Tình hình chính trị Việt Nam trước sự tranh chấp Trung-Mỹ (phần 2)

Từ khi bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Billary Clinton tuyên bố  Hoa Kỳ có “quyền lợi quốc gia” trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ gíup điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế” … Việt Nam Quốc Dân Đảng đã mở diễn đàn thảo luận trên hệ thống Paltalk toàn cầu với đề tài “Tình hình chính trị Việt Nam trước sự tranh chấp quyền lợi của Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông hiện nay”. Ban Điều Hành website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt đưa lên nội dung buổi hội thảo bằng âm thanh và phần hỏi/đáp…dưới đây là phần 2…

Đề tài thảo luận:
“Tình hình chính trị Việt Nam trước sự tranh chấp quyền lợi của Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông hiện nay” – tiếp theo

5)  Hỏi: Trung Cộng và các nước Đông Nam Á có ký một hiệp ước năm 2002, xin quý vị cho biết  những phần chính của nội dung như thế nào và Trung Cộng có thi hành hiệp ước năm 2002 và 1982 luật biển quốc tế hay không?

Đáp: Trong năm 2002, vào ngày 4 tháng 11 tại thủ đô Campuchia các nước trong khối ASEAN đã ký với Trung Cộng  DECLARATION ON THE CONDUCT OF PARTIES IN THE SOUTH CHINA SEA (Thật ra đây là một Tuyên Bố Quy Tắc Hành Xử Biển Đông chứ không phải là một hiệp ước theo nghĩa của nó) nội dung có 10 điều khoản  với những điểm chính như sau:

– Tất cả các quốc gia liện hệ phải tuân thủ những điều khoản quy định trong Công Ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982 và những luật lệ đã ký kết trước đây về luật biển tại vùng Đông Nam Á Châu.

– Tất cả các quốc gia liên hệ phải tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau để giải quyết những tranh cấp.

– Tất cả các quốc gia liên hệ phải tôn trọng tự do giao thông bằng đường biển và hàng không trong khu vực biển Đông với các luật quốc tế đã đặt ra trong đó lấy Công ước Quốc Tế Luật Biển 1982 làm căn bản.

– Tất cả các quốc gia liên hệ giải quyết những tranh chấp bằng đường lối thương thuyết hoà bình không được dùng vũ lực để để doạ. Giải quyết  và thương lượng trên tình bạn bè, láng giềng, thân hữu căn cứ luật biển 1982 làm nòng cốt cho sự giải quyết.

– Tất cả những quốc gia liên hệ không được tự ý có những hành động làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp hay leo thang làm ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định gồm có: chiếm cứ các đảo, đá ngầm, các đảo cạn…..

Tuy nhiên Trung Cộng đã đi ngược lại các điều khoảng trong hiệp ước trên, mọi việc lại diễn ra không như mong đợi:
– Ngày 09/07/2007, Trung Cộng đã bắn chết ít nhất một ngư dân Việt Nam và nhiều ngư dân khác bị thương vì cho rằng họ đánh cá trong khu vực biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, sự kiện này đã gây sự phẫn nộ cho người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước. Tháng 6 năm 2007 Trung Cộng đã làm áp lực để tập đoàn dầu khí BP của Anh quốc phải rút lui khỏi dự án thăm dò dầu khí với bên Việt Nam mà Trung Cộng cho là thực hiện tại vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

– Tháng 12 năm 2007 Trung Cộng cho lập thành phố hành chính Tam Sa trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà các nước khác cùng tuyên bố chủ quyền, điều này đã gây nên phản ứng mạnh mẽ từ người dân Việt Nam, đã có rất nhiều cuộc biểu tình nổ ra.

Cuối năm 2008 Trung Cộng đã nổ súng cảnh cáo, và sau đó gây áp lực buộc tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon – Mobil phải rút lui khỏi dự án liên doanh với Việt Nam thăm dò dầu khí trên vùng biển này, mặc dù Việt Nam khẳng định là dự án được tiến hành trên vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

– Ngày 8/3/2009 đã có một vụ căng thẳng giữa tàu thám hiểm hải dương Impeccable của Mỹ với 5 tàu của Trung Cộng trên vùng biển này, sau đó giữa Mỹ và Trung Cộng đã xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyền thông, phía Mỹ giải thích vùng biển này là biển quốc tế, tàu Mỹ có quyền thực hiện các nghiên cứu biển trong vùng đó, còn Trung Cộng khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của họ.

– Kể từ ngày 16/05/2009 cho tới nay, Trung Cộng đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, và họ đã cho lực lượng tàu Ngư Chính (vốn được cải tạo từ các tàu quân sự) để “thực thi” lệnh cấm đánh bắt cá này. Trong khi đó, nhiều tàu cá Việt Nam đã bị bắt giữ đòi tiền chuộc hoặc bị đâm chìm.

– Ngày 6 tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (viết tắt là CLCS) báo cáo chung về khu vực thềm lục địa mở rộng tại phía Nam Biển Đông, bị Trung Cộng bác bỏ và đưa bản đồ hình “lưỡi bò” ra cho rằng biển Đông thuộc Trung Cộng

Ngày 23/6/2010, trên đảo Laut, cách đảo Natura của Indonesia khoảng 105 km về phía Tây Bắc, một tàu Ngư Chính của Trung Quốc 311khi bị tàu Hải quân Indonesia ra lệnh phải di tản khỏi khu vực

Ngày 08/07/2010, Indonesia – một quốc gia lớn của ASEAN, không có những tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng đã gửi công hàm  số 480 /POL-703/VII/10 lên Liên Hiệp Quốc để phản đối các yêu sách trên vùng biển này của Trung Quốc.

Mới đây, ngày 23/07/2010, trong Hội nghị ARF, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton  tuyên bố liên quan đến giải quyết tranh chấp biển Đông: “Hoa Kỳ hỗ trợ quá trình cộng tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ khác nhau mà không cần cưỡng chế. Chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước tranh chấp nào”. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Trung Cộng đã phản ứng gay gắt với tuyên bố này và sau đó Hải quân Trung Cộng  đã tập trận bắn đạn thật trên khu vực biển Đông như một động tác để thị uy.

Các cuộc tranh chấp và xung đột diễn ra trên biển Đông đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với các bên liên quan và thêm nữa nó còn ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và sự hợp tác phát triển trong khu vực cũng như trên phạm vi thế giới.


Qua những sự kiện trên cho ta thấy mưu đồ của Trung Cộng chỉ sử dụng Tuyên bố 2002 này với mục đích ngăn ngừa không cho các quốc gia ASEAN bắt tay với Mỹ trong các tranh chấp khu vực hay để ngăn các nước này thực hiện các hành động đi ngược lại lợi ích của Bắc Kinh. Thỏa thuận này chỉ mang tính chất câu giờ nhằm thực hiện những âm mưu “tiến ba lùi hai bước của Trung Cộng được dễ dàng thực hiện”

6) Hỏi: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam theo những yếu tố địa dư và lịch sử. Trung  Cộng gần đây vẽ bản đồ “lưỡi bò” nuốt hết Hoàng Sa và Trường Sa và chính thức đệ trình lên Liên Hiệp Quốc tháng 05/2009 xin quý vị cho biết những biến cố này hiện nay ra sao?

Đáp: Theo những yếu tố địa dư và lịch sử thì Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, từ khi đảng CSVN cướp chính quyền họ mê muội đi theo tình đồng chí anh em môi hở răng lạnh, chạy theo sự chỉ dạy của Mao Trạch Đông không ngờ những lời đường mực kia cuả Trung Cộng chính là những lời cướp nước….

Tháng 05/2009 Trung Cộng đã gửi công hàm số CML/17/2009 lên Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa có kèm theo một bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò”  với những yêu sách: “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Cộng đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cùng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và mặt đất dưới đáy biển”.

Đồng thời công hàm này cũng nói lên để phản đối báo cáo mà Việt Nam và Mã Lai đã làm chung về tình trạng quần đảo Hoàng Sa.

Như vậy rõ ràng Trung Cộng ngày này, Ủy Viên thường Trực tại Liên Hiệp Quốc, là nước có kinh tế đứng hàng thứ hai ba trên thế giới, là nước có vũ khí nguyên tử, có tàu ngầm và hỏa tiển tối tân họ có sức mạnh áp đảo để tranh dành quyền lực….và hiện nay kết quả của những lời tuyên bố ngang ngược bất chấp quy luật quốc tế đã kéo Hoa Kỳ một quốc gia có sức mạnh lớn hơn vào cuộc như những lời tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates tại Singapore và bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton tại Hà Nội.

7) Hỏi: Trước những sự tranh chấp đó, hiện nay Việt Nam đang bị những nguy cơ như thế nào? Và trước những nguy cơ đó Việt Nam sẽ làm gì để giải cứu dân tộc?

Đáp: Việt Nam dưới sự lãnh đạo của CSVN  đã lần lượt dâng cho Trung Cộng đất biên giới, vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, cho Trung Cộng khai thác Bauxite Tây Nguyên, và cho Trung Cộng thuê rừng tại 18 tỉnh v.v… vì  CSVN muốn ôm chặt quyền lực nên muốn dựa lưng Trung Cộng để làm chiếc ghế “bảo kê quyền lực”, cho nên đi từ sự mất mát này đến mất mát khác và nguy cơ mất nước đang tiến gần kề…

Nguy cơ của Việt Nam là do đảng CSVN tham vọng đem đất nước từ thảm hoạ này sang thảm họa khác hiện nay kinh tế đang thất bại bởi công ty quốc doanh lớn nhất Vinashin bị phá sản kéo theo nhiều công ty quốc doanh khác sẽ phá sản và từ đó ngân hàng xem như không tiền bảo chứng, vay nợ quốc tế không ai cho hoặc cho với tiền lời rất cao, kinh tế phá sản vì tập đoàn CSVN chỉ biết tham nhũng và không ai chịu trách nhiệm trước người dân.

Thêm vào đó Trung Cộng bá quyền luôn luôn xâm lăng, chúng ngang nhiên chiếm hai quần đản Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà ngư dân Việt Nam ra khơi đánh cá sợ “tàu Trung Cộng” hơn cả sợ bảo tố, nhưng CS Việt Nam đâu có can thiệp gì được đành cúi mặt cho “tàu lạ” của Trung Cộng giết chết ngư dân Việt Nam.

Sỡ dĩ  dân tộc Việt Nam phải chịu nhục như vậy  vì đảng CSVN bắt dân Việt Nam cúi đầu làm nô lệ, sở dĩ người Việt Nam chịu nhục nhã và thua thiệt như vậy vì đảng CSVN không cho dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ tổ quốc vì sợ đụng tới Trung Cộng sẽ nỗi giận cúp cái ghế độc tài.

Việt Nam phải làm gì để tự cứu? Phải hỏi đảng CSVN có dám để cho dân Việt Nam làm gì hay không? Khi sinh viên Việt Nam đứng lên biểu tình phản đối Trung Cộng lập huyện Tam Sa sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào đảo Hải Nam của chúng thì công an CSVN đàn áp, khi thanh niên Việt Nam đứng dây chống Trung Cộng rước đuốc qua thành phố Sài Gòn rồi ra Hoàng Sa thì CSVN để cho công an Trung Cộng hiện diện tại Sài Gòn để đàn áp thanh niên. v.v. và những nói đụng đến buaxite Tây Nguyên hoặc bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa thì cho phản động vi phạm điều gì gì đó “tuyên truyền lật đổ chế độ”……

Muốn cứu được nước Việt Nam thì dân tộc Việt Nam phải đoàn kết, một tinh thần đoàn kết chỉ có được khi người dân và chính quyền tuy hai mà một như  đầu óc và tay chân…đằng này ai cũng biết rằng Đảng CSVN là tay sai của ngoại bang, đang sống xa lìa dân tộc xem dân tộc như là công cụ, đối xử với nhân dân như kẻ thù. Người dân lại khinh rẻ, coi thường những con người Cộng Sản Việt Nam hôm nay thì sức mạnh của dân tộc bị rệu rã người, lực lượng dân tộc như đống cát rời và đảng CSVN không phải là chất xúc tác để kết hợp đống các ấy rời thành một khối xi măng được!!!

Muốn cứu dân tộc phải có một chế độ tự do dân chủ mới có đủ uy tín và sức mạnh huy động sức mạnh của toàn dân, ngày nào còn chế độ độc tài toàn trị thì dân tộc Việt Nam vẫn bị phân hoá giữa chính quyền và người dân…đảng CSVN nhất định phải giải thể mới cứu được đất nước Việt Nam trước nguy cơ này.

8) Hỏi: Vừa qua Trung Cộng tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Cộng xin quý vị VNQDĐ cho biết ý nghĩa của câu nói đó và sự nguy hiểm của nó như thế nào đối với  nền an ninh của vùng biển Đông và châu Á Thái Bình Dương?

Đáp: Trước đây Trung Cộng dùng từ ngữ “lợi ích cốt lõi” đối với vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương  mục đích là bảo vệ đến cùng khi phương Tây can thiệp vào vấn đề lãnh thổ Trung Cộng. Tháng 4/2010,  đây là lần đầu tiên Trung Cộng tuyên bố “Biển Đông là lợi ích cốt lõi”. Điều này cho thấy Trung Cộng đã hình thành chiến lược tương đối lớn trên vấn đề Biển Đông. Từ ngữ “lợi ích cốt lõi” hàm nghĩa: khi lợi ích này bị xâm phạm thì Trung Cộng sẽ dùng vũ lực để bảo vệ, và rõ ràng là Trung Cộng đã, đang và gần đây có sự chuẩn bị ráo riết về các mặt dư luận trong và ngoài nước, xây dựng hạ tầng cơ sở như các căn cứ hải quân, không quân, xây căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam,  trang bị vũ khí, chuẩn bị tư tưởng để bảo vệ “lợi ích cốt lõi này”.

Biển Đông đối với Trung Cộng mà nói có ba mối quan hệ, một là quan hệ tới vấn đề chủ quyền lãnh thổ, hai là quan hệ đến vấn đề lợi ích kinh tế, ba là quan hệ đến vấn đề chiến lược an ninh quốc gia của Trung Cộng.

Trước tình thế như vậy, các nước ASIAN thấy nguy hiểm cho an ninh của đất nước mình, nhất là Trung Cộng càng ngày càng lấn chiếm bằng cách này hay cách khác, vừa dùng sức mạnh quân sự dưới các hình thức vặt vãnh nhất như “tàu lạ” đến dùng “quyền lực mềm” kinh tế mặc cả, mua chuộc,phá vở hệ thống kinh tế các nước chậm tiến trong khu vực như Việt Nam, Cambodia, Lào, Indonesia, Thái Lan…..

Trước sự nguy cơ đó, một sự vận động ráo riết làm sao Hoa Kỳ phải trở lại biển Đông để cân bằng quyền lực làm cho Trung Cộng bớt hung hăng và có những hành vi mà Hoa kỳ cho là “vô trách nhiệm” của nước lớn và nay Hoa Kỳ đã trở lại như các bạn đã thấy trong những ngày vừa qua.

Sự nguy hiểm có xẩy ra hay không? Còn quá sớm để kết luận, nhưng tình hình biển Đông hiện nay rất căng thẳng, một số quốc gia trong vùng thay đổi hướng kết bạn đồng minh và nền chính trị các nước Đông Nam Châu Á sẽ có nhiều chuyển động đáng kể…đặc biệt CSVN là một nước có nhiều chiều hướng thay đổi trong những ngày tới vì họ không thể nào cứ làm con khỉ đu dây để sống còn như thời Hồ Chí Minh được nữa, cơn lốc chính trị không cho phép đảng CSVN tồn tại.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt