Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt do Trung Cộng chiếm tới 85%
Trung Cộng hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó ngành đánh cá của nước này ước tính thu khoảng 60.07 tỷ USD vào 2020. Tàu Trung Cộng hiện đánh cá tổng lượng 85% trên Biển Đông.
Việc đánh cá theo kiểu đám “Tàu Ô” ngày trước, sẽ là nguồn tai họa cho tài nguyên biển như một nghiên cứu từ các nhà khoa học của trường Đại Học British Columbia và Quỹ ADM Capital cảnh cáo: Nếu các nước không có những hành động quyết liệt trong vòng 10 năm tới nhằm đối phó với hành động đánh cá tận diệt và tác động từ biến đổi khí hậu thì nguồn tài nguyên cá ở khu vực Biển Đông đứng trước nguy cơ hủy diệt.
Nghiên cứu cũng cho biết hệ sinh thái biển vốn cũng đang trong tình trạng suy thoái ở vùng biển lân cận Hoa Đông (giữ Nhật và Tàu), tuy vậy vẫn còn cơ hội để phục hồi, nhưng đòi hỏi tức khắc ứng dụng các biện pháp bảo đảm duy trì tài nguyên biển: duy trì cách thức đánh cá có phương pháp bảo vệ cá con, ví như sử dụng các lưới đánh cá với mắt lưới to, hay đối phó với các nguy cơ từ biến đổi khí hậu.
Giáo sư Rashid Sumaila môn kinh tế đại dương và là đồng tác giả của báo cáo nói: “Phương pháp đánh cá bền vững là rất quan trọng để bảo vệ nguồn lực hải sản tiếp tục đó cũng là nguồn tài nguyên nuôi dưỡng con người”,
Có hơn 7 nước đang đánh cá trên Biển Đông với phương pháp và luật lệ mỗi nước một khác nhau. Nếu các nước này không phối hợp với nhau sẽ khiến tình trạng nguồn cá trở nên ít hơn.
Đồng tác giả báo cáo và là Giáo sư tại Trường Đại học Hồng Kông Yvonne Sadovy cho rằng số lượng cá nhỏ được dùng làm thức ăn cho các trang trại nuôi cá cũng đối diện với nguy cơ tận diệt.
Trung Cộng hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó lợi tức đánh cá của nước này khoảng 60.07 tỷ USD vào 2020. Theo nghiên cứu, nước này chiếm khoảng hơn 62% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu. Năm 2016, một nửa các tàu cá của Trung Cộng cũng đánh bắt luôn các loại cá con, chiếm khoảng 85% lượng đánh bắt cá ở Biển Đông và 57% tại Biển Hoa Đông trong những năm gần đây.
Giá trị hơn kim cương
Theo đó, nghiên cứu của trường Đại học British Columbia và Quỹ ADM Capital được công bố vào tuần trước đã mô tả rằng các tác động của biến đổi khí hậu và hành vi đánh cá tận diệt như hiện nay sẽ dẫn đến suy kiệt nguồn cá ở Biển Đông vào năm 2100. Cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông ước tính sẽ mang lại khoảng 100 tỷ USD, đưa khu vực này trở thành hai vùng đánh cá quan trọng nhất bậc nhất ở tây Thái Bình Dương, cũng như tạo ra nguồn lợi nuôi sống cho hàng nhiều triệu người.
Trong viễn cảnh thay đổi khí hậu, số lượng các loài cá như cá mú, cá vược, sẽ suy giảm chỉ còn một phần nhỏ so với số lượng hiện nay vào cuối thế kỷ 21, hoặc thậm chí tuyệt chủng, bà Sumaila nói.
Với tình hình biến đổi khí hậu và các hoạt động đánh cá tận diệt như hiện nay, những loài cá có giá trị thương mại chính ở khu vực Biển Đông có thể giảm tới 90% số lượng vào cuối thế kỷ này, cùng với đó là thiệt hại khoảng 11.5 tỷ USD thu nhập hàng năm vào 2100.
Kể cả trong trường hợp lý tưởng nhất, khi sự biến đổi khí hậu được kiểm soát, các hoạt động đánh cá giảm khoảng 50%, nguồn hải sản ở Biển Đông cũng sẽ giảm 22% về số lượng các nguồn cá có giá trị thương mại chính, tương đương mức giảm hàng năm khoảng 6.7 tỷ USD vào năm 2100.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra cho biết sự giảm đánh bắt cá trong 10 năm đầu có thể có tác động lớn trong việc hồi phục tài nguyên cá về lâu dài, qua đó họ cấp bách đè nghị mở các cuộc đối thoại trong khu vực để tăng cường bảo vệ tài nguyên cá giữa các nước, giảm đánh bắt cá con, và áp dụng các chính sách chống biến đổi khí hậu trong hệ sinh thái biển.
Bà Sumaila nói “Cá có giá trị hơn kim cương”, “Đó là bởi khi đào lên một viên kim cương, nó là viên duy nhất. Và bạn không thể tìm kiếm viên khác ở cùng một địa điểm, nhưng với cá, đó là điều ngược lại nếu được thực hiện theo cách đánh cá bền vững”.
Source: The University of British Columbia & và ADM Capital Foundation