nghiên cứu đó trên trang Facebook của mình. Với một trích đoạn nói rằng những yêu sách của Trung Cộng làm suy yếu nghiêm trọng thượng tôn pháp luật trên biển và nhiều điều khoản của luật quốc tế được công nhận rộng rãi như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

“Vì lý do này, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những yêu sách này của Trung Cộng để ủng hộ trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và trên toàn thế giới”, theo phần kết luận, được Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trích đăng.

Cuộc nghiên cứu mới nhất lấy nền tảng là một phân tích của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2014 về yêu sách “đường 9 đoạn” mập mờ của Trung Cộng đối với Biển Đông. Yêu sách này thường được người Việt gọi là “đường lưỡi bò”. Kể từ năm 2014, Trung Cộng tiếp tục đưa ra yêu sách đối với một vùng rộng lớn thuộc Biển Đông, họ cũng đòi có quyền về vùng mà họ gọi là “nội thủy” và “các quần đảo bên ngoài”, tất cả những điều này đều không phù hợp với luật quốc tế thể hiện trong Công ước LHQ về Luật Biển 1982, Bộ Ngoại giao Mỹ nói hôm 12/1 trong lời giới thiệu về cuộc nghiên cứu.

Về lời tuyên bố của Trung Cộng là họ có quyền căn cứ vào các yếu tố lịch sử đối với hơn 3.5 triệu kilomet vuông ở Biển Đông, cuộc nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ nói tuyên bố đó “thiếu nội hàm thực chất” và “mơ hồ, không đủ cơ sở”.

Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra quan điểm hôm 12/01/2022  rằng: “Bằng việc công bố bản nghiên cứu mới nhất này, Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi CHND Trung Hoa điều chỉnh các yêu sách hàng hải của họ cho phù hợp với luật quốc tế được thể hiện trong Công ước về Luật Biển, tuân thủ phán quyết mà tòa trọng tài quốc tế tuyên ngày 12/7/2016 trong vụ phân xử về Biển Đông, và Trung Cộng hãy ngừng các hành động phi pháp và cưỡng ép ở Biển Đông”.

Người dân tại Việt Nam, một trong nước chủ thể có tranh chấp chủ quyền về Biển Đông, bài đăng của Đại sứ quán Mỹ về kết quả cuộc nghiên cứu nhận được hơn 2,200 phản ứng “yêu, thích”, hơn 130 lượt chia sẻ, và hàng trăm lời bình luận ủng hộ lập trường của Mỹ, trong khi chỉ trích Trung Cộng. Nhưng mà như cầm quyền thì sợ câm mồm như hến.

Ngày 13/1, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Wang Wenbin (Uông Văn Bân) lên tiếng bảo vệ “quyền lịch sử” của nước này đối với hầu hết Biển Đông, đồng thời, ông Wang chỉ trích nghiên cứu của phía Mỹ là “bóp méo luật quốc tế, gây hoang mang trong dư luận, gieo rắc mối bất hòa và làm rối ren tình hình trong khu vực”.

Ngày 14/01 với sự rụt rè có hữu Phát Ngôn Viên Việt Nam tuyên bố “Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo 150 về các ranh giới biển” [“ghi nhận” là danh từ nước đôi có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận – thật là bọn bán nước khốn kiếp]

Tài liệu gốc: https://www.state.gov/limits-in-the-seas/

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt