Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: Jean Jacques Rousseau (phần 3)

Lời người post:  Chủ quyền của con người (sovereignty) và  ý chí tập thể (general will) thường xung đột nếu không có một hướng giải quyết thỏa đáng. Jean Jacques Rousseau phải vắt đầu viết ra lý thuyết “Social Contract” để làm tiền đề cho mọi sinh hoạt hài hòa giữa con người và xã hội. “Social Contract” hay “Khế Ước Xã Hội” xuất bản năm  1762,  Tác phẩm đã tạo nên một bước ngoặt quyết định cho thời đại hiện nay và là một trong những văn bản lớn của triết học chính trị và xã hội, với việc khẳng định nguyên tắc chủ quyền của người dân dựa trên các quan niệm về tự do, bình đẳng và nguyện vọng chung.
Tìm hiểu thêm và quyền con người và ý chí tập thể có sự tương tác qua lại như thế nào, xin đọc bài dưới đây do ông Huỳnh Khuê nghiên cứu.

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
Jean Jacques Rousseau (1712-1778)
(Chủ Quyền Và Ý Chí Tổng Thể)

IV) Chủ Quyền Và Ý Chí Tổng Thể 

Để giới thiệu các ý tưởng sánh đôi về chủ quyền “sovereignty” và ý chí tổng thể “general will” trong bài viết của mình, Rousseau đã không nhận lời cám ơn nào lớn từ những sinh viên lý thuyết chính trị.  Như đã thấy như trong trường hợp của Hobbes, “chủ quyền” là một từ của nhiều ý nghĩa, có lẽ là không có ý nghĩa chi cả.  “Ý Chí Tổng Thể” là một khái niệm độc đáo của Rousseau, và nó là, một lần và cùng lần ấy, quá quan trọng đến lý thuyết của ông và quá mơ hồ trong ý nghĩ hàm súc của nó đến nỗi mà các sinh viên thường muốn nhiều hơn không rằng Rousseau phải tìm ra một vài đường hướng khác để diễn tả ý tưởng trọng tâm của ông.  Tuy nhiên điều này không phải làm ngạc nhiên chúng ta: một trong những bài học về lý thuyết chính trị là, sau tất cả, rằng những câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta phải tìm câu trả lời cho chúng là khó khăn hơn hết để đặt ra một đường hướng mạch lạc.

Hợp đồng xã hội là một tiến trình mà từ đó mỗi một cá nhân – như đã ghi nhận từ trước –từ bỏ tính độc lập chính trị trên điều kiện rằng tất cả các đồng đội của họ cùng làm một công việc như thế:

Mỗi một người, trong hiến mình cho tất cả, không hiến mình cho riêng một ai; và khi không có liên kết nào mà qua đó ông ta không yêu cầu một quyền như thế khi ông ta nhường người khác quyền của mình, ông ta đạt được một sự tương đương cho mọi việc mà ông đã mất và một sự tăng lên sức mạnh cho việc dành lại những gì ông ta có.[36]  

Chính hợp đồng xã hội đưa quyền lực chính trị tối cao đến hình thành.  Quyền lực chính trị vốn hiện hữu trước hợp đồng được căn cứ trên quyền thủ lãnh bất hợp pháp của người giàu trên người nghèo.  Tình trạng mới là bình đẳng trong đó tất cả phải tuân hành tất cả.  Hơn thế nữa, mỗi người tự gạt bỏ một phần nhân cách của mình – phần chính trị – để mà đặc tính này về bản sắc được xuất hiện với một bình đẳng giống như tất cả các công dân khác.  “Cùng một lúc, trong vị thế của nhân cách cá nhân của mỗi bên hợp đồng, hành động phối hợp này tạo một luân lý và một cơ chế tập thể…” Rousseau nói.  “Con người công cọng này, tạo nên như thế bởi sự hiệp nhứt của tất cả những con người khác…được gọi bởi các thành viên của nó là quốc gia lúc thụ động, chủ quyền khi năng động…”[37] 

Chủ quyền tối cao và quốc gia, sau đó, là một cơ chế duy nhất.  Nhưng xét ra quốc gia là một cơ chế và chủ quyền tối cao cũng là một tiến trình:  quốc gia giữ thêm một vai trò của người lãnh đạo tối cao khi các công dân của quốc gia đang thực sự trong tiến trình đưa ra quyết định chính trị.  Chủ quyền là quyền lực quốc gia khi quyền lực ấy được thi hành và thi hành một cách dân chủ.  Lý thuyết của Rousseau xuất hiện như một lý thuyết hữu cơ: người lãnh đạo tối cao là “một người,” một người trong quyền hạn riêng vốn là một tổng hợp của các đời sống của tất cả các công dân.  Sự liên hệ này hoạt động hai cách: nếu người lãnh đạo tối cao gồm có tất cả các công dân, mỗi công dân cũng có trong mình phẩm chất của người lãnh đạo tối cao.  Để chắc chắn, “người ấy’ chỉ có thể hành động như người lãnh đạo tối cao khi ông hành động trong hòa điệu đồng nhất với tất cả các công dân khác.  Ngoài ra, quốc gia, khi hành động như một người lãnh đạo tối cao, thì cuối cùng cũng phụ thuộc vào con người cũng như con người phụ thuộc vào quốc gia.  Rousseau cố gắng để diễn tả sự liên hệ đan xen vào nhau này:

Công thức này chỉ cho chúng ta biết rằng hành động của hiệp hội bao gồm một cam kết hỗ tương giữa công chúng và các cá nhân, và rằng mỗi một cá nhân trong lúc tạo một hợp đồng, như chúng ta có thể nói, với chính mình, bị lôi cuốn trong một khả năng gấp đôi; như là thành viên của người lãnh đạo tối cao, cá nhân ấy bị lôi cuốn bởi nhiều cá nhân; và như là thành viên của một quốc gia, cá nhân ấy bị lôi cuốn bởi người lãnh đạo tối cao.[38]

Như một thành phần của người lãnh đạo tối cao, cá nhân có quyền, trong hợp tác với các công dân đồng bào, để tham dự vào tiến trình của chính phủ do dân “self-government.”  Như một thành phần của quốc gia, cá nhân có bổn phận tuân theo những mệnh lệnh của quốc gia khi quốc gia hành động như người lãnh đạo.  Một quốc gia, nói tóm lại, có quyền tối cao khi nó chấp nhận những ý tưởng, ý kiến, tôn giáo mới của các công dân trên căn bản hợp đồng vốn tạo ra những quy định cho chính phủ do dân cũng như cho sự tuân thủ.

Hobbes và Rousseau bất đồng trên tiến trình mà bởi đó quyền lập pháp được tạo ra, nhưng cả hai nhấn mạnh rằng người lãnh đạo tối cao chỉ là nguồn gốc của luật pháp.  Trong lúc người lãnh đạo tối cao của Hobbes – một người duy nhất – là ở trên luật pháp, người lãnh đạo tối cao của Rousseau – một tổ chức cơ hữu gồm tất cả mọi người – tự nó là luật pháp.  Các công dân phải tuân thủ người lãnh đạo tối cao; nhưng điều đừng bao giờ được quên rằng những người tuân thủ luật pháp cũng như những người ban hành luật pháp.  Nếu các công dân, tụ họp như những người lãnh đạo tối cao, khám phá ra một luật không mấy thú vị, họ không tuân hành luật ấy:  hơn thế nữa, họ sẽ khiếu nại nó và đưa ra một luật đúng hơn để thay thế nó.  Điều đáng nhớ là rằng người lãnh đạo tối cao là một cơ quan pháp lý cũng như một cơ quan chính trị: khi cơ quan ấy đã đi qua nhiều tiến trình cụ thể, các quyết định của cơ quan ấy là luật của lãnh thổ cho mọi công dân.  Phẩm chất hợp pháp của chủ quyền là quan trọng vì nó sát đúng với quan niệm về tự do của Rousseau như là tuân thủ đến uy quyền lập pháp.  Vì thế, chính xuyên qua luật pháp mà các công dân có thể trở thành tự do.  Chính ở đây mà một trong các cụm từ nổi tiếng nhất trong tất cả lý thuyết chính trị đã nêu lên.  Con người phải được tự do, Rousseau nói, và nếu họ quá sai lầm đến nổi chất vấn về đường hướng tự do thì sau đó họ phải được buộc để được tự do.

Người lãnh đạo tối cao, được hình thành bởi toàn thể cá nhân gồm cả người lãnh đạo, không một người nào có cũng không một người nào có thể có bất cứ lợi ích nào trái ngược với lợi ích của họ; và kết cuộc quyền lực tối cao không cần đưa ra đảm bảo nào đến thần dân của họ, vì thật không thể cho một cơ quan để muốn làm hại đến các thành viên của họ.

Điều này, tuy nhiên, không phải là trường hợp với liên quan của thần dân đến đức vua hay hoàng hậu… Trong thực tế, mỗi một cá nhân, thí dụ một người, có thể có một ý chí đặc biệt trái ngược hay không giống đến Ý Chí Tổng Thể mà người ấy có như một công dân.

Để mà, sau đấy, rằng kết ước xã hội có thể không là một công thức trống rỗng, nó ngầm bao gồm các cam kết, mà một mình có thể cung cấp sức mạnh cho số còn lại, rằng bất cứ ai chối từ tuân theo Ý Chí Tổng Thể sẽ bị ép buộc phải làm như thế bởi toàn thể cơ chế.  Điều này không có ý nghĩa nào hơn là ông ta sẽ bị ép buộc để được tự do; vì đây là điều kiện mà, bằng cách ban cho mỗi công dân của đất nước họ, bảo đảm cho ông ta chống lại tất cả lệ thuộc cá nhân.  Trong này tìm thấy chìa khóa hoạt động của bộ máy chính trị; bộ máy này truyền thống hóa các cam kết dân sự, mà, không có nó, có thể là vô lý, độc tài, và có thể liên quan đến những bạc đãi đầy đáng sợ hơn cả.[39] 

Nó có ý nghĩa gì với bị “ép buộc” để được tự do?  Tuyên bố này có thể không tìm thấy  trong các lý thuyết của Hobbes hay của Locke, vì chủ nghĩa cá nhân định nghĩa tự do như là sự vắng mặt của kềm hãm bên ngoài.  Công dân của Hobbes hay của Locke là một con người vốn được tự do khỏi sự ép buộc của những người đồng bạn hay quốc gia, hưởng được tự do này, con người tự do để làm bất cứ việc gì đến trong đầu để làm chừng nào ông ta không va chạm lên tự do của những người khác.  Rousseau coi quan niệm chủ nghĩa cá nhân như không có chính nghĩa: tại sao đi qua khó khăn để tạo ra sự hỗn loạn, tại sao đi qua tất cả lo lắng để việc thiết lập một nhà nước, mà nếu các sản phẩm cuối cùng không có gì hơn là để cho phép con người thỏa mãn ý tưởng bất chợt của mình và theo đuổi sự tưởng tượng của mình?  Chắc chắn, Rousseau tranh luận, nhiệm vụ trọng đại của chính trị không phải là để nâng cao một dinh thự chính trị hùng vĩ để con người có thể “tự do” theo đuổi vu vơ bất cứ điều gì họ tình cờ tìm thấy thú vị tại thời điểm này.  Trái lại, hành động của người lãnh đạo tối cao bao giờ cũng nhiều hơn so với những quy định hành chánh, những luật mà người lãnh đạo tối cao ban hành được xem như là những phán xét phát xuất từ uy quyền lập pháp.  Những luật ấy phải được tuân hành, trước tiên, vì nó phản ảnh ý chí của tất cả các công dân:  như là hành động của một cơ chế dân chủ, các luật là ý chí khẳng định “self-will” của mỗi lệnh lớn của công dân.  Những luật lệ ấy phải được tuân hành, thứ hai, vì tự do thật sự chỉ có thể đạt được nếu chúng ta sống cuộc sống theo đường hướng có lý tưởng và có kỹ luật.  Mỗi lần người lãnh đạo tối cao ban hành một luật, điều có thể không những là điên khùng mà còn trái ngược với thực hành của riêng mình về tự do cho một người để không tuân hành nó.

Tự do, đối với Rousseau, phải được thực hành dưới luật pháp và sự chấp thuận của cộng đồng.  Con người, vốn gạt ra ngoài sự vi phạm riêng của mình để xác định ý chí tự do, trong tất cả các khả năng, tự bằng lòng với hành vi vốn thấp kém trong phẩm chất và không thử thách đến tiềm năng của mình.  Hơn thế nữa, con người như thế có thể tận dụng quá mức về một tự do xác-định-khẳng-định “self-defined freedom” và sử dụng nó như một phương tiện để ép buộc những người khác; khi làm điều này, con người muốn kích thích chiến tranh giữa mọi người chống mọi người vốn đã có trước hợp đồng xã hội áp dụng chủ quyền chính trị.

Trong khi được thúc đẩy để được tự do, thì, con người đạt được tương đương với tự do mà họ biết như là con người tự nhiên trong trạng thái tự nhiên.  Bằng cách đeo đuổi tự do dưới luật pháp, con đường chính nghĩa đến tự do được theo sau, và con người có thể sống với nhau trong hòa bình và thân hữu.  “Mỗi người lấy lại các quyền nguyên thủy và tiếp tục lại tự do tự nhiên, trong lúc mất tự do truyền thống để ủng hộ những gì mà ông từ bỏ nó,” Rousseau nói.  “Những mệnh đề này, hiểu một cách chính xác, có thể rút lại thành một: việc chuyển nhượng hoàn toàn của mỗi liên kết, cùng với tất cả quyền của con người, đến toàn bộ cộng đồng.”[40]  Tự do truyền thống bị từ bỏ là tự do để làm khi anh bằng lòng:  tự do tự nhiên vốn được phục hồi bởi hợp đồng xã hội là tự do làm những điều gì đúng.

Người lãnh đạo tối cao “the sovereign” là một cơ chế làm luật với khả năng thúc đẩy tuân hành.  Ý tưởng toàn bộ là rằng nếu con người là để biết tự do họ có thể phải được cưỡng ép đến tuân hành luật pháp – trong lúc điều tỏ ra trong lý thuyết chính trị ban đầu như Plato – có một chuỗi kỳ lạ đến luật pháp.  Nếu cảm giác được tạo ra từ khái niệm này, nó phải được thảo luận trong bối cảnh của Ý Chí Tổng Thể.  Nhưng trước khi đi đến điều ấy, tuy nhiên, nhiều câu hỏi cần phải được nêu lên về phạm vi và các giới hạn của hành động của nhà nước.

Không biết Rousseau – hay bất kỳ lý thuyết gia chính trị nào – có chứa đựng hay không trong tác phẩm của họ mầm mống của chế độ độc tài toàn trị, trong phân tích cuối cùng, đều dựa trên những gì được nói về những giới hạn cho phép về hoạt động của nhà nước trong xã hội.  Từ Aristotle qua Machiavelli và đến cả Locke, một phần của vấn đề hiến pháp và tự do trong lý thuyết chính trị mặc nhiên công nhận rằng có một phần của đời sống con người mà không có nhà nước nào có thể xâm nhập quyền lực của họ vào trong đó được.  Rousseau có vẻ, trên bài đọc đầu tiên, ngăn cấm một nhà nước muốn đòi hỏi quyền lực trên toàn thể cá tính của mỗi người dân.  Ngôn từ thì chắc chắn đang có đấy: “việc chuyển nhượng hoàn toàn của mỗi liên kết, cùng với tất cả quyền của con người, đến toàn bộ cộng đồng.”  Có phải điều này có ý nghĩa rằng con người của Rousseau “Rousseau’s man” không phải con người của Locke, phải từ bỏ tất cả quyền của mình vì luật của người lãnh đạo tối cao?  Trả lời cho câu hỏi này là một vấn đề thảo luận tuyệt vời giữa những nhà nghiên cứu lý thuyết chính trị.  Một vài nhà nghiên cứu thấy rằng một quốc gia độc tài ở đấy người công dân, bị tước quyền của mình như là một cá nhân, được cho biết tự do của ông là gì và sau đó bị ép buộc phải đối đãi như là những gì nhà nước nghĩ là tốt đẹp nhất.  Nhưng có quan điểm khác đưa ý kiến rằng điều mà Rousseau nói đến không giản dị như thế này.  Chúng ta đã thấy rằng Russeau nhìn con người không phải chỉ một mà nhiều vai trò.  Đó là, đã có lúc tất cả con người là những người làm ra luật pháp, và sau đó, trong một vai trò khác, họ phải tuân hành luật pháp.  Tương tự, con người là “chính trị” chỉ một phần của thời gian.  Người lãnh đạo tối cao hữu cơ là một người của quần chúng, và các công dân, khi họ tham dự như một phần của người lãnh đạo tối cao, đang hành động trong khả năng chính trị của họ.

Nhưng bên cạnh nhân vật công cọng, chúng ta phải lưu ý những tư nhân soạn thảo nó, mà cuộc đời và tự do của họ phải lệ thuộc một cách tự nhiên vào nó.  Chúng ta sau đấy bị thúc đẩy để phân biệt rõ ràng giữa những quyền được tôn trọng của công dân và người lãnh đạo tối cao, và giữa bổn phận của những công dân phải hoàn thành như thần dân “subjects,” và các quyền tự nhiên mà họ phải được thưởng thức như con người.[41] 

Con người không phải là chính trị tất cả thời gian.  Họ cũng là những công dân riêng rẽ với các quyền tự nhiên của riêng mình.  Tóm lại, việc chuyển nhượng quyền không phải là một tướt bỏ toàn bộ. “Mỗi người tướt bỏ,” Rousseau nói, “chỉ một phần của quyền hành, của cải, và tự do như thể là quan trọng cho cộng đồng kiểm soát.”  Điều này chỉ rõ một cách chắc chắn rằng có nhiều hạn chế đến yêu cầu của nhà nước về đời sống của nhân dân.  Nhưng, lập tức sau khi nói điều ấy, Rousseau tiếp tục cảnh báo: điều cũng phải được ban ra là rằng người lãnh đạo tối cao là một quan tòa duy nhất về những gì quan trọng.”[42] 

Trước khi đưa tay của chúng ta lên và kết luận rằng người lãnh đạo tối cao “sovereign” của Rousseau sẽ phá bỏ tự do cá nhân và tạo sự tướt bỏ toàn bộ, chúng ta phải nhớ lại một điều khoản của loại này phải được đọc như thế nào.  Trước hết, thật rõ ràng rằng Rousseau, không giống Locke, ban cho nhà nước một quyền lực mạnh để dùng thuật ngữ gán cho tất cả thái độ “thái độ chính trị” và vì thế làm cho tất cả các quy tắc ứng xử nhạy cảm đến quy định chính thức.  Quyền riêng tư mà các công dân của Rousseau sở hữu không phải là không thể chuyển nhượng.  Chúng là một thặng dư và là thực hành của họ, nhà nước đã quyết định, sẽ không làm hư hại công việc chung.  Và các quyền mà nhà nước hôm nay cho phép để duy trì trong tay tư nhân nó có thể ngày mai chuyển qua phạm vi công cọng.  Sau khi thừa nhận điều này, tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục chất vấn điều gì không thích nghi về quyết định điều gì có thể là công cộng và điều gì có thể là tư nhân của nhà nước.  Nếu giải pháp thay thế là rằng các công dân phải được xét đoán về những quyền nào họ nhu cầu cho cuộc sống tốt đẹp như họ tự xác định, thì sau đó hình như rằng chúng ta phải kết thúc một lần nữa trong một tình trạng tự nhiên đầy sợ hãi giống như tình trạng tự nhiên nhiều sợ hãi của Hobbes.  Nếu giải pháp thay thế là rằng có vài quyền quan trọng – như tư hữu, ngôn luận, tôn giáo – vốn phải được duy trì bên ngoài giới hạn can thiệp của nhà nước, sau đó một loạt che chở hợp hiến là cần thiết để đứng giữa quyền lực cá nhân và quyền lực chính phủ.  Ngay cả Locke cũng không chuẩn bị để lập một cơ chế quốc gia hay xã hội để có thể ngăn cản chính phủ khỏi vi phạm các quyền căn bản của công dân.

Khái niệm về một bộ máy tư pháp đầy quyền lực và độc lập có thể giới hạn sự can thiệp của chính phủ cũng không có trong bất cứ văn bản thành văn chuẩn mực nào của lý thuyết chính trị.  Những gì mà các lý thuyết gia tranh luận là rằng hoặc cá nhân có quyền và các quyền này không được thay đổi mà không có phép hoặc một nhà nước tốt sẽ áp dụng tự hạn chế “self-restraint” mặc dầu nhà nước ấy có quyền uy để mở rộng quyền lực bất cứ ở đâu khi muốn.  Locke không đặt những trở ngại trong đường lối của quyền đa số, và tuy nhiên cùng lúc ấy ông là một người ủng hộ trung thành của các quyền của cá nhân.  Những gì mà một câu hỏi được đặt xuống là nhà nước của Rousseau, với tiềm năng của nó đối với sự can thiệp không được kiểm soát trong cuộc sống của công dân, sẽ trong thực tế thực hành tự hạn chế trong việc sử dụng quyền lực của nó.  Lớp tô bên ngoài của chủ quyền quốc gia, trong hình thức của nó, không khác Hobbes:  nó là sự xét đoán duy nhất về những yêu cầu của cá nhân đến các quyền tư nhân có được cho phép hay không.  Tuy nhiên, nếu một lý thuyết gia giữ im lặng về các ứng dụng đặc biệt quyền lực quốc gia, thì sau đấy một nghiên cứu sinh rất khó để nhận biết quốc gia trong lý thuyết ấy hành động trong tình huống đặc biệt như thế nào.  Có nhiều lo lắng về tiềm lực độc tài trong lý thuyết dân chủ của Rousseau:  nhiều như thế, trên thực tế, hơn so với lý thuyết của Hobbes về cai trị tuyệt đối của một người.  Lý do cho quan tâm này bắt nguồn từ tất cả tâm trạng mà Rousseau tấn công khi ông thảo luận về việc thực hiện quyền lực chính trị: tâm trạng này, đối với tâm trí của nhiều sinh viên, là quá hợp lý trong giả định rằng quyền lực sẽ không bị lạm dụng.  Cả hai, Hobbes và Locke, thừa nhận rằng quốc gia phải độc đoán hoặc chuyên chế.  Tuy nhiên, tư tưởng này không bao giờ đi qua tâm trí của Rousseau, và nó là sai lầm của ông để nói đến quan điểm này, vốn là điều đáng lo ngại.  Một quốc gia có thể có một “cái nhìn” độc tài mặc dù nhà lý thuyết tạo ra cái nhìn ấy tuyên xưng tình cảm của chế độ dân chủ, bình đẳng, và tự do.  Có lẽ điều khuấy động sợ hãi trong tác phẩm của Rousseau là lý thuyết Ý Chí Tổng Thể của ông.

Ý chí, như được nêu ra trong chương về Hobbes, là sở hữu của một cá nhân hoạt động.  Nó là khuynh hướng hành động, ý nghĩ hoặc cảm giác vốn tạo ra trong hành vi thực tế.  Bằng cách nhấn mạnh phẩm chất của ý chí trong mỗi người, Hobbes tìm cách để chứng minh rằng tất cả cá nhân có một quyền tự chủ về tâm trí vốn được dính liền với các hành vi có mục đích.  Nhưng một quốc gia hay một xã hội hay một cộng đồng có thể có một ý chí hay không?  Hầu hết các nhà lý thuyết cá nhân và tự do muốn chối bỏ điều này: ý chí, trong một cảm giác có ý nghĩa của nó, chỉ tùy thuộc đến những cá nhân trừu tượng và không thể tùy thuộc đến một tập thể của nhiều cá nhân.  Rousseau, tuy nhiên, không muốn chấp nhận quan điểm này.  Đối với tâm trí ông, trong một cộng đồng, có một sức mạnh “force” gọi là Ý Chí Tổng Thể, và nó không có gì thực sự hơn là những ý chí thủ đắc bởi nhiều cá nhân.  Nếu người lãnh đạo tối cao là quốc gia trong tâm trạng hoạt động của nó, Ý Chí Tổng Thể là sức mạnh động cơ đằng sau các hành động của người lãnh đạo tối cao.

Một nhà nước có lý tưởng, như được diễn tả trong Hợp Đồng Xã Hội “The Social Contract,” phải được hiện hữu trong khuôn khổ của một cộng đồng gắn kết chặt chẽ: điều này chỉ khả thi khi người dân đã đồng ý trên nguyên tắc cơ bản của những gì cấu thành hành vi thích hợp.  Sự đồng ý này vốn ràng buộc con người vào cộng đồng là, như đã được chỉ ra từ trước, sự đồng thuận “consensus.”  Đồng thuận là tất cả nhưng không thể diễn tả và định nghĩa:  nó là, trong phân tích cuối, một bầu không khí tràn ngập một nhóm người sống với nhau. Một danh sách đầy đủ về các thái độ và mẫu hành vi phổ biến sẽ, tất nhiên, giúp mô tả bầu không khí này, nhưng một sự đồng thuận được hiểu tốt hơn bởi những gì người ta không làm hơn là bởi những gì họ làm, bởi những gì họ để lại không được nói ra chứ không phải bởi những gì họ nói ra.  Vì lý do này, một sự đồng thuận không thể được đánh đồng với ý kiến ​​công cộng: ý kiến ​​công chúng là quá hời hợt cũng như quá phù du để bao gồm những tình cảm vốn kết hợp chặt chẽ một cộng đồng và thúc đẩy cộng đồng đến hành động duy trì.  Sự đồng thuận này bao trùm cảm giác quốc gia và tôn giáo, thói quen và phong tục truyền thống, lòng trung thành thể chế và lợi ích, chưa kể đến các lực lượng tâm lý tìm thấy biểu hiện phổ biến tại một thời điểm và địa điểm nhất định.  Mức độ mà những tâm tình này được chia sẻ bởi tất cả các công dân đánh dấu mức độ mà họ đã đạt được cuộc sống cộng đồng.

Bởi vì Rousseau công nhận sự mong muốn về một thỏa thuận cơ bản như vậy, một số ý tưởng chính trị của ông đi vào một khía cạnh tử tế và hình như không tai hại đến ai.  Được “bắt buộc” để được tự do, thí dụ, thì không là một tư tưởng quá đáng sợ nếu được biết rằng những người tạo ép buộc và những người đang bị ép buộc cả hai chia sẻ những tin tưởng căn bản về phẩm hạnh đứng đắn: trong trường hợp này, ép buộc như vậy là về những vấn đề của chi tiết, chứ không phải về những vấn đề của đường lối.  Một quốc gia thừa nhận không có những hạn chế quá sức mạnh đã có trên công dân thì ít đáng sợ khi cả hai người cai trị và người được quản lý đồng ý trên nguyên tắc chung: trong trường hợp này, lý do và nguyên tắc cho uy quyền sẽ được chấp nhận bởi những người phải chú ý đến mệnh lệnh của quốc gia. Chính là trong bối cảnh của đồng thuận, của việc thiết lập cộng đồng, rằng khái niệm của Rousseau về Ý Chí Tổng Thể phải được nhìn đến.

Điều kết luận trước hết và quan trọng nhất từ các nguyên tắc mà từ lâu chúng ta đã đặt ra là rằng Ý Chí Tổng Thể một mình có thể chỉ đạo nhà nước theo đối tượng mà nó được thiết lập, tức là lợi ích chung:  vì nếu đụng độ của những phúc lợi đặc biệt làm cho việc thành lập các hiệp hội cần thiết, sự thỏa thuận về những ích lợi làm cho việc thành lập hiệp hội có thể.  Một yếu tố chung trong những phúc lợi khác nhau này là những gì tạo thành liên hệ xã hội; và nếu không có điểm thỏa thuận nào giữa họ hết, có thể không có sự hiện diện của xã hội.  Chính rõ ràng trên căn bản của lợi ích chung này mà bất cứ xã hội nào cũng phải được quản trị.[43] 

Điều này gần như Rousseau đưa ra để xác định những gì ông muốn nói là Ý Chí Tổng Thể, và – mọi sự được lưu ý – ông tham khảo ý nghĩa của mình hoàn toàn rõ ràng.  Một xã hội là một tổng hợp của các cá nhân, và ngay cả trong xã hội tốt nhất của các xã hội sẽ có những lợi ích không giống nhau.  Một cộng đồng có một lợi ích chung – Một Ý Chí Tổng Thể – vốn vượt lên và đạt đến dưới sự quan tâm đặc biệt của các công dân cá nhân.  Điều mà Rousseau đề nghị là nhà nước, một cơ quan chính trị, có trách nhiệm biến đổi xã hội thành cộng đồng.  Cộng đồng phải cung cấp biểu hiện chặt chẽ với lợi ích chung trong tình cảm của tất cả công dân, và nó phải được đủ mạnh mẽ để hòa giải giữa các lợi ích đối nghịch nhau.  Ngay cả trong một cộng đồng chặt chẻ có thể có những người có tài sản và những người không có tài sản, nông dân và cư dân thành phố, công dân sinh tại địa phương và di dân đến hiện thời.  Thay đổi xã hội đưa đến bành trướng dân số và phân bố lao động, và vấn đề này đưa đến sự kiện đa dạng không tránh được trong khác biệt quyền lợi.  Nếu trong một tình trạng thiên nhiên tất cả mọi người bình đẳng và chỉ có sự quan tâm hàng đầu về bảo quản, một xã hội tiên tiến trả cho sự tiến bộ với đồng tiền của xung đột.

Hầu hết các quốc gia, dĩ nhiên, thừa nhận sự hiện hữu của quyền lợi đa dạng, nhưng nhiều người cố gắng che đậy lên các cuộc xung đột tiềm ẩn – và không phải một vài người sẽ dùng quyền lực chính trị để thăng tiến vài quyền lợi với cái giá của những người khác.  Một quốc gia hoàn hão, theo Rousseau, sẽ chú ý đến các quyền lợi; tuy nhiên, quốc gia ấy sẽ cố gắng để thêm vào dưới – và hướng các quyền lợi ấy về phía– lợi ích chung.  Điều này chỉ có thể hoàn thành trong thực hành nếu tương tác của các quyền lợi tiện lợi trong khuôn khổ của một sự đồng thuận.  “Yếu tố chung trong những quyền lợi khác nhau này là điều gì tạo thành liên hệ xã hội,” Rousseau nói.  Vì thế, trong cộng động có những phúc lợi chế tạo, nông nghiệp, thương mãi, tài chánh, và những phúc lợi sở hữu tương tự.  Cũng có một phần của cộng đồng không thủ đắc tài sản và công việc cho những người khác sinh sống.  Nhưng bao lâu mà các công dân cùng chia sẻ một cảm tưởng rằng một cơ chế về sở hữu tư nhân đáng được duy trì, thì các mâu thuẫn giữa những cá nhân và các phe nhóm có thể được hòa giải trong phương cách xây dựng và hòa bình.  Có thể là bất đồng chính kiến ​​miễn là nó nằm bên trong ranh giới của sự đồng thuận.

Nếu một thiểu số có một cỡ quan trọng – ba mươi hay bốn mươi phần trăm công dân – bác bỏ ý tưởng rằng sở hữu tư nhân là hợp pháp, thì đồng thuận không còn hiện hữu nữa; và sự sống còn của cộng đồng tự ở vào nguy hiểm không nhỏ.  Khi Rousseau nói “thật rõ ràng trên căn bản của quyền lợi chung này mà mỗi một xã hội phải được quản trị,” ông đang định đề đồng thuận là yếu tố hữu hiệu rất rộng lớn để vượt qua và vươn lên những lợi ích đặc biệt.  Thật vậy, ông đang nói rằng sự đồng thuận phải linh hoạt và chịu đựng đủ để mà tự do có thể nẩy nở trong phạm vi giới hạn của cộng đồng.  Trong các thể tài sản, thí dụ, các nông dân và chủ nhà máy và người bán lẻ, sở hữu chủ và chủ nhân và công nhân, tất cả phải đặt lợi ích chung của tài sản trên của cải do mối quan hệ đặc biệt riêng của mình đến tổ chức đó.  Trong xã hội hiện tại, quan điểm rộng hơn này có khuynh hướng được trả lại nhiều phục vụ đầu môi hơn là hỗ trợ thực tế:  Dưới sự bảo trợ đạo đức của một ai đó vốn làm việc theo cách riêng của họ hay có những ý kiến khác biệt hầu hết với những người khác, chú ý ít được quan tâm đến những quan hệ tạo ràng buộc hơn là những mâu thuẫn gây chia rẽ.  Những khuynh hướng này, Rousseau tin tưởng, có thể sửa chữa nếu một ý thức cộng đồng được truyền đạt đến người dân; nếu Ý Chí Tổng Thể trở nên nổi bật như là một lực lượng chính trị.

“Ý Chí Tổng Thể thì luôn luôn đúng và có khuynh hướng đến lợi ích công cọng,” Rousseau nói.[9]  Đưa ra điều này chỉ giản dị để nói rằng một cộng đồng không thể làm việc chống lại với đồng thuận của riêng mình.  Người cộng sản, người ủng hộ và tích cực làm việc cho việc tước đoạt quyền sở hữu của nhà nước trong một cộng đồng nơi mà tất cả những người khác chấp nhận quyền sở hữu cá nhân – một người như vậy là nhất thiết phải sai.  Cũng thế đối với một kẻ vô thần, người hét lên rằng Chúa không hiện hữu và nhà thờ phải nộp thuế ra khỏi cuộc sống.  Cả hai của những lệch lạc này này đang hoạt động tại các mục đích qua lại với các chuẩn mực của cộng đồng, và do đó cho Ý Chí Tổng Thể.  Trong lúc thật quá đơn giản để nói rằng người cọng sản và người vô thần là sai lầm vì họ đã bị đánh bại “outvoted,” Rousseau ở giai đoạn sau đến gần xác định đúng điều đó.  Và những gì nên được thực hiện về cộng sản trong bối cảnh tư bản, về người vô thần trong bối cảnh Sợ Thiên Chúa. Vào lúc này, câu châm ngôn thời điểm của Rousseau phải được áp dụng:  những người khác biệt ý kiến phải được buộc phải có tự do. Xuyên qua thuyết phục thích hợp, và nếu cần xuyên qua trừng phạt áp dụng bởi nhà nước và    cộng đồng, họ phải được chỉ rõ rằng họ sai và Ý Chí Tổng Thể là đúng.  Tự do thật sự chỉ có thể phát triển một sự chấp nhận kiến thức đúng.[45]

Rằng lý thuyết này bao trùm một chủ nghĩa tương đối về đạo đức thì đúng một phần.  Để được chắc chắn, Rousseau thêm vào vài giá trị cố định vượt lên tất cả các xã hội: Giá trị về chế độ dân chủ, bình đẳng, cộng đồng, và tự do nhân loại.  Nhưng nó không kém rõ ràng rằng lắm xã hội có những cách riêng của họ về định nghĩa và phát triển sự ứng dụng của những giá trị này.  Mỗi một cộng đồng phát triển tính đồng thuận của mình qua thời gian, và trong ý nghĩa này luân lý của một cộng đồng là một sản phẩm của một môi trường.  Một sự đồng thuận của cá nhân có thể có nghĩa là tự do trong một cộng đồng; một sự đồng thuận của người cọng sản có thể là định nghĩa tự do trong người khác:  và trong lúc trong trường hợp đầu một người cọng sản có thể bị bắt buộc phải tự do, trong trường hợp sau một cá nhân có thể bị ép buộc phải thay đổi ý tưởng của mình nếu người ấy là đã biết tự do.  Trước khi đưa lên sự phản đối rõ ràng đến thuyết tương đối như thế, điều cần phải được làm cho rõ ràng là Rousseau đang viết như là một nhà khoa học xã hội.  Điều này, ông nói, là một cộng đồng phải hoạt động như thế nào nếu nó trước tất cả là một cộng đồng thật sự:  Điều này, ông nói, các giá trị được tạo ra và thi hành thế nào nếu chúng có ý nghĩa trong đời sống của con người.  Có một chút ít đạt được trong cố gắng để tạo ra một kế hoạch của tổ chức có thể áp dụng tổng quát.  Các hình thức mà chế độ dân chủ hay tự do sẽ sử dụng tùy thuộc trên những yếu tố như tầng phát triển kỷ thuật, số lượng biến đổi xã hội, cường độ của tình cảm quốc gia, và như thế.  Nếu một xã hội là dân chủ hay tự do, xã hội ấy phải được cho phép phát triển các cơ chế và các ý kiến riêng của nó; và sự phát triển này bị ràng buộc vào các quy định văn hóa, vốn cung cấp cơ hội và giới hạn của nó.  Một Ý Chí Tổng Thể, không giống với Luật Tự Nhiên, thay đổi trong giới luật của họ từ cộng đồng này đến cộng đồng khác.

Ý Chí Tổng Thể là một cố gắng để nối kết ý tưởng đồng thuận với yếu tố của quyền lực chính trị.  Một kết quả của nổ lực này là để biện giải một vài câu hỏi về lý thuyết chính trị truyền thống không liên quan.

Điều có thể không còn bị chất vấn là công việc làm luật là của người nào nữa, vì chúng là hành vi của Ý Chí Tổng Thể, cũng không thể hỏi là nhà vua ở trên pháp luật hay không, vì ông là một thành viên của nhà nước, cũng không thể hỏi pháp luật có thể sai lầm hay không vì không một người nào là không đúng với chính mình, cũng không thể hỏi phải làm thế nào chúng ta có thể có cả tự do và lệ thuộc đến pháp luật, vì chúng ta là những người ghi danh nhưng là những người ghi danh của ý chí của chúng ta.[46] 

Mặc dầu sự chối từ sử dụng Luật Tự Nhiên của Rousseau, sự giống nhau của ông đến St. Thomas nổi bật.  Trong quốc gia hoàn hão, luật pháp và phong tục tiến lại gần nhau.  Hoạt động của Ý Chí Tổng Thể không giản dị là luật định nhưng cũng là những biểu thức về phong tục của một cộng đồng.  Vì lý do này, chúng ta không thể hỏi “ai” là người trách nhiệm cho các phong tục của một cộng đồng, chúng ta cũng không thể hỏi những người cai trị ràng buộc bản thân ít hay nhiều hơn những người bình thường hoặc họ công bằng hay không công bằng.  Một luật có thể hoặc không có thể phù hợp với công lý.  Nhưng một tục lệ không thể được xét đoán cùng cách như vậy cho bất cứ chuẩn mực nào mà nó có thể được đánh giá là sản phẩm của bản thân cộng động, và cộng đồng thì nhỏ hơn một tổng hợp của những tục lệ tự thân kia.  Nói cách khác, nếu các phong tục được cho là sai lầm – như một người bị cám dỗ để xuyên tạc các thực hành của việc giết trẻ sơ sinh, chế độ nô lệ, hay sự hy sinh của con người – thì trách nhiệm phải được cân nhắc bởi một người đứng bên ngoài cộng đồng và người nào cảm thấy có lý trong việc đánh giá phong tục của những người khác bởi một chuẩn mực bên ngoài.  Vì Rousseau chỉ nói về một cộng đồng tự túc “self-contained community,” ông cho rằng các phong tục của cộng đồng như là thừa hưởng “given”: các phong tục ấy tạo thành khuôn khổ mà trong đó tự do và công lý được định nghĩa.  Nhưng sự tương tự với St Thomas không nên được coi quá quan trọng.  Luật Tự Nhiên tùy thuộc trên người cai trị đạo đức và thông minh, tức là người am hiểu giới luật của Luật Tự Nhiên, và như một lý thuyết chính trị, nó thiên về các hướng bảo thủ; Ý Chí Tổng Thể được thể hiện bởi tất cả các công dân trong khả năng tập thể của họ, và nó tạo ra một thay đổi cấp tiến trong lý thuyết chính trị.

Trong lý thuyết, Ý Chí Tổng Thể là tuyệt đối và toàn năng.  “Hợp đồng xã hội đem lại cho cơ chế chính trị quyền lực tuyệt đối đối với tất cả thành viên của cơ chế,” Rousseau nói.  “Và chính là quyền lực này mà, dưới sự hướng dẫn của Ý Chí Tổng Thể mang… tên chủ quyền.”[47]  Tuy nhiên, đây chỉ là một một tuyên bố hàn lâm của quyền lực chủ quyền; cái logic của lý thuyết Rousseau không thể cho phép một trung tâm hoặc quyền lực hay uy quyền có thể kiểm soát hay hạn chế Ý Chí Tổng Thể.  Vì cùng lúc ấy Rousseau đã sẵn sàng để thừa nhận rằng trong tất cả cộng đồng đều có những phong tục hay tục lệ – ông gọi chúng là quy ước “convention” – vốn lớn dần với thời gian.  Và các đường lối áp dụng thực hiện những sự việc này đặt giới hạn lên quyền lực lập pháp của Ý Chí Tổng Thể.  “Quyền lực tối thượng…” Rousseau nói, “không quá và không thể quá các giới hạn của những quy ước tổng quát, và mỗi một người có thể có quyền xử lý bằng ý chí những công việc và tự do như những quy ước để lại cho anh ta. [48]

Đối với Hobbes, tự do là lãnh vực mà một nhà cai trị tuyệt đối quyết định rằng luật pháp là không cần thiết; đối với Locke, tự do được tìm thấy nơi các Quyền Tự Nhiên của con người, quyền này hiện hữu trước việc tạo lập quốc gia.  Rousseau tìm thấy tự do trong bản thân cộng đồng:  quốc gia là một sinh vật của cộng đồng, và nó có khuynh hướng không mâu thuẫn với các mô hình phong tục của hành vi vốn nối kết cộng đồng với nhau.  Đúng như Ý Chí Tổng Thể dựa trên phong tục để tăng cường sức mạnh của quyền lực chính trị, vì thế nó ít bị hạn chế bởi phong tục.  Không biết nhiệm vụ của nhà nước là để đưa ra những biểu thức cho sự đồng thuận của cộng đồng hay không cùng một lúc cộng đồng hạn chế uy quyền của quốc gia.  Ý Chí Tổng Thể, nói tóm lại, là một đầy tớ cũng như người chủ của cộng đồng.  Điều được làm hoàn toàn sáng tỏ khi Rousseau đưa ra những điều kiện văn hóa và xã hội mà trong những điều kiện đó quốc gia phải hoạt động.  “Người nào,” ông hỏi, “là chủ thể thích hợp cho quyền lập pháp?”  Không có bất cứ lựa chọn các công dân bất ngờ nào có thể quản trị chính mình bởi Ý Chí Tổng Thể.  Ngược lại, họ phải sống trong một cộng đồng mà cộng đồng đó phải tuân thủ đến những đặc điểm rõ ràng. 

Một tập thể, mà đã được ràng buộc bởi một vài thống nhất của nguồn gốc, quyền lợi hoặc quy ước, không bao giờ cảm thấy ách thực sự của pháp luật; một tập thể mà hoặc không có phong tục hoặc cũng không có mê tín dị đoan ăn sâu, không đứng trong sợ hải bị choáng ngợp bởi xâm chiếm bất ngờ; một tập thể, mà không nhập vào các tranh cãi với láng giềng, có thể kháng cự mỗi người trong họ đơn độc hay nhận sự giúp đỡ của một người để xua đuổi người khác; một tập thể mà trong đó mọi thành viên có thể được biết bởi mọi thành viên khác, và không cần phải đặt lên bất cứ người nào những gánh quá nặng cho một người phải mang; một tập thể có thể làm mà không cần người khác, và không cần người khác tất cả tập thể có thể làm; một tập thể không giàu cũng không nghèo, nhưng phải hữu hiệu; và, cuối cùng, một tập thể nối kết tính nhất quán của con người cổ đại với sự tuân phục của con người mới. [49] 

Đây là, dĩ nhiên, kỳ vọng không tưởng.  Rousseau đang thiết lập một lý tưởng:  Giống như Plato, ông không tin tưởng rằng xã hội hiện hữu có thể hoàn thành hầu hết hay ngay cả tất cả những chỉ dẫn được chi tiết về những sự việc phải thiết kế và thực hiện như thế nào mà ông đã vạch ra.  Lý do của Rousseau là để tạo ra một phạm vi các nguyên tắc mà từ đó con người và xã hội có thể hoạt động.  Ngay cả một quốc gia với một dân số 100 hay hơn 100 triệu, một quốc gia với một kiến trúc xã hội có mức độ sắc bén, một quốc gia với một lịch sử cai trị áp bức – tất cả những điều này có thể ít nhất cố gắng để đạt đến các lý tưởng dân chủ, tự do và Ý Chí Tổng Thể mà Rousseau đưa lên như những mục đích.

Huỳnh Khuê (còn nữa)


Chú Thích:

[36] Như trên, p. 12.

[37] Như trên, p. 13

[38] Như trên, p. 13

[39] Như trên, pp. 14-15.

[40] Như trên, p. 12.

[41] Như trên, p. 24.

[42] Như trên, p. 24

[43] Như trên, p. 20.

[44] Như trên, p. 22.

[45] Một phương pháp tiếp cận đến điều này được sử dụng bởi vài ngòi bút phân tích tâm lý khi họ thảo luận chênh lệch chính trị.  Xin xem các nghiên cứu của Robert Linduer về hai bệnh nhân của ông, một là người cọng sản và người khác là phát xít.  Chủ nghĩa cọng sản và chủ nghĩa phát xít là, theo Linduer, những biểu hiện của rối loạn nhân cách.  Sau cuộc tâm lý trị liệu mở rộng, cả hai phục hồi và trở thành những công dân Mỹ với những quan điểm chính trị bình thường.  The Fifty-Minute Hour (New York:  Rinchart, 1955), chaps. 2 and 4.

[46] The Social Contract, p. 30.

[47] Như trên, p. 24.

[48] Như trên, p. 26

[49] Như trên, p. 41

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt