Di Sản Gorbachev..
Rạng sáng ngày 31/8 (giờ Việt Nam), hãng thông tấn Nga Sputnik đưa tin ông Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo của Liên Xô từ năm 1985 – 1991, đã từ trần ở tuổi 91 sau một thời gian mắc bệnh.
Công lao của ông Gorbachev đối với nhân loại?
– Thay đổi trong hòa bình cuộc Chiến Tranh Lạnh (Cold War) sau nhiều năm gần nửa thế kỷ căng thẳng giữa hai khối tư bản và cộng sản.
– Góp công to lớn trong việc cắt giảm vũ khí nguyên tử giữa khối cộng sản và Tây Phương.
– Chấp nhận xóa bỏ bức tường “ô nhục” Bá Linh, khởi đầu cho việc giải tán Cộng Sản Liên Xô.
– Ông Gorbachev qua đời năm 91 tuổi khi sức khỏe càng ngày càng sút kém vì trải qua những ngày tháng cuối đời trong bệnh viện, và phải tự cách ly vì đại dịch virus Vũ Hán.. [Đọc tiếp]
Lễ Nghĩa Liêm Sỉ: Nền tảng để phục hưng dân tộc
Lời người post: Bà Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi mới đi thăm Đài Loan, tin loan truyền khắp năm châu bốn bể cho ” bà già gân này chịu chơi thiệt”. Chuyến đi của bà Nancy bị Trung Cộng hùng hổ dọa giết, nhưng khi bà Nancy đến Đài Loan thì sự “hùng hổ” của TC thành “hổ giấy”. Tập Cận Bình đưa hai Hàng Không Mẫu Hạm ra eo biển Trung-Đài để uy hiếp bà già. TT Biden đưa HKMH USS Ronald Reagan hộ tống bà Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ. Hóa ra chuyến đi của ” bà già gân 82 tuổi” có tiền hô hậu ủng của ba chiếc Hàng Không Mẫu Hạm dàn chào ngoài biển Đài Loan.
Tại sao Mỹ nhất định phải bảo vệ Đài Loan nhỏ bé này mà “miệng cứ nói tôn trọng One China” và hai tay ôm chặt Đài Loan như báu vật? Chỉ vì Đài Loan đang dẫn đầu thế giới kỹ thuật làm chip điện tử gọi là Fabrication (viết tắt là FAB). Nói nôm na FAB là ” nghệ thuật của tiến trình sản xuất chip điện tử”. Chi tiết về FAB thì cực kỳ phức tạp. Đó là phối hợp sáng tạo giữa ba ngành kỹ sư Material Engineer, Electrical Engineer và Mechanical Engineer qua bao nhiêu thế hệ mới có.
Bài này không nói đến FAB. Mà tự hỏi tại sao một đảo quốc nhỏ bé với 23 triệu dân Đài Loan ngày nay trở thành một tâm điểm kỹ thuật điện tử tối tân nhất thế giới? Tất cả đều từ con người mà ra, trồng người quan trọng nhất cho tiền đồ của dân tộc”. Ông Tưởng Giới Thạch sau khi thất trận ở Hoa Lục, ông chạy ra Đài Loan bắt đầu trồng người cho quốc đảo này. Ông cho rằng muốn phục hưng đất nước trước hết phải có con người – mà là con người ” lễ nghĩa liêm sỉ” đi đầu – Bài này là một trong những toàn tập của ông Tưởng viết để lại cho thế hệ mai sau: [Đọc tiếp]
Đề tài tình báo: Về sự xâm nhập phá hoại của Việt Cộng tại Hải Ngoại
I) Chuyện cũ trước 1975:
Năm 1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về “Tình Báo của Việt Cộng” do Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài Gòn. Diễn giả là Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) và Trung Úy Nguyễn Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Năm Công nói rằng ông ta bị Sư đoàn 5 bắt tại Bình Dương chớ không phải đầu hàng hay là xin chiêu hồi. Ông cho biết vì được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến trình bày với cử tọa về “Phương Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công” của Việt Cộng. [Đọc tiếp]
Đạo trị nước anh minh của vua Lê Thánh Tông: ‘Lễ nghĩa là để sửa tốt lòng dân’
“Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng”… (Trích Luận Ngữ – Khổng Tử).
Trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng kiện toàn, nhưng hành vi của con người vẫn phóng túng, tội phạm và các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều: đồ ăn có độc, thuốc giả, mại dâm, ma tuý, tham ô, trộm cắp, giết người, v.v.., thậm chí độ tuổi đối tượng phạm pháp ngày càng trẻ hoá. Điều này cho thấy luật pháp kiện toàn không phải là điều kiện đủ để có một xã hội hài hoà, an định.
Lịch sử từng ghi nhận có rất nhiều triều đại thái bình thịnh trị mà ở đó “Người mua kẻ bán đi lại tự do mà không sợ giặc cướp, nhà tù bỏ không và dân chúng không cần khóa cửa”. Nếu như Trung Hoa có “Trinh Quán chi trị” thì Việt Nam cũng có “Hồng Đức thịnh thế” – thời kỳ rực rỡ huy hoàng dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông. Bên cạnh hệ thống pháp luật nghiêm minh, những thời đại này đều có một điểm chung: Đề cao đạo đức, dùng đạo đức để giáo hoá người dân. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 4)
Lời người post: Khí đề cập đến một quốc gia dân chủ thì trong đó có luật pháp để giữ cho nền dân chủ được đều hòa. Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà làm luật đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Quyền Lập Pháp và Nhà Làm Luật)
V) Quyền Lập Pháp Và Nhà Làm Luật
Trong một quốc gia dân chủ, tất cả mọi người phải tham dự vào tiến trình lập pháp. Trước khi tuyên bố này hoàn thành, tuy nhiên, chủ chốt toàn bộ của vấn đề được nêu lên: [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 3)
Lời người post: Chủ quyền của con người (sovereignty) và ý chí tập thể (general will) thường xung đột nếu không có một hướng giải quyết thỏa đáng. Jean Jacques Rousseau phải vắt đầu viết ra lý thuyết “Social Contract” để làm tiền đề cho mọi sinh hoạt hài hòa giữa con người và xã hội. “Social Contract” hay “Khế Ước Xã Hội” xuất bản năm 1762, Tác phẩm đã tạo nên một bước ngoặt quyết định cho thời đại hiện nay và là một trong những văn bản lớn của triết học chính trị và xã hội, với việc khẳng định nguyên tắc chủ quyền của người dân dựa trên các quan niệm về tự do, bình đẳng và nguyện vọng chung.
Tìm hiểu thêm và quyền con người và ý chí tập thể có sự tương tác qua lại như thế nào, xin đọc bài dưới đây do ông Huỳnh Khuê nghiên cứu.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Chủ Quyền Và Ý Chí Tổng Thể)
IV) Chủ Quyền Và Ý Chí Tổng Thể
Để giới thiệu các ý tưởng sánh đôi về chủ quyền “sovereignty” và ý chí tổng thể “general will” trong bài viết của mình, Rousseau đã không nhận lời cám ơn nào lớn từ những sinh viên lý thuyết chính trị. Như đã thấy như trong trường hợp của Hobbes, “chủ quyền” là một từ của nhiều ý nghĩa, có lẽ là không có ý nghĩa chi cả. “Ý Chí Tổng Thể” là một khái niệm độc đáo của Rousseau, và nó là, một lần và cùng lần ấy, quá quan trọng đến lý thuyết của ông và quá mơ hồ trong ý nghĩ hàm súc của nó đến nỗi mà các sinh viên thường muốn nhiều hơn không rằng Rousseau phải tìm ra một vài đường hướng khác để diễn tả ý tưởng trọng tâm của ông. Tuy nhiên điều này không phải làm ngạc nhiên chúng ta: một trong những bài học về lý thuyết chính trị là, sau tất cả, rằng những câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta phải tìm câu trả lời cho chúng là khó khăn hơn hết để đặt ra một đường hướng mạch lạc. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 2)
Lời người post: Tác giả nghiên cứu về Cộng Đồng và tính hợp pháp của Jean Jacques Rousseau. Khi Rousseau ra cuốn sách “Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng và Bàn về tinh thần pháp luật” có ảnh hưởng rất sâu sắc đến triết học chính trị so với bất cứ tác phẩm nào đương thời. Tác phẩm này cùng với Tinh Thần Pháp Luật của Montesquieu được coi là đôi song sinh khai sáng quan điểm pháp chế, định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân ở nhiều nước trên thế giới có giá trị đến ngày nay.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Cộng Đồng và Tính Hợp Pháp)
III) Cộng Đồng và Tính Hợp Pháp
Lý thuyết chính trị của Rousseau – giống như trước đây của Plato – là một lý thuyết xã hội. Nếu con người muốn sống một cuộc sống tốt đẹp, họ phải học hỏi để sống trong một cộng đồng. Khái niêm về cộng đồng mơ hồ đầy tức giận. Các nhà triết học và khoa học xã hội đã bỏ ra nhiều nỗ lực để cố gắng làm sáng tỏ thực thể này là gì.(22) Một định nghĩa trong cấu trúc xã hội có thể được đóng khung trong hình thức giai cấp hay cơ chế: chúng ta có thể nói về người giàu và người nghèo, gia đình xưa và gia đình nay, cá nhân ở địa vị cao và địa vị thấp; hoặc chúng ta có thể mô tả nhà thờ hay công ty, trường đại học và nghiệp đoàn buôn bán, đảng phái chính trị và hiệp hội dân sự, và những cơ chế tương tự như thế. Xã hội, do đó, gồm có nhân dân và nhiều nhóm, và phát họa chính về xã hội có thể được nhận thấy bởi một sự phân hạng đầy khéo léo về cá nhân và cơ chế và liên hệ hỗ tương giữa chúng – một cộng đồng thì không như thế. Các nhóm người có thể sống với nhau trong một khu vực địa lý quy định; họ có thể tạo nên những cơ chế cho việc đạt đến những mục đích nhất định; họ có thể đồng ý trên các đường lối và phương tiện cho việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các lợi ích – nhưng, đối với tất cả điều này, phải được thành thật nói rằng trong lúc nhiều tập hợp cá nhân là các xã hội, họ vẫn chưa đạt được tình trạng hay điều kiện hợp pháp của cộng đồng. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 1)
Lời người post: Jean Jacques Rousseau là một nhà triết học thuộc trào lưu khai sáng có ảnh hưởng lớn đối với Cách mạng Pháp 1789, một nhà tâm lý về tiểu thuyết xã hội, và phát triển chủ nghĩa dân tộc. Tác giả Huỳnh Khuê đã nghiên cứu sâu vào những lãnh vực đặc thù của Jean Jacques Rousseau: Bình đẳng, cộng đồng và tính hợp pháp, nhà làm luật và quyền lập pháp, tự do và dân chủ.
Trong phần một này, tác giả nói về thân thế sự nghiệp của Jean Jacques Rousseau và nguồn gốc của bình đẳng.
Về bình đẳng: Rousseau cho rằng cuộc sống cần có khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên. Vì trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng hỗn man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một khế ước giữa người với người để tồn tại. Trong cuộc sống, bên cạnh sự cạnh tranh lẫn nhau, loài người cũng còn phụ thuộc vào nhau để tồn sinh. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khề ước bình đẳng, con người sẽ giải thoát cả hai áp lực vẫn tồn tại và vẫn tự do trong khế ước xã hội.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Ý nghĩa và nguồn gốc của bình đẳng)
I) Thân Thế và Sự Nghiệp
Rousseau sinh năm 1712 tại Geneva, một thành phố thâm nhập với nền đạo lý nghiêm khắc của John Calvin, người đã ngự trị ở đấy hơn một thế kỷ trước. Gia đình của Rousseau là người Pháp và được đưa đến tị nạn tại Switzerland trong thời gian bách hại của người Huguenots. Ngoài ra, ảnh hưởng của người Calvin thể hiện một ít va chạm đến Rousseau. Người cha là một người có nhiều khuynh hướng khác thường: ông bắt đầu là một thợ sửa đồng hồ nhưng bỏ ngay việc làm ăn không mấy sinh động này để trở thành người dạy khiêu vũ. Ông không làm một nghề nào nghiêm chỉnh, ông bỏ nghề trong một cuộc du lịch ngẫu nhiên nào đó khi tinh thần ông lay chuyển. Mẹ của Rousseau qua đời lúc sinh nở và cha của ông phải nuôi con. Phần giáo dục của người con gồm việc được nghe đọc nhiều hơn cả là những câu chuyện mạo hiểm màu mè thâu canh. Nếu điều này đưa đến việc coi thường đối với vấn đề truyền thống như giờ ngày thường xuyên, nó truyền cảm hứng vô hạn cho trí tưởng tượng. Rousseau không muốn tập tành buôn bán ở Geneva, và lúc mười sáu tuổi ông ra khỏi nhà và thoát khỏi thành phố. Không giống Hobbes và Locke, ông không có một công việc vững vàng cũng không có sự bảo trợ cao quý nào. Cuộc sống của ông là một chuỗi dài lang thang không dứt khắp Châu Âu, và có nhiều lúc ông thấu hiểu cái nghèo và bạc đãi thật sự. Thật vậy, có một thời kỳ ông sa sút đến mức trộm cắp lặt vặt để sống còn, và nhiều thời kỳ khác khi ông sống nhờ một số đàn bà đã sữa soạn đóng vai người mẹ mà ông không bao giờ biết. Rousseau đã lập gia đình, nhưng như một người đàn ông của gia đình, ông được ghi nhận là không trung tín, và sự thiếu trách nhiệm của ông được nhìn thấy hiển nhiên khi ông bỏ đói các con vì không muốn cung cấp cho chúng. Tuy nhiên, đối với tất cả những hoạt cảnh về bản tính chống xã hội này, nhân cách của Rousseau đã tham gia đầy đủ và những cánh cửa vẫn mở ra hết lần này đến lần khác và sự tha thứ đã được ban cho ông. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 3)
Lời người post: Dưới đây là phần 3 cũng là phần cuối mà nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê nói về John Locke – một khuôn mặt lớn của nền dân chủ đương đại, cha đẻ của Tam Quyền Phân Lập mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã căn cứ trên lý thuyết này để soạn thảo và ra đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Và đã áp dụng trên nước Mỹ từ 233 năm nay. Trong phần 3, tác giả đề cập vấn đề tài sản và nhân cách, các quyền của con người đối với xã hội và đối với chính quyền của John Locke.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(Tài sản và quyền con người)
Tài Sản Và Nhân Cách
(Property and Personality)
“Mục đích lớn lao và chủ yếu,” Locke nói, “của sự đoàn kết của con người vào khối thịnh vượng chung, và tự đặt mình dưới chính phủ, là sự bảo toàn tài sản của họ.”[15] Chỉ những gì mà Locke định nghĩa về tài sản là một trong những câu hỏi gây nhiều tranh cãi về lý thuyết chính trị. Thoạt nhìn, hình như nó thể hiện rằng một triết lý cao cả về tự do phải thoái hóa thành một sự bảo vệ ý thức hệ của lợi ích kinh doanh. Nhưng điều này không phải là ý nghĩa của Locke. Khi ông nói về tài sản, ông có ý định rằng sở hữu và lợi tức của tài sản ấy sẽ được dành cho các công dân – có lẽ không phải bằng những phần bằng nhau, nhưng rộng rãi đủ để tài sản có một vai trò ý nghĩa trong cuộc sống của mọi người. Có thể tốt hơn, trước khi xem xét phân tích của Locke, chúng ta hãy chú ý đến các quan niệm hiện đại và truyền thống của cơ chế này; vì từ ấy tự nó được sử dụng quá thay đổi đến nổi bất cứ sinh viên ngành chính trị nào cũng phải cố gắng để ổn định cho họ suy nghĩ riêng trên vấn đề ấy trước khi đến với lý thuyết của vài người nữa. [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 2)
Lời người post: John Locke (phần 1) tác gia đã nói về triết gia John Locke và những tư tưởng lớn nói về tự do và một nhà nước pháp quyền. Phần 2 tác giả so sánh John Locke và Thomas Hobbes. Dù tương đồng hay khác biệt, tư tưởng hai nhà triết học vĩ đại này này bổ sung cho nhau để làm nên lý tưởng tự do dân chủ cho nhiều thế hệ mai sau.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(Locke so với Hobbes)
Locke so với Hobbes
Giống Hobbes, và vì nhiều lý do tương tự, Locke mở đầu lý thuyết của mình bằng mặc nhiên công nhận rằng con người ngày trước đã sống trong một trạng thái thiên nhiên “state of nature”. Sự tồn tại mà họ dẫn đầu trong trạng thái tự nhiên, cùng với những động cơ thúc đẩy họ rời khỏi nó, cung cấp nền tảng triết học cho các chính phủ dân sự thay thế điều kiện trước đó. Locke vẽ hình ảnh của mình với giọng ôn hòa hơn so với giọng điệu sử dụng bởi Hobbes:
Để hiểu đúng quyền lực chính trị, và đưa nó khỏi nguồn gốc, chúng ta nên lưu ý trạng thái nào mà tất cả mọi người tự nhiên ở trong đó, và đó là một tình trạng hoàn toàn tự do để ra lệnh cho hành động của họ và xử lý tài sản và người của họ khi họ nghĩ phù hợp, trong phạm vi giới hạn của luật tự nhiên, mà không yêu cầu rời khỏi, hoặc phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ người nào khác.
Một trạng thái cũng bình đẳng, ở đấy tất cả quyền lực và pháp quyền hỗ tương lẫn nhau, không có quyền này hơn quyền kia… (4) [Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 1)
Lời người post: John Locke sinh vào thế kỷ thứ 17 là một bác sĩ, triết gia và chính trị gia người Anh. Ông đóng góp to lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về hai bản thể con người và thể chế. Con người phải dùng lý trí, kinh nghiệm để suy ra chân lý, không bị áp đặt. Về thể chế, đề cao “khế ước xã hội” để bênh vực cho chức năng chính đáng là chính quyền phục vụ con người. Những tư tưởng lớn của John Locke trong phong trào Khai Sáng đã làm nền tảng cho bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và bản Hiến Pháp “Tam Quyền Phân Lập” đầu tiên của nước Mỹ năm 1789 đều có nội dung in đậm dấu ấn tư tưởng như John Locke rằng: “Một chính phủ chỉ chính danh nếu được sự chấp thuận của người dân với mục đích bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân trong xã hội. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng, người dân có quyền đề kháng để thay đổi chính quyền ấy” .
Chúng tôi sẽ đăng một loạt bài nói về John Locke của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê để tìm hiểu sâu rộng về những tư tưởng vượt thời gian của triết gia Locke, nhà tư tưởng chính trị vĩ đại để một gia tài quý báu cho nhân loại: Tự Do Dân chủ
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(John Locke quan niệm chủ nghĩa tự do)
I) Thân Thế và Sự Nghiệp
John Locke ra đời năm 1632 trong một gia đình sinh hoạt nền nếp ở miền tây nước Anh. Thân phụ của Locke là một đại úy trong quân đội Nghị viện trong cuộc nội chiến vào thập niên 1640. John theo học tại một trong những trường tốt nhất (Westmimunster School, ở London) và sau đấy tại một trong những đại học nổi tiếng Oxford (Christ Church), nơi ông cư ngụ, trước tiên là một sinh viên, sau đấy là một sinh viên hậu đại học và giáo viên, từ tuổi 20 đến tuổi 34. Tại Oxford, ông chú trọng đến triết học và y học, ông dạy triết và tốt nghiệp y khoa. Tiếp đến, ông quan tâm đến hoạt động trong lĩnh vực khoa học y tế và chuyển sang giới khoa học cũng như chính trị hàng đầu; xu hướng khoa học của ông được thừa nhận thể hiện qua sự kiện ông được chọn lựa vào Hiệp Hội Hoàng Gia đầy tiếng tăm năm 1668. [Đọc tiếp]
Tâm lý chính trị
Người ta thường nói đến tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, nhưng ít nghe ai nói đến “tâm lý chính trị”. Thật ra tâm lý chính trị thường được thể hiện qua “diễn đàn chính trị” nghĩa là tư tưởng lên khuôn cho hành động theo nhiều chủ trương, đường lối khác nhau, gọi chung là lập trường chính trị… Hành động nào cũng thường nhắm thực hiện một chủ đích, một sứ mệnh. Từ quan niệm tồn cổ, những gì do quá khứ tạo nên và lưu truyền lại cho hậu thế đều tốt đẹp, đều đáng quý, đáng học hỏi và đáng được xem là khuôn vàng thước ngọc, “Xưa Bày Nay Làm” hoặc hiện tại đáng yêu, đáng mến, đáng duy trì không cần phải thay đổi, đến quan niệm cải cách, phá hoại truyền thống, khuynh đảo trật tự xã hội đương thời để thay thế bằng cơ cấu tổ chức và trật tự mới, con người đã đi từ quan niệm cực hữu (reactionary–rightist) đến quan niệm cực tả (radical–leftist).
Trong quần chúng có những người đắn đo kỹ lưỡng trước khi chấp nhận một lập trường vĩnh viễn, cũng có người thay đổi lập trường tùy hoàn cảnh. Dù trong hoàn cảnh nào, lập trường chính trị cá nhân hay tập thể thường được thể hiện qua bốn ý niệm chính:
1. Cực tả/Cách mạng (Radical extremist/Revolutionary);
2. Cấp tiến (Liberal/Progressive);
3. Bảo thủ (Conservative);
4. Cực hữu/Phản cách mạng (Far right/Reactionary).
[Đọc tiếp]
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Thomas Hobbes
Trong bài về Noccolò Machiavelli tuần trước đã hứa là sẽ giới thiệu về tác giả những bài biên soạn về “luận cổ suy kim”. Nay xin giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước vài dòng về người biên soạn:
Tác giả những bài biên soạn là ông Huỳnh Khuê, trước năm 1975 ông là Phó Bí Thư Thành Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Đà Nẵng và là Nghị Viện Hội Đồng Thị Xã Đà Nẵng của chính thể Việt Nam Cọng Hòa.
Ông Huỳnh nguyên là một giáo viên, một sĩ quan quân lực Việt nam Cộng Hòa đã được ân thưởng nhiều huy chương cao quý của quân đội VNCH.
Ông tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Chính Trị cùng một số tín chỉ Cao Học Hành Chánh Công Quyền tại trường Đại Học San Jose State University sau khi đến định cư Hoa Kỳ theo diện HO năm 1990.
Ông Huỳnh chuyên nghiên cứu về tư tưởng chính trị và lý thuyết dân chủ hiện thời và ngưỡng mộ ý thức hệ chính trị chủ nghĩa dân tộc của tiền nhân anh dũng của ông.
Thomas Hobbes
(1588-1679)
1) Thân Thế và Sự Nghiệp
Thomas Hobbes chào đời năm 1588 trong gia đình của một mục sư giáo phái Anh. Sau khi tốt nghiệp Oxford, ông làm gia sư cho gia đình phong lưu giàu có Cavendish và giữ sự liên hệ này suốt quảng đời còn lại. Ông phục vụ Francis Bacon, một nhân vật ủng hộ chính phủ mạnh, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa bành trướng với nhiệm vụ trước tiên là thư ký và sau đó là phụ tá dịch thuật các bài tiểu luận sang tiếng La tinh. Hobbes đã tự mình dịch Thucydides sang tiếng Anh. Trong năm mươi năm đầu của đời mình, Hobbes thích văn chương và ngôn ngữ cổ điển. Vào năm tám mươi bốn tuổi, ông trở lại với ham thích này và đã viết tiểu sử của mình bằng thơ tiếng La tinh. Trước khi vào tuổi chín mươi, ông hoàn thành bản dịch Iliad and Odyssey của Homer. Ông mất năm 1679 khi ông chín mươi mốt tuổi. [Đọc tiếp]
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại: Niccolò Machiavelli (1469-1527)
Lời giới thiệu: Trang nhà https://vietquoc.org xin hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước những bài nghiên cứu chính trị rất công phu và giá trị của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê (chúng tôi sẽ giới thiệu thân thế và sự nghiệp của tác giả sau). Trong bài này tác giả đề cập đến một nhân vật nổi tiếng trên thế giới vào thế kỷ thứ 15 là Niccolò Machiavelli. Sách của Machiavelli được nhiều chính trị gia nổi tiếng trên thế giới dùng làm sách gối đầu giường. Đọc bài nghiên cứu này chúng ta rút ra những “luận cổ suy kim” từ Machiavelli rất hữu ích.
Niccolò Machiavelli (1469-1527)
1) Thân Thế và Sự Nghiệp
Niccolò Machiavelli sinh năm 1469 ở Florence, một trong năm tiểu quốc đô thị, “city-states” hàng đầu của người Ý. Thời thơ ấu, Machavielli đọc nhiều cổ ngữ La tinh và Ý Đại Lợi, nhưng bút pháp phức tạp, mạnh mẽ, và tùy tiện của ông hình như biểu hiện sự thiếu rèn luyện ở trường sở. [Đọc tiếp]
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Giới Thiệu
1) Phạm Vi Nghiên Cứu
Lý thuyết chính trị Tây Phương nói riêng Trong lý thuyết chính trị Tây Phương, thời kỳ hiện đại thường được định nghĩa như là thời kỳ bắt đầu với Machiavelli và chấm dứt với cuộc Cách Mạng Pháp. Thời kỳ “hiện đại” có thể nói là thời kỳ quan trọng nhất (mặc dầu không phải là quan trọng như nhau cả) trong lịch sử nhân loại. Trong khoảng thời gian này, một số nước còn lại của chế độ phong kiến hướng đến nhà nước quốc gia, chủ nghĩa tư bản lớn mạnh đến chế ngự các nền kinh tế, lý lịch dân tộc được minh định qua chủ nghĩa dân tộc, an sinh xã hội quần chúng khả dĩ có thể thực hiện được, cuộc cách mạng khoa học đã diễn ra, kỹ thuật in ấn giúp con người hiểu biết rộng rãi hơn và dân chủ đến lúc có thể thăng tiến, Châu Âu bắt đầu thống trị phần lớn thế giới, và nhiều nhà cầm bút nữ bắt đầu đặt vấn đề hai ngàn năm ngự trị công cuộc điều hành chính quyền của nam giới. [Đọc tiếp]