Tình hình chính trị Việt Nam trước sự tranh chấp Trung-Mỹ (phần 1)

Từ khi bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Billary Clinton tuyên bố  Hoa Kỳ có “quyền lợi quốc gia” trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ gíup điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế” … Việt Nam Quốc Dân Đảng đã mở diễn đàn thảo luận trên hệ thống Paltalk toàn cầu với đề tài “Tình hình chính trị Việt Nam trước sự tranh chấp quyền lợi của Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông hiện nay”. Ban Điều Hành website https://www.vietquoc.org sẽ lần lượt đưa lên nội dung buổi hội thảo bằng âm thanh và phần hỏi/đáp…dưới đây là phần 1…

Đề tài thảo luận:


“Tình hình chính trị Việt Nam trước sự tranh chấp quyền lợi của

Hoa Kỳ và Trung Cộng tại biển Đông hiện nay”

 

1) Hỏi: Trong chủ đề buổi hội luận hôm nay xin quý vị (VNQDĐ) cho biết quyền lợi của Trung Cộng trên biển Đông tức là vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa quan trọng như thế nào?

Đáp: Trung Cộng sau gần 30 năm áp dụng sách lược Đặng Tiểu Bình “mèo trắng hay mèo đen hễ mèo nào bắt được chuột là tốt cả” thì kinh tế chuyển từ kinh tế tập trung Cộng Sản theo hướng kinh tế thị trường tự do; từ đó kinh tế tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm đưa Trung Cộng lên vị thế cường quốc kinh tế thứ ba và có thể thay Nhật đứng nhì trên thế giới. Vì nhu cầu kinh tế nên Trung Cộng cần phải tìm nguồn nhiên liệu để phát triển kinh tế và nhiên liệu xăng dầu là nguồn “cốt lõi” của Trung Cộng hiện nay, đi đâu Trung Cộng cũng tìm cách mua xăng dầu, và đầu tư vào việc khai thác xăng dầu…. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có những hai lợi điểm quan trọng đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi thời đại của Trung Cộng:

Một là: Hoàng Sa và Trường Sa có trữ lượng dầu và khí đốt rất lớn, lớn bao nhiêu thì hiện nay chưa ai định lượng được nhưng hầu hết các công ty dầu khí lớn nhỏ của quốc tế đều có mặt trong vùng biển Đông để dò tìm và khai thác dầu khí trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cách đây mấy ngày là một công ty dầu khí của Nam Hàn SK Corp đã tìm một mỏ dầu khí ở Lô Sư Tử Nâu 15-1.
Thứ hai:
Ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa là tuyến đường biển quan trọng từ Ấn Độ Dương, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi qua Thái Bình Dương mà thế giới cho đó là con đường huyết mạch để chuyển vận hàng hóa và đặc biệt dầu lửa từ các mỏ dầu Trung Đông, Nam Mỹ….đến các hải cảng Trung Cộng để cung cấp cho nền kinh tế cho Trung Cộng. Hằng năm 80% tổng số dầu của Trung Cộng phải đi qua tuyến đường huyết mạch này.
Thứ ba:
Bao năm Trung Cộng bị Hoa Kỳ khi đang tham chiến ở Việt Nam, sau khi Hoa kỳ rút đi thì Liên Sô trám vào giữ Cam Ranh đã bao vây Trung Cộng vào trong thềm lục địa không ló đầu ra khỏi Thái Bình Dương mặc dù Trung Cộng có bờ biển tiếp giáp với Thái Bình Dương dài nhất quanh năm với khí hầu ôn hòa nhưng vì Hải Quân yếu kém nên bị bó tay và và nằm chết trên thửa đất cằn cỗi của mình. Ngày nay, kinh tế lớn mạnh thị trường tiêu thụ càng lớn giao thương rộng và nhất nhu cầu Trung Cộng là phải tiến ra biển Đông để bành trướng thế lực ngang tầm với kinh tế phát triển gần 10% mỗi năm.
Thứ 4: Mộng muốn vương lên làm bá chủ cạnh tranh với siêu cường số một Hoa Kỳ cho nên Trung Cộng đã từng bước có kế hoạch thanh toán vùng biển Đông trước mắt chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam làm bàn đạp, mặt khác dùng “quyền lực mềm” để thu tóm các nước Đông Nam Á …với cái bản đồ 9 gạch sau đó biến thành hình “lưỡi bò” và gần đây chính thức đệ trình Công Hàm có kèm theo “bản đồ có hình lưỡi bò” lên Liên Hiệp Quốc để hợp thức hoá rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc nước “Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa” nằm trong hình lưỡi bò đó chiếm 80% diện tích Biển Đông.

Kế hoạch của Trung Cộng là sau khi chiếm biển Đông là chiếm vòng đai số 1, và vòng đai lấn chiếm ra Thái Bình dương nằm ngoài khơi Phi Luật Tân để thách thức với Hoa kỳ là trong tương lai.
Đó là những lý do tại sao Trung Cộng trừng bước âm thầm nhưng quyết liệt chiếm cho bằng được Hoàng Sa và Trường Sa để tiến ra biển Đông.


2) Hỏi:
Xin quý vị VNQDĐ cho biết chiến lược xâm chiếm biển Đông của Trung Cộng đối với Hoàng Sa và Trường Sa vùng biển Đông ra sao?

Đáp: Tham vọng của Trung Cộng trong thế kỷ thứ 21 được trưng dẫn trong tờ Foreign Affaire số ra tháng 6 và 7 năm 2010 thì Trung Cộng muốn vùng ảnh hưởng một vùng rộng lớn chạy từ Trung Á bao gồm các nước trong Liên Bang Sô Viết trước đây nay được trả độc lập, kéo dài theo biên giới Nga Sô hiện nay, vòng xuống Nam Hàn, Đài Loan rồi gồm biển Đông cả Phillipine, Indonesia, Mã Lai Á lên đến Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan – đó nằm trong chiến lược “An Tây, Dựa Bắc, Tranh Đông Nam”

Từ tham vọng ngông cuồng đó, Trung Cộng khởi đầu phải gia tăng tốc độ ngân sách để hiện đại hóa lực lượng quân sự về mọi mặt và nhất là Hải Quân làm chủ biển Đông. Xây cảng tàu ngầm ở đảo Hải Nam thuộc hạm đội Hoa Nam để chiếm và giữ Trường Sa và Hoàng Sa là vùng đầu tiên Trung Cộng phải chiếm đóng để làm chủ tuyến đường biển huyết mạch của thế giới. Vậy thì Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào?

Với luật biển của quốc tế năm 1982, Trung Cộng thấy rằng nếu đem hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra trước quốc tế để xét xử thì Trung Cộng không dính dáng gì đến Hoàng Sa và Trường Sa cả, vì từ bờ biển cực nam của Trung Quốc, tức đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa là gần 270 hải lý, và từ Hải Nam đến Trường Sa gần 750 hải lý. Trong khi luật biển 1982 quy định rằng từ thềm lục địa đến 200 hải lý là vùng có thể khai thác về kinh tế (EEZ-Exclusive Economic Zone). Vậy Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ngoài ảnh hưởng khai thác kinh tế của Trung Cộng và không dính dáng gì đến lãnh thổ lãnh hải của Trung Quốc cả.

Biết đuối lý về mặt pháp lý, Trung Cộng dùng thủ thuật “bác học”, tập trung gần 400 nhà bác học ngày đêm nghiên cứu ròng rã 10 năm rồi đẻ ra một lý thuyết “Lưỡi Rồng (lưỡi bò) Trung Quốc” cho rằng Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Hoa với chu vi “Lưỡi Rồng có đoạn nằm sát bờ biển Việt Nam cách Quảng Ngãi 40 hải lý, cách đảo Natuna của Indonesia 30 hải lý, cách đảo Palawan của Phillipine 25 hải lý như vậy là nó chứa trọn ba mỏ dầu và khí đốt chính: là Vanguard của Việt Nam, Natuna của Indonesia và Reed Bank của Phillipine nằm gọn trong cái “lưỡi bò” ấy.

Tuy vậy, đây chỉ công dã tràn xây cát biển đông, 400 học giả cũng bị thất bại trước luật biển năm 1982. Đại Hán Trung Quốc quay lại chiến thuật tằm ăn dâu với chiến thuật “tiến ba bước, lùi 2 bước” nghĩa là cưỡng chiếm xong rồi hạ giọng hòa hoãn, hoà bình, ổn định, khai thác kinh tế đôi bên lưỡng lợi với cách ứng xử “mềm nắm, rắn buông” chờ thời cơ”. Phương sách này Trung Cộng đã triệt để áp dụng để xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Nhìn lại những mốc thời gian này cho ta thấy một điều: Hễ lúc nào Việt Nam lâm vào thế yếu, thế cô là lúc Đại Hán lợi dụng cơ hội xâm chiếm nước ta, cho dù Đại Hán này Cộng Sản hay không Cộng Sản. Vì thế cha ông ta cho rằng Bắc Phương là kẻ thù truyền kiếp rất nguy hiểm của dân tộc ta. Lịch sử đất nước ta có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thời nào cũng có để đánh bại quân Bắc xâm lược. Chỉ trừ 65 năm qua, từ khi CSVN nắm chính quyền trở nên kẻ tay sai cho Trung Cộng cho nên đất nước của tiền nhân để lại mất phần đất biên giới, vùng biển vịnh Bắc Bộ và cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đây là những mốc thời gian Trung Cộng bành trướng mặt biển trong gần 70 năm qua của tham vọng Đại Hán:

Lần Thứ nhất:

Năm 1945, sau đệ nhị thế chiến, quân Tưởng Giới Thạch có trách nhiệm giải giới quân đội Nhật, thừa lúc Việt Nam đang lúng túng như nước vô chủ nên Trung Hoa đã chiếm các đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Tuyên Đức. Năm sau, tức năm 1946 Trung Hoa lại hành chánh hoá vùng biển Nam Hải thành Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam bằng cách thay tên Hoàng Sa thành Tây Sa và Trường Sa thành Nam Sa. Lúc này Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà của Hồ Chí Minh làm chủ tịch, chẳng bao giờ nói đến việc xâm lấn thô bạo này. Còn Pháp lúc đó đang đối phó với Cộng Sản Việt Minh cho nên việc Tàu Tưởng chiếm Hoàng Sa cũng không lấy gì quan tâm, vì lúc đó Tàu Tưởng đang hợp tác với Pháp.

Lần Thứ Hai:

Năm 1953, lúc Khrushchev lên thay thế Stalin và trở thành Tổng Bí Thư, Khrushchev thay đổi chính sách ngoại giao chung sống hoà bình với tư bản, trong khi Trung Cộng vẫn chính sách giải phóng các dân tộc ra khỏi bọn tư bản bóc lột tiến lên chuyên chính vô sản. Đàn em CSVN đang lâm vào thế bí, sợ chính sách cởi mở của Khrushchev bỏ rơi đàn em, nên CS Việt Nam nghiêng về Tàu Cộng. Lợi dụng viện trợ cho CSVN để bành trướng thế lực đỏ, năm 1958 Chu Ân Lai với tư cách chủ tịch Quốc Vụ Viện Trung Cộng đưa bản đồ chín gạch, tức là bản đồ có lưỡi bò hiện nay (nine dashes) trao cho Cộng Sản Việt Nam, và theo bản đồ này thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng và Việt nam chỉ có 12 hải lý kể từ đất liền. Ngày 14-09-1958, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng với tư cách thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức Cộng Sản Bắc Việt) ký công hàm chấp nhận sự yêu cầu của Chu Ân Lai tức là âm thầm chấp nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Tuy nhiên lúc đó hiệp định Genève chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Quân đội Hoà Kỳ thành đồng minh của Việt Nam Cộng Hoà, hải quân Hoa Kỳ đang trú đóng tại cảng Cam Ranh và bảo vệ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa như là chiến lược biển Đông nhằm cô lập Trung Cộng vào đất liền, cho nên Trung Cộng chỉ chiếm những hòn đảo nằm phía Bắc vĩ tuyền 17 thuộc về Cộng sản Bắc Việt.

Lần thứ ba:

Tháng 1, 1974 lại một thời điểm thuận tiện cho Trung Cộng, lúc đó hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1, 1973. Theo hiệp định này, Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng, đặc biệt Kissinger là kiến trúc sư trong cuộc triệt thoái quân ở Việt Nam, ông là người gốc Do Thái muốn từ bỏ miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt để Hoa Kỳ dồn về Trung Đông lo cho Do Thái sợ Hồi Giáo Trung Đông tấn công. Hơn thế nữa tình hình chính trị Hoa Kỳ rối răm sau việc tổng thống Nixon phải từ chức vì vụ Watergate. Trong tình thế như vậy, Trung Cộng nhắm chắc rằng Mỹ không bao giờ trở lại can thiệp vào Việt Nam cho nên đây là lúc thuận tiện nhất đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19-01-1974 Trung Cộng cho hải quân và thủy quân lục chiến lên các hòn đảo của Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, nhưng cuối cùng vì hải quân Trung Cộng với vũ khí tối tân, với chiến hạm hùng hậu và trong tầm yểm trợ của không quân nên hải quân VNCH phải rút lui. Và quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Cộng từ tháng 1/1974. Lúc này CSBV giữ im lặng và sau này đảng CSVN ấu trĩ bào chữa hành động cướp nước của đàn anh Trung Cộng trên tờ Sài Gòn Giải phóng tháng 5/1976 rằng: “Trung Quốc vĩ đại với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay của ta cũng vậy thôi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này thì Trung Quốc sẵn sàng giao lại”!!!!

Lần Thứ tư

Sau ngày 30-04-1975, ngày miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt, Liên Sô nhảy vào thay Hoa Kỳ ở Cam Ranh, lúc này Việt Nam chỉ còn quần đảo Trường Sa dưới sự bảo trợ của hải quân Liên Sô nên Trung Cộng không dám có hành động nào lấn chiếm các hòn đảo Trường Sa . Vào năm 1988 đợi lúc Liên Sô kiệt quệ về kinh tế, từ bỏ ý đồ bành trướng Cộng Sản, tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan tháng 5 năm1988. Gorbachev tuyên bố không can thiệp vào nội bộ các “nước đồng chí khác”, co cụm trở về lo việc nội bộ. Lợi dụng tình thế này, Trung Cộng lại xua quân chiếm đảo Trường Sa giết chết hơn 80 bộ đội Hải Quân CSVN. Nhưng lúc này Cộng Sản Việt Nam lại im lặng, dấu kín, ém nhẹm sự việc không cho báo chí trong nước và thế giới biết.

Ngoài những hành động bành trướng của Trung Cộng khi thời cơ cho phép, Trung Cộng còn có những hành động của bọn cướp biển “tàu ô” để thử phản ứng của thằng em Cộng Sản Việt Nam ra sao. Như ngày 27-12-2004, nhà Trung Cộng bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam về tội xâm nhập đánh cá bất hợp pháp, mặc dù các ngư phủ này cho rằng họ đang đánh cá trong vùng mà cha ông của họ thường đánh cá trước đây. Hai tuần sau, ngày 8-01-2005, các tàu tuần duyên Trung Quốc bắn xối xả vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến 9 ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng, 7 ngư dân bị thương, và bắt đem đi 8 ngư dân khác và sự việc này được lập đi lập lại đối với ngư dân Quảng Ngãi trong khi nhà cầm quyền CSVN sợ nên cho là “tàu lạ”, Trung Cộng cho tàu võ trang dưới danh hiệu “ngư chính” đi tuần tra trong vùng biển Việt Nam v.v….với mục đích làm cho ngư dân Việt Nam sợ không dám bén mãn và giao biển cho Trung Cộng. Những lần vi phạm này, CSVN chỉ phản ứng chiếu lệ, rồi im bặt…..Trung Cộng thấy nhược điểm này nên cứ thế mà làm tới.

Lần thứ năm:

Đến tháng 12/2007, bất thần Quốc Vụ Viện Trung Cộng thành lập huyện Tam Sa để sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ của họ…và CSVN chỉ phản ứng lấy lệ.

Lần thứ sáu:

Tháng 05/2009 Trung Cộng đệ trình Liên Hiệp Quốc một Công Hàm kèm bản đồ trong đó có “hình lưỡi bò” chiếm 80% diện tích vùng biển Đông Nam Á, đồng thời dùng bản đồ này chống lại bản đồ mà nhà cầm quyền CSVN và Mã Lai cùng nhau trình lên Liên Hiệp Quốc một tháng trước đó. CSVN cũng phản ứng chiếu lệ không có những vận động quốc tế nào cả.

Lần thứ bảy:

Bất thần tuyên bố với các nhân viên cao cấp của Hoa Kỳ cho rằng biển Đông là “lợi ích cốt lõi” tương tự như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương của Trung Cộng . Ý nói trong biển Đông có vùng Hoàng Sa và Trường Sa trong hình “lưỡi bò” và cả tuyến đường hàng hải huyết mạch trên biển Đông. Điều này chẳng khác già hất chân Hoa Kỳ ra khỏi vùng biển huyết mạch này.

Nếu không có phản ứng nào thì việc chiếm biển Đông của Trung Cộng hoàn tất …tuy nhiên không dễ dàng như ý đồ của chúng muốn và lời tuyên bố đó các quan sát viên thế giới cho rằng Trung Cộng đã hung hãn quá đà đẩy Hoa kỳ nhập cuộc biển Đông.


3) Hỏi:
Chủ đề buổi hội luận hôm nay là sự tranh dành quyền lợi của Trung Cộng và Hoa kỳ trên biển Đông, xin quý vị cho biết quyền lợi của Hoa kỳ trên biển Đông như thế nào và trong tình hình Trung Cộng xâm chiến biển Đông Mỹ có cách giải quyết như ra sao?

Đáp: Quyền lợi của Hoa Kỳ vô cùng to lớn và thiết thực trên vùng biển Đông:

Thứ nhất quyền lợi kinh tế: Nếu nhìn đến quyền lợi của Hoa Kỳ thì hãy nhìn những con số mà Mỹ đã buôn bán với Nhật (cường quốc kinh tế thứ hai đã giao dịch với Hoa Kỳ với tổng số 256 tỷ năm 2009) – Với Nam Hàn (cường quốc kinh tế thứ 11 gần 90 tỉ USD năm 2009) và Taiwan (con rồng kinh tế kinh tế gần 50 tỉ USD / 2009) , ngoài ra Hoa Kỳ đều có quân trú đóng phòng thủ ở Nam Hàn, Nhật không phải để ngăn chận Cộng sản mà mục đích ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng…ngoài ra Mỹ còn giao thương với Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Indonesia, Việt Nam mà tổng lượng gộp lại có thể lên đến 30% tổng sản lượng GDP của Hoa kỳ….tất cả những hàng hóa xuất nhập cảng của Hoa Kỳ phải đi qua tuyền đường huyết mạch biển Đông này….nay Trung Cộng tuyên bố rằng “biển Đông là quyền lợi cốt lõi” nghĩa là thuộc chủ quyền của tôi, ai muốn đi qua đây phải xin phép, nếu không tôi tập trận bắn đạn thật trên đó thì cấm quý vị đi ngang qua nếu trúng đạn thì tôi không chịu trách nhiệm vì tôi đang tập trận trong vùng biển của tôi. Điều này chẳng khác gì hất cẳng Hoa Kỳ ra khỏi vùng biển Đông một vùng biển mà từ trước đến nay cho là vùng biển quốc tế và Hạm Đội 7 Hoa kỳ làm nhiệm vụ cảnh sát giữ an ninh cho mọi tàu biển lưu thông an toàn. Như vậy làm sao Hoa Kỳ có thể làm ngơ được trước những lời tuyên bố xấc xược như vậy.

Thứ Hai quyền lợi duy trì vị trí siêu cường: Thông thường kinh tế đi đôi với sức mạnh của mình trên chính trường quốc tế (đặc biệt là đối với các nước có hành động lấy được và vô trách nhiệm như Trung Cộng) , quy luật của quốc tế là quyền lợi quốc gia và sự trao đổi giao thương…Hoa Kỳ đang ở vị trí siêu quyền lực, mặc dù hiện nay kinh tế có gặp khó khăn, nhưng các nhà kinh tế thế giới cho rằng Hoa Kỳ vẩn còn duy trì vị trí siêu cường này trong nhiều thập niên nữa. Từ trước đến nay, tuyến đường huyết mạch biển Đông ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa là tuyến đường tự do đi lại của quốc tế, mọi quốc gia đều có thể dùng tuyến đường này để xử dụng cho quyền lợi kinh tế của mình mà không phải chịu những sự ràn buộc nào. Tuyến đường này do Hạm Đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ giữ an ninh và bảo vệ cho mọi sự di chuyển…nay đột nhiên Trung Cộng xem nó như “lợi ích cốt lõi” thì quả thật muốn xâm phạm đến vị trí siêu cường của Mỹ tại biển Đông.

Thứ ba là các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á yêu cầu: như Thái Lan, Idonesia, Singapore….cho rằng từ 15 năm nay hình như Hoa Kỳ ít chú ý đến vùng Đông Nam Á và Trung Cộng đã lấn lướt một cách thô bạo, yêu cầu Hoa Kỳ trở lại biển Đông để cân bằng quyền lực và duy trì quyền lợi và vị trí của Mỹ trong khu vực này và cố gắng giúp đỡ quốc phòng cho các nước này đoàn kết có khả năng chống trả mọi sự xâm lấn của Trung Cộng trong tương lai. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục làm ngơ chắc chắn rằng cán cân quyền lực của khối Đông Nam Á sẽ nghiêng về Trung Cộng và quyền lợi Hoa kỳ ở đây sẽ bị thay thế bởi đồng Nhân Dân Tệ thay vì Dollars

Thứ 4 những hành động khiêu khích của Trung Cộng càng ngày càng lộ liễu: Khi cho 5 tàu nhỏ áp sát tàu thăm dò đáy biển USNS Impeccable của Mỹ đang hoạt động trên vùng lãnh hải quốc tế là vi phạm trắng trợn luật biển 1982, đó hành động bắt đầu trực diện thách thức với Hoa Kỳ trên biển Đông, đồng thời có những hành động hiếp đáp nước nhỏ trong khu vực bằng cách bắt giữ và bắn giết các tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, rồi tập trung ba Hạm Đội tập trận bắn đạn thật trên vùng đảo Hoàng và Trường Sa, xây căn cứ quân sự trên các đảo ngầm và xây dựng trung tâm du lịch ở các đảo Hoàng và Trường Sa. Đối với Hoa Kỳ, Trung Cộng đã có những lời tuyên bố hung hăng, phi pháp cho rằng biển Đông với bản đồ lưỡi bò chiếm 80% diện tích là “lợi ích cốt lõi” không thể chấp nhận được.

Cách giải quyết của Mỹ trước hiện tình Trung Cộng xâm chiếm biển Đông

Từ lâu, Hoa Kỳ đã nhìn ra vấn đề là Trung Cộng một tay thì bắt chặt để làm ăn, tay kia sửa soạn vũ khí muốn đấu với Hoa Kỳ, nghĩa là về mặt kinh tế thì hòa hoãn làm ăn, nhưng về mặt quân sự thì tăng tốc bành trướng để cạnh tranh ảnh hưởng siêu cường của Hoa Kỳ trước hết là trên biển Đông.
Sau 15 năm Hoa Kỳ lơ là trong khu vực biển Đông nhất là 8 năm dưới thời Tổng Thống Bush đặt nặng vấn đề giao thương với Trung Cộng và lo cuộc chiến khủng bố nên Hoa Kỳ hầu như đứng trung lập. Hơn 1 năm qua bắt đầu từ năm 2009 tại Hoa Kỳ diễn ra cuộc tranh luận trong chính quyền, tại quốc hội và trong giới học giả, đều có hai quan điểm “can dự tích cực” và “tránh can dự” vào công việc Đông Nam Á và biển Đông. Chủ yếu của những cuộc tranh luận này là chính sách của Mỹ đối với Trung Cộng, trong đó Mỹ phải có đối sách thế nào trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Cộng đang thách thức vai trò của Mỹ tại khu vực mà cả hai nước lớn đều tuyên bố có những mối liên hệ truyền thống. Chính quyền Bush ít can dự, thiếu chính sách rõ rệt, tiền hậu bất nhất đối với vấn đề biển Đông, chỉ nhấn mạnh mối quan tâm về tự do hàng hải.

Được đằng chân thì Trung Cộng lấn lên đằng đầu tháng 03/2009 nhân lúc Obama mới lên nhậm chức vài tháng còn lo bao nhiêu vấn đề khó khăn nội bộ về kinh tế và đạo luật Health Care, Trung Cộng cho 5 thuyền nhỏ bao vây tàu nghiên cứu hải quân Mỹ Impeccable đang hoạt động trên hải phận quốc tế gần biển Đông. Trung Cộng nhiều lần đòi Mỹ ngừng hoạt động trong vùng mà họ khẳng định thuộc quyền Trung Quốc, ngừng việc trinh sát các hoạt động của hải quân Trung Cộng tại quân cảng Tam Á (Hải Nam), nơi hạm đội tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc thường xuyên ra vào. Từ cuối tháng 4 năm 2010, Trung Cộng bắt đầu cho rằng biển Đông là “lợi ích cốt lõi” bên cạnh Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng. Ở đó Trung Cộng đưa cái hình lưỡi bò đòi hỏi 80% biển Đông là của họ.

Nếu Mỹ chấp nhận “lợi ích cốt lõi” và cái hình “luỡi bò” này sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ bị đẩy ra khỏi vùng biển Đông Nam Á.

Lúc này đã đến lúc “giọt nước tràn ly”, quan điểm “dính líu tích cực” tại Washington xem ra đã hoàn toàn thắng thế trong giới hoạch định chính sách Mỹ. Chính sách mới ra đời dưới thời Obama: Giới chính trị, kinh tế, ngoại giao tiếp tục quan hệ giao thương lưỡng lợi Mỹ-Trung; giới quân sự nỗ lực tái cân bằng lực lượng và kiềm chế, dù điều này có trả giá bằng sự căng thẳng trong quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước lớn nhưng anh ninh và duy trì vị trí siêu cường là quan trọng.

Hàng loạt tuyên bố chính sách của giới lãnh đạo quân sự Mỹ thể hiện những điều chỉnh quan trọng trong lập trường của chính phủ Mỹ về biển Đông từ Bộ trưởng quốc phòng, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, Tư lệnh hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, cho đến các hạm trưởng Mỹ ghé thăm khu vực, liên tiếp khẳng định Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, có các mối liên hệ lâu đời đối với châu Á và sẽ tiếp tục là một cường quốc ở khu vực. Dồn dập những lời tuyên bố và hành động liên tục chứng tỏ cho Trung Cộng phải lùi bước và không nên dỡ trò “ba bước tiến, hai bước lùi” như trước đây nữa…phải tỏ ra là một nước lờn có trách nhiệm.
Tháng 5/2010 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert Gates tuyên bố trong một buổi họp an ninh khu vực tại Singapore rằng: Mỹ “phản đối” việc sử dụng vũ lực và “chống lại” việc cản trở các công ty Mỹ cũng như các nước khác hoạt động chính đáng tại vùng biển này. Lần đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đến quyền của các quốc gia trong vùng biển này được phát triển kinh tế mà không bị ngăn cản, đồng thời khẳng định Mỹ cũng có những quyền lợi kinh tế ở vùng này. Trong một sự kiện khác, Đô đốc Partick Walsh, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, trả lời phỏng vấn của báo Asahi Shimbun ngày 18/6, bày tỏ quan ngại về thái độ của Trung Quốc tại biển Đông và nhận xét rằng chỉ riêng năm 2009, Trung Quốc đã bắt 433 ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên vùng biển Đông.

Còn bà ngoại trưởng Hillary Clinton ngày 23/07 vừa qua tại Hà Nội trước diễn đàn Hội Nghị các bộ trưởng ngoại giao các nước Đông Nam Á tại Hà Nội 22/07/2010 đã khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ giúp điều phối các thương lượng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Trước đó bà đã phát biểu tại cuộc họp các ngoại trưởng nói trên là vấn đề tranh chấp trong khu vực biển chiến lược này là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” (leading diplomatic priority). Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một vấn đề “an ninh mấu chốt cho khu vực” (pivotal to regional security).

Lời tuyên bố của Bà Clinton lập tức được 11 hội viên các nước trong trong khối Đông Nam Á nhiệt liệt ủng hộ làm cho bộ trưởng ngoại giao của Trung Cộng Dương Khiết Trì tức giận bỏ phòng họp đi ra một giờ trở lại đọc diễn văn nhục mạ Việt Nam!!!!

Trong bài diễn văn của bà Clinton có một câu rất quan trọng là “Chủ đề trong năm nay của chúng ta là: chuyển từ Cái Nhìn sang Hành Động” ( The theme of this year’s ministerial was: Turning Vision into Action.)

Và những hành động đó là gì? Cho tàu tập trận chung với Nam Hàn lớn nhất chưa từng có trong lịch sử, cho Hải Quan của kẻ cựu thù là CSVN ra thăm siêu hàng không mẫu hạm USS Washington đậu ngoài khơi Việt Nam, cho Khu Trục Hạm John McCain vào cập bến Đà Nẵng và có những cuộc tập dượt chung rút kinh nghiệm ….. tất cả đó làm cho Trung Cộng giận run người và phản ứng rằng việc làm đó của Mỹ và Việt Nam là khiêu khích Trung Cộng và làm tình hình biển Đông thêm căng thẳng.

Rất nhiều sự việc, nhiều bài bình luận trong những tuần qua, chúng ta biết chắc rằng Hoa kỳ trở lại Biển Đông một cách tích cực, biến cựu thù Việt Nam thành bạn…CSVN bây giờ có Mỹ đứng sau lưng và Mỹ đang đứng với một kẻ xanh vỏ đỏ lòng và Mỹ cũng đang chăn gối với kẻ thù.

4) Hỏi: Hiện nay vùng Hoàng Sa và Trường Sa la nơi tranh chấp của Việt Nam, Đài Loan, Trung Cộng, Mã Lai, Phillipine như vậy thì phải theo hiệp ước nào là căn bản để giải quyết những tranh chấp này? Và xin quý vị cho biết những điều căn bản về hiệp ước đó.

Đáp: Vùng Hoàng Sa là của Việt Nam bị Trung Cộng cưỡng chiếm và xây dựng sân bay và đóng quân trên đó, chúng ta thường nhắc đến các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã tử chiến tháng 1/1974 là để bảo vệ Hoàng Sa.

Phần tranh chấp hiện nay của các nước Mã Lai, Phi Luật Tân, Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam là Trường Sa, trong đó Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam thì đòi toàn phần quần đảo Trường Sa còn Phillipine và Mã Lai thì đòi một phần của các bãi đá ngầm trên đó…thực chất là Trung Cộng dùng chính sách xâm lược càng ngày càng lộ ra là kiểm soát vùng biển Hoàng và Trường Sa bằng cái bản đồ hình “lưỡi Bò” .

Hiệp ước căn bản để giải quyết là Công Ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc gọi là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (Uniited Nations Convention on Law of the Sea – UNCLOS), đối với một quốc gia và chủ quyền của hòn đảo – theo Công Ước Luật Biển 1982 thì: “Mỗi một quốc gia được phép thiết lập vùng lãnh hải 12 hải lý (1 hải lý = 1.85 km) và một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ = Exclusive Economic Zone) rộng 200 hải lý (370 km)”

Thứ hai là tháng 11/2002, Trung Cộng và các nước tranh chấp thuộc khối ASEAN đã cùng nhau ký kết một Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên biển Đông (DOC), theo đó các bên đồng ý giải quyết các tranh chấp ở vùng biển Đông một cách hòa bình và không tranh chấp bằng võ lực, nhưng sự việc không xẩy ra như vậy mà Trung Cộng càng ngày càng dùng những hành động có tính cách quân sự để làm chủ vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa như cho tàu Ngư Chính tuần tra trong vùng lưỡi bò, bắt ngư phủ Việt Nam, đâm thủng tàu đánh cá người Việt đồng thời có những hành động xâm lăng rất trắng trợn cưỡng chiếm vùng biển không thuộc về Trung Cộng. Và gần đây vào tháng 4/2010 Trung Cộng tuyên bố biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa là “quyền lợi cốt lõi” như Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan.

(Xin bấm con chuột vào đây – đọc tiếp phần 2)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt