Thời Sự Việt Nam

Thời Sự Việt Nam

Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt do Trung Cộng chiếm tới 85%

Hạm đội tàu đánh cá của Trung Cộng trên Biển Đông

Trung Cộng hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó ngành đánh cá của nước này ước tính thu khoảng 60.07 tỷ USD vào 2020. Tàu Trung Cộng hiện đánh cá tổng lượng 85% trên Biển Đông. 

Việc đánh cá theo kiểu đám “Tàu Ô” ngày trước, sẽ là nguồn tai họa cho tài nguyên biển như một nghiên cứu từ các nhà khoa học của trường Đại Học British Columbia và Quỹ ADM Capital cảnh cáo: Nếu các nước không có những hành động quyết liệt trong vòng 10 năm tới nhằm đối phó với hành động đánh cá tận diệt và tác động từ biến đổi khí hậu thì nguồn tài nguyên cá ở khu vực Biển Đông đứng trước nguy cơ hủy diệt.

Nghiên cứu cũng cho biết hệ sinh thái biển vốn cũng đang trong tình trạng suy thoái ở vùng biển lân cận Hoa Đông (giữ Nhật và Tàu), tuy vậy vẫn còn cơ hội để phục hồi, nhưng đòi hỏi tức khắc ứng dụng các biện pháp bảo đảm duy trì tài nguyên biển: duy trì cách thức đánh cá có phương pháp bảo vệ cá con, ví như sử dụng các lưới đánh cá với mắt lưới to, hay đối phó với các nguy cơ từ biến đổi khí hậu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biện pháp trừng phạt quân sự của Mỹ đối với Campuchia….

Hải cảng Ream gần cảng Sihanouk tại Campuchia trên vùng Vịnh Thái Lan và vị trí kênh đào Kra (hình: vietquoc.org)

Lời người post: Từ lâu, Thủ Tướng Campuchia Hun Sen tham tiền của Trung Cộng, càng ngày càng mắc vào lưỡi câu của Bắc Kinh đến lúc không vùng vẫy ra được. Gần đây, Hun Sen có những hành động bài Mỹ và ngã về phía Trung Cộng rõ rệt. Thậm chí còn đặt chất nổ phá vở căn cứ hải quân của Mỹ trước đây ở Ream (1) để Trung Cộng xây dựng căn cứ hải quân mới. Trong các hội nghị khối ASEAN, Campuchia luôn ra sức bênh vực cho Bắc Kinh trên lập trường xâm lược Biển Đông. Nói đến căn cứ hải quân Ream, nó không quan trọng như hải cảng Cam Ranh của Việt nam, nhưng đối với vịnh Thái Lan nó là một căn cứ rất quan trọng kiểm soát vịnh Thái Lan. 

Có nhiều người cho rằng Ream chỉ nằm trong vịnh Thái Lan không ảnh hưởng đến tình hình Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở mà Mỹ chủ trương và các cường quốc Tây Phương ủng hộ. Nói như vậy là chưa nhìn ra ý đồ của Bắc Kinh. Trung Cộng đang bỏ ra 20 tỉ USD để mở một kênh đào Kra trên đất Thái xuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương nhằm khỏi phải bị “chết cứng” vì eo biển Malacca bị Mỹ làm nút chặn khi chiến tranh nổ ra.

Kinh đào Kra là đường thủy thứ hai thay thế eo biển Malacca, đồng thời là chỗ giải vây cho Trung Cộng khi có chiến sự xẩy ra, kinh đào này đi qua vịnh Thái Lan, cho nên quân cảng Ream đóng một vai trò an ninh hệ trọng trên hải lộ kênh đào Kra này.

Muốn kênh đào này được thực hiện phải có sự đồng ý của chính phủ Thái Lan (vì nó chạy qua lãnh thổ Thái Lan). Hoặc Trung Cộng và Thái Lan phải ký hợp đồng để thực hiện kênh đào này. Đó là lý do chúng ta thấy Trung Cộng tìm mọi cách mua chuộc chính phủ Thái Lan hiện nay. Và cũng là lý do mà những thủ tướng Thái Lan trước đây có lập trường thân Trung Cộng (hoặc gốc Tàu) phải mất chức một cách đặc biệt, cấm trở về Thái Lan như bà Yingluck Shinawatra phải ra đi và anh ruột của bà là Thaksin Shinawatra không được trở về Thái Lan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Tại hội nghị G7, Nhật Bản yêu cầu Trung Cộng hành xử “có trách nhiệm”

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đến dự hội nghị G7 ở Liverpool (Anh) ngày 12/12/2021. (Ảnh: AP – Jon Super)

G7 là 7 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada. Đầu tuần này G7 có một hội nghị thượng đỉnh Bộ Trưởng Ngoại Giao tại thành phố Liverpool (Anh). Tại đây đề tài Trung Cộng xâm lăng Biển Đông và Hoa Động được nêu lên nhiều nhất.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo:
Nhân ngày họp đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 tại Liverpool (Anh Quốc) hôm 11/12/2021, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa một lần nữa lên tiếng phản đối những nỗ lực đơn phương của Trung Cộng nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh “hành xử có trách nhiệm”.
B
ên cạnh vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, ngoại trưởng Nhật còn bày tỏ thái độ hết sức lo ngại của Tokyo về tình hình nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình và ổn định tại khu vực eo biển Đài Loan. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngoại giao Mỹ-Indonesia và vai trò chuyến đi ngoại trường Antony Blinken đến ASEAN

Tống Thống Indonesia (T) Joko Widodo và ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (P) gặp nhau ngày 13/12/2021 tại thủ đô Jakarta, Indonesia

Khi nhật đầu hàng quân đồng minh, thì Indonesia cũng tuyên bố độc lập thoát khỏi thực dân Hòa Lan vào 17/08/1945. Từ đó, Indonesia dưới sự điều hành của Tổng Thống Sukarno, dần dần ông này đưa Indonesia bổ theo chế độ Cộng Sản. Năm 1967 TT Sukarto bị Suharto – một tướng lãnh quân đội Indonesia, lật đổ, hàng vạn thành viên Cộng sản và thân cộng tại Indonesia bị giết chết và đôi xuống khắp bờ biển quốc đảo Indonesia. Suharto làm Tổng Thống xây dựng một nước Indonesia thân tây phương  theo chế tự do dân chủ. Từ đó Indonesia thành một đồng minh của Hoa Kỳ.

Gần đây khi liên minh AUKUS (Mỹ-Anh-Úc) ra đời, như lời từ biệt chính sách “đi chân hai hàng” của Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Về phía chính phủ Indonesia cũng cảm thấy không bằng lòng khi Úc có tàu ngầm nguyên tử do Mỹ-Anh cung cấp kỹ thuật (sợ rồi đây nước Úc sẽ thành một cường quốc nguyên tử). Lợi dụng tình hình này, Pháp vẫn chưa chịu thua AUKUS, nhanh chóng cử bộ trưởng ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian ve vãn Indonesia và khối Đông Nam Á – đặc biệt các nước chưa bổ hẳn về Mỹ để đứng về lập trường “đi chân hai hàng” của Pháp ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Có phải chuyến đi của ngoại trưởng Antony Blinken để đều chỉnh lại chiến lược của Mỹ với Indonesia và các nước Đông Nam Á khác? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng tức tối khi Mỹ-Nhật-Úc giành mất tuyến cáp Thái Bình Dương

Lời người post: tuyến cáp là gì? 

Tuyến cáp Internet từ Mỹ đến Đông Nam Á năm 2009

Tuyến cáp là Asia-America Gateway (AAG) là một hệ thống cáp quang thông tin và đường giây Internet ngầm chạy dài dưới đáy biển 20,000 km  (12,000 miles) nối kết lục địa Hoa Kỳ với Đông Nam Á dưới đáy biển Thái Bình Dương qua trạm trung chuyển ở đảo Guam và Hawaii (1) & (2).
Vốn nối kết giây cáp AAG là khoảng 500 triệu USD, được đầu tư bởi 19 quốc gia gồm: AT&T (Hoa Kỳ), BayanTel (Philippines), Bharti (Ấn Độ), BT Global Network Services (UK), CAT Telecom (Thái Lan), ETPI (Philippines), FPT Telecom (Việt Nam), Authority for Info-Communications Technology Industry (Brunei Darussalam), Indosat (Indonesia), PLDT (Philippines), Saigon Postal Corporation (Việt Nam), StarHub (Singapore), Ezecom/Telcotech (Campuchia), Telkom Indonesia (Indonesia), Telstra (Úc), Telekom Malaysia (Malaysia), Telecom New Zealand (New Zealand), Viettel (Việt Nam), và Sở Bưu Chính Viễn thông Việt Nam – VNPT (Việt Nam). Tuyến cáp có điểm nối tới đất liền tại Hoa Kỳ, Hawaii, Guam, Philippines, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.(3) & (4)

Như vậy dự án cáp quan xuyên đại lục Mỹ-Đông Nam Á năm 2009 không có bàn tay nào của Trung Cộng nhúng vào.  Các đường cáp quan này chạy dưới lòng biển và rất khó phá hỏng. Tuy vậy cách thiết kế đường giây cáp này nếu có bị đứt, nếu có bị đứt vì bất cứ lý do gì dễ thay thế từng đoạn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ và EU thắt chặt bang giao để ứng phó với Bắc Kinh

Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (Phải) và Tổng Thư Ký Cơ Quan Hành Đối Ngoại EU Stefano Sannino (trái)

Hoa Kỳ và Liên Minh Âu Châu (EU) đã thảo luận về một “danh sách ngày càng tăng” các hành vi đáng lo ngại của Bắc Kinh trong vòng đàm phán ngoại giao mới về Trung Cộng.

Theo thông cáo báo chí chung được công bố ngày 02/12 của Hoa Kỳ và EU, hai bên nhắc lại tầm quan trọng của nỗ lực chung nhằm duy trì các nguyên tắc quốc tế và các giá trị cùng chia sẻ, đồng thời cam kết “tiếp xúc liên tục và chặt chẽ”.

Thông cáo được đưa ra sau cuộc họp cao cấp thứ hai của Đối thoại Hoa Kỳ-EU về Trung Cộng tại Hoa Thịnh Đốn vào đầu ngày 2/12, do Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Tổng Thư Ký Cơ quan Hành Động Đối Ngoại Âu Châu (EU) Stefano Sannino đồng chủ tọa. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin vui cho người bị bệnh đái đường

Ông Brian Shelton

Bệnh đái đường (diabetes) la căn căn bệnh suốt đời, chúng ta thường thấy một người đi đâu cũng lè kè trong tay cái giỏ hay mang theo cái túi sau lưng trong đó đựng vài trái chuối hoặc thức ăn cần thiết để khi đường xuống thì ăn vào nếu không sẽ bị té xỉu.  Ai đã lâm vào bệnh này phải tiêm insulin. suốt đời Vừa qua có một bệnh nhân người Mỹ được chữa khỏi bệnh đái đường, ông là người đầu tiên trên trái đất hưởng được ân huệ này… Hy vọng những liều thuốc ông chữa sẽ là mầu nhiệm cho hàng triệu bệnh nhân tiểu đường sống khắp nơi trên quả đất này.

Phép màu nhiệm nào có thể khỏi được căn bệnh này? Chúng ta cùng theo dõi.

Sau gần nửa năm điều trị, lượng đường trong máu của ông Brian Shelton đã được khám xét và kiểm soát kỷ là tốt. Bệnh nhân này có thể là người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi tiểu đường. Suốt 40 năm trong cuộc đời, Brian Shelton với những tháng ngày sống chung với tiểu đường type I – căn bệnh tưởng chừng như không bao giờ khỏi. Lượng đường trong máu của ông Shelton giảm mạnh bất ngờ và ông bất tỉnh.  Brian Shelton đã từng lao thẳng xe vào tường, ngất xỉu trong sân nhà khách hàng khi ông đi bỏ thư! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Học giả Trung Cộng chỉ trích “ngụy biện”: Hiện diện của Mỹ khiến Biển Đông phức tạp,

Trung cộng xâm lược toàn bộ Biển Đông

Hành vi đưa ra tuyên bố chủ quyền đơn phương ở Biển Đông gây bất lợi lớn cho uy tín Trung Cộng. Đó cũng là lý do phía Bắc Kinh thay đổi hướng tiếp cận theo hướng ngoại giao hơn.

Trung Cộng mất uy tín vì hành xử ở Biển Đông

Derek Grossman, chuyên viên cao cấp của viện nghiên cứu RAND (Mỹ) cho rằng, với sự tăng trưởng về kinh tế, Trung Cộng cũng vươn lên về mặt quân sự, gây lo ngại đối với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt là vấn đề bồi đảo nhân tạo của Trung Cộng ở Biển Đông trong thời gian qua nhận được nhiều quan tâm của cộng đồng quốc tế, không chỉ gây mất an ninh khu vực mà còn gây ảnh hưởng trên biển. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam giàu hơn Mỹ và Nhật cộng lại…

Mới đọc đề tài này ai cũng giật mình và tự hỏi làm sao “Việt Nam giàu hơn Mỹ và Nhật cộng lại”. Theo xã hội Việt Nam nhà giàu được ăn sung mặc sướng, còn nhà nghèo thì ăn no mặc ấm đủ sống: Xem hai video dưới đây sẽ thấy tương phản giàu/nghèo và thấy Việt Nam giàu hơn Mỹ và Nhật cộng lại:

Video 1: Ông bà Tổng Thống Donald Trump và ông bà Thủ Tướng Shinzo Abe tại một nhà hàng ở Nhật

Video 2: Tô Lâm (Ủy Viên Bộ chính Trị Cộng sản Việt Nam) ăn “bò dát vàng” tại một nhà hàng ở Anh

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cô Thảo & Chú Lâm!

Lời người post: Chuyện nổi tiếng cả thế giới về Cô Thảo & Chú Lâm ở Việt Nam ai cũng biết. Từ lâu trang website https://vietquoc.org chẳng mất thì giờ làm gì để nói lên những tệ hại, vô thức tận cùng của những người cầm đầu chế độ CSVN vì rằng người dân trong nước từ thôn quê đến thành thị ai cũng thấy rõ bộ mặt thật của chế độ Cộng Sản Việt Nam rồi. Thật ra, nếu những người lãnh đạo CSVN còn vài giọt máu liêm sĩ luân lưu trong người hoặc còn chút cảm xúc “kẻ sĩ” của Nguyễn Công Trứ thì họ đã từ quan lâu rồi. Nhưng hầu như những những sợi giây thần kinh tự trọng và tự ái của họ đã bị tê liệt nên họ không biết trơ trẽn và hổ thẹn là gì?  Họ thuộc bộ tộc “mặt trơ trán bóng”.  Trong họ không biết xấu hay tốt mà chỉ biết “quyền & tiền” trước mắt, và sự dã man để bảo vệ quyền lực của Đảng. Thà mất nước chứ không để mất Đảng!

Hôm nay đọc bài “xã luận” của nhà văn Tưởng Năng Tiến viết về “Cô Thảo & Chú Lâm” thấy vui vui, xin post lên đây để mọi người đọc cho biết. Cô Thảo tức bà  Nguyên Thị Phương Thảo tỉ phú Việt Nam tặng tiền cho một đại học ở Anh để có tên, Chú Lâm tức Tô Lâm cũng xẩy ra tại nước Anh mở to miệng đớp miếng thịt bò dát vàng trị giá 820 bản Anh (gần 42 triệu đồng VN).
Chao ôi!  thương cho dân tộc Việt Nam đang bị đại dịch virus Vũ Hán hoành hành, đi đâu cũng xin viện trợ y tế và thuốc ngừa vaccine – sao hai người này tán tận lương tâm đến thế không cho dân mình mà đi rãi tiền xứ người để được “xú danh”…muôn đời.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng đổi cách tiếp cận nhưng không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”

Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd

Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc cho rằng mặc dù thay đổi cách tiếp cận nhưng tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Cộng không thay đổi, đồng thời đề cao sức mạnh đoàn kết và tiếng nói chung của ASEAN giữa lúc cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc, Chủ tịch cũng là CEO của Viện Chính Sách Xã Hội Châu Á (Asia Society Policy Institute – ASPI) nhận định, chúng ta đang sống trong giai đoạn cạnh tranh chiến lược giữa 2 cường quốc thế giới là Mỹ-Trung.

Theo cựu thủ tướng Kevin Rudd, có 3 nhân tố dẫn đến tình hình như hiện nay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

THƯỢNG ĐỈNH KHÍ HẬU VẪN LÀ ẢO VỌNG

Hội Nghị Biến Đổi Khi hậu tại Glasgow Scotland  Lan tháng 11/2021

Các nhà lãnh đạo thế giới gồm 200 nước kéo nhau đến Glasgow, Tô Cách Lan, dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 suốt hai tuần lễ, nhưng không đạt được mục tiêu mong đợi nào, tất cả chỉ là ảo vọng. Mặc dù thay đổi khí hậu là vấn đề cấp bách thế giới, nhưng hình như đây là dịp để các nhà chính trị huênh hoang và thủ lợi hơn là nghĩ đến vấn đề thảm họa trái đất và sinh tử nhân loại.

Một tường trình từ tin CBS, gay gắt về thượng đỉnh khí hậu quốc tế ở Scotland, đã mô tả một hội nghị thất bại, nó đưa ra những thỏa hiệp trống rỗng, ít tiến bộ.” 

“Chúng tôi có mặt những giờ phút cuối cùng của cuộc họp không thấy đạt được các mục tiêu chính yếu nào,” Phóng viên Mark Phillips nói trên ‘CBS Mornings.’  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ-Nhật: lần đầu tiên tập trận chung chống tàu ngầm ở Biển Đông

Ảnh minh họa: Khu trục hạm Nhật Bản JS Akizuki tập trận cũng với hai khu trục hạm Mỹ USS Milius (phía sau) và USS Higgins trên Biển Đông ngày 19/10/2021. © U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Christine Montgomery

Theo thông báo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm nay, 17/11/2021, hải quân Nhật và Hoa Kỳ hôm qua đã mở một cuộc tập trận chống tàu ngầm đầu tiên tại vùng Biển Đông đang tranh chấp.  

Theo trang USNI của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tham gia cuộc tập trận về phía Nhật có một tàu ngầm lớp Oyashio, cùng với hai khu trục hạm chở trực thăng Kaga và Murasame, và một máy bay tuần tra biển. Phía hải quân Mỹ thì điều động khu trục hạm USS Milius và một máy bay tuần tra biển. 

Đây là lần đầu tiên một tàu ngầm của hải quân Nhật Bản tham gia một cuộc thao dượt chống tàu ngầm với quân đội Mỹ tại vùng Biển Đông. Vào tuần trước, hai khu trục hạm Kaga và Murasame của Nhật cũng đã diễn tập với tàu USS Milius của Mỹ trên vùng Biển Đông và sau đó đã ghé thăm vịnh Subic của Philippines vào cuối tuần. Sau khi rời Subic, hai tàu này đã thao dượt chung với một chiến hạm của Philippines.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua ngân sách hạ tầng cơ sở trị giá 1,200 tỷ đô-la

Một buổi họp của Quốc Hội Mỹ (hình Internet)

Với 228 phiếu thuận và 206 phiếu chống, Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 5/11 đã thông qua ngân sách cho hạ tầng cơ sở trị giá 1,200 tỷ USD, đánh dấu một chiến thắng của Tổng thống Joe Biden sau nhiều tháng vận động kế hoạch chi ngân sách lớn lao để phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở tại Hoa Kỳ, một phần để vật dậy nền kinh tế kiệt quệ vì đại dịch virus Vũ Hán, và phần khác xây dựng hệ thống giao thông vốn đã lâu không được tân trang.

Khoản ngân sách này sẽ được dùng cho chiến dịch xây lại những cây cầu, hệ thống đường bộ và đường sắt đã bị hư hỏng hoặc quá cũ, cũng như tăng cường hệ thống internet tốt hơn. Đây là ngân sách chi tiêu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã được Thượng Viện thông qua hồi tháng 8. Và sẽ chuyển lên Tổng Thống Joe Biden ký ban hành thành luật. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lần đầu Nga thử hỏa tiễn siêu thanh Tsirkon từ tàu ngầm

Hôm 4/10/2021, Nga cho biết họ đã phóng thử thành công hỏa tiễn hành trình siêu thanh Tsirkon (Zircon) lần đầu tiên từ tàu ngầm.

Theo Reuters, ngày 4/10, Nga tuyên bố đã phóng thử nghiệm thành công hỏa tiễn hành trình siêu thanh Tsirkon (Zircon) lần đầu tiên từ tàu ngầm, loại vũ khí mà Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là một phần của thế hệ vũ khí vô song thế hệ mới, .

Bộ Quốc Phòng Nga, nơi đã thử nghiệm bắn hỏa tiễn Tsirkon từ một tàu chiến vào tháng 7, nói rằng tàu ngầm Severodvinsk đã bắn hỏa tiễn khi đang hoạt động ở biển Barents và đã trúng mục tiêu đã chọn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt