Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Mỹ lần đầu tiên cho “Xe tăng bay” A-10 luyện tập tấn công tàu mặt nước trên biển Hoa Đông

“Xe tăng bay” A-10 tập tấn công mục tiêu ở độ cao thấp (Ảnh: Đông Phương).

Các hoạt động quân sự Mỹ – Trung chống nhau đang gia tăng trong thời gian gần đây. Đáng chú ý là việc máy bay cường kích A-10 của Hoa Kỳ lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời biển Hoa Đông.

Theo trang Đông Phương Hồng Kông ngày 5/12, Không quân và Hải quân Mỹ gần đây đã tổ chức các cuộc tập trận chung ở Tây Thái Bình Dương, trong đó loại máy bay cường kích A-10 “sát thủ xe tăng vốn được sử dụng để yểm trợ hỏa lực trên không và tấn công lực lượng thiết giáp mặt đất”, đã hiếm thấy được sử dụng với các khu trục hạm trang bị hệ thống chiến đấu Aegis để thực hiện các cuộc tấn công trên mặt biển.

Đông Phương cho rằng có vẻ Quân đội Mỹ đang luyện tập cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào các khu trục hạm của hải quân Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Mỹ và EU lo ngại về hành động đơn phương của Trung Cộng trên biển

Bà Wendy Sherman thứ trưởng ngoại giao Mỹ

Trung Cộng có những hành động đơn phương và gây vấn đề trên biển” ở Biển Đông, biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan, gây bất ổn cho hòa bình và an ninh trong vùng. Trong cuộc đối thoại cao cấp lần thứ hai về Trung Cộng tại Washington DC ngày 02/12/2021, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu (gọi tắt là EU) đều cho rằng những hành động hung hăng của Trung Cộng tác động trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng của cả Mỹ lẫn Liên Âu.  

Trong thông cáo chung được công bố sau cuộc họp, thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Bà Wendy Sherman và Tổng thư ký Cơ quan Hoạt Động Đối ngoại Châu Âu (SEAE) ông Stefano Sannino “tái khẳng định tầm quan trọng duy trì và khuyến khích tự do lưu thông hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982” (UNCLOS). [Đọc tiếp]

Mỹ và EU thắt chặt bang giao để ứng phó với Bắc Kinh

Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman (Phải) và Tổng Thư Ký Cơ Quan Hành Đối Ngoại EU Stefano Sannino (trái)

Hoa Kỳ và Liên Minh Âu Châu (EU) đã thảo luận về một “danh sách ngày càng tăng” các hành vi đáng lo ngại của Bắc Kinh trong vòng đàm phán ngoại giao mới về Trung Cộng.

Theo thông cáo báo chí chung được công bố ngày 02/12 của Hoa Kỳ và EU, hai bên nhắc lại tầm quan trọng của nỗ lực chung nhằm duy trì các nguyên tắc quốc tế và các giá trị cùng chia sẻ, đồng thời cam kết “tiếp xúc liên tục và chặt chẽ”.

Thông cáo được đưa ra sau cuộc họp cao cấp thứ hai của Đối thoại Hoa Kỳ-EU về Trung Cộng tại Hoa Thịnh Đốn vào đầu ngày 2/12, do Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Tổng Thư Ký Cơ quan Hành Động Đối Ngoại Âu Châu (EU) Stefano Sannino đồng chủ tọa. [Đọc tiếp]

Lằn Ranh đỏ của chế độ đỏ đối với thế giới tự do

Quân đỏ, Trung Cộng và Nga đều vạch ra cho phe dân chủ Tây Phương hai lằn ranh đỏ:

Lằn ranh đỏ thứ nhất:

Tập Cận Bình nói với Joe Biden trong thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11 vừa rồi, nếu Hoa Kỳ và các nước tây phương ủng hộ Đài Loan độc lập là đã bước qua lằn ranh đỏ – Trung Cộng sẽ xuất binh đánh Đài Loan để giải quyết tham vọng Đại Hán.

Lằn ranh đỏ thứ 2:

Cách đây 4 ngày, theo tin Reuter cho biết, Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ buộc phải hành động nếu NATO đặt hỏa tiễn tối tân ở Ukraine, nhấn mạnh đặt hỏa tiễn tối tân như vậy có thể tấn công Moscow chỉ trong vài phút.

Ông Putin cho biết, “lằn ranh đỏ” của Nga là việc NATO có thể đưa hệ thống hỏa tiễn hiện đại tới Ukraine. Nếu các hệ thống tấn công xuất hiện ở lãnh thổ Ukraine, thời gian bay của vũ khí tới Moscow sẽ là 7-10 phút…” 

Nga bị NATO và Mỹ hăm dọa nếu tấn công Ukraine

Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy số đông xe quân đội Nga đang tập trung ở biến giới Nga-Ukraine biên giới (ảnh AFP)

Lời người post: Trong những ngày qua, gần 90,000 quân Nga dồn về biên giới Nga-Ukraine, Phía chính phủ Ukraine tố cáo Nga sắp tấn công Ukraine. Trong lúc đó chính phủ Ukraine cũng điều động quân đến biên giới để ứng chiến.  Nga lại tố ngược lại,  Ukraine sắp tấn công vào Donbass vùng quân lỵ Ukraine khá gần Nga .
Dù điêu ngoa như thế nào người ta cũng thấy dã tâm của Nga, điều động gần hằng trăm ngàn quân áp sát biên giới Ukraine. Tổng Thư Ký NATO  và Ngoại Trưởng Mỹ đều lên tiếng cảnh cáo Nga rằng: nếu tấn công vào Ukraine thì Nga sẽ nhận hâu quả rất lớn… tuy cả hai không giải thích là hậu quả gì. Dưới đây là tin Reuter thuật lại:
[Đọc tiếp]

So sánh sức mạnh quân sự của Trung Cộng-Nhật Bản để xem họ có đánh nhau không?

Tin tức chiến tranh ngày càng căng lên như giây đàn, cho rằng điểm này nóng, điểm kia lạnh, đồn ùm lên như chiến tranh thế giới sắp cận kề, bom nguyên tử sẽ bay dọc bay ngang trên bầu trời xanh, thế chiến thứ ba sắp bùng nổ và quả đất trở lại thời đồ đá v.v. Mọi người yếu bóng vía lo sợ, người có tiền thì sợ mất đem gửi ngân hàng an toàn…Thật là nhảm nhí!
Muốn biết các nước lớn có đánh nhau không thì trước nhất thử tìm hiểu tương quan lực lượng của những nước đó. Tâm lý chiến tranh khi nước nào khai chiến phải liệu mình đủ sức chiến thắng áp đảo, còn thấy đối phương không thắng nỗi thì chỉ đánh giặc mồm “bark and no bite”. Lâu nay, nghe Bắc Kinh hung hăng tuyên bố đòi đánh Nhật ở vùng đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Để xem điều này có thể xẩy ra không chúng ta thử tìm hiểu sức mạnh quân sự của Trung Cộng và Nhật Bản xem Trung Cộng có dám đánh Nhật Bản không? [Đọc tiếp]

Quốc Hội Pháp ra nghị quyết ủng hộ Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế

Đại diện Đài Loan tại Pháp, ông Francois Wu, ngồi bên trái tại Quốc Hội Pháp vào thứ Hai  (29/11/2021) khi Quốc Hội Pháp biểu quyết ủng hộ sự tham gia của Đài Loan vào các  tổ chức quốc tế.

Lời người post: Đài Loan càng ngày càng được các cường quốc Âu-Mỹ ủng hộ, nhiều phái đoàn Nghị Sĩ các nước Âu-Mỹ liên tục đến thăm Đài Loan để trao đổi quan điểm với nữ Tổng Thống Thái Anh Văn. Quốc đảo này bị thế giới bỏ quên trong những thập niên qua và bị đưa vào chiếc tròng “One- China Policy”, nay dần dần đang tháo gỡ cái tròng ấy? 
Các quốc gia Âu-Mỹ hình như đang mạnh mẽ ủng hộ cho Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế  mà bước đầu các tổ chức phi chính trị như y tế, nông nghiệp, thương mại, môi trường v.v…  rồi sau này tham gia vào các tổ chức chính trị quốc tế…
Đây không phải là tự nhiên mà Đài Loan có được, họ có những tiến bộ vượt bực để các cường quốc mới xích lại ủng hộ Đài Loan. Những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân  đưa Đài Loan trở lại vũ đài quốc tế:
– Đài Loan hiện là nguồn cung ứng cho toàn thế giới chip điện tử semiconductor.

– Đài Loan có một nền chính trị tự do dân chủ lành mạnh vào bậc nhất châu Á
– Sự hung hăng nhiều thủ đoạn gian ác của chế độ độc tài Cộng sản Bắc Kinh làm cho các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới lo ngại, xa lánh.
Trong tình hình đó, quốc hội Pháp thông qua nghị quyết Ủng hộ Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế. Tại Liên Minh châu Âu (EU), Pháp là quốc gia hàng đầu, nếu Pháp ủng hộ Đài Loan thì nhiều nước châu Âu sẽ làm theo. Còn tại Quốc Hội Hoa Kỳ chắc rồi đây cũng ra nghị quyết tương tự như vậy. 
[Đọc tiếp]

Trung Cộng trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo

Các tổ chức khủng bố quốc tế từ lâu chỉ coi Bắc Kinh là một mục tiêu thứ yếu. Điều đó đã thay đổi.

Khủng bố hồi giáo-Khorasan

Đầu tháng 10, một kẻ đánh bom của Nhà Nước Hồi Giáo-Khorasan đã giết chết gần 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kunduz, Afghanistan. Việc nhóm chiến binh nhận trách nhiệm về vụ tấn công không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng trong một diễn biến mới đáng lo ngại đối với Bắc Kinh, họ cũng quyết định liên hệ vụ thảm sát với Trung Cộng: Nhóm này nói rằng kẻ đánh bom là người Duy Ngô Nhĩ và cuộc tấn công là nhằm trừng phạt Taliban vì đã hợp tác chặt chẽ với nhà nước Trung Cộng bất chấp các hành động của Trung Cộng chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. [Đọc tiếp]

Nhật tính tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục trước mối đe dọa Trung Cộng

Theo tin Reuters: Nhật có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên mức kỷ lục trong ngân sách bổ sung dự kiến sẽ được công bố cùng với ngân sách kích thích kinh tế vào ngày 19/11, khi cựu thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi nâng hợp tác quốc phòng với đồng minh Úc lên “cấp độ mới”, .

Diễn biến này xuất hiện giữa lúc Nhật và các đồng minh phương Tây bao gồm Mỹ, Anh và Úc đối phó với việc Trung Cộng gia tăng quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương.

Nhật dự tính tăng thêm 700 tỷ yên (6.12 tỷ đô la) cho quốc phòng trong ngân sách bổ sung, một phần của gói kích thích kinh tế sẽ được chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida công bố vào ngày 19/11, theo hai nguồn tin giấu tên từ chính phủ và liên minh cầm quyền vì kế hoạch không được công khai. [Đọc tiếp]

Trung Cộng đổi cách tiếp cận nhưng không từ bỏ tham vọng “độc chiếm Biển Đông”

Cựu Thủ Tướng Úc Kevin Rudd

Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc cho rằng mặc dù thay đổi cách tiếp cận nhưng tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Cộng không thay đổi, đồng thời đề cao sức mạnh đoàn kết và tiếng nói chung của ASEAN giữa lúc cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Ông Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Úc, Chủ tịch cũng là CEO của Viện Chính Sách Xã Hội Châu Á (Asia Society Policy Institute – ASPI) nhận định, chúng ta đang sống trong giai đoạn cạnh tranh chiến lược giữa 2 cường quốc thế giới là Mỹ-Trung.

Theo cựu thủ tướng Kevin Rudd, có 3 nhân tố dẫn đến tình hình như hiện nay. [Đọc tiếp]

Tổng Thống Mỹ đang cân nhắc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022

      Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022

Theo trang The Hill (https://thehill.com) trong một cuộc họp báo tại Phòng Bầu Dục, Tòa Bạch Ốc trước cuộc họp song phương với Thủ Tướng Canada Justin Trudeau, ông Joe Biden đã được hỏi về khả năng tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022 tại Trung Cộng và Tổng thống Mỹ đáp rằng: “Đó là điều mà chúng tôi đang cân nhắc”.

Tổng Thống Biden đã họp hội nghị trực tuyến với Tập Cận Bình vào tối thứ Hai (15/11, giờ Mỹ). Nhưng Tòa Bạch Ốc nói rằng hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung đã không đề cập tới Thế Vận Hội 2022 trong cuộc họp này. [Đọc tiếp]

Ủy Ban USCC của Quốc Hội Hoa Kỳ kêu gọi Mỹ có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề Đài Loan

Logo của US-China Economic and Security Review Commission (USCC)

Lời người post: Báo cáo của Ủy Ban Đánh Giá An ninh và Kinh Tế Mỹ-Trung (US-China Economic and Security Review Commission) gọi tắt là USCC thuộc Quốc hội Hoa Kỳ công bố hôm thứ Tư (17/11) rằng, các biện pháp khẩn cấp là cần thiết để củng cố khả năng răn đe của quân đội Mỹ đối với bất kỳ hành động xâm lược nào của Trung Cộng đối với Đài Loan.

Theo tờ Nikkei của Nhật Bản trích báo cáo của USCC cho biết: “Các tướng lĩnh Quân đội Trung Cộng hiện cho rằng họ có hoặc sẽ sớm có khả năng tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan nếu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) ra lệnh. Quân đội Trung Cộng đã đạt được các khả năng cần thiết để phong tỏa không quân và hải quân, tiến hành các cuộc tấn công mạng và các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào Đài Loan.” [Đọc tiếp]

Không quân Đài Loan có thêm 64 phi cơ chiến đấu F-16V

F-16V của Lockheed Martin chế tạo

Theo Reuters và Taiwan News: Ngày 18/11, Không Quân Đài Loan đã chính thức bổ sung thêm 64 phi cơ F-16V, được tân trang của F-16 A/B. Hành động này nằm trong khả năng tăng cường phòng thủ của đảo quốc dân chủ trong tình trạng đe dọa thường trực từ Trung Cộng ngày càng gia tăng.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Năm (18/11) đã chính thức phê duyệt sử dụng 64 phi cơ chiến đấu F-16V tại căn cứ không quân ở thành phố Chiayi, miền Nam Đài Loan. Các máy bay chiến đấu tối tân này là một phần của tổng số 141 phi cơ F-16 A/B sẽ được tân trang. [Đọc tiếp]

Washington Post: Mỹ có thể sớm thông báo tẩy chay Olympic Bắc Kinh

Hình minh họa

Hội nghị thượng đỉnh Biden-Tập Cận Bình qua trực tuyến vừa kết thúc, rất nhanh có tin tức rằng Chính Quyền Joe Biden đã chuẩn bị kế hoạch tuyên bố tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2022 vào cuối tháng 11 này.
Còn ba tháng nữa là bắt đầu Olympic Bắc Kinh 2022, hôm thứ Ba (ngày 16/11), tờ Washington Post tiết lộ rằng Tòa Bạch Ốc dự kiến ​​sẽ thông báo rằng Tổng Thống Biden và bất kỳ giới chức Chính phủ nào khác của Hoa Kỳ sẽ không tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022. Các nguồn tin cho biết, cuộc tẩy chay ngoại giao này là nhằm mục đích phản ứng lại việc Trung Cộng vi phạm nhân quyền mà không ảnh hưởng đến việc tham gia của các vận động viên Mỹ.

Theo đó, các vận động viên Hoa Kỳ sẽ tham gia như bình thường, nhưng sẽ không có phái đoàn chính thức của Chính Phủ Hoa Kỳ đi cùng.

Chính quyền Biden vẫn giữ nguyên quyết định của chính quyền tiền nhiệm rằng việc Trung Cộng bắt giam hàng loạt và cưỡng bức triệt sản đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi của họ là hành vi diệt chủng, đồng thời chỉ trích việc đàn áp dân chủ ở Hồng Kông và các biện pháp đàn áp ở Tây Tạng. [Đọc tiếp]

Năm (5) điểm khác biệt giữa Biden và Tập…

Joe Biden muốn: Thăm dò chi tiết hơn về nguồn gốc của đại dịch virus Vũ Hán              Tập Cận Bình muốn: chấp nhận báo cáo ban đầu của WHO được chuẩn bị vào đầu năm 2021

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt