Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam giữa tháng 12 năm 2023

Tập thăm Việt Nam lần trước: Tập và Trọng đang dạo ở Đường Xoài trong lăng HCM

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) kiêm Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam từ ngày 12-13/12. Hai nước Việt – Trung đều do Đảng Cộng Sản cai trị, có quan hệ chính trị và trao đổi kinh tế chặt chẽ, nhưng có cũng vướng vào tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của Tập Cận Bình sau những năm cầm quyền, trùng hợp với kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” giữa Trung Cộng – Việt Nam, và cũng đề cập chuyện Việt Nam thỏa thuận nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên “đối tác chiến lược toàn diện” vào tháng 9/2023.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Năm ngày 7/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Uông Văn Bân cho biết, trong chuyến thăm của Tập đến Việt Nam sẽ thảo luận với Cộng Sản Việt Nam (CSVN) về việc nâng cao vị thế mới trong quan hệ Trung Cộng -Việt Nam, tập trung vào 6 lĩnh vực: chính trị, an ninh, hợp tác thực chất, cơ sở dư luận, hàng hải đa phương.

Ảnh hưởng về chính trị của cuộc viếng thăm Tập:

Là những nước do Đảng Cộng Sản cai trị, nền chính trị Việt Nam và Trung Cộng đã rập khuôn cùng chung một ý thức hệ Cộng Sản lãnh đạo hai nước này thường mô tả mối quan hệ song phương là “đồng chí, anh em”.
Về đảng trị, hai nước này có sự hợp tác cao cấp thường xuyên giữa hai đảng. Kể từ khi Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư ĐCST vào năm 2012, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Trung Cộng ba lần vào tháng 4/2015, tháng 1/2017 và tháng 10/2022.
Nguyễn Phú Trọng cũng đã cầm đầu phái đoàn Việt Nam đầu tiên đến thăm Trung Cộng sau khi Tập Cận Bình phá luật ngồi lỳ lần thứ 3 tại Đại Hội Toàn Quốc Thứ 20 của ĐCST năm ngoái. Tập cũng đã hai lần đến thăm Việt Nam vào tháng 11/2015 và tháng 11/2017.
Hai bên cũng thường xuyên tạo những diễn đàn trao đổi cao cấp, do các thành viên Bộ Chính trị hai bên tổ chức và chủ tọa các buổi hội thảo.

Ông Lê Lương Phúc (Lye Liang Fook), nhà nghiên cứu cao cấp tại ISEAS – Viện Yusof Ishak ở Singapore, tin rằng sự trao đổi giữa hai nước cộng sản Việt -Trung rất mạnh mẽ. Sự kết nối này tiếp tục phát triển để học hỏi khuôn mẫu cai trị của Cộng Sản.

Ảnh hưởng về kinh tế và thương mại đối với chuyến đi của Tập:

Xe chở hàng hóa qua cửa khẩu Việt-Trung

Trong thập niên qua, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt-Trung ngày càng trở nên lớn hơn… Trung Cộng là nước có giao thương lớn nhất với Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, và hiện là nguồn đầu tư nước ngoài chính của Việt Nam. Việt Nam là nước có nền thương mại lớn nhất đối với Trung Cộng trong khu vực ASEAN.
Cuối tháng trước, Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Trung Cộng Vương Văn Đào đã gặp Thủ Tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Thành phố Sài Gòn (HCM). Đào nhấn mạnh, Trung Cộng sẽ làm sâu sắc và mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Cộng và Việt Nam.

Hãng tin Reuters trích lời các quan chức và nhà ngoại giao cao cấp của Việt Nam cho biết, hai nước cũng đang thảo luận về việc làm mới, lớn hơn hệ thống đường sắt của Việt Nam. Tuyến đường sắt được nâng cấp sẽ đi qua vùng đất hiếm ở miền Bắc Việt Nam. Tuyến đường sắt này có thể được coi là một phần của dự án “Một vành đai, Một con đường” của Trung Cộng .

Ảnh hưởng về xâm phạm lãnh hải

Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam

Mặc dù Việt Nam và Trung Cộng có quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại chặt chẽ, nhưng tranh chấp lãnh hải giữa hai nước vẫn tồn tại. Hai bên đã phải đối diện với những tranh chấp chủ quyền kéo dài hàng mấy thập niên ở Biển Đông và chiến tranh xâm lược của Trung Cộng đã từng nổ ra vào năm 1974 với Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa ở quần đảo Hoàng sa và 1988 tại quần đảo Trường Sa.
Trên lý thuyết, dù Việt Nam và Trung Cộng đã đồng ý giải quyết những khác biệt và tranh chấp một cách hòa bình ở Biển Đông, nhưng thực tế chiến tranh đã xảy ra nhiều lần và những xâm lấn không chiến tranh trong nhiều thập niên qua thường xuyên xảy ra như chúng ta đã chứng kiến như:

Gần đây nhất, năm 2014, Trung Cộng đặt giàn khoan dầu gần quần đảo Hoàng Sa (Trung Cộng gọi là Tây Sa), nằm trong vùng EEZ của Việt Nam gây va chạm với tàu cá Việt Nam và các cuộc bài Hoa ở Việt Nam.
Tháng 4/2020, một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Cộng đâm chìm khi đang đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa.
Trung Cộng đã thiết lập các thành trì quân sự ở quần đảo Trường Sa (Trung Cộng gọi là quần đảo Nam Sa), bố trí hỏa tiễn hành trình chống hạm và hỏa tiễn đất đối không tầm xa ở đó. Điều này cũng gây lo ngại an ninh rất lớn cho Việt Nam.
Phía Việt Nam cũng tìm cách tăng cường ngoại giao với Hoa Kỳ để đu dây, dùng đối ngoại cân bằng cạnh tranh giữa các cường quốc.

Tháng 9 năm nay, khi Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Việt Nam, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên 2 cấp, thành quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Washington ngang hàng với Bắc Kinh trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

Ngoài ra, người dân Việt Nam cũng có cái nhìn không tốt về Trung Cộng. Một cuộc khảo sát năm 2017 của Pew Research cho thấy, trong số các nước châu Á – Thái Bình Dương, người dân Việt Nam ít thiện cảm nhất với Trung Cộng, chỉ 10% số người được hỏi thích Trung Cộng hơn Mỹ còn 90% thì ngược lại.

Có nâng quan hệ ngoại giao Trung-Việt ưu tiên hơn hết trong chuyến thăm của Tập?

Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về quan điểm mới, nhằm tăng cường quan hệ Việt – Trung.
Trước đó, trong một thông cáo báo chí, Bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố, trong cuộc hội đàm với ông Vương Nghị tại Việt Nam hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ rằng Việt Nam sẵn sàng tăng cường phối hợp và hợp tác với Trung Cộng trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Thanh Sơn nói, Việt Nam ủng hộ việc xây dựng “Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”, cùng các dự án ​​phát triển toàn cầu, dự án ​​an ninh và ​​văn minh toàn cầu của Trung Cộng chủ trương.

“Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh” là chiến lược do Tập Cận Bình đề xuất từ năm 2013. Tập cho đây là “giải pháp của Trung Cộng” và “trí tuệ Trung Cộng” nhằm mang lại cho trật tự thế giới mới trong tương lai! Thật ra nó chống lại “trật tự thế giới mới của Mỹ (New World Order)” hiện nay để Trung Cộng làm bá chủ đồ vương.
Đó chẳng qua là tổ mật ong của Trung Cộng đang nhử những con ruồi tụ lại để thiết lập trung tâm quyền lực tại Bắc Kinh mà Bắc Kinh đang thúc đẩy Việt Nam tham gia “Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh” và các dự án ​​toàn cầu khác.

Giáo sư Alexander Vuving tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS) ở thành phố Honolulu, tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ, nói với VOA rằng nếu Việt Nam đồng ý tham gia, điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng từ quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” nay đưa lên trên một bậc nữa. Có lẽ vì thế mà Trung Cộng thường giải thích mối quan hệ giữa Trung Cộng và Việt Nam luôn cao hơn mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam!
Nhưng Vuving nói: “Thực tế là Việt Nam đã lơ là sự thúc đẩy này của Trung Cộng trong nhiều năm. Hơn nữa trong mối quan hệ Mỹ-Việt hai bên đều muốn nâng cấp”.
Ông Vuving cho biết: “Điều đáng chú ý là Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất ở lục địa Đông Nam Á chưa gia nhập “cộng đồng chung vận mệnh” của Trung Cộng. Vài năm qua, các nước khác như Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan đã gia nhập rồi”.

Tổng hợp từ Reuter, VOA, Bloomberg…

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt