Những tin đặc biệt Thủ Tướng Anh từ chức, cựu Thủ Tướng Nhật bị ám sát…

1) Thủ Tướng Boris Johnson của Anh từ chức

Thủ Tướng Anh Boris Johnson từ chức

Sau khi nhiều thành viên nội các nước Anh từ chức để phản đối thủ tướng Boris Johnson, thì Thủ Tướng Anh Boris Johnson bắt đầu từ chức với bài phát biểu thoải mái, mở đầu bằng một câu xin chào thân thiện trái ngược với suy nghĩ của mọi người là Boris Johnson sẽ phát biểu trong tư thế bực dọc.

”  Ông tuyến bố là Đảng Bảo Thủ của ông trong nghị viện cần phải có một nhà lãnh đạo mới của đảng và một thủ tướng mới”,  ông cho biết sự việc này sẽ xảy ra trong những ngày tới rất gần.

Trong bài phát biểu từ chức, Thủ Tướng Boris Johnson cũng tự hào vì đã thành công một số công việc từ khi ông lên nắm quyền năm 2019 đến nay: thực hiện Brexit đưa nước Anh khỏi Liên Minh Châu Âu (EU), phát triển vaccine chống đại dịch virus Vũ Hán nhanh nhất ở châu Âu, chấm dứt các lệnh phong tỏa chống dịch sớm nhất khu vực, và dẫn đầu các nỗ lực ủng hộ Ukraine chống xâm lăng của Nga.

Việc ông Boris Johnson từ chức thủ tướng làm cho TT Ukraine Zelensky buồn không ít, mà Putin lại vui như cờ mở hội, vì ông Johnson thường nói vào tim đen của Putin. Với Ukraine, ông Johnson rất năng nổ luôn luôn đi đầu hô hào ủng hộ hết mình cho Ukraine chống Nga – có thể nói không một lãnh đạo nào của khối NATO ủng hộ Ukraine bằng ông Boris Johnson – xin chia buồn cùng TT Zelensky.

Mặc dù trong lời từ chức khi nhắc đến cuộc chiến Ukraine ông đã tuyên bố ”  Vương quốc Anh sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến giành tự do của các vị cho đến chừng nào các vị còn cần”  – Nhưng có ai biết, vị Thủ Tướng kế tiếp ở nước Anh có hành động được như Boris Johnson hay không?

Theo Hãng thông tấn AFP, mặc dù tuyên bố từ chức nhưng ông Johnson sẽ tiếp tục ngồi ghế thủ tướng cho đến khi Đảng Bảo Thủ có lãnh đạo mới. 

2) Cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị ám sát chết

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe bị ám sát (hình chừng 10 giờ trước khi ông mất)

Cựu Thủ tướng Abe, 67 tuổi, là thủ tướng lâu nhất của Nhật Bản. Ông đắc cử Thủ Tướng Nhật lần đầu năm 2006 và nắm quyền trong 1 năm rồi từ chức vì lý do sức khỏe. Năm 2012, ông tiếp tục tranh cử và trở thành Thủ Tướng cho đến tháng 8/2020 thì từ chức cũng vì lý do sức khỏe.
Tin mới nhất, chính thức từ đài NHK của Nhật: ”  Theo một giới chức cấp cao của Đảng Dân chủ tự do (LDP), cựu thủ tướng Shinzo Abe đã qua đời lúc 17:03 (giờ Nhật) ngày 8 tháng 7 tại một bệnh viện ở thành phố Kashihara, tỉnh Nara”. Trong cuộc họp báo chiều 8 tháng 7, các bác sĩ cấp cứu cho cựu Thủ Tướng Abe tại Đại Học Y Khoa Nara đã xác nhận viên đạn bắn ông Abe chạm tới tim. Bác sĩ xin lỗi không thể cứu sống cựu Thủ Tướng được, ông đã chết vì máu ra quá nhiều.

Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật được xem là nhà lãnh đạo xuất sắc, đã lèo lái nước Nhật từ chiến thắng này sang chiến thắng khác, ông cũng là một nhân vật chính trị lẫy lừng trên chính trường quốc tế. Khi tin ông mất, hầu hết các nhà các lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều gửi lời chia buồn và tỏ ra thương tiếc một tài năng đã khuất. Tưởng cũng nên nhắc lại, ông là kiến trúc sư của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở trước khi khi TT Trump tuyên bố tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017.

Sát thủ Yamagami Tetsuya ám sát cựu thủ tướng Abe bị an ninh bắt tại hiện trường

Tội phạm ám sát cựu thủ tướng Shinzo Abe tên là Yamagami Tetsuya (41 tuổi), từng là một cựu quân nhân trong Quân Đội Phòng Vệ Nhật Bản – Đã dùng khẩu súng tự chế, bắn ông Abe 2 phát từ sau lưng bắn tới trong khi ông Abe đang diễn thuyết vận động trước quần chúng để ủng hộ cho một ứng cử viên trong Đảng LDP của ông chạy đua vào Thượng Viện Nhật Bản ngày 10/07 tới. Sát thủ Yamagami Tetsuya đã bị bắt tại chỗ, và theo lời khai ban đầu thì Tetsuya cho biết không hài lòng với cựu thủ tướng Abe và có ý định giết ông ấy, nhưng sát thủ cũng nói rằng không có ác cảm và chống lại niềm tin chính trị của cựu thủ tướng Shinzo Abe.

Trưa ngày 8 tháng 7, đương kim Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã phát biểu rằng vụ nổ súng ám sát Thủ Tướng Shinzo Abe là “hành động không thể tha thứ”.

3) Ngoại trưởng Nga thăm Việt Nam

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) và ngoại trưởng CSVN Bùi Thanh Sơn (Phải)

Thông tin báo chí lề Đảng trong nước đưa tin Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đến Việt Nam thăm viếng hai ngày 5-7 tháng 7 năm 2022. Sự thật Lavrov đã đến Hà Nội tối ngày 4 tháng 7.
Cũng theo các báo lề Đảng trong nước đưa tin, ông Sergey Lavrov đến theo lời mời của Bộ Trưởng Ngoại Giao nhà nước CHXHCNVN Bùi Thanh Sơn đến tham dự kỷ niệm 10 năm thiết lập Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Nga-Việt. Hiện nay nhà nước Việt Nam có ba nước Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện là Trung Cộng, Nga và Ấn Độ.

Tại Việt nam có nhiều nguồn tin nói Sergey Lavrov đến Việt Nam đòi nhà nước VN trả những món nợ mua vũ khí chưa thanh toán hết, nay Nga cần tiền để tiến hành cuộc chiến Ukraine nên yêu cầu Việt Nam trả nợ. Thứ hai cố lôi kéo Việt Nam chính thức ủng hộ cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine hiện nay.

Sergey Lavrov gặp các thủ lãnh ngành ngoại giao (Bùi Thanh Sơn, Bộ Trưởng), nhà nước (Phạm Minh Chính – Thủ Tướng) và Đảng CSVN (Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư) đủ nói lên chóp bu Hà Nội đều đón tiếp Sergey Lavrov, qua những phát biểu khi gặp gỡ được báo chí đưa lên thì “ngục tù tư tưởng” thời chiến tranh lạnh vẫn còn đậm đà giữa Hà Nội-Kremlin. Mặc dù bên ngoài không dám tuyên bố ủng hộ Nga xâm lăng Ukraine vì sợ tây Phương trừng phạt và Việt Nam đã từng ủng hộ cho Ukraine nửa triệu USD trước đây, do đó các thủ lãnh Hà Nội không lên tiếng ca tụng Nga xâm lăng Ukraine là điều dễ hiểu. Tuy nhiên qua cung cách đón tiếp Sergey Lavrov tại Hà nội cho chúng ta hiểu rằng Việt Nam đang âm thầm ủng hộ Nga như Trung Cộng đang làm.

4) Hội Nghị G20 tại Bali Indonesia

Hội Nghị Thượng Đỉnh cấp ngoại trưởng của G20 tại Bali, Indonesia

Hôm nay ngày 8 tháng 7, 20 nước có nền kinh tế giàu nhất (từ 1-20) gọi là G20 họp Hội Nghị Thượng Đỉnh cấp bộ trưởng ngoại giao tại thành phố Bali, Indonesia. Trong 20 nước đó có Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergey Lavrov và Trung Cộng Vương Nghị. Dĩ nhiên các nước khối G7 đều có 7 Bộ Trưởng Ngoại Giao đến Bali tham dự như Ông Antony Blinken của Mỹ, Bà Annalena Bareback của Đức, Bà Catherine Colonna của Pháp, Bà Mélanie Joly của Canada, Bà Liz Truss của Anh, Ông Hayashi Yoshimasa của Nhật và Ông Luigi di Maio của Ý. Trong G7 có 4 bà bộ trưởng trưởng ngoại giao so với 3 ông – thời buổi phái nữ lên ngôi!

Như thường lệ, tối hôm qua tại thành phố Bali, trước khi vào Hội Nghị Thượng Đỉnh nước chủ nhà mời 20 ngoại trưởng dùng tiệc bữa tối (diner) chung do bà bộ trưởng ngoại giao Indonesia Retno Marsudi,  tiếp đãi.

Đặc biệt trong bữa tiệc này không ai nói chuyện với ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cả, các bộ trưởng các nước đều bắt tay chuyện trò thân mật với nhau, riêng Bộ Trưởng Nga không ai mặn mà nói chuyện. Điều này ngoại trưởng Blinken đã tuyên bố trước khi đến Indonesia rằng “ông sẽ không nói chuyện với Sergey Lavrov vì không có gì để nói”. Lavrov bị cô lập trên bàn tiệc tối của G20. Thấy “nhục nhã” ông bước ra ngoài thì báo chí vây quanh hỏi Lavrov, ông đáp trả “tôi cũng không có gì nói với các nước tây Phương khi họ ủng hộ Ukraine” – một phóng viên đề nghị “Mỹ và nga nên nói chuyện với nhau để chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine” – Lavrov trả lời Mỹ không chịu nói chuyện với tôi (!)

Ngay bà ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng phát biểu đề nghị Nga chấm dứt chiến tranh để thế giới không lâm vào cảnh bần cùng, đói khổ nhất là các nước nghèo, kém phát triển.

Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 cấp bộ trưởng ngoại giao hiện nay trong tư thế đối đầu chứ không hợp tác để giải quyết những khủng hoảng lương thực của thế giới phần lớn do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra. Cùng với những khủng hoảng khác hiện nay trên thế giới đang đối diện.

Bộ trưởng Blinken có gặp bộ trưởng Trung Cộng Vương Nghị cũng chỉ gửi lời cảnh báo không nên ủng hộ Nga để bị trừng phạt kinh tế.

Ngoài ra Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 cấp bộ trưởng ngoại giao chắc sẽ không đem lại kết quả nào cho thế giới cả. Tưởng nên nhắc các nước khối G20 chiếm 80% GDP thế giới.

Vào tháng 11 năm nay Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 cao nhất, Tổng Thống G20 sẽ lại gặp nhau ở Indonesia – trong tình trạng nhiều nước lên tiếng tẩy chay Putin không được đến tham dự.

Quan điểm: 

Lào đi theo vết xe đổ của Sri Lanka

Vị trí nước Lào ở Đông Nam châu Á

Đất nước nhỏ bé, không có mặt tiếp giáp với biển, dân số 7.5 triệu đã được mời tới Washington dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN đặc biệt với Tổng Thống vào đầu tháng 5/2022. Thủ Tướng Lào Phankham Viphavanh, đã tham dự cuộc họp và có những bức ảnh chụp chung với TT Biden. Vài tuần sau, Nữ Thứ Trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã đến thăm Lào. Với thành tích nhân quyền tồi tệ của chính phủ Lào qua nhiều năm thân thiết răng môi với Trung Cộng.

Việc đến Washington DC dự phiên họp đặc biệt tiếp theo việc tiếp thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ như ngọn lửa bùng lên cho dân Lào, nhưng nhanh chóng chợt tắt nhường chỗ cho đám mây đen u ám vần vũ đất nước này vì đâu?

Số là vào ngày 15 tháng 6, vừa qua cơ quan xếp hạng Moody’s đã hạ cấp xếp hạng nợ có chủ quyền của Lào này thành một “đống rác to lớn” — đưa Lào ngang cùng với Angola, Cuba và Nga. Moody’s đánh giá rằng khả năng vỡ nợ của Lào sẽ “ở mức độ rất cao do quản trị đất nước rất yếu kém, gánh nợ như núi ở Trung Cộng (bẫy nợ), Lào không đủ khả năng trả khi đến hạn”.

Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) nói rằng Lào hiện chỉ có trong tay 1.3 tỷ USD dự trữ; Tuy nhiên, nợ công của nó đã lên tới 14.5 tỷ USD vào năm ngoái. Và cũng như những nơi khác trên thế giới, lạm phát đang tăng vọt, đặc biệt là chi phí thực phẩm và nhiên liệu. Nhưng vì Lào có quá ít dự trữ ngoại hối, nước này đang phải vô cùng khó khăn để nhập khẩu đủ số hàng hóa cần thiết quan trọng này. Và cuối cùng Lào trở thành quốc gia châu Á đầu tiên trong nhiều thập niên bị vỡ nợ.

Trong khi Sri Lanka có nhiều chủ nợ gồm Trung Cộng, Nhật Bản và World Bank thì Lào chỉ có ông bẫy nợ Trung Cộng. Tuy nhiên, Trung Cộng trong suốt đại dịch virus Vũ Hán đã miễn cưỡng cung cấp nhỏ giọt cho các con nợ của mình. Nếu Trung Cộng thực hiện cách tiếp cận như vậy với Lào, thì phe phái thân Tây Phương trong chính phủ Lào có thế hơn để cầu cạnh sự hỗ trợ của Washington hoặc Brussels. Một số giới chức Lào dường như đã nhận ra rằng việc phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Cộng là nguy hiểm cho đất nước – đó là lý do tại sao các doanh nhân Lào đang tìm cách giao thương với Nam Hàn, và đó có thể là lý do tại sao Lào sẽ sớm tiếp nhận một nhóm thương gia hàng đầu của Mỹ.

Nhưng Lào dường như không thể bắt kịp.

Vào giữa tháng 6/2022, Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản để củng cố giá trị đồng USD dẫn đến làm suy yếu ngoại tệ – Trong đó bao gồm đồng Kíp của Lào. Nâng giá một USD có giá trị hơn 15,000 Kíp; một năm trước đây, một USD chỉ trị giá khoảng 9,270 Kíp. Cho thấy đồng tiền của Lào đã mất giá gần 40% kể từ tháng 7/2021,  khiến hàng nhập khẩu – vốn đã đắt đỏ trước cuộc chiến ở Ukraine, nay còn đắt hơn. Sự kiện này đẩy lạm phát ở Lào trầm trọng hơn.

Mối nguy kinh tế này đang bắt đầu lan tỏa khắp nước Lào; thực tế là rất nhiều người không thể mua được hàng hóa cơ bản để sống là một sự kiện không dễ dàng giải quyết của bất cứ quốc gia nào. Trong khi đó, thực tế là nhiều người dân Lào đăng công khai trên Facebook với những yêu cầu như “Nếu chính phủ không thể quản trị nền kinh tế, hãy ra đi!”. Đây không phải là chuyện nhỏ ở Lào, nơi mà chính phủ của họ gặp phải sự đàn áp của phe đối lập chính trị, đã được truyền thông xã hội ầm ĩ hô vang về việc xuống đường.

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền, do Tổng thống Thongloun Sisoulith lãnh đạo, đã kiểm soát đất nước từ những năm 1970. Đảng rất khó có khả năng đối diện với một cuộc lật đổ, do nắm quyền lực mạnh mẽ và gần như thiếu hoàn toàn các lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, chính phủ đã cố gắng làm hài lòng quần chúng bằng cách tổ chức lại nội các, cách chức thống đốc ngân hàng trung ương. Nhưng những hành động này cũng không đủ, nhiều hy sinh chính trị hơn nữa dường như không thể tránh khỏi.

Có thể chỉ hai tháng kể từ khi Phankham Viphavanh nói chuyện với Joe Biden tại Nhà Trắng, nhưng thủ tướng Lào có thể sớm thấy mình gặp rắc rối – và ở bên ngoài hội trường quyền lực của Viêng Chăn, đang nhìn vào.

Những ai phụ thuộc vào Trung Cộng sớm muộn gì cũng lao vào cảnh tuyệt vọng, từ Sri Lanka lâm vào bẫy nợ phải thế chân hải cảng và phần đất lục địa cho Bắc Kinh 99 năm. Nay đến Lào từ một đường xe lửa cao tốc xây trên đất Lào do Trung Cộng cho vay nợ nay đang đứng trước khủng hoảng trầm trọng. Tất cả đều do bẫy nợ của Trung Cộng trên tuyến “vành đai con đường” – như mọi người đã nói “Vành đai, con đường nổi lên, bao nhiêu quốc gia chìm xuống”

Ngày 8/07/2022
Lê Hoành Sơn – Admin https://vietquoc.corg

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt