Bẫy nợ của Việt Nam: Trung Cộng cho Việt Nam vay nợ kín!
Việt Nam vay nợ kín của Trung Cộng: Một rủi ro chính trị!
Mặc dù gánh nợ của Việt Nam đối với Trung Cộng được biết thấp hơn so với một số nước láng giềng, nhưng số nợ kín mới là một nỗi lo đối với chủ quyền của Việt Nam.
Qua tin tức các báo chí quốc tế, ít thấy tin Việt Nam có liên quan đến món nợ về dự án ”Vành đai và Con đường (BRI)” của Trung Cộng. Nhưng từ năm 2000-2017 Việt Nam lại là nước âm thầm nhận hơn 16.3 tỷ USD của Trung Cộng tài trợ một cách gián tiếp cho dự án “Vành đai, Con đường”. Một báo cáo mới về các chương trình hỗ trợ kinh tế của Trung Cộng đã làm sáng tỏ Việt Nam đang gia tăng gánh nặng nợ của Trung Cộng vượt xa những gì chúng ta được biết, đó là loại nợ kín! (hidden debt) tạo ra rủi ro chính trị, nguy hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với nước láng giềng phương Bắc có thành tích bành trướng, xâm lược. [Đọc tiếp]
Bẫy nợ: Vì sao hàng loạt các nước châu Á rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng?!
Nhiều quốc gia châu Á đang lún sâu vào “bẫy nợ” của Trung Cộng, đến nỗi không rút ra được, đành phải thế chấp quyền tự chủ của quốc gia, trao một phần lãnh thổ chiến lược quan trọng của tổ quốc, hoặc nhường quyền lợi thiên nhiên của dân tộc cho Trung Cộng.
Trên tạp chí Nikkei Asia của Nhật, Giáo Sư Brahma Chellaney, nhà nghiên cứu chiến lược tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Ấn Độ, có bài phân tích, nhận định rõ ràng âm mưu “bẫy nợ” của Trung Cộng. Theo Giáo Sư Chellaney, chính sách ngoại giao Trung Cộng hiện nay đang áp dụng với nhiều nước dưới “Made in” của “Sáng Kiến Vành đai, Con đường”, nó hàm chứa mưu đồ xâm lược, tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Bẫy nợ: Nam Thái Bình Dương “sập bẫy nợ” Trung Cộng
Trung Cộng từ lâu không giấu giếm tham vọng thống trị các khu vực chiến lược quan trọng. Do đó, Bắc Kinh dùng tiền và tạo áp lực để “bẫy” một loạt các nước nghèo, hiện thực hóa tham vọng của mình. Và phương tiện chính của chiến thuật này là sáng kiến “Vành đai, Con đường – BRI (Belt and Road)” mà Trung Cộng tạo ra để mở rộng ảnh hưởng thông qua một loạt các khoản đầu tư ở nước ngoài.
Với BRI, Trung Cộng muốn đổ tiền vào những nước nghèo, sau đó kiểm soát các cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng khi các “con nợ” không trả nổi. Ðến nay, chiến thuật này đã gặt hái thành công khi Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm để “khất” khoản nợ 1.1 tỉ USD, trong khi Djibouti cho phép Trung Cộng nắm quyền kiểm soát một hải cảng và một căn cứ quân sự. [Đọc tiếp]
Bẫy nợ: Trung Cộng dùng bẫy nợ khống chế 16 nước Châu Á Thái Bình Dương
Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Cộng trong 30 năm tới đây. Đó là nội dung bản báo cáo mới của một cơ quan nghiên cứu độc lập dành cho bộ Ngoại Giao Mỹ, được báo chí Úc công bố trước đây.
Bẫy nợ: Chiến lược ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Cộng
Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Cộng thực sự vượt trội không ai bằng, thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế (hay còn gọi là quyền lực mềm) để gia tăng lợi ích địa chính trị của Hán tộc. Thông qua kinh phí “Một Vành Đai, Một Con Đường” với 1 nghìn tỷ USD, Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược trên trục “Một Vành Đai, Một Con Đường” thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Đội tàu tác chiến HKMH USS Reagan trở lại Biển Đông tiến thẳng về Đài Loan
Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và đội chiến hạm tác chiến đi kèm vừa quay trở lại Biển Đông sau khi ghé thăm hải cảng ở Singapore. Đội chiến hạm này được điều động ở trong khu vực có tranh chấp vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể sẽ thăm Đài Loan.
Các quan chức thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ xác nhận việc điều động HKMH USS Ronald Reagan đến tuyến thương mại hàng hải quan trọng, nhưng họ không bình luận khi được hỏi về những căng thẳng liên quan đến chuyến đi có thể diễn ra của bà Nancy Pelosi. [Đọc tiếp]
Thời sự trong tuần: HKMH Ronald Reagan bị CSVN hủy chuyến thăm Đà Nẵng
Vào đầu tháng 7/2022, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) USS Ronald Reagan sẽ thăm hải cảng Đà Nẵng, Việt Nam vào cuối tháng 7/2022, đây là HKMH của Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng sau hơn 2 năm 4 tháng vắng bóng những chuyến viếng thăm của HKMH. Chuyến viếng thăm gần đây nhất là HKMH USS Theodore tới Đà Nẵng vào tháng 3/2020. Lúc đó đang trong mùa đại dịch virus Vũ Hán nên nhiều thủy thủ khi về bị nhiễm bệnh, và HKMH USS Theodore bị cách ly ở đảo Guam gần 2 tháng. Sự lây bệnh dịch virus Vũ Hán từ người Việt hay từ lính hải quân Mỹ thì không nghe ai đề cập đến.
HKMH USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng nguyên tử, mang theo 90 chiến đấu cơ trong đó có nhiều chiếc thuộc loại F/A-18E Super Hornets và những hệ thống hỏa tiễn rất tối tân nhất của hải quân Hoa Kỳ đến viếng thăm hải cảng Đà Nẵng vào cuối tháng 7 này. Nhưng chuyến thăm năm này bị hủy bỏ vào phút chót nên HKMH Ronald Reagan đảo một vòng trong vùng “hình lưỡi bò chín đoạn” rồi đến ghé hải cảng ở Singapore để thăm.[Đọc tiếp]
Thời sự trong tuần: Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ tuyên bố về Trung Cộng
Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Mark Milley đến thăm Indonesia hôm 24/07 tuyên bố: “Trung Cộng trong 5 năm qua đã trở nên hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều”.
Lời tuyên bố này là ông chưa am tường lịch sử Trung Hoa: Tàu hung hãn từ thời Tần Thủy Hoàng (năm 259 Trước Công Nguyên) tức cách đây 2281 năm. Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt sáu nước chung quanh và lập nên nhà Tần thống nhất Trung Hoa. Rồi tới nhà Hán thời Lưu Bang. Nay Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều là người Hán. Do đó người ta thường gọi “tham vọng Đại Hán” là vậy. Còn đại tướng Mark Milley nói chỉ mới 5 năm qua thôi là sai rồi, xin ông đọc lại lịch sử nước Tàu! [Đọc tiếp]
Các cuộc cách mạng màu và Sri Lanka tác động đến Việt Nam ra sao?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Nhiều người cho rằng Sri Lanka hôm nay là Lào và Việt Nam ngày mai. Đó là điều mong ước của dân tộc Việt Nam và Lào nhưng thực tế thì khác. Cần nghiên cứu tình hình chính trị và lịch sử của mỗi một nước như thế nào? Để khỏi đưa chúng ta vào ảo vọng.
Trong gần vài thập niên trở lại đây, thế giới có những cuộc cách mạng màu do người dân đứng lên thay đổi lãnh đạo. Nó xảy ra ở đâu và như thế nào? [Đọc tiếp]
10 nước bên bờ vực phá sản đều tham gia “Vành đai và Con đường” của Trung Cộng
Sri Lanka không phải là nền kinh tế duy nhất gặp phá sản. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Lào, Pakistan, Venezuela, Guinea, và Việt Nam, đã lên tiếng báo động.
Áp lực kinh tế đã thúc đẩy làn sóng biểu tình, việc vay nợ lãi suất cao ngắn hạn để cung cấp tiền cứu trợ đại dịch Virus Vũ Hán (COVID-19), đã làm chồng chất thêm nợ đối với các quốc gia vốn đang phải khó khăn để phải trả nợ đúng hạn của mình. Theo số liệu của cơ quan quốc tế Liên Hợp Quốc, trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, có hơn một nửa quốc gia đang lâm vào cảnh chật vật trả nợ hoặc có nguy cơ vỡ nợ rất cao. [Đọc tiếp]
Thời sự Việt Nam…
Vào ngày 11 tháng 7 năm 2022, thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính và Bộ Trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang thăm thành phố Sài Gòn (HCM) đi về trong cùng một ngày, đến Sài Gòn có bí thư thành bộ Sài Gòn Nguyễn Văn Nên ra tiếp đón.
Theo tin tức của báo điện tử Cộng Sản ở Sài Gòn (1), trong cuộc thăm viếng này để làm việc là xây thêm một trạm máy bay thứ ba (trạm ga thứ ba) ở phi trường Tân Sơn Nhất vì hiện nay có hai trạm không đủ cho khách đi/đến. Đó là tin tức của đảng CSVN muốn đưa ra để đánh lừa mọi người vì trạm thứ ba để máy bay ra/vào phi trường Tân Sơn Nhất báo chí đã đề cập đến cách đây ba bốn năm, từ thời Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng CSVN. [Đọc tiếp]
Nhà Thơ Phan Huy
Nhà thơ phan Huy tên thật Phan Huy Thàng, sinh năm 1940 tại Hà Tĩnh. Ông lớn lên trong Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc, vào sự nghiệp bào chí thơ văn rất sớm khi còn trai trẻ.
Là một thanh niên mới lớn dưới chế độ Cộng Sản, thơ của Phan Huy không khét rẹt yêu “bác Đảng” như thơ Tố Hữu. Trong thơ Phan Huy đầy cảm xúc tình yêu và tình người. Chúng ta có thể cảm nhận qua bài thơ nói về tình yêu dễ bị kết tội “tiểu tư sản” của Phan Huy thời trai trẻ:
“Ôi thăm thẳm mắt hiền cô gái
Đốt cháy lòng ta thủa mới biết yêu”.
Hay một đoạn khác
“Tình yêu em như cơn lốc trái mùa
Xoáy bùng lên rồi lặng lẽ đi qua
Để lại hồn anh, một cánh đồng trống trải
Hoa chưa thơm và cây chưa kết trái
Con bướm vàng không cành đậu bơ vơ…” [Đọc tiếp]
Ủa, ông chưa có tiến sĩ hả? Sao không “làm một cái”?!
“PGS-TS-BS” – đó là viết tắt của “Phó giáo sư – Tiến sĩ’ – Bác sĩ”. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y khoa nước Việt Nam. Đó là bệnh hám danh, đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh. [Đọc tiếp]
Những tin đặc biệt Thủ Tướng Anh từ chức, cựu Thủ Tướng Nhật bị ám sát…
1) Thủ Tướng Boris Johnson của Anh từ chức
Sau khi nhiều thành viên nội các nước Anh từ chức để phản đối thủ tướng Boris Johnson, thì Thủ Tướng Anh Boris Johnson bắt đầu từ chức với bài phát biểu thoải mái, mở đầu bằng một câu xin chào thân thiện trái ngược với suy nghĩ của mọi người là Boris Johnson sẽ phát biểu trong tư thế bực dọc.
” Ông tuyến bố là Đảng Bảo Thủ của ông trong nghị viện cần phải có một nhà lãnh đạo mới của đảng và một thủ tướng mới”, ông cho biết sự việc này sẽ xảy ra trong những ngày tới rất gần. [Đọc tiếp]
Luật “Chống Đánh Cá Trái Phép” của Mỹ và thân phận Biển Đông…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Ngày 27 tháng 6 năm 2022 ngày cứu tinh của dân tộc Việt Nam chăng?! Ngày đó có gì đặc biệt cho số phận của dân tộc 100 triệu người đang bị o ép trong ngõ hẹp không có lối thoát.
Dân tộc Việt Nam, qua bao thế hệ chinh chiến triền miên, hàng lớp thanh niên hy sinh núi xương sông máu trên sa trường để bảo vệ giải đất hình cong như chữ “S”, lưng tựa vào rừng Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển Thái Bình như dòng sữa mẹ nuôi sống đàn con… [Đọc tiếp]