Chiến đấu cơ Nhật-Anh-Ý nêu bật ưu điểm của “chủ nghĩa tiểu đa phương”

FCAS

Anh sẽ hợp tác cùng Nhật và Ý để cùng phát triển một hệ thống chiến đấu trên không trong tương lai, hay FCAS (Future Combat Air System). Chiếc chiến đấu cơ này mang khả năng phối hợp của các kỹ thuật công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) và tin học lượng tử nhằm tạo ra loại chiến đấu giao thoa giữa phim “Top Gun” và “Star Wars”.
Dự án sẽ là ví dụ mới nhất về việc Anh áp dụng cách tiếp cận “đơn phương” trong việc thành lập một nhóm đặc biệt để phát triển các phát minh cụ thể. Cũng giống AUKUS, FCAS thực chất là một thỏa thuận gia tăng kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa rằng nó biểu thị một cam kết nhằm đưa ra một khả năng sẽ thiết lập nền móng cho một nền công nghiệp bền vững và cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, FCAS là về bảo đảm cho ưu thế trên không trong tương lai thay vì sức mạnh trên biển. Với cách này, nó sẽ mở ra một lợi thế kỹ thuật công nghiệp mới trong một không gian chiến đấu quan trọng khác đối với Anh.

Nhưng có phải chủ nghĩa tiểu đa phương kỹ thuật công nghệ là một cách thích hợp để cùng nhau theo đuổi những thứ đắt tiền này không? Trên thực tế, FCAS là khoản trả trước cho việc xây dựng các lợi thế chiến lược quốc gia để đáp ứng những nhu cầu về năng lực của thời đại cạnh tranh ngày nay. Nhật, Ý và Anh đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều thập niên qua với cách thức mà Mỹ gây ảnh hưởng thông qua các đồng minh của mình, dù ở trong NATO hay song phương. Điều này có nghĩa là trong thời gian gần đây, ba quốc gia này đã nhận thức được sự cần thiết phải có vai trò lãnh đạo lớn hơn trong vấn đề quản lý các cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu để bổ sung cho vai trò của Hoa Kỳ. Lợi thế chiến lược của cơ chế đa phương công nghệ này là ở khả năng nâng cao phương thức quản trị nhà nước mà nó cung cấp cho London, Tokyo và Rome. Đối với các cường quốc như Anh, Nhật và Ý, việc duy trì lợi thế để định hình an ninh quốc tế trước những thách thức ngày càng tăng từ các chế độ độc tài đòi hỏi họ phải thể hiện sự sẵn sàng đa dạng hóa các nguồn kỹ thuật công nghệ để phát triển năng lực quốc gia của mình. Theo lẽ đó, vì sự tích hợp thành công của công nghệ phức tạp với khả năng chiến đấu trong tương lai có khả năng mang các tiêu chuẩn đổi mới và an ninh thông tin quốc gia xích lại gần nhau hơn, chỉ những đối tác đáng tin cậy nhất mới có thể làm việc cùng nhau. Hợp tác này sẽ là một máy gia tốc công nghệ hỗ trợ hệ thống quốc tế rộng lớn hơn do Mỹ lãnh đạo bằng cách tăng năng lực cá nhân của ba trong số các thành viên cốt lõi của mình. Cuối cùng, FCAS là một phần của quá trình chuyển đổi rộng lớn hơn do AUKUS khởi xướng. Kiểu chuyển đổi này nâng các thỏa thuận công nghệ tiên tiến trở thành việc theo đuổi lợi thế chiến lược của quốc gia, tạo cho chúng một vị trí trung tâm trong các công cụ quản lý nhà nước.

Xem thêm tại: Nikkei Asia, hhttps://asia.nikkei.com/Opinion/Japan-U.K.-Italy-fighter-highlights-advantages-of-minilateralism

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt