Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Mỹ: Trung Quốc không được quyền đòi tàu nước khác báo cáo khi đi qua Biển Đông

Phó Đô Đốc Michael McAllister tư lệnh tuần duyên Thái Bình dương

Lời người post: Thế giới phải có hành động cụ thể với Bắc Kinh. Những lời lý giải, phân tích, cảnh báo, đánh giặc miệng, tranh cãi, lý sự, luật lệ quốc tế v.v… chẳng đi đến đâu, chỉ là “đàn gảy tai trâu” đối với tên côn đồ Tập Cận Bình. Qua việc làm cực ác như đại dịch virus Vũ Hán đến những hành động thổ phỉ của Tập Cận Bình trên Biển Đông cho ta thấy rằng tên côn đồ này không còn thuốc chữa. Còn nguy hiểm hơn Hitler thời Đệ II thế chiến!
Hôm qua, Phó Đô Đốc Michael McAllister tuyên bố: Trung Cộng không được quyền đòi tàu bè nước khác báo cáo khi đi qua Biển Đông! Sau lời tuyên bố này tiếp theo là gì nữa?
Nếu chỉ dừng lại lời tuyên bố cái gọi là cảnh báo này thôi thì lời nói chỉ là gió thoảng qua. Đánh giặc mồm!

Phó đô đốc Michael McAllister, tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ đặc trách vùng Thái Bình Dương cảnh báo [chỉ cảnh báo thì bằng thừa, vì cảnh báo nhiều lần rồi] vào ngày 03/09/2021, Trung Cộng yêu cầu tàu quân sự nước ngoài phải báo cáo khi thực hiện việc qua lại vô hại trên vùng Biển Đông “có dấu hiệu trực tiếp đi ngược lại các thỏa thuận quốc tế” và có khả năng dẫn đến “xung đột”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Pháp và Úc bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Ảnh vệ tinh Planet Labs, Inc. cung cấp ngày 18/08/2020, cho thấy một tàu ngầm Trung Cộng đang tiến vào một căn cứ ở đảo Hải Nam, Biển Đông. (ảnh  AFP)

Lần đầu tiên, Pháp và Úc tổ chức hội nghị bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng (2+2) ngày 30/08/2021, dưới hình thức trực tuyến. Trong thông cáo chung, hai nước đã ”bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông” và ủng hộ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Dù không bị nêu đích danh, có thể thấy hầu hết những bất ổn được hai nước nêu lên là có liên quan đến Trung Cộng.  

Về tình hình Biển Đông, bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Pháp, Úc ”kiên quyết phản đối mọi hành động cưỡng ép hoặc gây bất ổn có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng”. Theo thông cáo chung, ”mọi bất đồng cần được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” (UNCLOS). Ngoài ra, bốn bộ trưởng còn ”tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế” ở Biển Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ lên tiếng phản đối về Tuyên bố của Trung Cộng trên Biển Đông

Ảnh tư liệu: HKMH USS Ronald Reagan (CVN 76) và USS Nimitz (CVN 68) hoạt động trong vùng Biển Đông ngày 06/07/2020. (Ảnh: AP)

Mỹ: Bắc Kinh ‘‘đe dọa nghiêm trọng’’ tự do hàng hải ở Biển Đông

Bộ Quốc Phòng Mỹ gọi quy định “an toàn hàng hải” mới của Trung Cộng tại Biển Đông là  mối “đe dọa nghiêm trọng” đối với tự do hàng hải và thương mại quốc tế. Tuyên bố được Hoa Kỳ đưa ra đúng vào ngày 01/09/2021, ngày mà quy định của Bắc Kinh, buộc nhiều tàu thuyền nước ngoài phải khai báo chi tiết khi đi qua các vùng ”lãnh hải” của Trung Cộng, chính thức có hiệu lực. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin quan trọng liên quan đến chủ quyền Biển Đông… Trung Cộng thách thức thế giới

Lời người post: 

1) Năm ngoái, ngày 17/04/2020 trong lúc đại dịch virus Vũ Hán lan tràn, thế giới đang chú tâm chống dịch. Lợi dụng tình trạng đó, Bắc Kinh đệ trình công hàm mang số CML/42/2020 lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tuyên bố về chủ quyền của bản đồ lưỡi bò 9 đoạn chiếm 90% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Nên nhớ cách đây 100 năm, nước Tàu (Trung Hoa) chưa có Hoàng Sa và Trường Sa. Đến thời Mao Trạch Đông, TC biến vùng Hoàng Sa và Trường Sa là vùng tranh chấp, đến thời Tập Cận Bình, ngày 17/04/2020 Trung Cộng cho Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng…. thật là ngang ngược.
Bất chấp những phản đối của Hoa Kỳ và quốc tế. Bắc Kinh im lặng một cách lạnh lùng cho đó là của TC ai nói gì thì cứ nói. Muôn đánh võ mồm thì TC có chiến lang, đánh giặc biển TC có du kích biển…Mũ nỉ che tai, không thèm để ý đến lới phản đối của quốc tế!
2) Trong những ngày qua là lúc virus Vũ Hán biến thể Delta đang trở lại ở cao điểm, Trung Cộng lại một lần nữa lợi dụng tình thế thách thức thế giới “Bất cứ tàu thuyền nước nào của thế giới đi qua lãnh hải của Trung Cộng phải khai báo” – Lãnh hải của Trung Cộng tuyên bố ở đây bao gồm cả “bản đồ hình lưỡi bò chín đoạn” .
Từ chỗ lấn lướt các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á dựa trên “luật kẻ mạnh ” nay Bắc Kinh thách thức cả thế giới.
Hoa Kỳ, Pháp, Úc đã lên tiếng phản đối về hành vi ngang ngược này của Trung Cộng – Chưa thấy Việt Nam nói gì cả.

Dưới đây là bản tin: Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua “lãnh hải” Trung Cộng [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tạp chí Khoa Học Mỹ gỡ bản đồ “lưỡi bò chín đoạn” khi bị phản đối từ Việt Nam

Tháng 1/2021: Bản đồ bên trái, phần góc dưới phải có chú thích bản đồ hình lưỡi bò chín đoạn. Tháng 2/2021: Phần chú thích góc dưới  phải biến mất hình lưởi bò chín đoạn do sự phản đối của Việt Nam. Nhà nghiên cứu nổi tiếng đừng đánh mất danh dự và tiếng tăm của mình khi thiếu hiểu biết căn bản.

Một tạp chí khoa học danh tiếng [danh tiếng khoa học kiểu gì vậy?] của Mỹ vừa gỡ bỏ một tấm hình tải trên mạng xã hội về một nghiên cứu của các nhà khoa học, phần lớn từ Tung Cộng, có chứa bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông sau khi vấp phải sự phản đối từ phía Việt Nam.

Trang Facebook chính thức của tạp chí khoa học Science Advances, do hiệp hội khoa học lớn nhất của Mỹ (AAAS) xuất bản, hôm 28/8 đăng tải một nghiên cứu mới đính kèm bản đồ minh họa có hình ảnh nước Tàu và đường chín đoạn, thường được biết là đường “lưỡi bò”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Người lính Mỹ cuối cùng rời sân bay Kabul lúc 11:29 PM ngày 31/08/2021….

Thiếu tướng Chris Donahue Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù 82 Hoa Kỳ, người lính cuối cùng bước đến phi cơ C-17 rời sân bày Kabul lúc 11:29PM giờ Kabul, Afghanistan.

Vào lúc 3:29 PM giờ Washington DC tức 11:29 PM giờ Kabul, Afghanistan ngày 31 tháng 8 năm 2021 thì chiếc máy bay C-17 cuối cùng của Hoa Kỳ rời phi trường Kabul, thật sự kết thúc cuộc chiến dài nhất của Mỹ. Một người đàn ông bận quân phục, tay cầm súng trong hình trên đang sải bước tiến đến chiếc máy bay C-17 cuối cùng tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan. Người cuối cùng đó là Thiếu tướng Chris Donahue Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù 82 Hoa Kỳ, thuộc Quân Đoàn XVIII đến phục vụ di tản từ ngày 14/08/2021.

Hai người: một Tướng quân đội Chris Donahue và một đại sứ Ross Wilson cùng trên một chuyến bay cuối cùng rời Afghanistan lúc 11:29 phút ngày 31/08/2021. Sự ra đi của họ đại diện cho ngoại gioa và quốc phòng là dấu chấm hết cho sứ mệnh kéo dài gần 20 năm bắt đầu ngay sau vụ tấn công khủng bố 911 năm 2001.

Trong 20 năm qua, hơn 800,000 quân nhân đã phục vụ ở Afghanistan. Cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của 2,461 chiến binh và thường dân Hoa Kỳ, và gần 20,000 người bị thương. Con số thương vong này bao gồm 13 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh vào tuần trước trong một cuộc tấn công của phiến quân khủng bố IS-K bên ngoài sân bay Kabul.

Ngoại trưởng Antony Blinken vạch rõ sự can dự của Mỹ tại Afghanistan trong tương lai, gọi đây là một chương mới “trong đó chúng tôi sẽ dẫn đầu bằng chính sách ngoại giao của mình.”.

Nước Mỹ từng đến và bỏ đi nhiều nơi trên thế giới không riêng gì ở Afghanistan và Việt Nam.

Trích một đoạn trên báo Mỹ

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Phi trường Kabul Afghanistan: Những giờ phút cuối cùng….

Máy bay vận tải quân sự của Mỹ chở người di tản cất cành chiều 30/08/2021 tại phi trường Kabul, Afghanistan

Cả phía Taliban lẫn Hoa Kỳ hôm 30/08/2021 cùng xác nhận nhiều quả rocket đã được bắn về phía phi trường Kabul vài giờ trước hạn chót Mỹ rút hết quân, khép lại 20 năm can thiệp quân sự tại Afghanistan.

Hãng tin Anh Reutes trích dẫn một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết hệ thống phòng không của Hoa Kỳ đã chận được ít nhất 5 rocket bắn về phía sân bay Kabul sáng sớm ngày 30/08/2021. Theo truyền thông Afghanistan, những rocket này được bắn đi từ một chiếc xe. Hãng tin Pháp cho biết một đại diện của Taliban xác nhận “5 quả rocket, đã được bắn đi nhưng hệ thống chống tên lửa tại khu vực gần phi trường đã ngăn chận kịp thời”.

Trước đó, chiều Chủ Nhật 29/08/2021, cũng theo các nguồn tin từ phía Taliban, một chiếc drone của Mỹ đã phá hủy một mục tiêu cách không xa phi trường Kabul. Mục tiêu đó là một chiếc xe có gài chất nổ được dự trù sử dụng để tiến hành một vụ khủng bố tự sát. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ tiêu diệt một thủ lĩnh IS-K và báo động nguy cơ khủng bố mới

Phi trường Kabul ngày 26/08

Đáp trả vụ khủng bố tại Kabul, quân đội Mỹ ngày 27/08/2021 đã sử dụng máy bay không người lái tấn công trả đũa tiêu diệt một lãnh đạo của nhóm thánh chiến IS-K (Daech) tại Afghanistan. Cùng lúc, Washington báo động có nhiều khả năng xảy ra tấn công khủng bố mới tại sân bay Kabul.

Theo hãng tin Reuters, sau vụ đánh bom khủng bố hôm thứ Năm bên cạnh sân bay Kabul làm 92 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố “trả đũa” nhóm khủng bố. Hôm 27/08/2021 quân đội Hoa Kỳ đã thực thi mệnh lệnh, tấn công tiêu diệt một lãnh đạo của IS-K tại tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan, gần biên giới với Pakistan. [Đọc tiếp]
Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Máy bay không người lái Mỹ tấn công quân khủng bố IS-K ở Afghanistan

TQLC Mỹ trên Đài Kiểm Soát Di Tản tại Sân bay Kabul, Afghanistan ngày 26/08/2021 (Ảnh REUTERS)

Như đã đưa tin trong bài trước: Cuộc khủng bố tại sân bay quốc tế Kabul ở Afghanistan vừa rồi vào ngày 26/08 là do nhóm khủng bố Hồi Giáo IS-K (Islamic State Khorasan – Nhà Nước Hồ Giáo vùng Khorasan). Nhóm này thành lập 2015, rất hung bạo và dã man. Chúng cực kỳ mê tín và bảo thủ đến nỗi cho Hồi Giáo Taliban không sùng đạo Hồi. Giữa nhóm khủng bố IS-K và quân Hồi Giáo Taliban xem nhau như kẻ thù và thường khủng bố sát hại nhau. Theo nguồn tin hãng Reuters thì Mỹ trả đũa nhóm IS-K trong việc khủng bố sân bay 26/08 bằng cách dùng máy bay không người lái oanh kích phiến quân khủng bố IS-K vào ngày 27/08. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cảm nghĩ của Tướng Petraeus về sự sụp đổ ở Afghanistan

Đại tướng hồi hưu David Petraeus nguyên Tư Lệnh Chiến Trường Afghanistan 2010-2011, cưu Giám Đốc tình bào CIA Hoa Kỳ.

Tướng Mỹ về hưu David Petraeus từng là chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế tại Afghanistan từ năm 2010 đến năm 2011. Con trai và con dâu của ông cũng phục vụ tại Afghanistan trong Lữ đoàn Dù 173 của Quân đội Hoa Kỳ. Tướng Petraeus được chỉ định đến Iraq ở vị trí tư lệnh vì khả năng chỉ huy hiệu quả của ông ở Afghanistan. Đề xuất tăng quân ở Iraq của ông đã góp phần ổn định tình hình ở nước này và cuối cùng khiến những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị quét sạch khỏi đất nước. 10 năm trước, Afghanistan là hình mẫu cho cuộc chiến chống khủng bố trong Iraq đang ngập trong nguy cơ. 10 năm sau, thời thế thay đổi, Afghanistan bị Taliban chiếm đóng trong nháy mắt, quân đội Mỹ rút quân trong hỗn loạn. Tướng Petraeus nghĩ gì về Afghanistan ngày nay, về cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ, Wall Street Journal đã phỏng vấn Tướng Petraeus, và tôi sẽ chia sẻ với bạn hôm nay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thâm thù giữa Taliban và IS-K là thủ phạm khủng bố tại Kabul ngày 26/08

Khủng bố bên ngoài sân bay Kabul do IS-K tiến hành làm hơn 100 người chết. Ảnh: Washington Post.

Lời người post: ISIS-K hay còn gọi là IS-K (Islamic State- Khorasan ) là một tổ chức khủng bố hồi giáo cực đoan rất hung bạo. Tự nhận là  khủng bố tại sân bay Kabul, Afghanistan chiều hôm thứ Năm, 26/08/2021 gây cho 13 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ di tản, và 90 người Afhanistan đang chen chúc tìm đường di tản khỏi sân bay Kabul, Afghanistan. IS-K và quân Taliaban đều là quân khủng bố nhưng xem nhau như kẻ thù không đội trời chung.
Vụ đánh bom ở sân bay Kabul là lời nhắc nhở rằng IS vẫn đang hiện diện ở Afghanistan và sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh giành quyền lực với Taliban ở xứ Trung Á này.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…

Bà Kamala Harris tới Căn cứ Không quân Paya Lebar ở Singapore hôm 22/8 mở đầu cho chuyến viếng thăm Singapore và Việt Nam.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.

Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?

PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Cộng

Afghanistan và các nước chung biên giới

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Cộng, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Quân đội Hoa Kỳ lên máy bay rời khỏi Afghanistan

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không?

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?

Hình ảnh người dân Afghanistan tháo chạy đến sân bay Kabul vào ngày 16/8

Kurt Campbell, cố vấn cấp cao về châu Á của Tòa Bạch Ốc tuyên bố hồi tháng 7 về một thay đổi lịch sử trong chính sách ngoại giao của Mỹ sắp xảy ra. Đó là một thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự định xoay trọng tâm của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á trong tình hình Trung Cộng ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực, và khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại, theo Reuters.

“Điều này chắc chắn sẽ đau đớn. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy vài sự thay đổi thực sự ở những nơi như Afghanistan,” phát biểu trong một buổi trao đổi trực tuyến của Asia Society, ông Campbell nói. Đây được xem là một đánh giá sắc bén khi mà việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chớp nhoáng đã làm bùng phát một cuộc khủng hoảng nhân đạo. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt