Chiến tranh Do Thái-Gaza: Tại sao Washington muốn thay Thủ Tướng Do Thái?

Lãnh đạo Do Thái Benjamin Netanyahu và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không đồng quan điểm. (Ảnh: Twitter)

Đứng đầu là Tổng Thống Mỹ Joe Biden đang tranh cãi gay gắt với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về những chiến thuật ở Dải Gaza, Washington đe doạ thay đổi chế độ hợp pháp ở Do Thái để thay đổi chiến lực và chiến thuật của Do Thái phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ trong lúc chiến tranh và hậu chiến tại Dải Gaza làm sao phù hợp với lợi ích của Washington.
Theo quan điểm của Washington, loại bỏ Netanyahu là chìa khóa dẫn đến sự thay đổi “chế độ” mà Washington rõ ràng muốn thực hiện đồng hành với chiến lược của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông. Đã nhiều cố gắng của giới chức cao cấp nhất Hoa Kỳ nhưng Netanyahu vẫn một mực làm theo ý mình. Cho đến nay Mỹ muốn thay đổi Thủ Tướng Do Thái bằng bầu cử sớm hơn ấn định của nhiệm kỳ (nhiệm kỳ là đến mùa Thu 2026) bằng “yêu cầu” của Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer tuyên bố vào tuần trước và được Joe Biden ủng hộ. Đặc biệt ông Schumer cũng là người Mỹ gốc Do Thái, nhưng Netanyahu đốp chát lại lãnh đạo Hoa Kỳ bằng những lời lẽ cứng rắn. Nhất quyết tấn công vào vùng Rafah dù Mỹ có ủng hộ hay không thì không thành vấn đề.

Washington gây áp lực một cách phủ phàng là chuyện thường thấy trong gần thế kỷ qua trên thế giới, thông thường thực hiện để dẹp bỏ các chính phủ đồng minh được coi là đi trái với chiến lược của Mỹ.
Một số can thiệp được thực hiện bằng bạo lực, như lật đổ Saddam Hussein của Iraq một cách công khai năm 2003. Hay lật đổ chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hoà của Ngô Đình Diệm năm 1963 tại Nam Việt Nam. Một số được tiến hành bí mật do tình báo CIA thực hiện như muốn ám sát Fidel Castro của Cuba. Một số hành động bạo ngược, như năm 1989, Mỹ điều động quân đội vào thành phố Panama để bắt sống Tổng Thống Panama Noriega đưa về Mỹ và buộc tội buôn lậu ma túy…
Đối với Thủ Tướng Netanyahu của Do Thái, Joe Biden không thể xử dụng những biện pháp trên, mà muốn có một cuộc đảo chính hợp pháp tại Do Thái bằng cách tổ chức bầu cử sớm hơn ấn định. Trong nhiều tuần qua Lãnh Đạo Lập Pháp của Joe Biden – một thành viên hàng đầu của Thượng Viện Hoa Kỳ đã hợp lực để khiến ông Netanyahu phải khuất phục. Nhưng cho đến nay, Netanyahu vẫn kiên quyết chống cự Mỹ và làm theo điều mà ông ta nghĩ.

I) Những quan điểm trái ngược Mỹ-Do Thái hiện nay là gì?

Trong lúc chiến tranh với Hamas: Thủ Tướng Netanyahu và nội các của ông tin tưởng chắc chắn rằng thành công trong thời chiến đòi hỏi phải nhổ cỏ tận gốc phiến quân Hamas, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống của dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng vật chất của Hamas tại Gaza, đặc biệt mở trận đánh tận diệt cuối cùng là tấn công vào Rafah tiêu diệt Hamas; nơi mà Do Thái tin rằng có 4 tiểu đoàn Hamas, các lãnh đạo Hamas, các con tin người Do Thái bị giam giữ và có 1.5 triệu người dân thuộc khắp nơi ở Dải Gaza tụ về lánh nạn chiến tranh đang tập trung. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi Do Thái muốn tấn công Rafah phải bảo đảm an ninh cho 1.5 triệu người tị nạn đến một nơi an toàn có cứu trợ thực phẩm vào áo quần đầy đủ.
Theo tin Reuters ngày hôm nay (27/03) thì Do Thái đã bắt đầu dội bom ít nhất ba ngôi nhà ở Rafah trong đêm qua, đã gây sợ hãi với hơn một triệu người đang trú ẩn ở rìa phía nam Dải Gaza rằng một cuộc tấn công trên bộ bị đe dọa kéo dài có thể sắp xảy ra.
Các giới chức y tế cho biết một trong những cuộc không kích đã giết chết 11 người trong một gia đình.

Hậu chiến tranh ở Gaza: Joe Biden không đồng ý với Netanyahu, ông tin có một quốc gia dân tộc Palestine hiền lành để tiếp nhận Dải Gaza sau khi cuộc chiến ở Gaza chấm dứt. Về phía Do Thái không như vậy, mà thấy được một Palestine không thể sống hoà bình nên “sau chiến tranh” Dải Gaza và Bờ Tây (West Bank) sẽ phải được Do Thái giám sát chặt chẽ và không được có lực lượng quân sự. Còn Washington thì chủ trương Dải Gaza và Bờ Tây phải nằm dưới một nước độc lập do người Palestine làm chủ. 

II) Những sự kiện diễn ra giữa Washington và Do Thái: 

Tuần trước, để xoa dịu mối lo ngại của Biden đối với chết chóc của dân thường Gaza, Netanyahu đã đề nghị cử một phái đoàn đến Washington để giải thích các kế hoạch tấn công Rafah của mình, trong đó bao gồm việc tản cư dân thường Palestine khỏi Rafah. Thế nhưng, phía Hoa Kỳ cho biết chưa có một kế hoạch chính xác để bảo đảm cho dân thường khỏi chết chóc.
Về việc đề nghị thành lập một nhà nước Palestine thời hậu chiến: Netanyahu nói rằng, không ai trong chính phủ của ông lên tiếng ủng hộ thành lập một nhà nước Palestine.
Về việc tổ chức bầu cử sớm của giới Lập Pháp và Hành Pháp Mỹ yêu cầu: Netanyahu bác bỏ những mong muốn của Washington thúc đẩy các cuộc bầu cử ở Do Thái, phải đến mùa thu năm 2026 mới diễn ra. Netanyahu xem đó là một cách để lật đổ ông ta, vì qua các cuộc “thăm dò” cho thấy ông ta không được dân Do Thái ưa chuộng, trong đó có việc kiểm soát an ninh của chính quyền Netanyahu bị hầu hết người Do Thái cho là bất lực, hoặc không đề phòng trước cuộc tàn sát ngày 7/10/2023 của Hamas vào đất Do Thái.
Việc này, Netanyahu nói với phóng viên truyền hình: “Người dân Do Thái sẽ lựa chọn thời điểm họ tổ chức bầu cử và họ sẽ bầu ai, và đó không phải là điều sẽ được áp đặt lên chúng tôi”.
Tuy nhiên, Biden vẫn tiếp tục đề xuất với mục đích vừa để giảm bớt cuộc tàn sát dân thường Palestine nhằm tạo điều kiện với các cuộc đàm phán hòa bình với các nước Hồi Giáo trong vùng Trung Đông. Tại Hoa Kỳ, trong mùa bầu cử trong năm nay, Biden không bị cử tri người Mỹ gốc Ả Rập phẫn nộ trước những cái chết của những người dân vô tội Palestine ở Gaza. Phần đông giới trẻ Ả Rập ủng hộ cho đảng Dân Chủ nên bỏ phiếu cho Biden, nay có thể vì những việc Do Thái thực hiện ở Gaza mà Mỹ là đồng minh chí cốt nên Biden mất phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 này.
Tuần trước, Chuck Schumer, người đứng đầu Đảng Dân Chủ của Biden tại Thượng Viện Hoa Kỳ và là người ủng hộ trung thành Do Thái, nói rằng sau cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas, “Người dân Do Thái đang bị bóp nghẹt… bởi một tầm nhìn cai quản không phù hợp. bị mắc kẹt trong quá khứ”.
Schumer mô tả ông Netanyahu là người “quá sẵn sàng chấp nhận thiệt hại về dân sự ở Gaza, điều này đang đẩy sự ủng hộ dành cho Do Thái trên toàn thế giới xuống mức thấp nhất của lịch sử”.
Vài ngày trước, Cố vấn An ninh Quốc gia của Biden, Jake Sullivan, cho biết: “Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đã xảy ra trên khắp Gaza. Và tình trạng hỗn loạn ngự trị ở những khu vực mà quân đội Do Thái đã giải tỏa nhưng chưa ổn định”. Sullivan cũng nói với ông Netanyahu rằng một cuộc tấn công trên bộ vào Rafah sẽ là “một sai lầm”.
Ngoại trưởng Antony Blinken, người thường xuyên tranh cãi với Netanyahu về cả chiến thuật chiến đấu và hậu chiến tranh, cũng khuyên nhà lãnh đạo Do Thái không nên đánh chiếm Rafah. Blinken nói sau chuyến viếng thăm Do Thái vào ngày 22/3 vừa rồi rằng: “Nó có nguy cơ giết chết nhiều thường dân hơn”, “Nó có nguy cơ gây ra sự tàn phá lớn hơn đối với việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo. Nó có nguy cơ khiến Do Thái bị cô lập hơn nữa trên toàn thế giới và gây nguy hiểm cho an ninh và vị thế lâu dài của quốc gia này”.
Trong những tuần trước tất cả những điều đó, Joe Biden đã thực hiện một loạt hành động để “bật đèn” cho Netanyahu rằng ông ta có thể có những hành vi chống Netanyahu:
– Biden đánh vào những thói quen của Netanyahu là khuyến khích người Do Thái xây dựng cộng đồng ở Bờ Tây (West Bank). Biden cấm ba người Do Thái định cư ở West Bank tiếp cận hệ thống tài chính Hoa Kỳ và cấm công dân Mỹ làm ăn với họ.
– Ông đã mời Benny Gantz, một thành viên trong Nội các Chiến tranh liên minh của Netanyahu nhưng cũng là một đối thủ chính trị, tới Washington để nói chuyện với Phó Tổng thống Kamala Harris. Các chuyên gia Do Thái phỏng đoán rằng trong suy nghĩ của Joe Biden lời mời đó gợi ý rằng sẽ lựa chọn thay thế Netanyahu bằng Benny. Báo chí đưa tin ông Netanyahu đã “tức giận” trước lời mời đó.
– Văn phòng của Biden cũng chuẩn bị một bản đề xuất điều kiện viện trợ quân sự cho Do Thái về việc xúc tiến viện trợ nhân đạo cho Gaza. Việc hạn chế cung cấp vũ khí cho Do Thái trong thời chiến là điều chưa từng có.
Joe Biden đã nói với phóng viên truyền hình và báo chí Mỹ rằng Netanyahu đang “làm tổn thương Do Thái hơn là giúp đỡ” và nói rằng sự can thiệp của Thượng Nghị Sĩ Schumer đề nghị một cuộc bầu cử sớm ở Do Thái là “một bài phát biểu hay”. Trong khi đó, ông Netanyahu tỏ ra khó chịu trước sự lộn xộn của những lời khuyên răn. Netanyahu nói với một phóng viên truyền hình rằng: “Chúng tôi [Do Thái] không phải là một nước cộng hòa chuối”.
Netanyahu đang quyết tâm giữ hướng bắn của mình: “Chúng tôi không có cách nào đánh bại Hamas nếu không tiến vào Rafah và loại bỏ phần còn lại của các tiểu đoàn ở đó”. Ông ấy cho biết đã nói với Blinken “rằng tôi hy vọng chúng tôi sẽ làm điều đó với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, nhưng nếu không có hỗ trợ của Mỹ thì chúng tôi sẽ làm một mình”.

Ông Netanyahu thường xuyên nhắc lại rằng người dân Do Thái phần lớn ủng hộ việc ông săn đuổi Hamas. Các cuộc khảo sát cũng cho biết dân chúng Do Thái phản đối việc thành lập một nhà nước Palestine.
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong các nhiệm kỳ trước đây đã đối đầu với Thủ Tướng Netanyahu về vấn đề Palestine nhưng không ai chế ngự được ông. Tổng thống Barack Obama đã đồng ý với tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, khi hai người đã trò chuyện vào năm 2011, Obama đã nói “không thể tin tưởng được Thủ Tướng Netanyahu. Tôi phải đối mặt với ông ấy hàng ngày”. 
Dennis Ross, phụ tá chính sách đối ngoại cao nhất của Tổng thống Bill Clinton, phàn nàn rằng:” “Không chịu nổi với Netanyahu, ông giảng dạy và chỉ cho chúng tôi cách đối phó với người Ả Rập”. Theo Ross, Clinton khinh thường ý nghĩ của Netanyahu rằng: “ông ấy là một siêu cường và chúng tôi ở đây để làm bất cứ điều gì ông ấy muốn”.

Phía Netanyahu không ác cảm với việc cố gắng lấy lòng dư luận Mỹ, vốn thường ủng hộ Do Thái. Trong chính quyền Obama thời đó, trong đó ông Biden là phó tổng thống, Netanyahu đã hai lần công khai tìm cách làm lạc hướng chính sách Trung Đông của Mỹ.
Vào tháng 3/2010, Obama cử Phó Tổng Thống Biden tới Do Thái để gây áp lực buộc Netanyahu phải đình chỉ việc xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây (West Bank). Vào thời điểm đó, Obama đang cố gắng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.
Ngay khi Biden đến, chính phủ của Netanyahu đã công bố kế hoạch xây dựng 1,600 căn nhà mới của Do Thái ở Bờ Tây (West Bank). Hành động này khiến Biden rất tức giận, khiến ông đã trả đũa bằng cách bắt Netanyahu đợi để dùng bữa với mình trong một tiếng rưỡi.
Đó là những áp lực thời Obama đối với Do Thái về chính sách định cư của nước này. Từ đó trở đi, Obama phàn nàn nhưng không gây áp lực cụ thể nào lên Netanyahu.
Vào năm 2015, Netanyahu lại phô diễn sức mạnh của mình qua sự ủng hộ của dân chúng bằng cách khi tới Washington theo lời mời của các nhà lập pháp của Đảng Cộng Hòa (lúc đó Đảng Cộng Hoà đang kiểm soát cả hai viện của Quốc Hội Hoa Kỳ) để nói về các cuộc đàm phán của Barack Obama với Iran, về vấn đề nguyên tử, thỏa thuận kiểm soát vũ khí… Trong cuộc nói chuyện này, Netanyahu phản đối Obama cho thoả thuận của Obama “Đây là một thỏa thuận tồi tệ, tốt hơn là không có nó”. Đảng Dân Chủ rất tức giận; một người gọi bài phát biểu của Netanyahu là “cây gậy trong mắt đảng trưởng Dân Chủ Barack Obama”.
Có thể một lần nữa Netanyahu có một cơ hội khác dùng để tấn công trực tiếp vào sáng kiến chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay trước Quốc Hội. Tuần trước, Mike Johnson, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện, cho biết ông dự định mời ông Netanyahu phát biểu trước cả hai viện của Quốc Hội Mỹ về vấn đề Gaza. Mike Johnson tuyên bố “Tôi rất muốn có ông ấy và chắc chắn chúng tôi sẽ mở rộng lời mời đó”.

Nếu chuyến thăm của Thủ Tướng Netanyahu có diễn ra, nó sẽ xảy ra trong thời điểm chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ giữa Biden và Trump đang diễn ra.

Schumer, người đã phê bình Netanyahu rằng nhà lãnh đạo Do Thái đã “lạc đường” lại không phản đối lời phát biểu của Mike Johnson. Trong một tuyên bố ngắn gọn, Schumer trở lại vai trò là người bạn trung thành của Do Thái. Ông nói: “Tôi sẽ luôn hoan nghênh cơ hội để thủ tướng Do Thái phát biểu trước Quốc Hội theo phương cách lưỡng đảng”.

Từ lâu, tin đồn rằng tư bản Do Thái đã bao trùm chính trị nước Mỹ, qua những chặng đường thách thức vế ngoại giao giữa Do Thái-Hoa Kỳ cho ta biết chưa hẳn là vậy! Nếu Do Thái cứ liên tiếp có những thủ tướng quá cứng rắn như Netanyahu thì sẽ biến tất cả các quốc gia Hồi Giáo ở Trung Đông xem Do Thái là kẻ thù thì không ổn chút nào! 

Admin https://vietquoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt