Đến Singapore và Việt Nam: PTT Mỹ Harris kêu gọi cùng nhau chống Trung Cộng ở Biển Đông
Những điều tai nghe mắt thấy về PTT Harris đi thăm Singapore và Việt Nam:
1) Tại Singapore: Bà Harris cam kết thực hịện luật lệ quốc tế trên vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương: “Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các đồng minh và đối tác xung quanh vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương để nâng cao trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và quyền tự do hàng hải, kể cả ở Biển Đông” – Căn bản là “Luật Biển Quốc Tế Liên Hiệp Quốc 1982”. [Đọc tiếp]
Kamala Harris: Tăng Cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Việt Nam – Hoa Kỳ
Ngày 25/8 trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang ở Hà Nội, trang web Tòa Bạch Ốc công bố văn bản: “Tăng Cường Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Việt Nam – Hoa Kỳ” (Strengthening the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership)
Văn bản này tiết lộ những thông báo và nội dung trao đổi của bà Kamala Harris tại Việt Nam, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ về quan hệ với Việt Nam. Dưới đây toàn văn của tuyên bố trên:
Năm ngoái, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong vài thập niên qua, mối quan hệ song phương đạt được những bước tiến đáng kể, để chúng ta hiện hợp tác trong nhiều vấn đề, bao gồm chống dịch Covid-19 và chuẩn bị cho các mối đe dọa an ninh y tế trong tương lai, biến đổi khí hậu, và giải quyết những di sản chung của chiến tranh. [Đọc tiếp]
Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.
Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?
PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]
Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Cộng
Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Cộng, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình. [Đọc tiếp]
Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?
Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không?
Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?
Kurt Campbell, cố vấn cấp cao về châu Á của Tòa Bạch Ốc tuyên bố hồi tháng 7 về một thay đổi lịch sử trong chính sách ngoại giao của Mỹ sắp xảy ra. Đó là một thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự định xoay trọng tâm của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á trong tình hình Trung Cộng ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực, và khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại, theo Reuters.
“Điều này chắc chắn sẽ đau đớn. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy vài sự thay đổi thực sự ở những nơi như Afghanistan,” phát biểu trong một buổi trao đổi trực tuyến của Asia Society, ông Campbell nói. Đây được xem là một đánh giá sắc bén khi mà việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chớp nhoáng đã làm bùng phát một cuộc khủng hoảng nhân đạo. [Đọc tiếp]
Tin Afghanistan: Lực lượng biệt kích đối kháng Taliban đang hình thành tại Afghanistan
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận một phong trào đối kháng với Taliban, trong đó có binh sĩ tinh nhuệ được Anh đào tạo, đang hình thành tại thung lũng Panjshir, Afghanistan.
Phát biểu tại họp báo ngày 19/8, ông Lavrov hé lộ thêm rằng lực lượng biệt kích này do Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh và Ahmad Massoud (con trai của một thủ lĩnh nổi tiếng chống Taliban) đứng đầu.
Các báo cáo cho rằng trong số các chiến binh đang kéo về thung lũng Panjshir bao gồm cả các thành viên của lực lượng biệt kích Afghanistan do đặc nhiệm SAS của Anh huấn luyện. [Đọc tiếp]
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm được gì cho dân trong cơn hoạn nạn?
Sài Gòn cực lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi.
Với cái thẻ bác sĩ, tôi thông chốt dễ dàng từ quận này sang quận khác. Các anh chốt chặn thấy là phẩy tay cho qua nhanh. Thà là có các anh ngồi thì mình còn thông chốt được chứ không có anh nào, chỉ có các hàng rào sắt kẽm gai chằng chịt khắp các con hẻm thì cái thẻ của mình hoàn toàn vô dụng. Không biết thường ngày những cái khung kẽm gai đó cất ở đâu mà khi có dịch thì xuất hiện đầy khắp hang cùng ngõ hẻm!
Tôi đã nổi điên hét vào mặt một anh phó chủ tịch phường: “Các anh muốn giết người à? Hàng rào kiểu này thì xe cấp cứu vào kiểu gì? Xe chữa lửa vào kiểu gì?”. Tôi thật sự không hiểu tác dụng của các rào kẽm gai đó để làm gì. Chặn con virus chăng? Virus bay vi vu trong gió chứ có thèm đứng ngoài hay trong hàng rào đâu. Vậy thì hàng rào chỉ có tác dụng nhốt dân, nhưng mà nhốt để làm gì? Để cho dân đừng có đi và do vậy sẽ không có lây à? Là giải pháp bảo vệ dân à? Thực tế không phải vậy, dân đang chịu trận vì người hàng xóm F0 mà không biết phải làm sao. Một hàng xóm F0, hai ngày sau cả nhà đó F0, bốn ngày sau cả xóm đó F0, tám ngày sau những cái quan tài xuất hiện một cách yên lặng, sau đó sẽ đi lòng vòng để ra được đường lớn vì đầu hẻm đã bị rào kẽm gai. [Đọc tiếp]
Afghanistan: Taliban tham vấn lập chính phủ “hòa hợp”
Lời người post: Nếu Taliban mà THỰC SỰ thực hiện một chính phủ “hòa hợp” dân tộc thì thật sự là một may mắn cho tương lai của dân tộc này. Hy vọng Taliban không “hòa hợp” bịp bợm như bọn cộng sản…
Bản tin tứ RFI:
Hãng tin Reuters dẫn lời một lãnh đạo của phe Taliban hôm nay, 19/08/2021, thông báo các thủ lãnh Taliban đang tham vấn những thành viên chính quyền cũ của Afghanistan về việc thành lập một chính phủ “hòa hợp”. [Đọc tiếp]
Một Hội đồng cầm quyền có thể sẽ cai trị Afghanistan, Taliban sẽ không là một nền dân chủ
(Reuters) – Afghanistan có thể được điều hành bởi một hội đồng cầm quyền của Taliban, trong khi thủ lĩnh tối cao của phong trào chiến binh Hồi giáo, Hibatullah Akhundzada, có thể sẽ vẫn nắm quyền tổng thể, một thành viên cấp cao của Taliban nói với Reuters.
Taliban cũng sẽ liên hệ với các cựu phi công và binh sĩ từ các lực lượng vũ trang Afghanistan để kêu gọi họ gia nhập hàng ngũ của mình, Waheedullah Hashimi, người có quyền ra quyết định của nhóm, cho biết thêm trong một cuộc phỏng vấn.
Việc tuyển dụng đó thành công như thế nào vẫn còn phải chờ. Hàng nghìn binh sĩ đã bị phiến quân Taliban giết hại trong 20 năm qua, và gần đây nhóm này nhắm vào các phi công Afghanistan do Mỹ đào tạo vì vai trò nòng cốt của họ. [Đọc tiếp]
Thủ lĩnh phiến quân Taliban: Họ là ai?
Lê T Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Những thủ lĩnh của quân Taliban rất sợ tình báo của Mỹ phát hiện để bắn hỏa tiễn từ những máy bay không người lái như đã giết tướng Soleimani của Iran đầu năm 2020 và thủ lĩnh của họ là Mullah Akhtar Mansour vào tháng 5/2016 trên đường từ Iran đến Pakistan. Nên họ giữ tung tích các thủ lĩnh rất kín.
Nay quân Taliban đang chiến thắng tại Afghanistan, họ sẽ định hướng “tiểu vương quốc Hồi Giao Afghanistan” mệnh danh “mồ chôn các đế quốc” này. Họ là ai? [Đọc tiếp]
“Xin hãy cầu nguyện cho tôi”: nữ phóng viên báo Afghanistan bị Taliban truy lùng chạy trốn
Một nữ nhà báo trẻ mô tả sự hoảng loạn và sợ hãi buộc lẩn trốn khỏi thành phố khi khắp Afghanistan bị quân Taliban chiếm đóng.
Source:
https://www.theguardian.com/global-development/2021/aug/10/please-pray-for-me-female-reporter-being-hunted-by-the-taliban-tells-her-story?utm_source=pocket-newtab
Dịch:
lethanhnhan@vietquoc.org
“Cách đây hai ngày tôi phải rời căn nhà và cuộc sống nơi thành phố tôi ở vùng Bắc Afghanistan sau khi quân Taliban vào chiếm. Tôi đang trên đường đào tẩu và không có nơi nào là an toàn cho tôi đến cả.
Tuần trước, tôi là người viết tin trên báo. Hôm nay tôi không thể viết với cái tên thật của mình kể cả việc tôi đến đâu. Tất cả cuộc đời của tôi dang bị tiêu rụi trong vài ngày!
Tôi rất sợ và không biết việc gì sẽ xẩy ra cho tôi. Bao giờ tôi sẽ về nhà? Tôi sẽ được gặp lại cha mẹ tôi không? Tôi sẽ đi về đâu? Đường freeway bị phong tỏa cả hai hướng. Tôi sẽ sống sót như thế nào?
Quyết định rời khỏi nhà và cuộc sống của tôi là sự chạy loạn. Nó xảy ra rất đột ngột. Trong những ngày qua, toàn tỉnh của tôi đã rơi vào tay phiến quân Taliban. Những nơi duy nhất mà chính phủ Afghanistan còn kiểm soát là sân bay và một vài văn phòng cảnh sát quận. Tôi không được an toàn vì tôi là một phụ nữ 22 tuổi, và tôi biết rằng Taliban đang ép buộc các gia đình người Afghanistan giao nộp con gái của họ để làm vợ cho các chiến binh của họ. Bản thân tôi cũng không được an toàn, vì tôi là một nhà báo đưa tin tức và là đối tượng mà quân Taliban sẽ tìm kiếm cũng như các đồng nghiệp của tôi.