Tham Luận

Bàn về Mỹ đóng cửa chính phủ và cắt giảm viện trợ cho Ukraine

Có 2 sự kiện quan trọng của Mỹ trong những ngày gần đây:

Hình minh họa

1) Ít nhất là vào thời điểm hiện tại, có tin vui là vào phút chót Quốc Hội Mỹ đã ngăn chặn được việc chính phủ Hoa Kỳ bị đóng cửa. Thật ra đây là một trò chơi chính trị xảy ra hằng năm giữa hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Thử hỏi, một guồng máy công quyền Hoa Kỳ mà bị đóng cửa đồng nghĩa với ngày tận thế! Chính phủ Mỹ bị đóng cửa thì các Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ Thương Mại, Bộ Giáo Dục, v.v… bị đóng cửa. Như vậy thế giới biết nói chuyện với ai ở Mỹ để làm việc; Lượng hàng hóa của các nước muốn bán đến Mỹ bị ngưng; Quân đội Mỹ trên thế giới hết chiến đấu; Các Tòa Án tiểu bang và liên bang bị đóng cửa, hàng vạn vụ thưa kiện không được xét xử; Trộm cướp đầy đường không có cảnh sát giữ an ninh trật tự, v.v… và v.v… Thế mà, cứ vào đầu tháng 10 mỗi năm tại Mỹ lại nghe điệp khúc “Government shutdown”.  Chẳng qua, ngày đó Quốc Hội Mỹ phải thông qua ngân sách hợp lý để tránh lạm dụng ngân quỹ quốc gia do tiền thuế của dân Mỹ đóng – US Government is never shutdown (chính phủ Mỹ không bao giờ đóng cửa). Không thể!

2) Còn tin xấu là hàng tỷ đô la tài trợ cho Ukraine bị cắt xén (1). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngân quỹ cho Chính phủ Ukraine sẽ cạn trong tháng tới nếu Quốc Hội Mỹ không thêm tiền…

Wall Street Journal (WSJ): Giới chức cao cấp Ukraine và Mỹ cho hay, hệ thống tài trợ của Mỹ cho tiền lương và chi tiêu của Chính phủ Ukraine sẽ cạn kiệt trong tháng tới nếu không có khoản tiền mới từ Quốc Hội Mỹ. Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) đưa tin hôm Thứ Ba (3/10), và cho hay Mỹ hiện thanh toán các hóa đơn của Chính Phủ và tiền lương của công viên chức Ukraine, chứ không chỉ là nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược như chúng ta tưởng.

Các thành viên Ukraine của tiểu đoàn OPFOR trên xe bọc thép chở quân khi họ tham gia khóa huấn luyện quân sự ở khu vực Donetsk vào ngày 26/9/2023. (Ảnh: ROMAN PILIPEY/AFP qua Getty Images).

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại lớn cơ sở vật chất của hải cảng Odessa miền Nam Ukraine. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy”, một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25/09/2023, CNN đưa tin: “Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Biển Đen của Nga. Đối diện với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine tấn công gần đây, con đường tương lai của Hạm Đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tướng lãnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập Cận Bình tại Bắc Đới Hà…

Lời người post: Không cần một nguồn phân tích cần thiết cũng biết trong nội bộ Trung Cộng đang rối bời, ngoài sự suy sụp kinh tế không sao tránh khỏi đến từ các công ty địa ốc xếp hàng phá sản. Những rên la của giới trẻ trên các trang mạng xã hội có thể lên đến 40% thất nghiệp. Sau Đại Hội Đảng Trung Cộng đã có hai nhân vật quan trọng là Bộ Trưởng Ngoại Giao Tần Cương mất tích một thời gian sau đó bị cách chức, nay Bộ Trưởng Quốc Phòng tướng Lý Thượng Phúc cũng mất tích mấy tuần nay. Đó là những hiện tượng lạ trong chế độ chuyên chính Cộng Sản Trung Hoa… Cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội và sự bất mãn âm ỉ đã khiến các vị tướng về hưu phải họp mật… đó là vấn đề  Bắc Đới Hà năm nay.

Bắc Đới Hà nơi họp mật hằng năm của những yếu nhân Trung Cộng

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thái Lan nghiêng về Trung Cộng là một cơn ác mộng

Tân Thủ Tướng Thái Lan: Srettha Thavisin

Từ lâu, Thái Lan là nước đồng minh thân cận với Hoa Kỳ, trong vài thập niên gần đây, càng ngày Thái Lan càng có khuynh hướng xích gần với Trung Cộng qua giao thương và quốc phòng… Nhất là qua hai đời thủ tướng gốc Hoa giòng họ Shinawatra: Thaksin Shinawatra (2001-2006)  và em gái là Yingluck Shinawatra (2011-2014) đã đẩy Thái Lan gần hơn với Trung Cộng.

Hy vọng cuộc bầu cử tháng 7/2023 tại Thái Lan, một tân thủ tướng bầu lên thân tây phương, không ngờ “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Tân thủ tướng là Srettha Thavisin lại là thân tín của gia đình Shinawatra. Srettha Thavisin nhậm chức thủ tướng ngày 5/09 vừa rồi.

Srettha Thavisin sinh ngày 15 tháng 2 năm 1962 tại Bangkok, Thái Lan. Tốt nghiệp Cử Nhân ở Đại Học Bangkok. Du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst và Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA) về Tài chính tại Đại học Claremont Graduate. Srettha có liên quan đến 5 gia đình kinh doanh lớn người Thái gốc Hoa: Yip ở Tsoi, Chakkapak, Jutrakul, Lamsam và Buranasiri.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Luận về “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện (ĐTCLTD)” Mỹ-Việt

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

TT Joe Biden công du Việt Nam ngày 10/09/2023

Gần đây, các cơ quan truyền thông của nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) “nổ” lớn về chuyến thăm của Joe Biden được mô tả cái gì cũng hay, cũng đẹp! Từ khi chiếc máy bay C-17 Globemaster chở xe “Cadillac quái thú” của TT Mỹ hạ xuống phi trường Nội Bài, Hà Nội đến phút cuối cùng, đoàn xe hộ tống của công an CSVN giăng hàng ngang dẫn đầu tiễn chân Joe Biden ra tận Air Force One ở phi trường hú còi inh ỏi và chớp đèn báo hiệu liên tục… đó là cảnh tượng “tiền hô hậu ủng” một cách trang trọng của CSVN đón tiếp “trùm tư bản Mỹ” vào hai ngày 10-11/09/2023. Chưa hết, những mẩu chuyện nhỏ như ngoại trưởng Antony Blinken thích uống cafe trộn trứng ở Hà Nội đến nụ cười nhếch mép một bên “khoái chí” của Joe Biden trong bàn hội khi nghe Nguyễn Phú Trọng khen mái tóc bạc của ông đẹp, v.v… Những chi tiết được mô tả láng bóng không một chút sơ hở.
Khá khen nghề “ba xoay” của CSVN, mới ngày nào chửi rủa và nhục mạ “Đế quốc Mỹ” rất xúc phạm, giờ đây “xoay” qua ca ngợi, tôn vinh không tiếc lời! Đúng như lời của nhân gian “miệng lưỡi tụi Vẹm có khác…” (Vẹm là biệt danh của Việt Minh, mặt trận ngoại vi của đảng CSVN do Hồ Chí Minh lập ra). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng bị che mắt trước thách thức lịch sử đối với Dự án Vành đai và Con đường tại G20

TT Mỹ Biden (giữa) và Thủ tướng Ấn Modi (phải) cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 ở New Delhi (9&10/09/2023), ra đời một dự án lịch sử để chống lại ảnh hưởng của Trung Cộng (Ảnh: Ludivic Marin/AFP qua Getty Images)

Lời người post: Từ hơn một tháng nay, khi ông Joe Biden tuyên bố “Tôi đã nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tới G20. Ông ấy muốn nâng chúng tôi [Mỹ] lên thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc” và “tôi sẽ đến thăm Việt Nam sớm”. Từ đó, truyền thông và dư luận của người Việt trong và ngoài nước tập trung vào việc ấy. Quả thật Joe Biden năm nay 81 tuổi mà còn cứng chân “nhảy vọt” quan hệ ngoại giao hai bậc từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện” bỏ qua “đối tác chiến lược” (Biden nhảy vọt thực chất như thế nào sẽ nói sau). Tuy vậy, chúng ta không nên quên một sự kiện cực kỳ quan trọng ngày 9-10/09/2023 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ về Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 đã “bày binh bố trận” đánh sập Vành Đai và Con Đường (BRI) của Trung Cộng như thế nào? Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 là diện tấn công Trung Cộng trong khi Việt Nam chỉ là điểm.
Tạp chí Newsweek có một bài bình luận giá trị:
Trung Cộng bị che mắt trước thách thức lịch sử đối với Dự án Vành đai và Con đường tại G20″ do Danish Manzoor (Baht), Giám Đốc ban biên tập Châu Á của tạp chí Newsweek biên soạn:

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cuộc chiến Mỹ-Trung như thế nào?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Hình minh họa (source: Internet)

Bối cảnh thế giới ngày nay

Không những tại Mỹ mà nhiều nơi trên thế giới đều cho rằng Hoa Kỳ không còn là một lực sĩ cầm cờ dẫn dắt trật tự thế giới mà Mỹ đang đối diện với nhiều thách thức nghiêm trọng. Thế giới hiện đang đi vào thời kỳ đối đầu trong tình trạng hỗn loạn mạnh được yếu thua, không tôn trọng luật pháp quốc tế và thiếu đạo lý. Nguy cơ hàng đầu là Trung Cộng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh vị thế siêu cường của Mỹ một cách quyết liệt.

Những thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ, từ Hạ viện đến Thượng viện trong những năm gần đây, dù hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chia rẽ về tranh chấp quyền lực nội bộ, nhưng về đối ngoại họ có đồng thuận như tuyệt đối khi thông qua một dự luật chống Trung Cộng. Cho thấy giới Lập Pháp của Mỹ đã nhìn ra kẻ thù để đối phó. Trong khi giới Hành Pháp thường “tính dài, tính ngắn mà quên tính thực tế” đã có những quyết định khó hiểu, nếu không muốn nói là sai lầm làm lợi cho đối phương. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nếu không thể cứu vãn kinh tế, Trung Cộng sẽ bất ổn về chính trị

Tập Cận Bình (Nguồn: Lintao Zhang/Getty Images)

Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây ở Trung Cộng đã thành tâm điểm toàn cầu. Có phân tích cho biết, nguyên nhân chính là từ các chính sách xã hội của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) trong tình trạng các ban bệ thân tín của Tập Cận Bình toàn những quan chức Đảng, họ không phải chuyên viên am tường về kinh tế. Điều nguy hiểm là vấn đề suy thoái  kinh tế của Trung Cộng này có thể gây ra bất ổn chính trị làm ĐCST sụp đổ.

 

 

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Henry Kissinger tái xuất tại Bắc Kinh…

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org):

Tập Cận Bình tiếp Henry Kissinger tại Biệt phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh ngày 20/07/2023.

Con người đã bước qua 100 tuổi mà còn ngàn dặm đi Bắc Kinh giải quyết chuyện đại sự quốc gia bế tắc giữa hai siêu cường Mỹ-Trung là thuộc ngoại hạng. Người dân Việt Nam xem y như một kẻ phản bội, bán đứng Miền Nam Việt Nam tự do cho Cộng Sản Bắc Việt qua những chuyến đi đêm với Bắc Kinh và Hà Nội vào những năm sau Mậu Thân 1968 để thu xếp Hiệp Định đình chiến Paris (hay hiệp định Mỹ rút quân trong danh dự). Là người Việt Nam yêu chuộng tự do mà không ghét Kissinger đóng góp cho sự chiến thắng của CSVN đánh chiếm miền Nam là một người bất bình thường!
Đó là suy nghĩ của người Việt yêu tự do. Người Mỹ đánh giá về Kissinger theo thực tế và đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên không màng đến đạo lý Đông phương!
Hãy tìm hiểu một Henry Kissinger của nước Mỹ ra sao? Từ đó mới thấy việc đi thăm Trung Cộng ở tuổi 100 có mục đích gì? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cầu Kerch (Crimea) bị Ukraine đánh sập lần thứ 2

Video cầu Kerch bị Ukraine tấn công 3:00 giờ sáng ngày 17 tháng 7 năm 2023

Vào 3:00 giờ sáng ngày thứ Hai 17/07/2023, những trái cầu lửa làm rung chuyển một vòm trời trên biển nước bao la. Tiếng còi kêu lên inh ỏi báo động quân Ukraine phá sập cầu Kerch, cây cầu nối đất liền Nga với đảo Crimea qua một eo biển dài 19km (12 miles).
Đây là cây cầu chiến lược trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, cầu gồm 2 tuyến đường xe hơi và xe lửa song hành, hằng ngày Nga chở vũ khí và lương thực tiếp tế cho quân đội Nga trên chiến trường Ukrainequa cây cầu này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kiểu ngoại giao “tùy tiện” của Trung Cộng thành thông lệ…

Ông Frans Timmermans (hàng trên bên trái) và ông Josep Borrell (trên phải) – Bà Janet Yellen (dưới trái) )và ông Antony Blinken (hàng dưới phải). (Nguồn ảnh: tổng hợp)

Hai chuyến thăm Trung Cộng của hai phó chủ tịch Ủy ban châu Âu được Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đối xử khác biệt, có nhận định cho rằng cách hành xử “cà chớn” trong đối ngoại này đã được Trung Cộng thường áp dụng tỏ thái độ ngoại giao.

Phát ngôn viên của Liên Minh Châu Âu (EU) tuyên bố hôm 4/7 rằng phía Trung Cộng đã bất ngờ hủy chuyến thăm dự kiến ​​vào ngày 10/7 của Phó Chủ tịch kiêm Đại diện về Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh Ủy Ban Châu Âu, ông Josep Borrell – Trước đó vài ngày, EU vừa thông báo về chuyến công du đến Trung Cộng của ông Borrell. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc và Solomon lại ký hiệp ước hợp tác an ninh…

Lời người post: Bao nhiêu nỗ lực ngoại giao của Mỹ, Solomon vẫn còn đi sát với Trung Cộng

Thủ Tướng Solomon Sogavare gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 10/07/2023

Ngày 10/7, Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận về hợp tác cảnh sát như là một phần của việc nâng cấp quan hệ của họ lên cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, bốn năm sau khi quốc gia Thái Bình Dương rút khỏi quan hệ với Đài Loan và chuyển sang bắt tay với Trung Quốc.

Hiệp ước hợp tác cảnh sát nằm trong số 9 thỏa thuận được ký kết sau khi Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare gặp Thủ tướng Trung Cộng Lý Cường tại Bắc Kinh, nhấn mạnh sự thay đổi chính sách đối ngoại của quốc gia ông.

Ông Sogavare đã đến Trung Cộng hôm 9/7 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi hai nước đạt được hiệp ước an ninh vào năm ngoái, trước sự báo động của Mỹ và các nước láng giềng bao gồm Úc, New Zealand. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ không bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập NATO…

TT Zelensky (trái) và Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg (phải) – Hình minh hoạ Internet

Bắt đầu ngày 11/07/2023, 31 thành viên khối NATO sẽ họp thượng đỉnh tại thành phố Vilnius, Lithuania. Trong đó có việc quan trọng là bỏ phiếu cho Ukraine gia nhập Liên Minh NATO.
Cách đây mấy ngày, Tổng thống Zelensky đã bôn ba thăm viếng các nước châu Âu để vận động vào Liên Minh NATO. Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Zelensky ngạc nhiên nghe tổng thống Recep Erdogan nói với một thái độ cởi mở khác thường: “Ukraine xứng đáng là thành viên khối NATO”, trong khi đó Erdogan đã từng gây khó khăn cho Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập NATO.
Cũng ngạc nhiên không kém khi TT Mỹ Joe Biden lại từ chối bỏ phiếu cho Ukraine vào NATO như tờ New York Time đưa tin ngày 9/07: “Biden nói Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO (Biden Says Ukraine Is Not Ready for NATO Membership)” (1). Trước khi đến dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO tại Vilnius, TT Joe Biden ghé thăm nước Anh, tại London thì ông và thủ tướng Anh, Sunak đều bảo đảm hỗ trợ cho Ukraine: “Biden và Sunak cam kết hỗ trợ Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh NATO (Biden and Sunak pledge support for Ukraine ahead of NATO summit) (2). Vài hôm trước khi Biden đi châu Âu ông tuyên bố “Mỹ chuẩn bị bảo đảm an ninh cho Ukraine theo kiểu Israel”. Quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cho rằng đang lúc Ukraine đang có chiến tranh với Nga, nếu chấp nhận Ukraine gia nhập vào khối NATO thì sẽ kích hoạt điều 5 của khối này cho phép Mỹ và các thành viên NATO đưa quân vào Ukraine để trực tiếp đánh với quân Nga. Điều này không loại trừ Trung Cộng, Iran sẽ nhảy vào giúp Nga. Lúc đó Thế Chiến Thứ III bùng nổ, sự tác hại không biết đâu mà lường kể cả chiến tranh nguyên tử huỷ diệt nhân loại…
Tuy vậy, hiện đang có nhiều lý luận ngược lại trong giới học giả tây Phương cho rằng: Cần cho Ukraine vào Liên Minh NATO để kết thúc vĩnh viễn chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine với những lý do cũng không kém phần thuyết phục.
Bài báo này đưa lên không nói chuyện đúng sai, mà chỉ đưa ra những quan điểm trái chiều để độc giả có cái nhìn rộng rãi về vấn đề thời sự và nhận thấy sự thăng hoa của những suy nghĩ trái chiều. Từ đó chứng minh sự hẹp hòi, bủn xỉn, ti tiện của chế độ độc tài bịt miệng để nghe một chiều.
Tựu trung có 5 lý do cho rằng Ukraine tham gia NATO để dứt chiến tranh lâu dài với Nga là:
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chỉ còn 30% FSB ủng hộ Putin nếu một cuộc binh biến khác xảy ra…

Mikhail Khodorkovsky rời đi sau khi đưa ra bằng chứng trước Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, ở London vào ngày 1 tháng 11 năm 2022. Khodorkovsky là một trong những doanh nhân quyền lực nhất của Nga trong những năm 1990, trước khi xung đột với Điện Kremlin. ISABEL/AFP/GETTY IMAGES

FSB (Federal Securiry Service)  là cơ quan an ninh Liên bang Nga như CIA của Mỹ.

Có chưa đến một phần ba (30%) Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga (FSB) sẵn sàng ủng hộ Putin nếu cuộc binh biến của Yevgeny Prigozhin lặp lại, Mikhail Khodorkovsky, cựu tỷ phú Nga sống lưu vong, nói với Newsweek Magazine.
Cựu giám đốc dầu mỏ Nga Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại nhà lãnh đạo Nga, cho biết ông thường được các thành viên của FSB liên lạc, những người vỡ mộng với chế độ của Putin đã cung cấp cho ông “tin tức”.
Người đàn ông 60 tuổi, được Điện Kremlin chỉ định là “đặc vụ nước ngoài”, đứng đầu công ty năng lượng Yukos trước khi ngồi tù một thập niên ở Nga vì những gì các nhà phê bình gọi là cáo buộc có động cơ chính trị. Ông là một trong những người ủng hộ thay đổi dân chủ sớm nhất ở Nga, chỉ trích nạn tham nhũng tràn lan tại cuộc gặp trên truyền hình với Putin vào đầu năm 2003. Khodorkovsky được tổng thống Nga ân xá vào năm 2013, nhưng vẫn là người chỉ trích chế độ hàng đầu.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt