Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng ‘diễn biến hòa bình’
Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn “nghi ngờ” rằng chính phủ Hoa Kỳ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ Cộng sản ở quốc gia cựu thù
Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ra hôm 16/2 cho biết những lợi ích song trùng về chiến lược và kinh tế đã làm cho sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Cộng, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. [Đọc tiếp]
Biden tiếp tục áp dụng quy định thời Trump đối với công ty kỹ thuật công nghệ Trung Cộng
Chính quyền Biden dự định cho phép áp dụng một quy định từ thời Trump nhắm mục tiêu vào các công ty kỹ thuật công nghệ Trung Cộng bị coi là đề ra mối đe dọa đối với Mỹ bất chấp phản đối của các doanh nghiệp Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ cho biết ngày thứ Sáu ngày 27/02/2021.
Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành quy định cuối cùng tạm thời trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump nhằm giải quyết những lo ngại về chuỗi cung ứng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông và cho biết quy định này sẽ có hiệu lực sau khoảng thời gian 60 ngày lấy ý kiến công chúng. [Đọc tiếp]
Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung
Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Cộng, Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các nước phải chọn phe.
Hoa Kỳ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, duy trì lập trường thời chính quyền Trump
Mỹ lo ngại về luật hải cảnh được ban hành gần đây của Trung Cộng và rằng nó có thể leo thang tranh chấp lãnh hải và được viện dẫn để khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi pháp, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngày thứ Sáu.
Trung Cộng, nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa và với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, tháng trước thông qua luật mà lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài. [Đọc tiếp]
Đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc lên án tập đoàn quân sự
Hôm kia 26/02/2021, đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, Kyaw Moe Tun, đã gây bất ngờ ngoạn mục khi ông thẳng thừng lên án tập đoàn quân sự, yêu cầu chấm dứt ngay cuộc đảo chính và kết thúc bài phát biểu với ba ngón tay đưa lên, biểu tượng cho phong trào phản kháng ở Miến Điện.
“Hiện giờ tại Rangun, tập đoàn quân sự tìm đủ mọi cách để xóa sạch những dấu vết của cuộc đảo chính. Về phần đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, ông đã dùng diễn đàn ngoại giao lớn nhất để lên án những hành động của các tướng lãnh, đặc biệt là kể từ ngày 01/02 và nói chung là kể từ hàng mấy thập niên qua. [Đọc tiếp]
“Liên Minh Trà Sữa (Milk Tea Alliance) ” là gì?
Lời người post: Liên Minh Trà Sửa là liên minh gắn kết các nhà đấu tranh trẻ tuổi ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan như thế nào? Tuổi trẻ Việt Nam nhanh chóng tham gia vào Liên Minh Trà Sửa này để cứu nước Việt Nam!
Trong những tháng gần đây, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan đã thành lập một liên minh xuyên quốc gia, “Liên Minh Trà Sữa”. Mục tiêu của họ: hỗ trợ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh bằng cách tạo ra một phong trào toàn châu Á vì dân chủ.
Hình ảnh cảnh sát dùng vòi rồng phun nước đẩy lùi đám đông dùng ô che chắn cho thân mình, hàng nghìn người mặc đồ đen cùng lúc tràn ra nhiều nơi trong thành phố… Những hình ảnh biểu tình ủng hộ dân chủ vốn diễn ra ở Thái Lan từ nhiều tuần qua giống, đến mức nhầm lẫn, những cuộc biểu tình mà Hồng Kông đã trải qua một năm trước, trước khi bị bóp nghẹt bởi luật an ninh quốc gia nghiêm khắc.
Vai trò của Trung Cộng trong đảo chính ở Myanmar và tác động đến Việt Nam
Chính trường Miến Điện đảo chiều và mối liên hệ với Trung Cộng
Sau chính biến ngày 1/2, quân đội Miến Điện đã nắm hoàn toàn quyền kiểm soát đất nước. Đây là một sự kiện khá bất ngờ đối với tất cả thế giới.
Thực chất, những cáo buộc “gian lận bầu cử” chỉ là cái cớ để quân đội Miến Điện thực hiện cuộc chính biến. Tuy nhiên, điều quan trọng được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay là thái độ và hành động của Trung Cộng, đặc biệt là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đến Miến Điện trong tháng 1 vừa qua, có thể đã trở thành động lực quan trọng cho cuộc chính biến này.
Mặc cho các cường quốc phương Tây phản đối, Trung Cộng vẫn ngăn chặn một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ với lý do “không can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác. Báo chí Trung Cộng tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là “một sự cải tổ nội các” quan trọng của Miến Điện. [Đọc tiếp]
Trung Cộng thông báo tập trận ở Vịnh Bắc Bộ suốt tháng 3/2021
Trung Cộng sẽ tập trận ở vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu, tức ở Vịnh Bắc Bộ trong suốt tháng Ba.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 26/2, cho biết thông tin vừa nêu, dẫn nguồn từ thông báo của Cục Hải sự Quảng Đông, phổ biến trong cùng ngày.
Theo đó, Cục Hải sự Trung Cộng (MSA) cho biết cuộc tập trận diễn ra ở khu vực có phạm vi bán kính 5km và cấm tàu thuyền đi vào khu vực trong thời gian diễn ra cuộc tập trận từ ngày 1 đến ngày 31/3.
Cuộc tập trận trong tháng ba của Quân đội Trung Cộng ở Vịnh Bắc Bộ, là cuộc tập trận thứ tư tính từ đầu năm 2021, theo các thông báo của MSA.
Tổng cộng đã có ít nhất bảy cuộc tập trận do Trung Cộng thực hiện ở khu vực Biển Đông từ đầu năm 2021 đến nay.
Trong năm 2020, MSA thông báo Quân đội Trung Cộng tiến hành ít nhất 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có chín lần ở Vịnh Bắc Bộ và năm lần tại quần đảo Hoàng Sa nơi Trung Cộng và Việt Nam đang có tranh chấp về chủ quyền.
Nghiên cứu chính trị “luận cổ suy kim”: John Locke (phần 3)
Lời người post: Dưới đây là phần 3 cũng là phần cuối mà nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê nói về John Locke – một khuôn mặt lớn của nền dân chủ đương đại, cha đẻ của Tam Quyền Phân Lập mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã căn cứ trên lý thuyết này để soạn thảo và ra đời vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Và đã áp dụng trên nước Mỹ từ 233 năm nay. Trong phần 3, tác giả đề cập vấn đề tài sản và nhân cách, các quyền của con người đối với xã hội và đối với chính quyền của John Locke.
Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)
(Tài sản và quyền con người)
Tài Sản Và Nhân Cách
(Property and Personality)
“Mục đích lớn lao và chủ yếu,” Locke nói, “của sự đoàn kết của con người vào khối thịnh vượng chung, và tự đặt mình dưới chính phủ, là sự bảo toàn tài sản của họ.”[15] Chỉ những gì mà Locke định nghĩa về tài sản là một trong những câu hỏi gây nhiều tranh cãi về lý thuyết chính trị. Thoạt nhìn, hình như nó thể hiện rằng một triết lý cao cả về tự do phải thoái hóa thành một sự bảo vệ ý thức hệ của lợi ích kinh doanh. Nhưng điều này không phải là ý nghĩa của Locke. Khi ông nói về tài sản, ông có ý định rằng sở hữu và lợi tức của tài sản ấy sẽ được dành cho các công dân – có lẽ không phải bằng những phần bằng nhau, nhưng rộng rãi đủ để tài sản có một vai trò ý nghĩa trong cuộc sống của mọi người. Có thể tốt hơn, trước khi xem xét phân tích của Locke, chúng ta hãy chú ý đến các quan niệm hiện đại và truyền thống của cơ chế này; vì từ ấy tự nó được sử dụng quá thay đổi đến nổi bất cứ sinh viên ngành chính trị nào cũng phải cố gắng để ổn định cho họ suy nghĩ riêng trên vấn đề ấy trước khi đến với lý thuyết của vài người nữa. [Đọc tiếp]
Đừng sa vào Bẫy đàm phán của Trung Cộng
Một cựu giới chức an ninh Tòa Bạch Ốc đã nói: “Chính phủ mới của Hoa Kỳ nên giữ vững lập trường khi đối phó với Bắc Kinh và tránh rơi vào ‘bẫy đàm phán’ xảo quyệt của chế độ cộng sản này”
“Đừng mắc vào cạm bẫy mà Bắc Kinh thường giăng ra cho hết chính phủ này đến chính phủ khác, đó là cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc đàm phán từ sơ đẳng lên trung cấp, chính thức và lâu dài,” cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger nói trong bài diễn văn trước công chúng đầu tiên kể từ khi rời Tòa Bạch Ốc hồi tháng Một. [Đọc tiếp]
Không có tự do tư tưởng thì không thể có sáng tạo…
Lời người post: Đó là một nguyên lý sống hiển nhiên đông tây, kim cổ đều xem sự sáng tạo như điều kiện “ắt có và đủ” để tiến bộ. Con người sẽ bị dừng lại khi sáng tạo không còn. Tự do là điều kiện là môi trường là không khí cho sự phát minh và sáng tạo sinh sôi và nẩy nở . Không có tự do mà theo đảng, theo bác thì không khác gì một vẹt đi kiếm ăn.. và cứ thế cứ cúi đầu chỉ vì miếng ăn….
Lời giới thiệu: Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Hoa (TH) và thế giới đã và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra đời tại TH, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới nhưng về sau lại thụt lùi. Có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ Dương Chấn Ninh cho rằng đó là do người TH không có tư duy logic, hoặc tư duy truyền thống của họ không có phương pháp suy diễn. Lê Minh nói đó là do người TH kém thông minh nhưng lại tự cho là thông minh (cái tôi?)… Trong bài nói ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi tiếng TH Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm: do thể chế chính trị truyền thống của TH luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người TH không thể có phát minh sáng tạo. Bài nói của ông (được giới thiệu dưới đây) đã gây tiếng vang lớn trong dư luận TH, người khen kẻ chê đều rất nhiều. [Đọc tiếp]
Quân đội Mỹ tỏ thế mạnh, Trung Cộng tạm thời e ngại?
Hôm 17/02, Quân đội Hoa Kỳ thông báo Khu trục hạm Aegis USS Russell (DDG 59) di chuyển ngang qua vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), nhằm trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này của các nước xung quanh, bao gồm Trung Cộng, Việt Nam và Đài Loan. Việc này cho thấy rất rõ, chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến vào vùng lãnh hải được phân định sát căn cứ quân sự trên đảo Nam Sa, điều làm người ta ngạc nhiên là ít nhất đã 24 giờ trôi qua nhưng Trung Cộng không đưa ra bất cứ tuyên bố gì, như thể là sự việc này không hề xảy ra vậy. [Đọc tiếp]
Tập bị phản đòn khi đánh giá sai lầm xu thế thời đại!
Đằng sau việc Tập Cận Bình thường xuyên nhắc đến “biến động lớn trăm năm mới gặp”
Ngày 28/12/2017, Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” tại cuộc họp năm 2017 của các đặc phái viên ngoại giao thường trú ở nước ngoài. Sau đó, Trung Cộng đã bắt đầu quảng bá lời tuyên bố này một cách cao độ, và hàng nghìn bài báo của các bình luận, học giả đã theo đó mà phụ họa. Còn những lời nói của quan chức Trung Cộng thì như một đàn ngỗng kêu to theo tiếng nổ của Tập Cận Bình. [Đọc tiếp]
Tình người: Cửa hàng Austin Texas miễn tính tiền vì bảo tuyết cúp điện…
Một cửa hàng H.E.B bán thực phẩm tại Texas cho phép hàng trăm khách hàng không mang theo tiền mặt rời đi với xe đẩy chất đầy thực phẩm phẩm.
Theo phóng viên tờ Washington Post: Đèn vụt tắt khi có hàng trăm người đang hiện diện trong cửa hàng thực phẩm H-E-B ở thành phố Austin, Texas. Họ đang cố gắng mua trữ nhu yếu phẩm khi tiểu bang miền Nam này đang trong tình trạng khẩn cấp do ảnh hưởng của trận bão tuyết lớn chưa từng có trong lịch sử. Niềm lo âu xuất hiện trên khuôn mặt nhiều người, trong số đó vì họ chỉ mang theo thẻ tín dụng. Mất điện, đồng nghĩa với việc máy dùng thẻ credit card sẽ không hoạt động và họ có thể phải bỏ lại hàng hóa và chẳng có gì mang về cho gia đình. [Đọc tiếp]