Tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý cho chương trình Chiến đấu cơ F-X của mình?

Tempest có khả năng phối hợp là một kỹ thuật công nghệ dựa trên mạng xử dụng các bộ cảm biến (sensor) nâng cao nhận thức về chiến trường và cung cấp khả năng thực hiện các cuộc phối hợp tấn công và phòng thủ – hình trên là minh hoạ một Tempest

Trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo đưa ra vào ngày 9 tháng 12, thủ tướng Nhật, Anh và Ý đã công bố Chương trình Không Quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) mới, sẽ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vào năm 2035, bằng cách tích hợp F-X và Chương trình máy bay chiến đấu tương lai Tempest. Dù Mỹ và Nhật đã có mối quan hệ đồng minh thân cận trong thời kỳ hậu chiến, vậy tại sao Nhật lại chọn Anh và Ý thay vì Mỹ?

Có 5 nguyên nhân.

Thứ nhất là mốc thời gian. Tokyo chọn Hệ thống BAE của Anh để hợp tác mà không phải công ty Lockheed Martin của Mỹ vì thời gian phát triển của chương trình F-X và Tempest trùng với nhau.
Thứ hai, ba quốc gia chia sẻ các yêu cầu tác chiến chung đối với máy bay chiến đấu trong tương lai. Để bảo đảm ưu thế chiến đấu trên không với tư cách là một quốc gia hàng hải, cả Nhật và Anh đều có kế hoạch mua một máy bay chiến đấu tàng hình đa năng cỡ lớn với tầm bay xa và động cơ gấp đôi có khả năng mang tên lửa với việc sản xuất rẻ hơn và hiệu quả hơn.
Thứ ba, Nhật, Anh và Ý hầu như là các cường quốc tầm trung và có thể giảm chi phí phát triển và rủi ro công nghệ bằng cách hợp tác cùng nhau. Chi phí phát triển máy bay chiến đấu mới lớn đến mức khó có thể được chi trả bởi riêng một quốc gia nào.
Thứ tư, việc Mỹ và công ty Lockheed Martin từ chối chia sẻ thông tin về kỹ thuật công nghệ bí mật như mã nguồn đã khiến Tokyo tìm đến Anh để cùng phát triển. Tokyo đang tìm kiếm quyền truy cập vào mã nguồn của máy bay chiến đấu mới để cho phép Lực Lượng Tự Vệ Trên Không của Nhật (JASDF) có thể làm các bản nâng cấp độc lập và được Nhật hóa. Nếu không có quyền truy cập như vậy, JASDF không thể tự do giới thiệu các sửa đổi mong muốn của mình. Đây là bài học cay đắng cho Tokyo vốn ảnh hưởng đến các chương trình F-2 và F-15.
Cuối cùng, người ta cho rằng Nhật, Anh và Ý đang tìm cách tăng số lượng đơn vị sản xuất thông qua phát triển chung có hiệu suất và hiệu quả, giảm chi phí sản xuất hàng loạt và bán máy bay chiến đấu của họ ra thị trường nước ngoài trong tương lai. Anh và Ý dự kiến ​​sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu, trong khi Nhật dự kiến ​​sẽ xuất khẩu sang các thị trường châu Á và đặc biệt Đông Nam Á.

Xem thêm tại: The Diplomat, https://thediplomat.com/2022/12/why-japan-chose-britain-and-italy-for-its-f-x-fighter-program/ cập ngày 10/11/2022

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt