Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Hồi kết của chiến tranh Ukraine?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Một cảnh chiến tranh Nga-Ukraine (ảnh internet)

Hằng ngày nghe tin quân Ukraine đẩy lui quân Nga ở làng này, thành phố nọ… Hỏa tiễn HIMARS của Mỹ bắn xa trúng đích như lưỡi kiếm sắc bén đâm thủng phòng tuyến địch, tạo nên những chiến công cho quân Ukraine, v.v… Nhiều tin Nga bắn hỏa tiễn bừa bãi vào thành phố giết chết trẻ em và người già vô tội, Nga pháo vào kho chứa ngũ cốc cháy rực sáng cả một góc trời ở thành phố cảng Odessa, bắn vào các nhà máy sản xuất nông cụ nhằm triệt hạ ngành canh nông của Ukraine. Nga chiếm phần lớn tỉnh Luhansk và nhiều nơi ở Donetsk, Nga dùng nhà máy điện nguyên tử của Ukraine để làm lá chắn và sử dụng như quân “khủng bố nguyên tử”. Sở dĩ Nga phải dùng vũ khí nguyên tử này chứ không phải bấm nút đỏ từ điện Kremlin vì sợ Mỹ và các nước NATO nhận đích thủ phạm và tức khắc đánh trả bằng hỏa tiễn nguyên tử!
Tin tức chiến sự Ukraine nhiều quá, đến nỗi nghe trên TV điếc tai, đọc trên báo mỏi mắt không hết…. Không lẽ Nga – Ukraine đánh nhau thêm vài năm nữa, báo chí, truyền hình thế giới sẽ chạy theo những tin chiến sự liên tục như thế này chăng?
Chúng ta cần nghe tin để để nắm tình hình chiến sự, chứ đừng để bị thu hút vào những tin của báo chí (họ làm chuyện thời sự vì thương mại), còn chúng ta có nhiệm vụ đối với dân tộc Việt Nam phải dành thì giờ cho việc làm của mình! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện trong tuần (15-22/08/2022)

1) Mỹ đổ thêm dầu vào lửa

Thượng Nghị Sĩ Ed Markey chụp hình chung với nữ Tổng Thống Thái Anh Văn của Đài Loan ngày 11/08/2022

Sau cơn giận chưa nguôi của Bắc Kinh trước chuyện bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi viếng thăm Đài Loan. Những hành động hùng hổ của Bắc Kinh trả đũa tập trận bao vây quanh đảo Đài Loan vừa ngưng ngày 10/08, thì chiều cùng ngày, ông Kurt Campbell, điều phối Ấn Độ-Thái Bình Dương tuyên bố với báo chí thế giới rằng“Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Đài Loan nhiều hơn nữa, cương quyết đẩy lùi sự khiêu khích của Trung Cộng đối với Đài Loan, tàu chiến của Mỹ sẽ qua eo biển Đài Loan trong tuần tới….”

Chưa đủ, ngày hôm sau 11/08, một phái đoàn gồm Thượng Nghị Sĩ Ed Markey (D. Massachusetts), Dân Biểu John Garamendi và Alan Lowenthal (D. California), Dân Biểu Don Beyer (D. Virginia) và nữ Dân Biểu Aumua Radewagen (R. Samoa) đến thăm Đài Loan. Đặc biệt chuyến đi này do TNS Markey trong vai trò Chủ Tịch Tiểu Ban Quan Hệ Đối Ngoại Thượng Viện Đông Á, Thái Bình Dương dẫn đầu. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện trong tuần (07-14/08/2022)

1) Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia ở Ukraine là đại họa cho thế giới.

Lính Nga đang gác trước nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia.

Nhà máy điện Zaporizhzhia chạy bằng năng lượng nguyên tử lớn nhất châu Âu nằm bên bờ sông Dnieper, Ukraine, cung cấp điện cho nửa nước Ukraine. Đã bị Nga chiếm ngày 12/03/2022.

Vào ngày 5/07/2022, quân Nga đã dùng khu nhà máy điện Zaporizhzhia làm căn cứ quân sự, đặt nhiều giàn phóng hỏa tiễn tầm xa hạng nặng BM-30 Smerch, các giàn trọng pháo liên thanh để pháo quân Ukraine. Quân Nga chọn nơi đây là căn cứ an toàn vì quân Ukraine không dám bắn trả, sợ sai lệch đôi chút đạn pháo sẽ trúng vào lò nguyên tử phát nổ giết chết dân Ukraine, và chất phóng xạ có thể lan đến các nước châu Âu khác. Tướng chỉ huy quân Nga luôn hăm dọa sẽ cho nổ lò điện nguyên tử nếu cần… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cuộc đột kích của FBI vào tư dinh cựu TT Donald Trump

FBI đột nhập vào Mar-a-Lago, tư dinh cựu Tổng Thống Donald Trump

Trong lịch sử nước Mỹ ít khi xẩy ra trường hợp tư dinh một cựu Tổng Thống bị FBI đột nhập đến xét nhà. Chuyện này xẩy ra trong ngày song bát (08 tháng 08) năm 2022, tại dinh thự sang trọng Mar-a-Lago của cựu Tổng Thống Donald Trump tại tiểu bang Florida đã bị FBI đột nhập khám xét, lấy đi nhiều thùng tài liệu.

Truyền hình CNN đưa tin: FBI đã thực hiện lệnh khám xét hôm thứ Hai tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Donald Trump ở Palm Beach, Florida, như một phần của cuộc điều tra về việc các tài liệu của cựu tổng thống, bao gồm cả tài liệu mật, có thể Tổng Thống đã đưa ra khỏi Tòa Bạch Ốc về nhà riêng của mình. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng cương quyết tranh ghế siêu cường như thế nào?

Chiến tranh Ukraine đã thay đổi chiến lược của Bắc Kinh như thế nào?

Chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine ngày 24/02/2022 (ảnh: internet)

Ngay sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, bóng dáng Bắc Kinh đã lấp ló sau lưng Nga. Dù vậy, nhiều tuần sau khi quân đội Nga đã vượt biên giới xâm lăng Ukraine, các nhà ngoại giao Trung Cộng bối rối khi tuyên truyền và phát ngôn nhân của Trung Cộng cố gắng tìm ra lằn ranh của Tập Cận Bình về cuộc chiến Ukraine để nói cho khỏi vi phạm. Quan hệ bang giao “không có giới hạn” của Tập và Putin từng tuyên bố trong Đại Hội Thể Thao Thế Giới Olympic Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022 càng ngày càng làm cho thế giới tây phương chú ý và phát tán rộng rãi hơn.

Gần sáu tháng sau khi chiến tranh của Nga xâm lược Ukraine không thấy có hồi kết, Bắc Kinh dần dần đã định được chỗ đứng của mình. Đầu tiên Bắc Kinh nghĩ rằng cuộc chiến này sẽ làm gia tăng chi tiêu quốc phòng tốn kém của khối NATO. Mặc dù Trung Cộng muốn Nga có chiến thắng rõ ràng, nhưng Bắc Kinh còn muốn chứng kiến Mỹ và đồng minh châu Âu trong khối NATO cạn kiệt sức lực viện trợ cho Ukraine để chiến đấu với quân Nga. Cùng lúc, phía Nga tạo cuộc chiến năng lượng làm giá xăng và khí đốt tăng cao, vật giá lạm phát gia tăng sẽ làm chùn bước sự cương quyết của Hoa Kỳ và các nước tây phương trong việc trừng phạt Nga. Bắc Kinh cũng nghĩ rằng chiến tranh Ukraine sẽ suy giảm sự đồng minh xuyên Đại Tây Dương [giữa Mỹ và châu Âu].
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bà già Nancy Pelosi gây sóng gió trời Á

Hình minh họa

Chuyến đi thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi chứng minh cho ta một điều nói mà không ngoa: Trung Cộng sợ Mỹ không dám khiêu khích khi bà Nancy Pelosi đang ở Đài Loan.

– Trước khi bà đi thăm thì bầy “sói lang” lớn tiếng hù dọa vượt nguyên tắc ngoại giao đòi bắn rơi máy bay chở bà.
– Khi bà đến Đài Loan, bầy “sói lang” Bắc Kinh cụp đuôi im lặng.
– Khi bà rời Đài Loan thì bầy “sói lang” nhảy như lên đồng làm đủ trò không giống ai.
Những chuyện như vậy mà Tập Cận Bình gọi là “đùa với lửa” thì chỉ là loại lửa dùng cho gánh hát xiệc mà thôi!
  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyện trong tuần (01-07/08/2022)

1) Bà già 82 tuổi hạ hai đấng mày râu hạng nhất, nhì thế giới

Bà Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Pelosi gặp bà TT Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc ngày 03/08/2022

Bà Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi thuộc thế hệ 4U, nay đã 82 tuổi da nhăn, má hóp, nhưng lúc còn trẻ thì bà khá xinh đẹp làm say mê nhiều đứng nam nhi. Bà tham gia chính trị Mỹ rất sớm, lăn lộn trong chính trường khá nhiều, nhưng nổi bật nhất mà ai cũng biết bà già này đã từng hạ hai đấng mày râu thuộc hàng nhất và nhì trên thế giới.

Khi chưa lập gia đình tên thật của bà là Nancy Patricia D’Alesandro, công dân Mỹ gốc Ý, bà vốn sinh ra trong một gia đình hoạt động chính trị tại Mỹ, thân phụ bà Nancy là ông Thomas D’Alesandro Jr. từng là cựu dân biểu Mỹ và Thống Đốc tiểu bang Maryland năm 1954. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bẫy nợ của Việt Nam: Trung Cộng cho Việt Nam vay nợ kín!

Gạch màu đỏ là số nợ kín (hidden debt) của các nước vay từ Trung Cộng. Trong đó Việt Nam đứng thứ ba. 

Việt Nam vay nợ kín của Trung Cộng: Một rủi ro chính trị! 

Mặc dù gánh nợ của Việt Nam đối với Trung Cộng được biết thấp hơn so với một số nước láng giềng, nhưng số nợ kín mới là một nỗi lo đối với chủ quyền của Việt Nam.

Qua tin tức các báo chí quốc tế, ít thấy tin Việt Nam có liên quan đến món nợ về dự án ​”Vành đai và Con đường (BRI)” của Trung Cộng. Nhưng từ năm 2000-2017 Việt Nam lại là nước âm thầm nhận hơn 16.3 tỷ USD của Trung Cộng tài trợ một cách gián tiếp cho dự án “Vành đai, Con đường”. Một báo cáo mới về các chương trình hỗ trợ kinh tế của Trung Cộng đã làm sáng tỏ Việt Nam đang gia tăng gánh nặng nợ của Trung Cộng vượt xa những gì chúng ta được biết, đó là loại nợ kín! (hidden debt) tạo ra rủi ro chính trị, nguy hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với nước láng giềng phương Bắc có thành tích bành trướng, xâm lược. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bẫy nợ: Vì sao hàng loạt các nước châu Á rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng?!

Lào đang phải vật lộn trả nợ Trung Cộng không nổi nên phải chuyển giao hệ thống lưới điện quốc gia cho Trung Cộng kiểm soát. (Ảnh: Reuters) 

Nhiều quốc gia châu Á đang lún sâu vào “bẫy nợ” của Trung Cộng, đến nỗi không rút ra được, đành phải thế chấp quyền tự chủ của quốc gia, trao một phần lãnh thổ chiến lược quan trọng của tổ quốc, hoặc nhường  quyền lợi thiên nhiên của dân tộc cho Trung Cộng.

Trên tạp chí Nikkei Asia của Nhật, Giáo Sư Brahma Chellaney, nhà nghiên cứu chiến lược tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Ấn Độ, có bài phân tích, nhận định rõ ràng âm mưu “bẫy nợ” của Trung Cộng. Theo Giáo Sư Chellaney, chính sách ngoại giao Trung Cộng hiện nay đang áp dụng với nhiều nước dưới “Made in” của “Sáng Kiến Vành đai, Con đường”, nó hàm chứa mưu đồ xâm lược, tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bẫy nợ: Nam Thái Bình Dương “sập bẫy nợ” Trung Cộng

Vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nằm trong tuyến ”  Vành Đai, Con Dường”  rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Trung Cộng từ lâu không giấu giếm tham vọng thống trị các khu vực chiến lược quan trọng. Do đó, Bắc Kinh dùng tiền và tạo áp lực để “bẫy” một loạt các nước nghèo, hiện thực hóa tham vọng của mình. Và phương tiện chính của chiến thuật này là sáng kiến “Vành đai, Con đường – BRI (Belt and Road)” mà Trung Cộng tạo ra để mở rộng ảnh hưởng thông qua một loạt các khoản đầu tư ở nước ngoài.

Với BRI, Trung Cộng muốn đổ tiền vào những nước nghèo, sau đó kiểm soát các cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng khi các “con nợ” không trả nổi. Ðến nay, chiến thuật này đã gặt hái thành công khi Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm để “khất” khoản nợ 1.1 tỉ USD, trong khi Djibouti cho phép Trung Cộng nắm quyền kiểm soát một hải cảng và một căn cứ quân sự. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bẫy nợ: Trung Cộng dùng bẫy nợ khống chế 16 nước Châu Á Thái Bình Dương

Bẫy nợ của Trung Cộng – hình minh họa

Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Cộng trong 30 năm tới đây. Đó là nội dung bản báo cáo mới của một cơ quan nghiên cứu độc lập dành cho bộ Ngoại Giao Mỹ, được báo chí Úc công bố trước đây.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bẫy nợ: Chiến lược ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Cộng

Hình minh họa: Những quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Cộng thực sự vượt trội không ai bằng, thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế (hay còn gọi là quyền lực mềm) để gia tăng lợi ích địa chính trị của Hán tộc. Thông qua kinh phí “Một Vành Đai, Một Con Đường” với 1 nghìn tỷ USD, Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược trên trục “Một Vành Đai, Một Con Đường” thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đội tàu tác chiến HKMH USS Reagan trở lại Biển Đông tiến thẳng về Đài Loan

Hàng Không Mẫu hạm USS Ronald Reagan và đội tác chiến hộ tống đang hoạt động trên Biển Đông

Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và đội chiến hạm tác chiến đi kèm vừa quay trở lại Biển Đông sau khi ghé thăm hải cảng ở Singapore. Đội chiến hạm này được điều động ở trong khu vực có tranh chấp vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể sẽ thăm Đài Loan.

Các quan chức thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ xác nhận việc điều động HKMH USS Ronald Reagan đến tuyến thương mại hàng hải quan trọng, nhưng họ không bình luận khi được hỏi về những căng thẳng liên quan đến chuyến đi có thể diễn ra của bà Nancy Pelosi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hôm qua: TT Joe Biden và Tập Cận Bình gặp nhau 2:30 phút nói gì? 28 tháng 7.

Hình ghép: TT Biden nói chuyện với tập Cận Bình sáng 28/07/2022

Ngày hôm qua Thứ Năm ngày 28 tháng 7 năm 2022, Tổng Thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình qua điện thoại nói gì trong 2:30 phút. Chắc chắn, nội dung chi tiết được giữ bí mật có thể 50 năm sau mới giải mật. Nhưng những vấn đề cũng được phanh phui bởi các nguồn dưới đây:

1) Theo báo chí Trung cộng thì nói rằng: Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã cảnh báo với TT Joe Biden về việc can thiệp vào Đài Loan, nói rằng “những kẻ đùa với lửa sẽ bị lửa thiêu” Trong cuộc điện đàm hôm qua, hai bên cũng đã thảo luận về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn đặc biệt nguy hiểm sau khi có báo cáo cho biết Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ đến thăm Đài Loan.

2) Theo website của chính phủ Mỹ tóm tắt cuộc điện đàm: “Hôm nay, Tổng Thống Joe Biden đã nói chuyện với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Cuộc gọi này nằm trong nỗ lực của Chính Quyền Biden duy trì và làm sâu sắc thêm các đường dây liên lạc giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, đồng thời giải quyết một cách có trách nhiệm những khác biệt của giữa Mỹ-Trung Cộng và cùng nhau hợp tác khi lợi ích của hai nước phù hợp. Cuộc điện đàm diễn ra sau cuộc nói chuyện của hai nhà lãnh đạo vào ngày 18/03 vừa rồi và khai thác một loạt các cuộc nói chuyện giữa các giới chức cao cấp của Mỹ-Trung Cộng. Tổng Thống Biden và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã thảo luận về một loạt các vấn đề quan trọng đối với sự quan hệ song phương cũng như các vấn đề an ninh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời giao nhiệm vụ cho các nhân vật trách nhiệm của họ tiếp tục theo dõi cuộc điện đàm hôm nay, đặc biệt là giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh y tế. Về Đài Loan, Tổng Thống Joe Biden nhấn mạnh rằng chính sách của Mỹ không thay đổi và Mỹ cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng hoặc phá hoại hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.

3) Giới truyền thông có một cuộc gặp gỡ điện thoại với Giới Chức Hành Pháp Cao Cấp để làm một cuộc họp báo… Trong cuộc họp báo này có những câu hỏi hé lộ nhiều chi tiết hơn được phiên dịch dưới đây:

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thời sự trong tuần: Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ tuyên bố về Trung Cộng

Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ bắt tay với đồng nhiệm Indonesia Đại Tướng Andika Perkasa trong chuyến viếng thăm Indonesia ngày 24/07/2022 (AP Photo/Achmad Ibrahim)

Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Mark Milley đến thăm Indonesia hôm 24/07 tuyên bố: “Trung Cộng trong 5 năm qua đã trở nên hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều”.

Lời tuyên bố này là ông chưa am tường lịch sử Trung Hoa: Tàu hung hãn từ thời Tần Thủy Hoàng (năm 259 Trước Công Nguyên) tức cách đây 2281 năm. Tần Thủy Hoàng đã tiêu diệt sáu nước chung quanh và lập nên nhà Tần thống nhất Trung Hoa. Rồi tới nhà Hán thời Lưu Bang. Nay Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều là người Hán. Do đó người ta thường gọi “tham vọng Đại Hán” là vậy. Còn đại tướng Mark Milley nói chỉ mới 5 năm qua thôi là sai rồi, xin ông đọc lại lịch sử nước Tàu! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt