Nhìn Lào phá sản vì liên doanh với Trung Cộng – Khi nào đến Việt Nam?

Tuyến đường sắt cao tốc Trung Cộng xây ở Lào – Từ thị trấn Boten đến Thủ Đô Viêng Chăn – phía Trung Cộng từ Boten đến Côn Minh (hình World Bank)

Với hy vọng mở rộng xuất cảng và thu hút khách du lịch, Lào đã xây dựng liên doanh Đường sắt Lào-Trung với Trung Cộng, thị trường xuất cảng và là nước hợp tác kinh tế thương mại quan trọng nhất của Lào.

Tiến trình xây dựng kéo dài 5 năm và tuyến đường sắt đã chính thức khai trương vào cuối năm 2021. Nhưng do nền kinh tế Trung Cộng hiện đang suy thoái, Lào thấy mình ở một vị trí có thể phải trả nợ từ việc xây dựng đường sắt bằng tài nguyên thiên nhiên của nước Lào.

Bản cập nhật kinh tế Trung Cộng tháng Sáu của World Bank báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Cộng sẽ chậm lại còn 4.3% trong năm 2022, có nghĩa là nhu cầu nhập cảng của Trung Cộng giảm, một đòn giáng thêm vào tình hình kinh tế mong manh của Lào.

Vào tháng Tư năm 2022, World Bank báo cáo lạm phát của Lào đã tăng từ dưới 2% trong tháng 02/2021 lên 9.9% trong tháng Tư năm nay. Đây là mức cao nhất trong hơn mười năm qua và đã đe dọa đáng kể đến mức sống của dân Lào, đặc biệt là đối với các gia đình có thu nhập thấp.

Mức nợ công của Lào cũng đã tăng lên đáng kể kể từ năm 2019. Ước tính sơ bộ của World Bank cho thấy tổng nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh (PPG) đã tăng từ 68% GDP (12.5 tỷ USD) vào năm 2019 lên 88% GDP (14.5 tỷ USD) vào năm 2021. Phần lớn nợ công là từ chủ nợ Trung Cộng.

Lào phải trả trung bình 1.3 tỷ USD nợ nước ngoài hàng năm từ 2022-2025, bằng một nửa thu nội địa dự kiến ​​của nước này. Nhưng dự trữ ngoại hối của Lào chỉ là 1.3 tỷ USD tính đến tháng 12/2021.

Sử dụng vốn vay

Trong những năm gần đây, Lào đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng bằng vốn đi vay, phần lớn đến từ vốn tài trợ “Một Vành đai, Một Con đường” của Trung Cộng. Tuyến đường sắt Lào-Trung dài 418 km là một.

Tuyến đường sắt Lào-Trung kéo dài từ thị trấn biên giới phía bắc Boten đến thủ đô Viêng Chăn. Hơn 60% đừng sắt này là cầu và hầm. Đường sắt có tốc độ vận hành thiết kế là 160 km/giờ. Trị giá tổng cộng gần 40 tỷ NDT (tương đương 5.9 tỷ USD) được chia theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu 7/3 giữa Trung Cộng và Lào.

Có nhiều công ty Trung Cộng tham gia vào dự án này, từ việc xây dựng, giám sát, kiểm soát của bên thứ ba đến cung cấp đầu máy và toa xe. Các công ty bao gồm Đường sắt Trung Cộng (CREC), Xây Dựng Điện Lực Trung Cộng (Power China), Giám Sát Xây dựng Kỹ thuật Tân Á Thái Thiên Tân, Viện Nghiên Cứu Đường Sắt Tây Nam Trung Cộng, Đầu Máy và Toa Xe Thanh Đảo Tứ Phương CRRC, CRRC Đại Liên.

Bức ảnh được chụp ngày 08/02/2020: cho thấy một phần của tuyến đường sắt đầu tiên nối Trung Cộng với Lào, một phần quan trọng trong dự án ‘Vành đai và Con đường’ của Bắc Kinh qua sông Mekong, ở Luang Prabang. (Ảnh: Aidan Jones/AFP qua Getty Images)

Tuyến đường sắt Lào-Trung sử dụng vật liệu của Trung Cộng, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Cộng, nó kết nối với một tuyến đường sắt khác dài 595 km tại Trung Cộng đi thủ phủ Côn Minh tỉnh Vân Nam, một bước gần hơn với một số trung tâm tài chính ở Trung Cộng.

Tuyến đường sắt Lào-Trung chỉ là bước đầu tiên trong dự án Đường Sắt Xuyên Á của Trung Cộng  nó có kế hoạch kéo dài đến Thái Lan, Bán đảo Mã Lai, và Singapore…

Rõ ràng là Trung Cộng có thể hưởng lợi lớn từ dự án này, và đối với Trung Cộng, với 70% cổ phần của họ trong dự án, họ có thể kiểm soát hoạt động và tiền thu được của Tuyến đường sắt Lào-Trung cũng như khai triển tham vọng địa chính trị của họ.

Trên thực tế, để thực hiện kế hoạch đường sắt này, Trung Cộng không chỉ đề nghị cung cấp một khoản vay cho Lào mà còn làm như vậy với thời gian ân hạn năm năm, Lào không cần bắt đầu trả khoản vay cho đến khi việc xây dựng hoàn thành.

Theo thỏa thuận, Lào sẽ đóng góp gần 2 tỷ USD vào dự án đường sắt Lào-Trung và 30% vốn ban đầu của dự án cho Trung Cộng. Theo một bài báo trên The News Lens hôm 01/12/2021, hai thành phần này gần như được chi trả hoàn toàn bởi một khoản vay do Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng Trung Cộng (Exim Bank of China) cung cấp cho Lào.

Tuy nhiên, Trung Cộng yêu cầu nếu Lào không có khả năng trả nợ thì phải trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên. Bộ Trưởng Năng Lượng nói thêm rằng 5 triệu tấn tài nguyên khoáng sản của Lào có thể được sử dụng để trả nợ cho Trung Cộng.

Tình hình kinh tế của Lào hiện đang rất tồi tệ bên bờ phá sản, và việc Trung Cộng phong tỏa các khu kinh tế trọng điểm, chẳng hạn như Thượng Hải, từ tháng Ba đến tháng Năm năm nay, đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng dự kiến ​​sẽ giảm

Báo cáo của World Bank cho biết ngay cả khi có các biện pháp kích thích kinh tế, lĩnh vực bất động sản của Trung Cộng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi việc các công ty bất động sản tại Trung Cộng giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong ngắn hạn.

Giảm lượng khí thải carbon công nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của các công ty Trung Cộng, và các biện pháp “Zero COVID” đã làm suy yếu lĩnh vực cung cấp hàng hóa. Đồng thời, Trung Cộng phải đối diện với tác động tiêu cực của lực lượng lao động suy giảm, lợi nhuận trên vốn (ROC) thấp hơn, nền kinh tế bị bóp méo, và dân số già.

Trung Cộng là nguồn xuất cảng lớn nhất của Lào. Từ năm 2020 đến năm 2021, xuất cảng của Lào sang Trung Cộng tăng từ 2 tỷ USD lên 2.6 tỷ USD. Các mặt hàng xuất cảng chính sang Trung Cộng bao gồm tinh quặng đồng và các khoáng sản kim loại khác, bột giấy, bìa cứng, cao su, trái cây, các loại hạt, gạo, ngô, và các loại ngũ cốc.

World Bank dự báo kinh tế Trung Cộng suy thoái sẽ có tác động nhất định đến xuất cảng và sản xuất ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương (EAP), trong đó có Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Hơn nữa, tác động của cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát toàn cầu gia tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong khu vực EAP xuống 5% vào năm 2022 từ mức 7.2% của năm ngoái.

Suy thoái kinh tế và nguồn lợi xuất cảng giảm làm gia tăng rủi ro Lào bị vỡ nợ. Trước đây, Lào đã trả một số khoản nợ bằng tài nguyên thiên nhiên cho Trung Cộng.

Lào được ban tặng về tài nguyên nước và từ lâu đã muốn chuyên môn hóa thủy điện và đã đang xây dựng nhiều đập trên sông Mekong. Nhưng điều này đi kèm với cái giá phải trả là những khoản nợ khổng lồ, bao gồm cả từ sáng kiến ​​“Một Vành đai, Một Con đường”.

Đập thủy điện Nam Theun 2 ở cao nguyên Nakai của Lào. (Ảnh: Hoàng Đình Nam/AFP – 28/06/2007 Getty Images)

Theo World Bank, lĩnh vực năng lượng của Lào — do Electricité du Laos điều hành — chiếm hơn 30% tổng nợ PPG của nước này vào năm 2021. Và do công ty này không có khả năng trả nợ, chính phủ Lào đã sử dụng hình thức nợ đổi cổ phần để trao quyền kiểm soát lưới điện của đất nước cho một công ty Trung Cộng.

Tháng 09/2020, Electricité du Laos đã chuyển nhượng phần lớn cổ phần cho Công ty Lưới Điện Phương Nam Trung Cộng. Hai bên đã ký thỏa thuận nhượng quyền trong 25 năm cho phép Công ty Lưới Điện Phương Nam Trung Cộng xây dựng và kiểm soát hệ thống lưới điện của Lào, bao gồm cả việc xuất cảng điện sang các nước láng giềng.

Việc Trung Cộng yêu cầu các nước trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên của mình cũng đã xảy ra ở các nước khác như Sri Lanka.

Sri Lanka đã buộc phải ký hợp đồng cho thuê 99 năm hồi tháng 12/2017, bàn giao tài sản và hoạt động của Cảng Hambantota cho Công Ty Trung Cộng Chiêu Thương Cục (China Merchants Group), một công ty quốc doanh hoạt động dưới quyền Bộ Giao Thông Vận Tải Trung Cộng, do không có khả năng chi trả khoản nợ lớn phát sinh trong việc xây dựng hải cảng.

Thường có một thỏa thuận bí mật khi Trung Cộng ký hợp đồng với các quốc gia khác thông qua kế hoạch “Một Vành đai, Một Con đường”, có nghĩa là công dân của các quốc gia này sẽ không nhận thức được những rủi ro của nó xẩy ra trong tương lai. Ông Christoph Trebesch, một học giả người Đức, nói với đài RFI rằng Trung Cộng thao túng các điều kiện nghiêm ngặt nhất nhằm cố gắng kiểm soát công việc nội bộ của quốc gia đó.

Anne Zhang: cây bút chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt