Daily Archives: 30/07/2022

Bẫy nợ: Vì sao hàng loạt các nước châu Á rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng?!

Lào đang phải vật lộn trả nợ Trung Cộng không nổi nên phải chuyển giao hệ thống lưới điện quốc gia cho Trung Cộng kiểm soát. (Ảnh: Reuters) 

Nhiều quốc gia châu Á đang lún sâu vào “bẫy nợ” của Trung Cộng, đến nỗi không rút ra được, đành phải thế chấp quyền tự chủ của quốc gia, trao một phần lãnh thổ chiến lược quan trọng của tổ quốc, hoặc nhường  quyền lợi thiên nhiên của dân tộc cho Trung Cộng.

Trên tạp chí Nikkei Asia của Nhật, Giáo Sư Brahma Chellaney, nhà nghiên cứu chiến lược tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Ấn Độ, có bài phân tích, nhận định rõ ràng âm mưu “bẫy nợ” của Trung Cộng. Theo Giáo Sư Chellaney, chính sách ngoại giao Trung Cộng hiện nay đang áp dụng với nhiều nước dưới “Made in” của “Sáng Kiến Vành đai, Con đường”, nó hàm chứa mưu đồ xâm lược, tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Bẫy nợ: Nam Thái Bình Dương “sập bẫy nợ” Trung Cộng

Vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nằm trong tuyến ”  Vành Đai, Con Dường”  rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Trung Cộng từ lâu không giấu giếm tham vọng thống trị các khu vực chiến lược quan trọng. Do đó, Bắc Kinh dùng tiền và tạo áp lực để “bẫy” một loạt các nước nghèo, hiện thực hóa tham vọng của mình. Và phương tiện chính của chiến thuật này là sáng kiến “Vành đai, Con đường – BRI (Belt and Road)” mà Trung Cộng tạo ra để mở rộng ảnh hưởng thông qua một loạt các khoản đầu tư ở nước ngoài.

Với BRI, Trung Cộng muốn đổ tiền vào những nước nghèo, sau đó kiểm soát các cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng khi các “con nợ” không trả nổi. Ðến nay, chiến thuật này đã gặt hái thành công khi Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm để “khất” khoản nợ 1.1 tỉ USD, trong khi Djibouti cho phép Trung Cộng nắm quyền kiểm soát một hải cảng và một căn cứ quân sự. [Đọc tiếp]

Bẫy nợ: Trung Cộng dùng bẫy nợ khống chế 16 nước Châu Á Thái Bình Dương

Bẫy nợ của Trung Cộng – hình minh họa

Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la để kéo hàng chục nước nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương, những nước nghèo không khả năng chi trả, vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế và quân sự của Trung Cộng trong 30 năm tới đây. Đó là nội dung bản báo cáo mới của một cơ quan nghiên cứu độc lập dành cho bộ Ngoại Giao Mỹ, được báo chí Úc công bố trước đây.

[Đọc tiếp]

Bẫy nợ: Chiến lược ngoại giao “bẫy nợ” của Trung Cộng

Hình minh họa: Những quốc gia rơi vào bẫy nợ của Trung Cộng

Nếu có một thứ mà giới lãnh đạo Trung Cộng thực sự vượt trội không ai bằng, thì đó chính là việc sử dụng công cụ kinh tế (hay còn gọi là quyền lực mềm) để gia tăng lợi ích địa chính trị của Hán tộc. Thông qua kinh phí “Một Vành Đai, Một Con Đường” với 1 nghìn tỷ USD, Trung Cộng đang hỗ trợ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nằm ở các vị trí chiến lược trên trục “Một Vành Đai, Một Con Đường” thường là bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ cho chính phủ các nước này. Từ đó, các nước ngày càng sa vào bẫy nợ khiến họ trở nên dễ bị chi phối trước ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Đội tàu tác chiến HKMH USS Reagan trở lại Biển Đông tiến thẳng về Đài Loan

Hàng Không Mẫu hạm USS Ronald Reagan và đội tác chiến hộ tống đang hoạt động trên Biển Đông

Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ và đội chiến hạm tác chiến đi kèm vừa quay trở lại Biển Đông sau khi ghé thăm hải cảng ở Singapore. Đội chiến hạm này được điều động ở trong khu vực có tranh chấp vào lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng liên quan đến việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể sẽ thăm Đài Loan.

Các quan chức thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ xác nhận việc điều động HKMH USS Ronald Reagan đến tuyến thương mại hàng hải quan trọng, nhưng họ không bình luận khi được hỏi về những căng thẳng liên quan đến chuyến đi có thể diễn ra của bà Nancy Pelosi. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt